SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TỈNH NINH BÌNH
|
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI THPT CẤP TỈNHNĂM HỌC 2023 – 2024
MÔN: NGỮ VĂN Ngày thi: 06/10/2023 Thời gian: 180 phút (không kể thời gian phát đề) Đề thi gồm 01 trang, 02 câu |
Câu 1. Nghị luận xã hội (8,0 điểm)
Trong sách Đúng việc của tác giả Giản Tư Trung có đoạn:
Có một vị nữ tu nọ tên là Helen Prejean, và bà đã dành cả đời mình để xoa dịu về tinh thần cho những phạm nhân đang chờ tử hình ở một nhà tù bang Louisiana. Ở đó có những phạm nhân là những sinh vật đáng sợ nhất, đáng lên án nhất trên trái đất này, và người ta thường hỏi bà: “Tại sao sơ lại dành thời gian cho những hạng người như vậy?” Bà thường trả lời một cách rất đơn giản rằng: “Hành động nào càng không thể tha thứ được, chúng ta lại càng phải tha thứ. Người nào càng đáng ghét, chúng ta lại càng phải tìm cách để yêu thương họ”.
(Giản Tư Trung – Đúng việc – NXB Tri thức 2023, tr55)
Trình bày suy nghĩ của anh/chị về câu trả lời của vị nữ tu Helen Prejean trong đoạn trích trên.
Câu 2. Nghị luận văn học (12,0 điểm)
Thơ không từ chối bất cứ cái gì, nhưng thơ khao khát sự bí ẩn. Thơ có thể cùng lúc kích động được nhiều người nhưng thơ lại chỉ dành cho từng con người riêng biệt, từng con người muốn qua cảm nhận thơ để cảm nhận chính con người mình và qua chính con người mình mà cảm nhận thế giới.
(Thanh Thảo – Thơ mãi mãi là bí mật – báo Văn nghệ số 7, 2004)
Bằng hiểu biết và trải nghiệm văn học, anh/chị hãy trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến trên.
—– Hết —–
Họ và tên thí sinh: ……………………………………… Số báo danh: …………………………………
Họ và tên, chữ kí của cán bộ coi thi 1: …………………………………………………………………..
Họ và tên, chữ kí của cán bộ coi thi 2: …………………………………………………………………..
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TỈNH NINH BÌNH
|
HDC THI CHỌN HỌC SINH GIỎI THPT CẤP TỈNH
NĂM HỌC 2023 – 2024 MÔN: NGỮ VĂN Ngày thi: 06/10/2023 Thời gian: 180 phút (không kể thời gian phát đề) HDC gồm 05 trang, 02 câu.
|
||||
CÂU | YÊU CẦU CẦN ĐẠT | ĐIỂM | |||
Câu 1 (8,0 điểm) | Trình bày suy nghĩ của anh/chị về câu trả lời của vị nữ tu Helen Prejean:
Hành động nào càng không thể tha thứ được, chúng ta lại càng phải tha thứ. Người nào càng đáng ghét, chúng ta lại càng phải tìm cách để yêu thương họ. |
||||
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề gồm nhiều ý/đoạn văn, kết bài kết luận được vấn đề. | 0,25 | ||||
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Tha thứ và tìm cách để yêu thương. | 0,5 | ||||
c. Triển khai vấn đề nghị luận: vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng, đảm bảo một số ý cơ bản sau: | |||||
* Giới thiệu vấn đề nghị luận | 0,5 | ||||
* Giải quyết vấn đề nghị luận | |||||
Giải thích: | 0,75 | ||||
– Tha thứ: Bỏ qua, rộng lượng, không chấp nhặt; không giận dữ, toan tính trước lỗi lầm của người khác.
-> Hành động không thể tha thứ được: hành động xấu, vi phạm đạo đức, đáng lên án không thể bỏ qua. – Yêu thương: Một trong những tình cảm đẹp của con người, thể hiện ở sự thấu hiểu, đồng cảm, sẻ chia, nâng đỡ, an ủi…con người trong những cảnh ngộ khác nhau, những trạng thái khó khăn… -> Tìm cách để yêu thương: Thể hiện tình yêu thương một cách phù hợp với những đối tượng phức tạp trong những hoàn cảnh éo le. => Ý kiến đề cao sứ mệnh cũng là sức mạnh tuyệt đối của tình yêu thương. Cần phải tìm cách để tha thứ và yêu thương con người trong tất cả mọi hoàn cảnh. |
0,25
0,25
0,25 |
||||
Bàn luận: | 3,25 | ||||
Ý kiến của vị nữ tu Helen Prejean rất sâu sắc và đáng suy ngẫm. Bởi vì:
– Xét từ phía người được tha thứ: + Bản chất con người luôn có phần thiện lương (Nhân chi sơ tính bản thiện – Khổng Tử; Ngủ thì ai cũng như lương thiện/Tỉnh dậy phân ra kẻ dữ hiền /Hiền dữ phải đâu là tính sẵn/Phần nhiều do giáo dục mà nên – Hồ Chí Minh). + Ở một góc nhìn khác, bản chất con người là không hoàn hảo, nhân vô thập toàn, ai cũng có khiếm khuyết, là con người thì mắc sai lầm (Xi-xê -rông). Những lỗi lầm, sai trái là một phần không tránh khỏi của con người trên hành trình trưởng thành. -> Chính vì vậy, những người phạm sai lầm đáng ghét (kể cả đến mức không thể tha thứ được) nhưng vẫn là con người, vẫn đáng thương. Bởi họ có những éo le, những nguồn cơn ẩn ức bên trong cần tìm hiểu, thấu hiểu và bao dung, khoan thứ; hoặc họ chưa hiểu thế nào là yêu thương và có thể vì họ chưa được nhận yêu thương đúng nghĩa. Tha thứ là một trong những cách giáo dục giúp người được tha thứ tin vào bản thân, tin vào cuộc đời để vươn lên hướng thiện. – Xét từ phía người tha thứ: + Là người mang nặng tình yêu thương, bao dung và vị tha. Đó là tình cảm chân thành, tự thân, thuộc về nhu cầu của người tha thứ muốn dành cho người được tha thứ. + Bản chất của yêu thương là không giới hạn, yêu thương không bao giờ là đủ nên đối với người càng đáng ghét, chúng ta lại càng nên tìm cách để yêu thương họ. Đó chính là sức mạnh mà người yêu thương muốn lan toả, dành cho người đáng ghét. + Yêu thương, tha thứ không đơn giản và dễ dàng nên phải hiểu và tìm cách thực hiện đúng đắn, phù hợp. Nghĩa là yêu thương không thuần tuý cảm xúc mà phải có lý trí, sáng suốt. => Tha thứ là biểu hiện của yêu thương; yêu thương là cội nguồn cốt lõi để đi đến tha thứ. Yêu thương luôn là cần thiết cho con người. Khi tình yêu thương đủ lớn thì sẽ có cách vượt qua tất cả mọi đớn đau, hận thù, mọi ranh giới khắc nghiệt để tha thứ, sẻ chia, nâng đỡ, cảm hoá, giáo dục con người; giúp cho con người cảm nhận bản thân được tôn trọng, đối xử với tư cách một con người đúng nghĩa. Lưu ý: – Khi trình bày, thí sinh bày tỏ công khai chính kiến với tư cách người trong cuộc, bàn bạc thấu đáo các khía cạnh của vấn đề, thể hiện được trách nhiệm và cái Tôi riêng của người viết. – Quá trình bàn bạc có sự kết hợp nghị luận và biểu cảm một cách chân thực, tự nhiên đúng với lứa tuổi; không bàn bạc theo kiểu cao giọng bắt chước, nói theo hay tuyên truyền đạo đức, hô khẩu hiệu… – Kết hợp chặt chẽ lí lẽ và dẫn chứng để trình bày một cách thuyết phục. Lí lẽ sắc sảo; dẫn chứng độc đáo, phong phú, tự nhiên, có tính thời sự cập nhật, tránh sự mòn sáo, đơn điệu… |
0,25
0,25
0,25
0,5
0,25
0,5
0,25
1,0
|
||||
Mở rộng nâng cao vấn đề, nêu bài học: | 1,5 | ||||
– Không phải mọi tha thứ đều xuất phát từ yêu thương. Tha thứ xuất phát từ yêu thương là lẽ sống đẹp và cao thượng.
– Yêu thương, tha thứ đúng cách thì bản thân người yêu thương, tha thứ cũng được nhẹ lòng, thanh thản, có thêm động lực và sức mạnh để lan toả yêu thương. – Phân biệt yêu thương, tha thứ đúng cách với sự dễ dãi, mù quáng, nuông chiều…dễ khiến cho người được yêu thương, tha thứ mắc sai lầm hoặc cảm thấy áp lực, ngột ngạt… – Người phạm sai lầm bắt buộc phải chịu trách nhiệm về hành động tội lỗi sai trái của mình. Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật. Pháp luật để răn đe và thực hiện lẽ công bằng xã hội. Bên cạnh đó, pháp luật cũng có tính giáo dục khoan hồng, nhân đạo (yêu thương, tha thứ) giúp cho phần còn lại của cuộc đời người phạm sai lầm nhận ra sai lầm của mình, chấp nhận trả giá và biết hướng thiện. |
0,5
0,25
0,25
0,5 |
||||
* Kết thúc vấn đề nghị luận | 0,5 | ||||
d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận. | 0,5 | ||||
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. | 0,25 | ||||
Câu 2 (12,0 điểm)
|
Bàn luận ý kiến của Thanh Thảo: Thơ không từ chối bất cứ cái gì, nhưng thơ khao khát sự bí ẩn. Thơ có thể cùng lúc kích động được nhiều người nhưng thơ lại chỉ dành cho từng con người riêng biệt, từng con người muốn qua cảm nhận thơ để cảm nhận chính con người mình và qua chính con người mình mà cảm nhận thế giới. | ||||
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề gồm nhiều ý/đoạn văn, kết bài kết luận được vấn đề. | 0,25 | ||||
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Đặc trưng thơ và quá trình tiếp nhận thơ | 0,5 | ||||
c. Triển khai vấn đề nghị luận: vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng, đảm bảo một số ý cơ bản sau: | |||||
* Giới thiệu vấn đề cần nghị luận | 0,5 | ||||
* Giải quyết vấn đề nghị luận | |||||
Giải thích: | 1,5 | ||||
– Thơ không từ chối bất cứ cái gì: Thơ là hình thức sáng tác văn học đầu tiên của loài người, là tiếng nói của tình cảm, cảm xúc được bộc lộ trực tiếp, thể hiện bằng ngôn ngữ hàm súc và gợi cảm, hình ảnh phong phú và giàu nhịp điệu… Thơ xuất phát từ cuộc đời với bộn bề đa đoan, xuôi ngược… nên mọi vấn đề của cuộc sống đi vào thơ một cách giản dị và tự nhiên.
– Nhưng thơ khao khát sự bí ẩn: Những điều đã phơi bày, hiển hiện không phải là đích đến của thơ. Thơ kiếm tìm, diễn tả những góc khuất, éo le, bí ẩn, ngang trái, bất toàn của con người và cuộc đời. – Thơ có thể cùng lúc kích động được nhiều người: Sức lan toả, ảnh hưởng của thơ trong cộng đồng. – Nhưng thơ lại chỉ dành cho từng con người riêng biệt: Sự lắng cảm, thấu hiểu, trải nghiệm… tiếp nhận thơ là của cá nhân người đọc. – Từng con người muốn qua cảm nhận thơ để cảm nhận chính con người mình và qua chính con người mình mà cảm nhận thế giới: Thơ giúp người đọc nhận ra mình, hiểu mình và từ đó hiểu đời, hiểu người. => Ý kiến bàn về đặc trưng và sự tiếp nhận những giá trị độc đáo của thơ ca. |
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25 |
||||
Bàn luận: | 2,0 | ||||
Ý kiến của nhà thơ Thanh Thảo là hoàn toàn xác đáng.
* Thơ không từ chối bất cứ cái gì, nhưng thơ khao khát sự bí ẩn bởi vì: – Xuất phát từ đặc trưng của văn học là phản ánh hiện thực, thơ có thể chạm đến mọi vấn đề của đời sống xã hội. Nhưng thơ là sự thổ lộ tình cảm mãnh liệt đã được ý thức, với những chấn động tâm hồn hoặc những xúc cảm mong manh, mơ hồ, tinh vi nhất nên vô cùng phong phú, khó nắm bắt. Chính vì thế, nó luôn cần được khám phá, cắt nghĩa, lí giải. – Thơ biểu hiện những tình cảm cảm xúc ấy một cách nghệ thuật, không chỉ ở bề mặt hay lớp vỏ từ ngữ… mà còn ở hình tượng nghệ thuật, ở sự hàm súc và giàu ẩn ý (những khoảng trắng, những chỗ im lặng…) của ngôn từ. Bởi vậy thơ có sức hút và vẫy gọi người đọc liên tưởng, tưởng tượng, kiếm tìm và khám phá. -> Khao khát sự bí ẩn là điều tất yếu, làm nên đặc trưng và vẻ đẹp, sức quyến rũ của thơ ca. * Thơ có thể cùng lúc kích động được nhiều người nhưng thơ lại chỉ dành cho từng con người riêng biệt bởi vì: – Tình cảm là của cá nhân nhà thơ nhưng tình cảm ấy bao giờ cũng có nguồn gốc từ xã hội và tiêu biểu cho nhiều người trong một thời kì lịch sử nhất định. Để tạo được sự đồng cảm của quảng đại quần chúng thì tình cảm ấy phải gắn liền với những vấn đề trọng đại, phổ quát của nhân sinh như: Tự do, Công lý, Khát vọng, Hạnh phúc… Vì thế mà thơ có thể cùng lúc kích động, lan toả cảm xúc, truyền tải những thông điệp, triết lý… sâu sắc tới đông đảo độc giả. – Thơ đánh thức người đọc từ những rung động thẩm mỹ chân thành và tự nhiên của tâm hồn để cảm nhận cái hay cái đẹp của thơ. Thơ dành cho từng con người riêng biệt là vì thế. * Giải mã sự bí ẩn của thơ, con người có thể cảm nhận được chính con người mình, từ bản thân mà cảm nhận thế giới. Bởi vì: – Tiếp nhận thơ ca nói riêng, văn học nói chung là quá trình gắn liền với sự chủ động tiếp nhận của mỗi cá nhân. Mỗi người đọc với mục đích, năng lực, sở thích, lứa tuổi… khác nhau, sẽ có những trải nghiệm, cách giải mã bí ẩn của thơ khác nhau. – Tiếp nhận thơ là hành trình khám phá bản thân vì khi cảm nhận thơ, người đọc bắt gặp tâm tư, tình cảm, tiếng lòng của tác giả, soi chiếu và tìm thấy, khám phá mình trong đó. Đây cũng là sự thể hiện của chiều sâu nhận thức trong mỗi người về những giá trị Chân – Thiện – Mỹ sau những giao cảm, gặp gỡ, lắng nghe, thấu hiểu. – Từ bản thân mà cảm nhận thế giới vì đó là cảm nhận trên cơ sở sự thanh lọc tâm hồn để bừng tỉnh và ghi tạc về thế giới – một thế giới đa đoan, đa sự mà cũng đầy yêu thương, nụ cười và nước mắt; con người (với tất cả những phần bóng tối và ánh sáng; cao cả và thấp hèn…) là một phần trong thế giới đó. Bởi vậy, tiếp nhận thơ là cảm nhận bản thân và qua đó mà cảm nhận thế giới. -> Sự chủ động tích cực của người tiếp nhận đã làm tăng thêm sức sống cho thơ, để thơ phát huy các giá trị một cách tích cực, giúp cho người đọc hiểu mình và qua mình mà hiểu thế giới. Lưu ý: – Trong quá trình bàn luận, thí sinh điểm dẫn chứng minh hoạ cho thuyết phục |
0,5
0,5
0,5
0,5 |
||||
Chứng minh | 5,0 | ||||
Thí sinh tuỳ chọn các dẫn chứng phù hợp để phân tích. Quá trình đó cần đảm bảo các yêu cầu sau:
– Dẫn chứng thuộc các tác phẩm thơ đặc sắc ở các thời kì, giai đoạn, vùng miền (quốc gia) khác nhau và được sắp xếp khoa học, hợp lý; có điểm, có diện. – Phân tích dẫn chứng theo đặc trưng thể loại và làm sáng tỏ các luận điểm: + Sự giản dị, phong phú mà bí ẩn của thơ (thể hiện ở cả nội dung và hình thức). + Những giá trị của thơ có sức lan toả trong cộng đồng và giúp người đọc khám phá bản thân, khám phá thế giới (qua sự chủ động tiếp nhận của người đọc). |
|||||
Mở rộng, nâng cao vấn đề | 1,0 | ||||
– Ý kiến của Thanh Thảo đề cao đặc trưng của thơ và sự chủ động tiếp nhận giá trị thơ ca của người đọc. Đó là cầu nối tạo sự tri âm giữa nhà thơ và người đọc, là nhân tố làm nên sự đa dạng, phong phú trong cảm thụ thơ và sức sống của thơ.
– Ý kiến góp phần định hướng cho hoạt động sáng tạo và tiếp nhận: + Với nhà thơ: không ngừng tích luỹ, trau dồi vốn sống, nỗ lực sáng tạo, cách tân đem đến cho người đọc những khát khao kiếm tìm, khám phá sự bí ẩn của thơ ca cũng là của con người và cuộc đời. Đặc biệt, đây là một thách thức lớn đối với người cầm bút nói chung và nhà thơ nói riêng trong bối cảnh khoa học công nghệ và các ngành nghệ thuật, giải trí phát triển mạnh mẽ. + Với người đọc: nâng cao trình độ, năng lực thẩm mỹ, chủ động và tích cực trong tiếp nhận để khám phá các giá trị của thơ và đồng cảm, tri âm với tác giả. |
0,5
0,5 |
||||
* Kết thúc vấn đề | 0,5 | ||||
d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận. | 0,5 | ||||
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. | 0,25 | ||||
ĐIỂM TOÀN BÀI THI: 1 + 2 = 20,0 điểm | |||||
Lưu ý:
– Giám khảo cần nắm vững đáp án, biểu điểm, vận dụng linh hoạt trong quá trình chấm, tránh cách đếm ý cho điểm. Mọi thay đổi đáp án, biểu điểm phải được thống nhất trong hội đồng chấm.
– Có thể thưởng điểm cho những bài làm sáng tạo, có chất văn nếu điểm toàn bài chưa đạt tối đa.
– Điểm lẻ toàn bài đến 0,25