Đề HSG môn văn tỉnh Thanh Hoá 2023

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO                        KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH

           THANH HÓA                                                                  NĂM HỌC 2023 – 2024

          ĐỀ CHÍNH THỨC                                                            MÔN THI: NGỮ VĂN – THPT

Thời gian làm bài: 150 phút, không thời gian phát đề

(Đề thi có 01 gồm 02 phần)

PHẦN I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)

    Đọc văn bản:

Phía trước nhiều lối rẽ

Chưa biết đi đường nào

Đang bước thấp, bước cao, gặp cụ

Một dáng người lụ khụ

Chiếc gậy bóng mòn

Chỉ ngoặt lối này

Rồi rẻ hướng Tây

lại ngoặt

lại ngoặt

Tui lầm lũi bước cao, bước thấp

Bóng nghiêng nghiêng như một thằng say

Bỗng giật mình! Ô hay

Sao ngoặt mãi lại về chỗ cũ

Tại ta?

Hay tại cụ?

Hay tại con đường nhiều ngả lắm người đi?

(Hỏi đường – Đỗ Việt Dũng, Báo văn nghệ số 48, ngày 26/11/2016)

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Xác định nhân vật trữ tình trong bài thơ trên.

Câu 2. Anh/Chị hiểu như thế nào về ý thơ:

Tui lầm lũi bước cao, bước thấp

Bóng nghiêng nghiêng như một thằng say

Bỗng giật mình! Ô hay

Sao ngoặt mãi lại về chỗ cũ

Câu 3. Anh/Chị hãy chỉ ra và nêu tác dụng của một biện pháp tu từ được sử dụng trong các dòng thơ:

Tại ta?

Hay tại cụ?

Hay tại con đường nhiều ngả lắm người đi?

Câu 4. Bài thơ kết thức bằng những câu hỏi. Nếu là người giải đáp thì anh/chị sẽ đưa ra câu trả lời

như thế nào?

PHẦN II. TẠO LÂP VĂN BẢN (14,0 điểm)

Câu 1 (4,0 điểm)

Từ nội dung của văn bản, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của sự chủ động khi đứng trước “con đường nhiều ngả”.

Câu 2 Nghị luận văn học (10,0 điểm)

Nhà thơ Xuân Diệu cho rằng: “Trán thi sĩ chạm mây nhưng trong ruột thơ vẫn cháy lên ngọn lửa đời rất ấm”.

Từ tác phẩm “Tây Tiến” của nhà thơ Quang Dũng (Ngữ Văn 12, tập, NXB Giáo Việt Nam, năm 2018), anh/chọ hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.

 

 

 ————————— Hết ——————————

Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì them.

Họ, tên thí sinh………………………………….; Số báo danh………………………………………..

Chữ ký của cán bộ coi thi 1 ………………..; Chữ kí của bộ coi thi 2 ……………………….

 

 

 

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO                        KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH

           THANH HÓA                                                                  NĂM HỌC 2023 –2024

HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHÍNH THỨC

MÔN THI: NGỮ VĂN – THPT

(Hướng dẫn chấm gồm 05 trang)

Phần Câu Nội dung Điểm
 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

I

Đọc Hiểu 6.0
 

1

Nhân vật trữ tình trong câu thơ: Tôi / người hỏi đường

Hướng dẫn chấm:

– Thí sinh trả lời như đáp án 1,0 điểm.

– Thí sinh trả lời không đúng như đáp án: không cho điểm.

1,0
 

 

 

 

2

Thí sinh hiểu được nội dung ý thơ:

– Người hỏi đường không xác định được hướng đi,thụ động bước đi theo sự chỉ dẫn mơ hồ nên lại trở về điểm xuất phát ban đầu.

– Ý thơ đưa ra lời khuyên: con người nếu không có sự chủ không có chính kiến, tỉnh táo suy xét,… trên đường đi tới nhất là khi con đường tới đích xuất hiện nhiều ngả đi, nhiều lối rẽ sẽ không đạt đến kết quả như mong muốn.

Hướng dẫn chấm:

– Thí sinh trả lời đúng như đáp án;1,5 điểm.

– Thí sinh chỉ nêu được một trong hai nội dung: 0,75 điểm.

Lưu ý: Thí sinh có thể trình bày bằng các từ ngữ/ các cách diễn đạt tương đương vẫn cho điểm tối đa.

1,5
 

 

 

 

 

3

Thí sinh có thể trả lời một trong biện pháp tu từ: câu hỏi tu từ hoặc phép điệp, ẩn dụ.

– Tác dụng của câu hỏi tu từ, phép điệp:

+ Nhấn mạnh sự trăn trở của nhân vật trữ tình về nguyên nhân khiến bản thân không đạt đến điều mong muốn.

+ Tạo âm hưởng, băn khoăn, da diết cho câu thơ.

– Tác dụng của biện pháp tu từ ẩn dụ:

+ Hình ảnh con đường nhiều ngả tượng trưng cho nhiều sự lựa chọn trong cuộc đời.

+ Làm tang tính gợi hình, gợi cảm, hàm súc cho câu thơ.

Hướng dẫn chấm:

Thí sinh chỉ ra 01 biện pháp tu từ: 0,5 điểm.

Thí sinh nêu được 01 tác dụng: 0,5 điểm.

Lưu ý: Thí sinh có thể trình bày bằng các từ ngữ/các cách diễn đạt tương đương vẫn cho điểm tối đa.

1,5
 

 

4

Thí sinh đưa ra được câu trả lời phù hợp với nội dung của văn bản và lập luận thuyết phục.

Hướng dẫn chấm:

Thí sinh đưa ra được câu trả lời và cách lập luận thuyết phục: 2,0 điểm.

Lưu ý: Giám khảo tùy thuộc vào mức độ thuyết phục của bài làm để cho điểm phù hợp.

2,0
  TẠO LẬP VĂN BẢN 14,0
 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II

 

 

1

Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của sự chủ động khi đứng trước “con đường nhiều ngả”. 4,0
Yêu cầu chung  
    Câu hỏi hướng đến việc đánh giá năng lực viết đoạn văn NLXH, đòi hỏi thí sinh phải huy động những hiểu biết về đời sống xã hội, kĩ năng tạo lập đoạn văn để bày tỏ thái độ, chủ kiến của mình.  
Yêu cầu cụ thể  
     Thí sinh có thể làm bài theo nhiều cách nhưng phải có lí lẽ và căn cứ xác đáng; bày tỏ quan điểm riêng hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

Có thể theo hướng sau:

Sự chủ động khi đứng trước “con đường nhiều ngả” là khi đứng trước nhiều sự lựa chọn trong cuộc đời, con người phải tự mình quyết định hành động, tự chọn cho mình con đường đi tới đích, không thể bị chi phối bởi người khác hoặc hoàn cảnh bên ngoài.

– Sự chủ động khi đứng trước “con đường nhiều ngả” thể hiển sự tự tin vào tầm nhìn, năng lực của bản thân; giúp con người: nắm bắt cơ hội thay đổi cuộc đời, phát huy khả năng tiềm ẩn của bản thân, có động lực nuôi dưỡng đam mê, vượt qua mọi thử thách gặt hái thành tựu, biết tự chịu trách nhiệm về những lựa chọn của mình, làm chủ vận mệnh của bản thân, mở ra hành trình đầy hứa hẹn với bao điều mới mẻ,…

– Chủ động khi đứng trước “con đường nhiều ngả” không có nghĩa là bảo thủ, cố chấp, từ chối tiếp thu ý kiến của người khác.

     Trong quá trình bàn luận, thí sinh cần lấy dẫn chứng minh họa phù hợp, ý nghĩa.

Hướng dẫn chấm:

– Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đảng, dẫn chứng phù hợp, kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và dẫn chứng (3,0 – 4.0 điểm).

– Lập luận chưa thật chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng, có dẫn chứng nhưng dẫn chứng chưa tiêu biểu (2,25 -2,75 điểm).

– Lập luận chưa chặt chẽ, chưa thuyết phục: lí lẽ chưa thật xác đáng, chưa thật liên quan mật thiết đến vấn đề nghị luận, có dẫn chứng nhưng dẫn chứng chưa phù hợp (1,5 – 2,0 điểm).

– Lập luận không chặt chẽ: lì lẽ chưa xác đáng, chưa liên quan mật thiết đến vấn đề nghị luận, có dẫn chứng nhưng dẫn chứng không phù hợp (0,75-1,25 điểm).

– Lập luận chung chung: lí lẽ không xác đáng, không liên quan đến vấn đề nghị luận, không có dẫn chứng (0,25-0,5 điểm).

 

 

 

0,5

 

 

 

3,0

 

 

 

 

 

0,5

 

 

2         Từ tác phẩm “Tây Tiến” của nhà thơ Quang Dũng (Ngữ Văn 12, tập 1, NXB Giáo dục VN, năm 2018), anh/chị hãy làm sáng tỏ ý kiến của nhà thơ Xuân Diệu “Trán thi sĩ chạm mây nhưng trong ruột thơ vẫn cháy lên ngọn lửa đời rất ấm”. 10,0
Yêu cầu chung  
– Câu hỏi hướng đến việc đánh giá năng lực viết bài văn NLVH, đòi hỏi thí sinh phải huy động kiến thức về lí luận văn học, tác phẩm văn học, kĩ năng tạo lập văn bản để làm bài.

– Thí sinh có thể cảm nhận và kiến giải theo những cách khác nhau, nhưng phải có lí lẽ, căn cứ xác đáng.

 
Yêu cầu cụ thể 1,5
1. Giải thích ý kiến  
* Cắt nghĩa

Trán thi sĩ chạm mây: người nghệ sĩ trong quá trình sáng tạo nghệ thuật

cần có một tâm hồn lãng mạn bay bổng, giàu cảm xúc.

trong ruột thơ vẫn cháy lên ngọn lửa đời rất ấm: từ thẳm sâu tâm hồn của người nghệ sĩ phải có những suy tư, trăn trở, gần bỏ sâu sắc với hiện thực đời sống.

→ Ý kiến của Xuân Diệu đặt ra yêu cầu cần phải có của một người nghệ sĩ trong sáng tạo nghệ thuật là vừa phải có tâm hồn lãng mạn bay bổng,

có tình cảm mãnh liệt, vừa gần bó sâu sắc với hiện thực cuộc đời.

0,75
* Lý giải

– Thơ là tiếng nói của tình cảm, cảm xúc, nếu không có cảm xúc thì người nghệ sĩ không thể sáng tạo được những vần thơ hay, ngôn từ sẽ chỉ là những xác chữ không hồn nằm thẳng đỡ trên trang giấy, nói như Ngô Thì Nhậm: “Hãy xúc động hồn thơ cho ngọn bút có thần”. Do vậy mà thơ là sự kết tỉnh của những tư tưởng, tình cảm, cảm xúc ngọt ngào, bay bổng, lãng mạn của thi sĩ khi va chạm với cuộc sống. Cảm xúc trong thơ phải là tình cảm ở mức độ mãnh liệt nhất, thôi thúc người nghệ sĩ cầm bút sáng tạo.

–  “Cuộc sống là mảnh đất màu mỡ để cho thơ bén rễ sinh sôi” (Pu-skin), do đó mỗi tư tưởng, tình cảm của nhà thơ được gửi gắm trong tác phẩm đều được lắng lọc từ mạch nguồn hiện thực cuộc sống. Nhưng với thơ ca, cuộc sống không chỉ là hiện thực bên ngoài mà còn là đời sống tâm hồn, tình cảm phong phú của chính nhà thơ “thơ là thư kí trung thành của trái tim” (Duy-bra-lay). Nhà thơ phải sống thật sâu với đời, với người và với chính mình mới có thể viết nên những vần thơ có giá trị.

Hướng dẫn chấm:

– Thí sinh giải thích, lí giải vấn đề lí luận văn học sâu sắc 1,5 điểm.

– Trường hợp thí sinh giải thích chung chung, lí giải vấn đề lí luận văn học chưa sâu sắc 0,75 điểm.

– Thí sinh không giải thích, lí giải: 0 điểm.

0,75
2. Làm sáng tỏ nhận định qua cảm nhận tác phẩm 7,5
a. Giới thiệu tác giả Quang Dũng và bài thơ Tây Tiến 0,5
b. Cảm nhận bài thơ để làm sáng tỏ nhận định

– Tâm hồn lãng mạn bay bổng, giàu cảm xúc (“Trần thì sĩ chạm mây”) của Quang Dũng được thể hiện trong bài thơ qua những cảm nhận tinh tế về vẻ đẹp bức tranh thiên nhiên miền Tây Bắc và tâm hồn người lính Tây Tiến.

+ Tâm hồn lãng mạn bay bổng, giàu cảm xúc của Quang Dũng được thể hiện qua cảm nhận tinh tế, giàu mĩ cảm trước khung cảnh thiên nhiên Tây Bắc thơ mộng, trữ tình: đó là hình ảnh hoa về trang đêm hơi, là hình ảnh những ngôi nhà ẩn hiện trong màn mưa mênh mông, huyền ảo “Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”, là cảnh sông nước miền Tây với sương khói mờ ảo giăng kín khắp lối đi, là những hồn lau khuất nẻo bến bở “Người đi Châu Mộc chiều sương ấy/ Có thấy hồn lau nẻo bến bờ”…

+ Tâm hồn lãng mạn bay bổng, giàu cảm xúc của Quang Dũng còn được

thể hiện qua những rung ngân trước nét hào hoa, lãng mạn, tình tứ, khao khát yêu thương của người lính Tây Tiến. Giữa hiện thực tàn khốc của chiến tranh, người lính vẫn đùa vui, hóm hỉnh qua cách nói tếu táo “súng ngửi trời, vẫn có những giây phút nghỉ ngơi, thư giãn để hòa mình với “mùa em thơm nếp xôi”, với đêm “hội đuốc hoa” để “xây hồn thơ”. Đó còn là tâm hồn lạc quan, yêu đời, lãng mạn và bay bồng khi “gửi mộng qua biên giới” hay “Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”. Vàng “trán chạm mây” của Quang Dũng nhấn mạnh một thế giới đầy mộng tưởng, một tâm hồn trẻ trung yêu đời, một khoảng trời rất riêng mà người lính luôn ấp ủ nâng niu.

– Tây Tiến “vẫn cháy lên ngọn lửa đời rất ấm”:

+ Quang Dũng đã miêu tả chân thực, sống động bức tranh thiên nhiên núi

rừng Tây Bắc hùng vĩ, dữ dội, hiểm trở và đầy khắc nghiệt được thể hiện

qua những địa danh gắn liền với tên bản, tên mường: Sài Khao, Mường

Hịch, Pha Luông, Mai Châu… những địa danh ấy gợi nhớ về những vùng

đất xa xôi, hoang sơ của miền Tây Bắc Tổ quốc. Thiên nhiên hùng vĩ, dữ

đội và khắc nghiệt còn được hiện lên qua các hình ảnh sương lắp, đào

cao, dốc sâu, vực thầm, âm thanh ghê sợ của núi rừng vọng về qua tiếng

thác gầm thét” và “cạp trêu người. Qua đó, giúp độc giả hình dung một cách cụ thể, chân thực về con đường hành quân đầy gian khổ, hiểm nguy mà người lính Tây Tiến phải trải qua.

+ Đặc biệt, Quang Dũng đã tái hiện thành công bức tượng đài bắt từ về người lính Tây Tiến mang vẻ đẹp oai hùng, lẫm liệt, phong trần: tuy ngoại hình tiều tụy nhưng vẫn mang oai lính của chúa tể sơn lâm, với tinh thần sục sôi hướng về nhiệm vụ. Dù gian khổ nhưng trong họ vì tường, khát vọng dâng hiến, quyết từ cho tổ vẫn chảy lên lí tưởng, khát vọng, quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh; Quang Dũng đã không né tránh sự thật khốc liệt khi nhấn mạnh sự hi sinh thầm lặng nhưng cao cả của người lính, từ đó làm nổi bật vẻ đẹp bị tráng của họ.

→ Thi phẩm “Tây Tiến” đã thật sự neo đậu trong tâm trí của mỗi độc giả bởi nó không chỉ thể hiện được cảm hứng lãng mạn, những xúc cảm bay bồng, phiêu du của thị nhân, mà còn ánh lên ngọn lửa đời ấm áp trong từng ý thơ, con chữ.

– “Trán thi sĩ chạm mây” mà “ruột thơ vẫn cháy lên ngọn lửa đời rất ẩm” trong “Tây Tiến” còn được thể hiện ở những sáng tạo nghệ thuật độc đáo.

– Bút pháp hiện thực kết hợp lãng mạn, đậm chất bị tráng,

– Hình ảnh thơ sáng tạo mang sắc thái thẩm mĩ phong phú;

– Ngôn ngữ độc đáo, đa sắc thái, phong cách: vừa trang trọng, cổ kính, vừa sinh động gợi tả, gợi cảm, vừa mới lạ.

– Có sự kết hợp hài hòa giữa chất nhạc, chất họa;

– Giọng điệu: khi tha thiết bồi hồi, khi hồn nhiên vui tươi, không khí bâng khuâng man mác, khi trang trọng, khi trầm lắng,…

→ “Tây Tiến” được xem là một thị phẩm xuất sắc, gần như đạt đến sự

toàn bích về nghệ thuật.

 

3,0

 

 

1,5

 

 

 

 

 

 

1,5

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3,0

1,5

3. Bàn luận, mở rộng 1,0
– Ý kiến: “Trán thi sĩ… ngọn lửa đời rất ấm” của Xuân Diệu hoàn toàn đúng đắn và sâu sắc, góp phần khẳng định đặc trưng của thơ ca là thế giới tình cảm bay bỗng, lãng mạn của một cái tôi giàu trí tưởng tượng. Đồng thời nhấn mạnh mỗi người nghệ sĩ phải luôn một lòng hướng về con người, về cuộc đời, không bao giờ quay lưng hay thoát li khỏi hiện thực đời sống.

– Ý kiến đặt ra yêu cầu với người sáng tác: phải luôn năng tình với đời, với người, có trí tưởng tượng bay bổng và không ngừng trau dồi năng lực thẩm mĩ, chú trọng sáng tạo để tạo nên thứ “vân chữ” của riêng mình.

– Ý kiến định hướng cho người tiếp người tiếp nhận tác phẩm thơ: thấu hiểu, đồng cảm với nhà thơ, trở thành người đồng sáng tạo với tác giả.

Hướng dẫn chấm:

– Thí sinh vận dụng nhuần nhuyễn kiến thức lí luận văn học, phân tích văn bản sâu sắc, hướng đến làm rõ vấn đề lí luận văn học, sáng tạo trong lập luận, phân tích dẫn chứng: 9,0 – 10 điểm.

– Thí sinh biết vận dụng kiến thức lí luân văn học, phân tích vấn đề chưa thật nhuần nhuyễn, có sáng tạo trong lập luận, phân tích dẫn chứng: 7,75 -8,75 điểm.

– Thí sinh tập trung phân tích văn bản, chưa tập trung làm rõ vấn đề lí luận văn học, chưa sáng tạo trong lập luận, phân tích dẫn chứng: 5,5 – 7,5 điểm.

– Thí sinh chỉ tập trung phân tích văn bản, chưa gắn với vấn đề lí luận văn học: 3,25 -5,25 điểm.

– Thi sinh phân tích văn bản chung chung, không gắn với vấn đề lí luận văn học: 2,0-3,0 điểm.

– Thi sinh phân tích văn bản chung chung, không gắn với vấn đề lí luận văn học: 2,0-3,0 điểm.

– Thí sinh điễn xuôi văn bản: 0,25 – 1,75 điểm.

0,5

 

 

 

 

 

0,25

 

 

0,25

 

 

 

Tổng điểm 20,0

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *