Đề thi Văn 10 trại hè Hùng Vương và duyên hải 2015 văn 11 tỉnh Hà Giang

 

TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG LẦN THỨ XI                  ĐỀ THI MÔN NGỮ VĂN

 TRƯỜNG THPT CHUYÊN HÀ GIANG                                LỚP  11

                  ĐỀ THI ĐỀ XUẤT                          ( Đề này có 01 trang, gồm 02 câu)

Câu 1( 8.0 điểm ): Nghị luận xã hội

 

Em hãy viết một bài nghị luận bàn về hiện tượng nhiều học sinh hiện nay không có thói quen nói lời cảm ơn và xin lỗi trong cuộc sống hàng ngày.

 

 

Câu 2 ( 12.0 điểm ) ): Nghị luận văn học

Trong bài viết “ Tiếng nói của văn nghệ ” nhà văn Nguyễn Đình Thi đã viết :

Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại. Nhưng nghệ sĩ không những ghi lại cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều gì mới mẻ. Anh gửi vào tác phẩm một lá thư, một lời nhắn nhủ, anh muốn đem một phần của mình góp vào đời sống chung quanh.

Em hiểu gì về ý kiến trên và hãy làm sáng tỏ bằng các tác phẩm Chí Phèo, Đời thừa của Nam Cao.

 

 

……………..HẾT…………………

(Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm, thí sinh không được sử dụng tài liệu)

 

Họ và tên thí sinh: ………………………..…………………………………………..

Họ tên, chữ kí giám thị 1: …………………………………………………………….

Họ tên, chữ kí giám thị 2: …………………………………………………………….

         Người thẩm định                                                      Người ra đề

 

 

 

           Vũ Thị Thu                                                              Chu Hồng Vân

SĐT: 01638528888                                              Số điện thoại : 0915894299

 

 

 

                        HƯỚNG DẪN CHẤM ( gồm 03trang )

                                             MÔN: Ngữ Văn,  LỚP 11

 

Lưu ý: Các cách giải khác hướng dẫn chấm, nếu đúng cho điểm tối đa theo thang điểm đã định.

Câu Nội dung

 

Điểm
 

1

 

Bài làm cần nêu được các nội dung cơ bản sau :

1. Giới thiệu vấn đề :

2. Giải thích các khái niệm:

Lời cảm ơn : là lời nói để bày tỏ lòng biết ơn đối với người đã giúp đỡ mình.

Lời xin lỗi : là lời nói thể hiện thái độ nhận ra sai lầm và mong được người khác tha thứ.

 

3. Phân tích, chứng minh các khía cạnh của vấn đề :

+ Vì sao phải nói lời cảm ơn, xin lỗi : thể hiện suy nghĩ và cách ứng xử có văn hóa của người nói….

+ Thực trạng hiện nay có nhiều em học sinh đã quên mất nói lời cảm ơn và xin lỗi trong cuộc sống. ( phân tích dẫn chứng )

+ Nói lời cảm ơn và xin lỗi thể hiện điều gì.

+ Khi nào nên nói lời cảm ơn, xin lỗi. …

 

4. Bình luận, mở rộng: nâng cao vấn đề, rút ra bài học nhận thức.

5. Kết luận: tổng kết, đánh giá chung,

 

 

 

0.5

 

 

1.0

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5.0

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.0

 

 

 

0.5

 

 

2

1. Giới thiệu vấn đề .

 

2. Giải thích : câu nói đề cập tới chức năng của văn học là phản ánh hiện thực cuộc sống. Không chỉ có chức năng phản ánh mà qua các sáng tác văn chương mỗi nhà văn lại tạo dựng phong cách riêng cho mình qua việc nhắn gửi đến người đọc một thông điệp mới mẻ, đầy ý nghĩa về cuộc sống.

0.5

 

       1.0

 

3. Phân tích, chứng minh làm sáng tỏ:  qua hai sáng tác của Nam Cao

+ Chí Phèo : tác giả phản ánh số phận hiện thực của người nông dân nghèo trong xã hội cũ : bị dồn đẩy, tha hóa về nhân hình, nhân tính.

ð Nhắn gửi đến người đọc : chỉ đến sáng tác của Nam Cao người ta mới nhận ra người nông dân đã bị tha hóa đến cùng cực. Đồng thời cũng từ đây nhà văn lên tiếng khẳng định và phát hiện tận đáy sâu tâm hồn của những con người ấy vẫn ánh lên khát vọng sống lương thiện. Đó là điều rất mới trong sáng tác của ông. Tác giả cũng nhắn gửi tới người đọc hãy cứu lấy những kiếp người đau khổ và bất hạnh như vậy.

 

+ Đời thừa : Tác giả phản ánh về số phận của người tri thức tiểu tư sản nghèo trong xã hội cũ. Cuộc sống của họ quá khó khăn, chỉ vì miếng cơm manh áo mà họ rơi vào cảnh sống bế tắc,tiêu tan mọi khát vọng, ước mơ. Họ lâm vào bi kịch tinh thần khủng hoảng trong cuộc sống.

ð Người đọc nhận ra một hiện thực xã hội về tình cảnh sống của tầng lớp tri thức tiểu tư sản trong xã hội cũ.

Qua đây nhà văn thể hiện sự mới mẻ trong ngòi bút của mình khi phát hiện trong tâm hồn họ là những khát vọng sống đẹp đẽ . Tác giả muốn nhắn gửi đến người đọc: chúng ta hãy tạo dựng một xã hội nhân đạo để mỗi con người trong đó tìm được cuộc sống có ý nghĩa cho mình.

 

    

   

      4.0

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

     4.0

 

 

4. Bình luận đánh giá chung

–  Như vậy với các sáng tác trên nhà văn Nam Cao đã phản ánh tương đối đầy đủ và toàn diện về bối cảnh xã hội cũ nước ta thời kì 1930- 1945. Qua các sáng tác của ông ta nhận ra hiện thực xã hội và thấy được tiếng nói nhân đạo đầy khẩn thiết của nhà văn. Hãy cứu lấy những số phận, những mảnh đời đau khổ, đồng thời hãy xóa bỏ xã hội đó, tạo dựng xã hội tốt đẹp lành mạnh cho con người tồn tại. Nam Cao xứng đáng là cây bút hàng đầu của văn học Việt Nam hiện đại.

–  Mở rộng, so sánh: bên cạnh các sáng tác của Nam Cao có một số nhà văn cũng có các sáng tác phản ánh các góc độ của cuộc sống, đồng thời nhắn gửi đến người đọc các thông điệp đầy ý nghĩa.

Vd : Hai đứa trẻ ( Thạch Lam ), Số đỏ ( Vũ Trọng Phụng )

 

5. Kết luận : đánh giá chung, khái quát về vấn đề.

 

 

 

   2.0

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

    0.5

 

–  Khuyến khích các bài làm có chất văn, sáng tạo, thể hiện các ý mới có kiến giải phù hợp.

——————————————————–

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *