Đề và đáp án HSG môn văn Sơn La 2024

SỞ GDĐT SƠN LA

ĐỀ CHÍNH THỨC

(Đề thi có 01 trang)

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI THPT CẤP TỈNH

NĂM HỌC 2023 – 2024

Môn thi: Ngữ văn

Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề)

 

Đọc hiểu (4,0 điểm)

Đọc văn bản sau:

 

Con nhớ ngày xưa mẹ hát

​​​Hoa sen lặng lẽ dưới đầm

​​​Hương hoa dịu dàng bát ngát

​​​Thơm tho không gian thời gian

 

​​​Mẹ nghèo như đóa hoa sen

​​​Tháng năm âm thầm lặng lẽ

​​​Giọt máu hòa theo dòng lệ

​​​Hương đời mẹ ướp cho con

​​​Khi con thành đóa hoa thơm

​​​Đời mẹ lắt lay chiếc bóng

​​​Con đi…chân trời gió lộng

​​​Mẹ về…nắng quái chiều hôm

 

​​​Sen đã tàn sau mùa hạ

​​​Mẹ cũng lìa xa cõi đời

​​​Sen tàn rồi sen lại nở

​​​Mẹ thành ngôi sao trên trời

 

(Mẹ – Viễn Phương, theo thivien.net)

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1. (0,75 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.

Câu 2. (0,75 điểm) Dấu chấm lửng trong hai câu thơ Con đi…chân trời gió lộng/ Mẹ về…nắng quái chiều hôm có tác dụng gì?

Câu 3. (1,25 điểm) Anh/Chị hiểu như thế nào về nội dung dòng thơ: Hương đời mẹ ướp cho con?

Câu 4. (1,25 điểm) Nhận xét về hình ảnh người mẹ trong văn bản trên.

Làm văn (16,0 điểm)

Câu 1. (7,0 điểm)

Babbles cho rằng: Sứ mạng của người mẹ không phải là làm chỗ dựa cho con cái mà là làm cho chỗ dựa ấy trở nên không cần thiết.

Bằng một bài văn khoảng 500 từ, anh/chị hãy trình bày suy nghĩ về ý kiến trên.

Câu 2. (9,0 điểm)

Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng. Chẳng những thế, văn chương lại còn sáng tạo ra sự sống. Vũ trụ này tầm thường chật hẹp không đủ thỏa mãn mối tình cảm dồi dào của nhà văn. Nhà văn sẽ sáng tạo ra những thế giới khác.

                   (Nhiệm vụ của văn chươngHoài Thanh, Tao Đàn số 7, 1/6/1939)

Anh/Chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Bằng trải nghiệm văn học, hãy làm sáng tỏ ý kiến.

SỞ GDĐT SƠN LA

NĂM HỌC 2023 – 2024

ĐỀ CHÍNH THỨCMôn: Ngữ văn
(Hướng dân chấm có 03 trang)
I ĐỌC HIỂU 4.0
1. Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản: Biểu cảm 0,5
2. Dấu chấm lửng trong hai câu thơ Con đi… chân trời gió lộng! Mẹ về… nắng
quái chiều hôm có tác dụng:
– Diễn tả lời nói, cảm xúc ngập ngừng, xúc động
Tạo khoảng trống cho ý thơ, gợi mở những liên tưởng, suy ngẫm về thời gian, cuộc đời…
HDC: Mỗi ý đúng 0,5 điểm.
3. Nội dung dòng thơ Hương đời mẹ ướp cho con:
– Mẹ âm thầm chắt chiu những gì đẹp đẽ nhất, tinh túy nhất để dành trọn cho con.
– Lòng biết ơn của con trước sự tảo tần, hi sinh thầm lặng của mẹ.
HDC: Đúng 1 trong 02 ý: 0,75 điểm.
– Hình ảnh người mẹ trong văn bản:
+ Nghèo khó, vất vả, cả cuộc đời lam lũ
+ Bình dị, thanh cao, hi sinh thầm lặng vì con.
4 – Hình ảnh mẹ hiện ra chân thực trong nỗi nhớ, cảm nhận đầy xúc động của 125 người con; gợi nhắc sự biết ơn, kính trọng của mỗi người con dành cho. mẹ.
HDC: Cảm nhận hình ảnh người mẹ: 0,75 điểm. Cảm xúc của nhà thơ:
LÀM VĂN 16.0
1 Trình bày suy nghĩ về ý kiến: sứ mạng của người mẹ không phải là làm chỗ dựa cho con cái mà là làm cho chỗ dựa ấy trở nên không cần thiết. :
a. Hình thức
b. Giải thích
– Sứ mạng: Vai trò lớn lao, cao cả của cha mẹ trong việc nuôi dạy con cái.
– Chỗ dựa: chăm sóc, nuôi dưỡng, nơi che chở, yêu thương, con cái có thể nương tựa,
– Làm cho chỗ dựa ấy không cần thiết: làm cho con cái biết sống tự lập, chủ  động, tích cực, không dựa dẫm.
Câu nói như một hình thức định nghĩa lại quan điểm truyền thống: làm mẹ cần phải dạy con tự lập, tự chủ trong cuộc sống.
Bàn luận
– Người mẹ tuy sinh ra con nhưng không thể sống suốt đời cùng con cái, không  thể sống hộ cuộc đời của con, do vậy cần biết làm cho đứa trẻ biết tự lập, tự sống cuộc đời của chính mình.

– Nếu người mẹ không làm cho con biết tự lập, đứa trẻ sẽ luôn luôn phụ thuộc, luôn luôn dựa dẫm, không thể trưởng thành.

– Vả lại, đứa trẻ có quyền làm chủ cuộc đời của chính nó, quyết định mình là

ai, sống cuộc đời như thế nào..

HDC: Lí lẽ thuyết phục: 2,0 điểm (lí lẽ 1: 0,75điểm; lí lẽ 2: 0,75 điểm; lí lẽ 3: 0,3 điểm). Dẫn chứng: phù hợp, thuyết phục, biết phân tích dẫn chứng: I,0 điểm

d. Mở rộng, nâng cao vấn đề, rút ra bài học

– Dạy con biết tự lập không có nghĩa là phó mặc con, không quan tâm, uốn nắn hoặc quá khắt khe, yêu cầu cao đối với con.

-Tránh xu hướng nuông chiều con quá mức khiến con cái mắt đi ý thức tự lập.
– Nhận thức được tình thương của cha mẹ là nguồn động viên chứ không phải

là vỏ bọc đẻ lần tránh mọi trở ngại trên đường

– Luôn cố gắng, không dựa dẫm, ỷ lại; khẳng định bản thân để tạo được sự yên tâm về mình cho cha mẹ.

e. Sáng tạo

– Nội dung: Hiếu thấu đáo vấn đề, lập luận sắc bén, dẫn chứng phong phú và

thuyết phục, có tư duy phản biện… (0,25 điểm)

– Hình thức: sáng tạo về cấu trúc bài văn, đoạn văn, câu văn… (0,25 điểm)

1,0

Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng. Chẳng những thế, văn chương lại còn sáng tạo ra Sự sống. Vũ trụ này tầm thường chật hẹp không đủ thỏa mãn mỗi tình cảm dồi dào của nhà văn. Nhà văn sẽ
sáng tạo ra những thế giới khác. (Hoài Thanh)

Anh/Chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Bằng trải nghiệm văn học, hãy làm sáng tỏ ý kiến. 10,0

a. Hình thức 1,0

b. Giải thích

– Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng. Chẳng những thế, văn chương lại còn sáng tạo ra sự sống: Văn học phản ánh hiện thực đời sống phong phú, nhưng nhà văn cũng góp phần nhào nặn lại hiện thực đó trong tác phẩm.

– Vũ trụ này tâm thường chật hẹp không đủ thỏa mãn mối tình cảm dồi dào của nhà văn: Tâm hồn, tình cảm mãnh liệt, nguồn cảm hứng sáng tạo của tác giả  vượt khỏi khuôn khổ hiện thực. Nhà văn sẽ sáng tạo ra những thế giới khác: Thế giới riêng do nhà văn sáng tạo ra trong tác phẩm bằng ngôn từ nghệ thuật.

> Ý kiến đề cập đến đặc trưng của văn học: văn học phản ánh hiện thực đời sống qua thế giới nghệ thuật riêng do nhà văn sáng tạo nên. –
C1. Bàn luận

– Văn chương bắt nguồn từ hiện thực, đời sống, do vậy trước hết thế giới của  văn chương cũng chính là hình ảnh về hiện thực đời sống đó. Không có nghệ
thuật nào thoát ly hoàn toàn sự sông.

— Văn chương còn là lĩnh vực của sự sáng tạo:

+ Hiện thực đời sống được phản chiếu qua lăng kính chủ quan của nhà văn, được nhà văn hư cấu, tái tạo lại… đó là thứ hiện thực được sáng tạo.

+ Hơn thế, nhà văn — chủ thể kiến tạo của văn chương lại có tâm hồn rộng mở, phong phú; có khuynh hướng thẳm mỹ và cá tính sáng tạo riêng, do vậy họ
luôn có nhu cầu sáng tạo ra một thế giới mới. Thế giới do nhà văn sáng tạo. chính là thế giới nghệ thuật được tạo dựng bằng ngôn từ nghệ thuật, hướng tới những đề tài mà nhà văn quan tâm, biểu đạt qua sắc thái thẩm mỹ đậm cá tính sáng tạo của nhà văn.
LHDC: Ý 1: 0,5 điểm; Ý 2: 1,0 điểm; Ý 3: 1,0 điểm.
. C2. Chứng minh

Học sinh lựa chọn và phân tích dẫn chứng làm sáng tỏ vấn đề đảm bảo 2 yêu cầu:

– Tác phẩm văn chương đó phản ánh hiện thực đời sống nào?

– Hiện thực đời sống đó đã được nhà văn sáng tạo ra sao?

HDC: Đủ 02 loại dẫn chứng. Lựa chọn và phân tích dẫn chứng phải theo từng  bậc ý nghĩa. Mỗi ý  phân tích được 2,0 điểm. Phân tích chung chung: 1,0 đến
1,5 đêm — –

d. Đánh giá
– Ý kiến đúng đắn, khẳng định vai trò của chủ thể sáng tạo văn chương.

– Bài học với người sáng tạo, tiếp nhận:

+ Người sáng tạo: Không ngừng bền bỉ lao động và sáng tạo nghệ thuật.

+ Người tiếp nhận: không đồng nhất hiện thực do nhà văn sáng tạo nên với
hiện thực đời sống thực tế, thấy được cái mới trong sáng tạo của người nghệ sĩ.

1,0

e. Sáng tạo

– Nội dung: Hiếu thấu đáo vấn đề, lập luận sắc bén, dẫn chứng phong phú và
thuyết phục, có tư duy phản biện… (0,5 điểm)

– Hình thức: sáng tạo về cấu trúc bài văn, đoạn văn, câu văn… (0,5 điểm)

TỎNG ĐIÊM

20.0

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *