Đề thi về truyện ngắn Ngọn đèn không tắt của Nguyễn Ngọc Tư, Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen đổ lỗi

 

 

ĐỀ CHÍNH THỨC

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2023 – 2024 MÔN: NGỮ VĂN, LỚP 10

Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian phát đề)

(Đề này gồm 07 câu, 02 trang)

ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)

Đọc văn bản:

Người ta gửi tới nhà Tư Lai một lá thơ. Thơ đề “Kính gởi ông Hai Tương”. Cả nhà bối rối không ít. Ông Hai Tương đã ra người thiên cổ lâu rồi, thấy có người nhắc lại chồng, bà cụ Hai Tương nhớ quá ứa nước mắt. Khui lá thơ ra, thì ra là thơ mời nói chuyện khởi nghĩa.

Con Tươi ngồi chắt nước cơm ngoài sau bếp, than trong bụng: “Mấy chuyện đó kể muốn thuộc lòng rồi, bắt kể hoài, bộ mấy ổng hổng chán sao”.

Cái khởi nghĩa đó xảy ra đã lâu lắm rồi. Dân xứ này có người nhớ, người không. Cái người không nhớ thì cũng nhớ được hai ngày. Ngày thứ nhất là ngày giỗ chung những người khởi nghĩa bị giặc bắn ngoài chợ. Ngày thứ hai là cái ngày kỷ niệm khởi nghĩa. Xã tưng bừng dựng cờ đỏ chói, chạy xuồng máy rước mấy cụ lão thành lại đằng chỗ ủy ban ngồi uống nước trà, ôn lại chuyện cũ. Những chuyện mà các cụ cất vô trong tim, trong máu, buổi sáng nhớ, buổi chiều nhớ, buổi tối cũng nhớ.

(…) Hồi còn sống, ông nội thương con Tươi nhất. Tươi cũng thương ông nội, quấn quít bên ông. Công việc của nó là nấu cơm, chở nước, quét dọn nhà cửa. Thời gian rảnh ngồi nghe ông nội kể chuyện xưa, nghe bà nội kể chuyện còn xưa hơn nữa. Thằng Sáng suốt ngày chạy nhảy, ăn chực ở nhà hàng xóm, trề môi như đưa đò:

  • Ông nội khó thấy mồ.

Tươi không nghĩ ông nội khó, nhưng ông nội hơi lạ lùng. Ông nội dắt Tươi ra biển đứng sục chân trong bùn, nghe nước biển lấp liếm đầu gối, nội chỉ hướng Hòn.

  • Bây coi kìa, Hòn đó.
  • Dạ, xa quá hen nội.
  • Bây ơi – nội đột nhiên nghẹn ngào – tao nhớ Hòn quá.

(…) Má Tươi bảo: “Con Tươi đi theo ông nội riết nó… khùng”. Nó không khùng, nhưng nó già trước tuổi, nó già theo những câu chuyện xưa. Ông nội ngộ lắm. Ông nói cho nó biết sở dĩ bùn xứ nó mặn là vì có rất nhiều xương máu của chú, bác, cô, dì đã đổ xuống, trong đó đương nhiên là có máu của Thầy, của mấy anh em khởi nghĩa. Ông nói cho nó biết sống làm sao như cây đước thẳng tuột ưỡn ngực giữa sình lầy và còn nhóc chuyện nữa. Tươi cảm thấy mình phải có nhiệm vụ ghi nhớ những gì mà ông nội nói. Vì ba má nó lo làm ăn không có ở đây để nghe, vì thằng Sáng không muốn nghe. Rồi một bữa khác, ông nội nó ra bãi ngồi tới chạng vạng không chịu vô nhà. Ngồi coi biển đục ngầu, ngồi coi mặt trời lặn. Tươi năn nỉ ông vô nhà để ở ngoài này gió máy, cảm chết. Ông nội nó không chịu vô, vò đầu nó than:

  • Tao thương Thầy quá. Nhớ Thầy quá. Tao thèm gặp Thầy, gặp anh

Ðâu ngờ cái lần nội nói đó, nội đi gặp Thầy thiệt. Xóm Rạch vắng một người già cỗi cằn ngồi hát Sử hận, mấy ông làm phim, viết sử tiếc đứt ruột ông già sống qua những tháng năm biến động và nhứt là đã trải qua cuộc khởi nghĩa trên Hòn (…)

(Trích Ngọn đèn không tắt, Tập truyện ngắn – In lần thứ 19, Nguyễn Ngọc Tư, NXB Trẻ, tr5-9)

 

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Xác định ngôi kể.

Câu 2. Chi tiết nào đóng vai trò là điểm mở đầu của câu chuyện? Câu 3. Qua văn bản, em thấy nhân vật Tươi là người như thế nào? Câu 4. Chủ đề của truyện ngắn trên là gì?

Câu 5. Qua lời của ông Hai Tương trong quá khứ được gợi lại từ dòng hồi tưởng của nhân vật Tươi: “sở dĩ bùn xứ nó mặn là vì có rất nhiều xương máu của chú, bác, cô, dì đã đổ xuống, trong đó đương nhiên là có máu của thầy, của mấy anh em khởi nghĩa”, em rút ra bài học gì cho bản thân?

  1. VIẾT (6,0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm)

Viết đoạn văn ngắn (khoảng 100 chữ) phân tích thông điệp trong truyện ngắn Ngọn đèn không tắt của tác giả Nguyễn Ngọc Tư.

Câu 2. (4,0 điểm)

Viết một bài luận (khoảng 500 chữ) thuyết phục người khác từ bỏ thói quen đổ lỗi.

HẾT.

SỞ GD VÀ ĐT ĐỒNG NAI TRƯỜNG THPT LONG THÀNH ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM

KIỂM TRA HỌC KÌ II, NĂM 2023 – 2024

Môn: Ngữ văn, lớp 10

(Đáp án và hướng dẫn chấm gồm 04 trang)

 

Phần Câu Nội dung Điểm
I   ĐỌC HIỂU 4,0
   

1

Ngôi kể: ngôi thứ 3 (toàn tri)

Hướng dẫn chấm:

–  Học sinh trả lời như đáp án: 0,75 điểm.

–  Học sinh trả lời sai: không cho điểm.

 

0,75

 

 

 

2

Chi tiết: “Người ta gửi tới nhà Tư Lai một lá thơ. Thơ đề “Kính gởi ông Hai Tương”. Cả nhà bối rối không ít. Ông Hai Tương đã ra người thiên cổ lâu rồi”.

Hướng dẫn chấm:

–  Học sinh trả lời như đáp án: 0,75 điểm.

–  Học sinh trả lời đúng nhưng chưa đầy đủ: 0,5 điểm.

–  Học sinh trả lời sai: không cho điểm.

 

 

 

0,75

 

 

 

 

3

Qua văn bản, em thấy nhân vật Tươi là:

–   Đứa cháu rất thương ông, thấu hiểu tình cảm của ông với những người đồng đội cũ.

–   Biết trân trọng, ghi nhớ công ơn của những con người ngã xuống giữ gìn mảnh đất quê hương.

Hướng dẫn chấm:

–  Học sinh trả lời như đáp án: 1,0 điểm.

–  Học sinh trả lời 1 ý trong đáp án: 0,5 điểm.

–  Học sinh trả lời sai: không cho điểm.

 

 

 

 

1,0

 

 

4

Chủ đề: Xoay quanh những dấu ấn còn sót lại của chiến tranh và ca ngợi những người anh hùng đã chiến đấu vì đất nước.

Hướng dẫn chấm:

–  Học sinh trả lời đúng: 1,0 điểm.

–  Học sinh trả lời 1 ý trong đáp án: 0,5 điểm.

–  Học sinh trả lời sai: không cho điểm.

 

 

1,0

 

 

 

5

–   Đất nước đã phải hứng chịu nhiều đau thương mất mát do chiến tranh, để có được hòa bình như ngày hôm nay, cha ông ta đã phải đánh đổi rất nhiều kể cả xương máu, vì vậy ta phải biết ơn những người anh hùng đã hi sinh vì đất nước.

Hướng dẫn chấm:

–  Học sinh trả lời đúng: 0,5 điểm.

–  Học sinh trả lời sai: không cho điểm.

 

 

 

0,5

II VIẾT   6,0
  1 Viết đoạn văn ngắn (khoảng 100 chữ) phân tích thông điệp trong 2,0

 

    truyện ngắn Ngọn đèn không tắt của tác giả Nguyễn Ngọc Tư.  
  a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn

Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng phân – hợp, móc xích hoặc song hành

 

0,25

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: phân tích thông điệp trong

truyện ngắn Ngọn đèn không tắt của tác giả Nguyễn Ngọc Tư.

0,25
c. Triển khai vấn đề nghị luận

Học sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách. Đây là gợi ý:

Mở đoạn: Giới thiệu tác giả, tác phẩm, thông điệp trong truyện.

Thân đoạn:

–  Phân tích, chứng minh thông điệp trong truyện.

–  Một vài thông điệp trong tác phẩm:

+ Sự biết ơn những người có công với đất nước.

+ Tình cảm yêu thương giữa các thành viên trong gia đình.

+ Chiến tranh dù đã qua đi nhưng vẫn để lại những kí ức không thể nào quên.

+ Con người phải sống thật ngay thẳng dù đang ở trong bất cứ hoàn cảnh nào.

Kết đoạn: Khẳng định giá trị thông điệp đối với truyện/trong việc thể hiện chủ đề tư tưởng của tác phẩm/tác giả.

Hướng dẫn chấm:

–    Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng; dẫn chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữ lí lẽ và dẫn chứng (0,75 điểm).

–   Lập luận chưa thật chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng nhưng không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không tiêu biểu (0,5 điểm).

–   Lập luận không chặt chẽ, thiếu thuyết phục: lí lẽ không xác đáng, không liên quan mật thiết đến vấn đề nghị luận, không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không phù hợp (0,25 điểm).

Học sinh có thể trình bày quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với

chuẩn mực đạo đức và pháp luật, thực tế, có tính khả thi.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

0,75

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

Hướng dẫn chấm:

Không cho điểm nếu bài làm quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.

 

0,5

e. Sáng tạo

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

Hướng dẫn chấm: Học sinh huy động được kiến thức và trải nghiệm của bản thân để bàn luận; có sáng tạo trong viết câu, dựng

đoạn, làm cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh.

 

 

0,25

 

    –  Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm.

–  Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,25 điểm.

 
  2 Viết một bài luận (khoảng 500 chữ) thuyết phục người khác từ bỏ

thói quen đổ lỗi.

4,0
  a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận

Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.

 

0,25

b. Xác định đúng yêu cầu của đề.

Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Thuyết phục người khác từ bỏ thói quen đổ lỗi.

 

0,25

c. Triển khai vấn đề nghị luận

HS có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau:

Mở bài: Nêu thói quen hay quan niệm về việc đỗ lỗi cần thuyết phục người khác từ bỏ/lí do hay mục đích viết bài luận.

Thân bài:

–   Giải thích: “Đổ lỗi” là hành vi con người cố tình chối bỏ lỗi lầm của mình, hoặc viện cớ do lí do khách quan, hoặc đổ tội cho người khác. Đây là một hiện tượng đáng buồn thường gặp trong cuộc sống hằng ngày.

–  Lần lượt đưa ra ít nhất hai luận điểm (lí lẽ, bằng chứng):

+ Nêu một vài nguyên nhân khiến người ta hay đổ lỗi (không bắt buộc).

+ Trình bày tác hại của thói quen đỗ lỗi: Đổ lỗi không giúp khắc phục hậu quả gây ra, mà trái lại càng làm việc khắc phục hậu quả thêm trì trệ, khiến hậu quả càng nghiêm trọng; Đổ lỗi khiến chúng ta trở thành kẻ vô trách nhiệm, tự huyễn hoặc bản thân rằng mình không bao giờ sai, từ đó không thể tiến bộ, hoàn thiện mình…

+ Trình bày lợi ích của việc từ bỏ thói quen đỗ lỗi: Từ bỏ thói quen này giúp chúng ta nhìn nhận đúng bản thân, dám chịu trách nhiệm với những việc làm chưa đúng của mình, chủ động khắc phục hậu quả gây ra (nếu có)…

+ Thất bại trong cuộc sống, nhiều người đổ lỗi do hoàn cảnh khó khăn, nghèo khó mà quên mất rằng cũng nhiều người nhờ nỗ lực không ngừng mà làm giàu từ hai bàn tay trắng.

–   Nêu giải pháp từ bỏ thói quen đổ lỗi: Cần biết tự ý thức, có tinh thần trách nhiệm, dũng cảm nhận lỗi, sửa lỗi; Không ngần ngại nói “Xin lỗi” khi mình mắc sai lầm và có cách thức cụ thể, thiết thực để sửa chữa lỗi lầm…

Kết bài: Khẳng định lại ý nghĩa, lợi ích của việc từ bỏ thói quen đỗ

lỗi. Thể  hiện niềm tin vào sự cố gắng hay hi vọng vào sự thành

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2,75

 

    công của người được thuyết phục.  
Hướng dẫn chấm:
– Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng; dẫn chứng tiêu
biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữ lí lẽ và dẫn chứng (2,75
điểm).
– Lập luận chưa thật chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng nhưng
không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không tiêu biểu (2,0 điểm).
– Lập luận không chặt chẽ, thiếu thuyết phục: lí lẽ không xác đáng,
không liên quan mật thiết đến vấn đề nghị luận, không có dẫn
chứng hoặc dẫn chứng không phù hợp (1,25 điểm).
Học sinh có thể trình bày quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với
chuẩn mực đạo đức và pháp luật, thực tế, có tính khả thi.
d. Chính tả, từ ngữ, ngữ pháp  
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

Hướng dẫn chấm:

0,25
Không cho điểm nếu bài làm quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp  
e . Sáng tạo  
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt  
mới mẻ.  
Hướng dẫn chấm: Học sinh huy động được kiến thức và trải

nghiệm của bản thân để bàn luận; có sáng tạo trong viết câu, dựng

0,5
đoạn, làm cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh.  
Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm.  
Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,25 điểm.  

 

SỞ GD VÀ ĐT ĐỒNG NAI TRƯỜNG THPT LONG THÀNH

TỔ VĂN

 MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II, 2023 – 2024 MÔN: NGỮ VĂN, LỚP 10

THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 phút (Tự luận)

 

TT Thành phần năng lực Mạch nội dung Số câu Cấp độ tư duy
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng

%

Số

câu

Tỉ lệ Số

câu

Tỉ lệ Số

câu

Tỉ lệ
I NL Đọc Văn bản đọc hiểu (Truyện) 5 2 15% 2 20% 1 5% 40%
II NL Viết Nghị luận văn học 1 7,5% 5% 7,5% 20%
Nghị luận xã hội 1 7,5% 12,5% 20% 40%
Tỉ lệ % 30% 37,5% 32,5% 100%
Tổng 7 100%

 BẢNG ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II MÔN: NGỮ VĂN LỚP 10 – THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT

 

TT Nội dung kiến thức/kĩ năng Đơn vị kiến thức/kĩ năng Mức độ kiến thức,

kĩ năng cần kiểm tra, đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ

nhận thức

Tỉ lệ

%

Nhận

biết

Thông

hiểu

Vận

dụng

  ĐỌC HIỂU Văn         bản Nhận biết: 2 2 1 40
  truyện ngắn – Nhận biết lời kể, ngôi kể        
  Ngọn      đèn (Câu 1), lời người kể chuyện        
  không tắt và lời nhân vật.        
  Nguyễn Nhận biết đề tài, không        
  Ngọc Tư gian, thời gian, chi tiết tiêu        
    biểu trong truyện. (Câu 2)        
    Nhận biết được những đặc        
    điểm    của    nhân    vật,    cốt        
    truyện, câu chuyện trong tác        
    phẩm truyện.        
    Nhận biết được bối cảnh        
    lịch sử văn hóa được thể        
    hiện trong văn bản truyện.        
    Thông hiểu:        
    – Tóm tắt được cốt truyện, lí        
    giải được ý nghĩa, tác dụng        
    của cốt truyện.        
    – Phân tích được các chi tiết        
    tiêu biểu, đề tài, câu chuyện        
    và lí giải được mối quan hệ        
    giữa các yếu tố này trong        
    tính chỉnh thể của tác phẩm.        
    – Lí giải được ý nghĩa, tác        
    dụng của việc lựa chọn lời        
    kể, ngôi kể, điểm nhìn trong        
    tác phẩm.        
    – Phân tích, đánh giá được        
    đặc   điểm  của    nhân    vật        
    (Câu 3) và vai trò của nhân        
    vật trong tác phẩm.        
    Xác định được chủ đề, tư        
    tưởng của tác phẩm; chỉ ra        
    được những căn cứ để xác        

 

      định chủ đề, tư tưởng của tác phẩm. (Câu 4)

–   Phát hiện và lí giải các giá trị đạo đức, văn hóa từ văn bản.

–  Giải thích được ý nghĩa, tác dụng của các biện pháp nghệ thuật xây dựng nhân vật.

Vận dụng:

–    Rút ra được bài học về cách nghĩ, cách ứng xử do văn bản gợi ra. (Câu 5)

–    Nêu được ý nghĩa hay tác động của tác phẩm đối với tình cảm, quan niệm, cách nghĩ của bản thân trước một vấn đề đặt ra trong đời sống hoặc văn học.

–   Vận dụng những hiểu biết về bối cảnh lịch sử – văn hoá được thể hiện trong văn bản để lí giải ý nghĩa, thông điệp của văn bản.

–   Đánh giá được ý nghĩa, giá trị của thông điệp, chi tiết, hình tượng, những đặc sắc về nghệ thuật trong tác phẩm theo quan niệm của cá nhân.

–     Liên hệ để thấy một số điểm gần gũi về nội dung giữa các tác phẩm truyện thuộc những nền văn học

khác nhau.

       
  VIẾT Viết       đoạn

nghị              luận văn học

(khoảng 100 chữ)             phân

tích      thông

điệp                của truyện ngắn

Nhận biết:

–      Giới thiệu được vấn đề nghị luận (cốt truyện/thông điệp/tư tưởng/đặc điểm, tính cách nhân vật/người kể chuyện/điểm nhìn)

–   Đảm bảo cấu trúc của một

đoạn văn nghị luận; đảm bảo

    1* Câu TL 20

 

    Ngọn đèn không tắt Nguyễn

Ngọc Tư

chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

Thông hiểu:

–  Triển khai vấn đề nghị luận phù hợp với đặc trưng mà đề yêu cầu.

–   Kết hợp được lí lẽ và dẫn chứng để tạo tính chặt chẽ, logic của đoạn văn.

Vận dụng:

–    Nêu được những bài học rút ra từ vấn đề nghị luận.

–    Thể hiện được quan điểm đối với thông điệp được gợi ra từ vấn đề nghị luận.

–   Đánh giá được đặc sắc của vấn đề nghị luận.

–   Thể hiện rõ quan điểm, cá tính trong bài viết; sáng tạo

trong cách diễn đạt.

       
Viết bài văn NLXH

(Khoảng 500 chữ) thuyết phục người    khác từ bỏ thói quen đổ lỗi.

Nhận biết:

–   Xác định được yêu cầu về nội dung và hình thức của bài văn nghị luận xã hội.

–      Xác định rõ được mục đích, đối tượng nghị luận.

–    Đảm bảo cấu trúc, bố cục của một văn bản nghị luận. Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

Thông hiểu:

–   Giải thích được những khái niệm liên quan đến vấn đề nghị luận.

–  Triển khai vấn đề nghị luận thành những luận điểm phù hợp (Tác hại của thói quen; Lợi ích của việc từ bỏ thói quen; giải pháp để từ bỏ thói quen/quan niệm).

–   Kết hợp được lí lẽ và dẫn

    2* Câu TL 40

 

      chứng để tạo tính chặt chẽ, logic của mỗi luận điểm.

Vận dụng:

–   Đánh giá được ý nghĩa, lợi ích của việc từ bỏ một thói quen/quan niệm.

–    Nêu được những bài học, những đề nghị, rút ra từ vấn đề bàn luận.

–   Có cách diễn đạt độc đáo, sáng tạo, hợp lý và logic.

–       Sử dụng kết hợp các phương thức miêu tả, biểu cảm; vận dụng hiệu quả những kiến thức Tiếng Việt lớp 10 để tăng tính thuyết phục, sức hấp dẫn cho bài viết.

–   Thể hiện rõ quan điểm, cá

tính trong bài viết.

       
Tỉ lệ %     30% 37,5% 32,5% 100%
Tỉ lệ chung     67,5% 32,5% 100%

* Lưu ý:

  • Đối với các câu hỏi ở phần Đọc hiểu, mỗi câu hỏi cần được ra ở một chỉ báo của Mức độ kiến thức, kĩ năng cần kiểm tra, đánh giá tương ứng (một chỉ báo là một gạch đầu dòng).
  • Những đơn vị kiến thức/kĩ năng của các bài học Đọc hiểu, Tiếng Việt, Tạo lập văn bản được tích hợp trong kiểm tra, đánh giá ở phần Đọc hiểu và phần Viết.
  • (1*) Một đoạn văn đánh giá đầy đủ mức độ nhận thức (nhận biết, thông hiểu, vận dụng); tỉ lệ điểm cho từng mức độ được thể hiện trong đáp án và hướng dẫn chấm.
  • (2*) Một bài văn đánh giá đầy đủ mức độ nhận thức (nhận biết, thông hiểu, vận dụng); tỉ lệ điểm cho từng mức độ được thể hiện trong đáp án và hướng dẫn chấm.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *