Đề và đáp án HSG quốc gia môn văn Quảng Bình 2023

SỞ GD&ĐT QUẢNG BÌNH

 

ĐỀ CHÍNH THỨC

KỲ THI CHỌN HSG LỚP 11 NĂM HỌC 2022-2023

VÀ CHỌN ĐỘI DỰ TUYỂN DỰ THI CHỌN HSG
QUỐC GIA NĂM HỌC 2023-2024

Khóa ngày 04 tháng 4 năm 2023

Môn thi: NGỮ VĂN

 

SỐ BÁO DANH:…………

BÀI THI THỨ NHẤT

Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề)

Đề gồm có 01 trang và 02 câu

 

Câu 1. Nghị luận xã hội (4,0 điểm)

          Trong cuốn sách “Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu?”, tác giả Rosie Nguyễn đã viết: Những ngày tuổi trẻ tưởng dài rộng mênh mông nhưng kỳ thực lại rất hữu hạn, ngắn ngủi. Nên nếu bạn còn trẻ, hãy học cách để biến tuổi trẻ của bạn thành vô giá.

Anh/chị hãy trình bày suy nghĩ của mình về nhận định trên.

Câu 2. Nghị luận văn học (6,0 điểm)

Trong bài thơ “Liên tưởng tháng Hai”, Lưu Quang Vũ đã viết:

                     Mỗi bài thơ của chúng ta

                      Phải như một ô cửa

                      Mở tới tình yêu

Ý thơ trên gợi cho anh/chị suy nghĩ gì về thông điệp nghệ thuật mà nhà thơ muốn gửi gắm?

 

SỞ GD&ĐT QUẢNG BÌNH

 

HƯỚNG DẪN CHẤM

KỲ THI CHỌN HSG LỚP 11 NĂM HỌC 2022-2023

VÀ CHỌN ĐỘI DỰ TUYỂN DỰ THI CHỌN HSG
QUỐC GIA NĂM HỌC 2023-2024

Khóa ngày 04 tháng 4 năm 2023

Môn thi: NGỮ VĂN

  BÀI THI THỨ NHẤT

Đáp án này gồm có 02 trang

 

YÊU CẦU CHUNG

– Phần hướng dẫn chủ yếu để định hướng cho người chấm; học sinh có thể trình bày, diễn đạt theo cách khác.

– Trên cơ sở các mức điểm đã định, giám khảo căn cứ vào mức độ triển khai, trình bày ý và kĩ năng viết của học sinh để cho điểm tối đa hoặc thấp hơn.

– Khi cho điểm toàn bài cần cân nhắc đến việc đáp ứng các yêu cầu về kĩ năng. Có thể cho điểm toàn bài như sau: 0; 0,25; 0,5; 0,75… đến tối đa là 10.

– Khuyến khích những bài viết sáng tạo, có cảm xúc, có chất văn; chấp nhận những bài viết có cách kiến giải riêng nhưng hợp lí.

                        HƯỚNG DẪN CỤ THỂ

  1. Yêu cầu về kĩ năng

– Biết cách làm một bài văn nghị luận.

– Bố cục bài làm rõ ràng, kết cấu hợp lí. Hình thành, triển khai ý tốt.

– Diễn đạt suôn sẻ, mắc ít lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp.

  1. B. Yêu cầu về nội dung và cách cho điểm

Học sinh có thể sắp xếp, trình bày, diễn đạt theo những cách khác nhau, miễn là đạt được các yêu cầu cơ bản sau:

Câu Nội dung Điểm
1 Giải thích 1,0
Tuổi trẻ: là thời gian thanh xuân đẹp đẽ, tràn trề năng lượng.

Hữu hạn: có thời hạn nhất định.

Vô giá: rất quý, đến mức không thể định giá được.

* Nhận định của Rosie Nguyễn đã khẳng định tuổi trẻ không dài, vì thế phải biết chủ động phát huy, tận dụng tối đa thế mạnh của mình để có những thành tựu rực rỡ, quý giá.

0,5

 

 

0,5

Bàn luận 2,0
– Biến tuổi trẻ của bạn thành vô giá là lời khuyên đúng đắn, bởi vì:

+ Lứa tuổi hội tụ nhiều điều kiện thuận lợi để tỏa sáng: sức trẻ, nhiệt huyết, khát vọng…

+ Khoảng thời gian một đi không trở lại nên cần cháy hết mình, phát huy tối đa nội lực của bản thân để tạo nên những giá trị vượt trội.

Làm thế nào để biến tuổi trẻ của bạn thành vô giá?

+ Trau dồi tri thức, bồi đắp trí tuệ, có tư duy mở, cập nhật xu thế mới.

+ Tích cực rèn luyện kỹ năng, mạnh dạn trải nghiệm, dám đương đầu với thử thách để khai phóng tiềm năng bản thân.

+ Không ngừng hoàn thiện nhân cách, có lí tưởng sống cao đẹp.

– Mở rộng, nâng cao:

+ Khái niệm vô giá không phải là mẫu số chung mà tùy thuộc vào mục đích sống và năng lực của mỗi người.

+ Phê phán những người trẻ sống lãng phí, vô vị, tẻ nhạt.

0,75

 

 

 

 

0,75

 

 

 

 

0,5

Bài học nhận thức và hành động 1,0
Phải biết nuôi dưỡng ước mơ, khát vọng lớn khi còn trẻ, dám bước qua vùng an toàn của bản thân.

– Cần nỗ lực không ngừng trong hành động để đạt được những mục tiêu lớn của cuộc đời.

0,5

 

0,5

  2 Giải thích 1,5
Ô cửa: một điểm nhìn hẹp mà từ đó con người có thể nhìn thấy một thế giới rộng lớn; so sánh mỗi bài thơ tựa như một ô cửa, Lưu Quang Vũ muốn khẳng định sự hàm súc và sức gợi của thơ ca.

– Mở tới tình yêu: hướng đến những tình cảm tốt đẹp (tình yêu thiên nhiên, con người và cuộc sống…); giúp con người biết nuôi dưỡng và vun đắp tâm hồn.

*Thông điệp nghệ thuật: Thơ là cửa ngõ của tâm hồn, là phương tiện để nhà thơ kết nối trái tim và nuôi dưỡng tình yêu cuộc sống.

0,5

 

 

0,5

 

0,5

Khẳng định vấn đề 3,0
–         * Thông điệp nghệ thuật trên đã khẳng định đúng bản chất của thơ:

–         – Thơ là tiếng nói của cảm xúc và sự rung động của tâm hồn nhà thơ trước vẻ đẹp cuộc sống. Cảm xúc đẹp đẽ đó có khả năng khơi gợi những tình cảm tốt đẹp và hướng người đọc đến chân, thiện, mĩ. (HS phân tích dẫn chứng)

–         – Thơ là tiếng nói của tâm hồn “đi tìm tâm hồn đồng điệu”. Đến với  thơ, người đọc tìm được điểm tựa tinh thần để tự an ủi, nâng đỡ mình, mang lại cho mình nguồn năng lượng tích cực trong cuộc sống. (HS phân tích dẫn chứng)

–         – Thơ có hệ thống ngôn ngữ và hình ảnh mang tính đặc thù: cô đọng, hàm súc, “ít lời, nhiều ý”. Vì vậy, thơ có khả năng mở ra những nét nghĩa, những liên tưởng lớn hơn “ô cửa” của mình. (HS phân tích dẫn chứng)

 

1,0

 

 

 

1,0

 

 

1,0

Mở rộng, nâng cao 1,5
– Người nghệ sĩ phải sống sâu sắc với cuộc đời để tình yêu mở ra trong ô cửa thơ ca mình là những tình cảm đẹp; phải có thực tài, thực tâm, không ngừng trau dồi năng lực nghệ thuật trong hành trình sáng tạo.

– Người đọc phải thực sự sống cùng tác phẩm, tạo sự kết nối sâu sắc với trái tim thi sĩ; cần có sự nhạy bén để cảm thụ vẻ đẹp nghệ thuật một cách hiệu quả nhất, góp phần hoàn thiện đời sống của thi phẩm.

0,75

 

 

0,75

                                

                                                   ———–hÕt———

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *