SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TỈNH NINH BÌNH
|
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI THPT CẤP TỈNH
NĂM HỌC 2023 – 2024 MÔN: NGỮ VĂN Ngày thi: 07/10/2023 Thời gian: 180 phút (không kể thời gian phát đề) Đề thi gồm 01 trang, 02 câu |
Câu 1. Nghị luận xã hội (8,0 điểm)
Trong bài văn Con đường vòng nhất định phải đi, tác giả Trương Ái Linh (Trung Quốc) có viết:
Trên đường đời, có một con đường mỗi người đều nhất định phải đi, đó chính là con đường vòng thời trẻ. Không ngã lộn nhào, không va vào tường đến vỡ đầu chảy máu, làm sao luyện ra gân cốt sắt thép, lại làm sao trưởng thành?
(Trích theo Mộ Nhan Ca – Lòng tốt của bạn cần thêm đôi phần sắc sảo – NXB Hà Nội 2019, tr257)
Trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến trên.
Câu 2. Nghị luận văn học (12,0 điểm)
Văn thật sự là văn tất phải có giọng điệu riêng. Tạo ra trong sáng tác của mình một hệ thống giọng điệu…vừa độc đáo vừa phong phú là thước đo quan trọng đánh giá tài năng của nhà văn.
(Trần Đăng Suyền, Chủ nghĩa hiện thực Nam Cao, NXB Giáo dục Việt Nam, 2014, tr187)
Bằng hiểu biết và trải nghiệm văn học, anh/chị hãy trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến trên.
—– Hết —–
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TỈNH NINH BÌNH
|
HDC THI CHỌN HỌC SINH GIỎI THPT CẤP TỈNH
NĂM HỌC 2023 – 2024 MÔN: NGỮ VĂN Ngày thi: 07/10/2023 Thời gian: 180 phút (không kể thời gian phát đề) HDC gồm 04 trang, 02 câu.
|
|||||
CÂU | YÊU CẦU CẦN ĐẠT | ĐIỂM | ||||
Câu 1 (8,0 điểm) | Trình bày suy nghĩ về ý kiến của tác giả Trương Ái Linh: Trên đường đời, có một con đường mỗi người đều nhất định phải đi, đó chính là con đường vòng thời trẻ. Không ngã lộn nhào, không va vào tường đến vỡ đầu chảy máu, làm sao luyện ra gân cốt sắt thép, lại làm sao trưởng thành? | |||||
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề gồm nhiều ý/đoạn văn, kết bài kết luận được vấn đề. | 0,25 | |||||
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: những trải nghiệm (trả giá) tất yếu của tuổi trẻ trên hành trình trưởng thành | 0,5 | |||||
c. Triển khai vấn đề nghị luận: vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng, đảm bảo một số ý cơ bản sau: | ||||||
* Giới thiệu vấn đề nghị luận | 0,5 | |||||
* Giải quyết vấn đề nghị luận | ||||||
Giải thích | 0,75 | |||||
– Con đường vòng thời trẻ: Cách nói ẩn ý về những vòng vèo, gập ghềnh, không bằng phẳng, những khó khăn mà mỗi người trẻ gặp phải trong quá trình trưởng thành.
– Ngã lộn nhào, vỡ đầu chảy máu… gân cốt sắt thép : Những mất mát, thất bại, tổn thương đớn đau…mà người trẻ phải chấp nhận để trở nên rắn rỏi, mạnh mẽ, vững vàng. => Bằng cách nói giàu hình ảnh, lối diễn đạt khẳng định kết hợp dùng câu hỏi tu từ, ý kiến của tác giả Trương Ái Linh nhấn mạnh quy luật: người trẻ tuổi phải chấp nhận đi con đường vòng, vượt qua những khó khăn, gian khổ, chấp nhận những mất mát tổn thương nhất định mới có thể trưởng thành. |
0,25
0,25
0,25 |
|||||
Bàn luận | 3,25 | |||||
Ý kiến đúng đắn, sâu sắc, bởi vì:
– Tuổi trẻ trước ngưỡng cửa vào đời, nhiều đam mê, khát vọng, nhiệt huyết và ý chí, khao khát khẳng định mình. Tuổi trẻ cũng nhiều bồng bột, thiếu kinh nghiệm và kĩ năng sống. Vậy nên cần xông pha, sáng tạo, dấn thân và trải nghiệm. – Con đường vòng là con đường không dễ dàng nhưng chính sự không dễ dàng đó vừa là thử thách vừa là cơ hội cho mỗi người trẻ học tập, tích luỹ kinh nghiệm, vốn sống, rèn luyện bản lĩnh. – Bản chất cuộc sống chứa đầy phức tạp, éo le, vận động và biến đổi không ngừng. Những va đập ngã lộn nhào, vỡ đầu chảy máu có thể là không mong muốn, không may mắn nhưng sẽ cho người trẻ có những góc nhìn đa diện, nhiều chiều về cuộc sống. Từ đó nhìn nhận, thấu hiểu năng lực, thế mạnh cũng như giới hạn của bản thân để điều chỉnh ứng xử và hoàn thiện mình… =>Đi con đường vòng là quy luật trên hành trình trưởng thành của tuổi trẻ. Lưu ý: – Khi trình bày, thí sinh bày tỏ công khai chính kiến với tư cách người trong cuộc, bàn bạc thấu đáo các khía cạnh của vấn đề, thể hiện được trách nhiệm và cái Tôi riêng của người viết. – Quá trình bàn bạc có sự kết hợp nghị luận và biểu cảm một cách chân thực, tự nhiên đúng với lứa tuổi; không bàn bạc theo kiểu cao giọng bắt chước, nói theo hay tuyên truyền đạo đức, hô khẩu hiệu… – Kết hợp chặt chẽ lí lẽ và dẫn chứng để trình bày một cách thuyết phục. Lí lẽ sắc sảo; dẫn chứng độc đáo, phong phú, tự nhiên, có tính thời sự cập nhật, tránh sự mòn sáo, đơn điệu… |
0,25
0,75
0,75
1,0
0,5
|
|||||
Mở rộng vấn đề, rút ra bài học | 1,5 | |||||
– Những cú ngã, va đập chỉ luyện ra gân cốt sắt thép và giúp trưởng thành khi con người biết rút kinh nghiệm, đứng lên sau khi ngã. Nếu những điều ấy quá sức, quá giới hạn thì con người không còn cơ hội hoặc không thể đứng lên. Chính vì vậy người trẻ cần lượng sức mình tránh rơi vào trường hợp liều lĩnh, điếc không sợ súng.
– Những trải nghiệm, tổn thương, mất mát… là không dễ chịu nhưng nếu người trẻ thụ động, nhút nhát, chọn con đường tắt, con đường bằng phẳng dễ dàng thì sẽ rơi vào tình trạng chậm “lớn”, chậm tốt nghiệp trong trường đời. – Dám dấn thân, trải nghiệm để trưởng thành là lối sống tích cực. Cuộc đời có thể ngăn cản bạn thành công nhưng không thể ngăn cản bạn trưởng thành. Vì vậy, mỗi người trẻ cần có tâm thế chủ động, chuẩn bị những điều kiện cần thiết để nhập cuộc, đối mặt và vượt qua những khó khan, gian khổ, đứng vững trong cuộc đời. |
0,5
0,5p
0,5
|
|||||
* Kết thúc vấn đề nghị luận | 0,5 | |||||
d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận. | 0,5 | |||||
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. | 0,25 | |||||
Câu 2 (12,0 điểm)
|
Văn thật sự là văn tất phải có giọng điệu riêng. Tạo ra trong sáng tác của mình một hệ thống giọng điệu…vừa độc đáo vừa phong phú là thước đo quan trọng đánh giá tài năng của nhà văn.
(Trần Đăng Suyền, Chủ nghĩa hiện thực Nam Cao, NXB Giáo dục Việt Nam, 2014, tr187) Bằng hiểu biết và trải nghiệm văn học, anh/chị hãy trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến trên. |
|||||
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề gồm nhiều ý/đoạn văn, kết bài kết luận được vấn đề. | 0,25 | |||||
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: giọng điệu trong phong cách của tác giả. | 0,5 | |||||
c. Triển khai vấn đề nghị luận: vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng, đảm bảo một số ý cơ bản sau: | ||||||
* Giới thiệu vấn đề cần nghị luận | 0,5 | |||||
* Giải quyết vấn đề nghị luận. | ||||||
Giải thích: | 1,25 | |||||
– Văn thật sự: Văn có chất lượng thẩm mỹ, có “thương hiệu” riêng
– Giọng điệu: là thái độ, tình cảm, lập trường tư tưởng, đạo đức của nhà văn đối với hiện tượng được miêu tả thể hiện trong lời văn… Giọng điệu phản ánh lập trường xã hội, thái độ tình cảm và thị hiếu thẩm mỹ của tác giả. Giọng điệu có vai trò rất lớn trong việc tạo nên phong cách nhà văn và tác dụng truyền cảm cho người đọc. Thiếu một giọng điệu nhất định, nhà văn chưa thể viết ra được tác phẩm, mặc dù đã có đủ tài liệu và sắp xếp trong hệ thống nhân vật (Từ điển thuật ngữ văn học). – Hệ thống giọng điệu: Những giọng điệu khác nhau (bao gồm giọng điệu chủ yếu và những giọng điệu khác) được tác giả sắp xếp và thể hiện trong tác phẩm. =>Ý kiến khẳng định vai trò quan trọng của giọng điệu văn học trong việc hình thành phong cách, thể hiện tư tưởng tình cảm và tài năng của mỗi nhà văn (tác giả nói chung). |
0,25
0,5
0,25
0,25 |
|||||
Bàn luận: | 2,0 | |||||
Ý kiến của Trần Đăng Suyền đúng đắn và xác đáng vì:
– Xuất phát từ đặc trưng văn học: Văn học là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. Văn học không chỉ phản ánh hiện thực một cách lạnh lùng, bàng quan mà gắn liền với việc thể hiện tâm tư, tình cảm của tác giả. Giọng điệu chính là yếu tố có sức truyền tải mạnh mẽ tư tưởng, tình cảm, thái độ đối với sự việc, đối tượng được miêu tả trong tác phẩm. – Xuất phát từ phong cách nghệ thuật của nghệ sĩ: + Giọng điệu là yếu tố quan trọng góp phần định hình nên gương mặt riêng và phong cách nghệ thuật của tác giả, mỗi nhà văn với phong cách khác nhau lại có giọng điệu mang bản sắc của riêng mình, gây ấn tượng với người đọc bởi tài năng nghệ thuật độc đáo. + Ở mỗi thể loại, sự thể hiện giọng điệu của nghệ sĩ có những nét riêng. Đối với thơ trữ tình, giọng điệu thuộc về chủ thể trữ tình gần gũi với tác giả, phản ánh cái Tôi thứ hai của tác giả. Đối với truyện, giọng điệu phức tạp hơn, thể hiện qua giọng của người kể (có thể là nhân vật xưng tôi hoặc người kể vô hình) nhưng cũng kín đáo thể hiện cái Tôi thứ hai của tác giả. + Trong tác phẩm, có thể có nhiều giọng điệu đan xen, thể hiện qua cách xưng hô, cách dùng từ ngữ; giọng điệu còn phối hợp với các chi tiết, tình tiết, nhịp điệu làm thành không khí riêng của tác phẩm. Chính vì vậy, nghệ sĩ phải xây dựng hệ thống giọng điệu đa dạng, phong phú mà vẫn thống nhất để thể hiện ý đồ sáng tạo cũng như tư tưởng chủ đề của tác phẩm. – Xuất phát từ góc độ tiếp nhận văn học: Giọng điệu không chỉ thể hiện tình cảm của nhà văn với con người và cuộc đời, mà còn là sợi dây gắn kết tình cảm của tác giả với độc giả. Thông qua giọng điệu, người đọc được chìm đắm trong thế giới nghệ thuật của nghệ sĩ để rung cảm, đồng điệu và tri âm. Lưu ý: – Trong quá trình bàn luận, thí sinh điểm dẫn chứng minh hoạ cho thuyết phục. |
0,5
0,5
0,5
0,25
0,25 |
|||||
Chứng minh
Thí sinh tuỳ chọn các dẫn chứng phù hợp để phân tích. Quá trình đó cần đảm bảo các yêu cầu sau: – Có ít nhất 02 dẫn chứng ở 02 tác phẩm thuộc thể loại khác nhau. – Dẫn chứng thuộc tác phẩm của các tác giả có phong cách độc đáo, nổi bật ở các giai đoạn, thời kì,…khác nhau và được sắp xếp khoa học, hợp lý; có điểm, có diện. – Phân tích dẫn chứng theo đặc trưng thể loại và làm sáng tỏ các luận điểm: + Sự phong phú và độc đáo trong giọng điệu (hệ thống giọng điệu) mà tác giả thể hiện. Đồng thời lí giải được cơ sở hình thành giọng điệu (hệ thống giọng điệu) ấy. + Qua giọng điệu (hệ thống giọng điệu) đó, tư tưởng chủ đề của tác phẩm và phong cách nghệ thuật của tác giả được khẳng định như thế nào? |
5,0
|
|||||
Mở rộng, nâng cao vấn đề | 1,25 | |||||
– Giọng điệu riêng là tiêu chí quan trọng đánh giá một nhà văn thực thụ, góp phần hình thành diện mạo, phong cách sáng tác độc đáo.
– Không chỉ có giọng điệu, các yếu tố khác như: cái nhìn mang tính khám phá phát hiện về đời sống, cách xác định đề tài, xây dựng chủ đề, ngôn từ, thể loại, kết cấu,…cũng góp phần tạo nên phong cách nghệ thuật của nghệ sĩ. – Giọng điệu riêng của mỗi tác giả (đặc biệt là những tác giả có tầm vóc) có tác động, ảnh hưởng chi phối lớn đến giọng điệu chủ đạo của mỗi giai đoạn, thời kì văn học. – Bài học với người sáng tạo và tiếp nhận: + Với người sáng tác: Phải lao động nghệ thuật một cách công phu, nghiêm túc, sáng tạo để tạo nên giọng điệu nghệ thuật của riêng mình. + Với người tiếp nhận: nâng cao trình độ, năng lực thẩm mỹ, chủ động và tích cực trong tiếp nhận để nắm bắt giọng điệu riêng của tác giả. Từ đó đi sâu cảm nhận tiếng nói tình cảm của nghệ sĩ. |
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25 |
|||||
* Kết thúc vấn đề | 0,5 | |||||
d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận. | 0,5 | |||||
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. | 0,25 | |||||
ĐIỂM TOÀN BÀI THI : 1 + 2 = 20,0 điểm | ||||||
Lưu ý:
– Giám khảo cần nắm vững đáp án, biểu điểm, vận dụng linh hoạt trong quá trình chấm, tránh cách đếm ý cho điểm. Mọi thay đổi đáp án, biểu điểm phải được thống nhất trong hội đồng chấm.
– Có thể thưởng điểm cho những bài làm sáng tạo, có chất văn nếu điểm toàn bài chưa đạt tối đa.
– Điểm lẻ toàn bài đến 0,25