Đề và đáp án HSG quốc gia môn văn Quảng Bình 2023, bài thi thứ 2

 

SỞ GD&ĐT QUẢNG BÌNH

 

ĐỀ CHÍNH THỨC

KỲ THI CHỌN HSG LỚP 11 NĂM HỌC 2022-2023

VÀ CHỌN ĐỘI DỰ TUYỂN DỰ THI CHỌN HSG
QUỐC GIA NĂM HỌC 2023-2024

Khóa ngày 04 tháng 4 năm 2023

Môn thi: NGỮ VĂN

 

SỐ BÁO DANH:………

BÀI THI THỨ HAI

Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề)

Đề gồm có 01 trang và 02 câu.

 

Câu 1. Nghị luận xã hội (4,0 điểm)

                          Vì vậy, xin bạn hãy lặng thinh

chỉ cần lắng nghe thôi.

Và nếu như bạn có gì cần muốn nói

xin cho tôi một vài phút

tôi hứa,

đến phiên bạn

sẽ lắng nghe với trọn một tấm lòng.

(Nguyễn Duy Niên, Khi tôi cần bạn lắng nghe tôi, Ngắm nhìn          tĩnh tại, trang 212, NXB Phương Đông, 2016)

Anh/chị hãy viết bài văn nghị luận chia sẻ quan điểm của mình về thái độ sống được gợi ra từ ý thơ trên.

Câu 2. Nghị luận văn học (6,0 điểm)

Văn học không chỉ khơi dậy sự đồng cảm mà còn có khả năng cuốn hút ta vào những cuộc đối thoại.

Anh/chị hãy trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến trên.

SỞ GD&ĐT QUẢNG BÌNH

 

HƯỚNG DẪN CHẤM

KỲ THI CHỌN HSG LỚP 11 NĂM HỌC 2022-2023

VÀ CHỌN ĐỘI DỰ TUYỂN DỰ THI CHỌN HSG
QUỐC GIA NĂM HỌC 2023-2024

Khóa ngày 04 tháng 4 năm 2023

Môn thi: NGỮ VĂN

  BÀI THI THỨ HAI

Đáp án này gồm có 02  trang

 

YÊU CẦU CHUNG

– Phần hướng dẫn chủ yếu để định hướng cho người chấm; học sinh có thể trình bày, diễn đạt theo cách khác.

– Trên cơ sở các mức điểm đã định, giám khảo căn cứ vào mức độ triển khai, trình bày ý và kĩ năng viết của học sinh để cho điểm tối đa hoặc thấp hơn.

– Khi cho điểm toàn bài cần cân nhắc đến việc đáp ứng các yêu cầu về kĩ năng. Có thể cho điểm toàn bài như sau: 0; 0,25; 0,5; 0,75… đến tối đa là 10.

– Khuyến khích những bài viết sáng tạo, có cảm xúc, có chất văn; chấp nhận những bài viết có cách kiến giải riêng nhưng hợp lí.

                        HƯỚNG DẪN CỤ THỂ

Yêu cầu về kĩ năng

– Biết cách làm một bài văn nghị luận.

– Bố cục bài làm rõ ràng, kết cấu hợp lí. Hình thành, triển khai ý tốt.

– Diễn đạt suôn sẻ, mắc ít lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp.

B. Yêu cầu về nội dung và cách cho điểm

Học sinh có thể sắp xếp, trình bày, diễn đạt theo những cách khác nhau, miễn là đạt được các yêu cầu cơ bản sau:

Câu Nội dung Điểm
1 HS rút ra được thái độ sống ẩn chứa trong ý thơ.

(Gợi ý: Lắng nghe với trọn một tấm lòng, biết im lặng khi giao tiếp…)

0,5
HS bày tỏ được quan điểm của mình về thái độ sống đó.

(Đồng tình/không đồng tình; nên/không nên…)

Khi bày tỏ quan điểm cần lí giải rõ ràng, dẫn chứng tiêu biểu, lập luận chặt chẽ, thuyết phục,….

2,5
HS rút ra bài học nhận thức và hành động phù hợp với quan điểm của mình. 1,0
Gợi ý:

* Nếu HS rút ra thái độ sống lắng nghe với trọn một tấm lòng và đồng tình với thái độ đó:

– Cần có những lí giải sau:

+ Giúp hiểu rõ những tâm tư, tình cảm, suy nghĩ của người nói để có sự sẻ chia phù hợp.

+ Nhận được sự tôn trọng và tin tưởng của người nói, rút ngắn khoảng cách, tạo sự kết nối.

+ Hiểu được chính mình rõ hơn, từ đó có sự điều chỉnh cần thiết trong cuộc sống.

– Cần rút ra được những bài học:

+ Cần đặt mình vào hoàn cảnh của người khác, không quá đề cao cái tôi cá nhân để dễ dàng lắng nghe và chia sẻ.

+ Lắng nghe để thấu hiểu, làm cơ sở cho những hành động cụ thể vì một cuộc sống tốt đẹp, ý nghĩa cho mình và mọi người.

 

 

2 Giải thích 1,5
Đồng cảm: cùng chung một cảm xúc, cảm nghĩ.

Đối thoại: tương tác, chất vấn, tranh luận.

* Ý kiến bàn về chức năng của văn học, về sự tương tác của người đọc với tác phẩm. Văn học không chỉ mang lại sự đồng cảm, gặp gỡ mà còn kích thích những tranh biện, nuôi dưỡng tư duy đối thoại về những vấn đề nhân sinh được gợi ra từ tác phẩm.

0,25

0,25

1,0

Khẳng định vấn đề 3,0
–  Vì sao văn học có khả năng khơi dậy sự đồng cảm?

–         + Tác phẩm văn học không chỉ phản ánh hiện thực mà còn biểu đạt tình cảm của nhà văn bằng ngôn từ giàu tính biểu cảm, có khả năng tác động trực tiếp đến cảm xúc người đọc.

+ Hình tượng nghệ thuật vừa có tính riêng vừa mang tầm phổ quát, khiến người đọc thấy được mình trong đó và có sự đồng cảm sâu sắc.

– Vì sao văn học có khả năng cuốn hút ta vào sự đối thoại?

–         + Nhà văn sáng tác nhằm mục đích sẻ chia cách nhìn, cách nghĩ của mình về con người và cuộc đời. Những nhận thức đó không phải dựa trên kết luận có sẵn mà là những trăn trở, khao khát cần đối thoại.

–         + Tác phẩm không bao giờ hoàn kết, nó là một kết cấu vẫy gọi với nhiều khoảng trống, thôi thúc người đọc bước vào tác phẩm để tranh luận, đối thoại, bày tỏ quan điểm của mình trong tư cách người đồng sáng tạo.

–         –  Người đọc đối thoại với tác phẩm ở những phương diện nào?

–         + Đối thoại với tiếng nói, suy nghĩ của nhân vật và tư tưởng, quan điểm của nhà văn.

+ Đối thoại với chính mình để thức tỉnh, bừng ngộ và hiểu mình hơn.

[HS phân tích dẫn chứng để làm rõ các luận điểm trên]

1,0

 

 

 

 

1,0

 

 

 

 

 

1,0

Mở rộng, nâng cao 1,5
– Nhà văn phải có khả năng cảm thông, giàu tình yêu thương; phải sống sâu sắc, không áp đặt một chân lí có sẵn, không biến nhân vật thành cái loa phát ngôn tư tưởng của mình.

– Người đọc phải thực sự sống cùng tác phẩm, có quan điểm vững vàng trong tiếp nhận để tạo nên sự đối thoại hiệu quả.

0,75

 

 

0,75

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *