Đề thi Văn 10 trại hè Hùng Vương và duyên hải 2015 văn 11 HDC tỉnh Hải Phòng

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HẢI PHÒNG

TRƯỜNG THPT CHUYÊN TRẦN PHÚ

(ĐỀ GIỚI THIỆU)

HƯỚNG DẪN CHẤM

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI

KHỐI TRƯỜNG THPT CHUYÊN

DUYÊN HẢI BẮC BỘ

NĂM HỌC: 2014 – 2015

MÔN NGỮ VĂN – LỚP 11

————————* * *————————

Câu 1: (8 điểm)

  1. A) Yêu cầu về kĩ năng

– Nắm vững kỹ năng làm kiểu bài nghị luận xã hội.

– Kết cấu bài viết chặt chẽ.

– Diễn đạt, hành văn trong sáng.

  1. B) Yêu cầu về kiến thức

Đây là một đề mở, nhằm khơi gợi suy ngẫm của học sinh từ một câu chuyện có thật mang ý nghĩa sâu sắc. Học sinh có thể tổ chức bài viết linh hoạt, sử dụng nhiều thao tác nghị luận và đặc biệt có thể đưa ra nhiều liên tưởng, suy nghĩ khác nhau miễn là hợp lí. Tuy nhiên, cần hướng tới một số ý cơ bản như sau:

  1. Câu chuyện về Malala Yousafzai:
  • Mười một tuổi, cô bé Malala Yousafzai bắt đầu viết cho chuyên mục blog của BBC, mô tả cuộc sống của cô tại vùng thung lũng Swat tại Tây Bắc Pakistan và thúc đẩy giáo dục cho nữ giới tại quê hương cô.
  • Lo lắng trước những gì Malala cố gắng kể cho thế giới, Taliban đã tìm cách thủ tiêu cô. Khi ấy, Malala chỉ vừa mười lăm tuổi.
  • Phát súng không thể giết chết Malala, cũng như không thể đập tan ý tưởng về quyền được đến trường của cô.
  • Cô phát biểu về quyền được đi học trước Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, cô được tạp chí TIME đề cử trong danh sách “100 người có ảnh hưởng nhất trong năm 2013”, ngày sinh của cô được chọn làm ngày để tôn vinh sức mạnh của giáo dục trên toàn cầu.
  • Malala trở thành người trẻ tuổi nhất được trao giải Nobel Hòa bình vào năm 2014, khi cô mới mười bảy tuổi.
  1. Bài học rút ra: Câu chuyện phi thường của Malala đã gây chấn động thế giới, khơi dậy trong chúng ta, đặc biệt là những người trẻ hôm nay, nhiều suy ngẫm về ý nghĩa của tuổi trẻ, để họ thấy rằng: Tuổi trẻ không phải là cái cớ cho sự thờ ơ.

 

 

* Giải thích:

Tuổi trẻ: là quãng thời gian đẹp nhất trong cuộc đời của mỗi con người; là khi năng lực con người được bộc lộ rõ nhất (sức khoẻ, tài năng, trí tuệ, nhiệt huyết); là khi con người ta dám nghĩ dám làm, dám ước mơ và dám thực hiện nhất.

Thờ ơ: là sự vô tâm, bàng quan trước cuộc sống, sống không lý tưởng, không mục đích, vô trách nhiệm đối với cuộc đời.

Cái cớ: là lý do không chính đáng.

à Đặt ra thực trạng: Nhiều người trẻ mặc định rằng “mình còn quá nhỏ”, “mình ngoài cuộc”, “mình thì làm được gì” để trốn tránh những vấn đề to lớn của xã hội, để tận hưởng chứ không tận hiến.

è Vấn đề đặt ra: Thái độ cần có của người trẻ trước cuộc sống – phải sống và cống hiến hết mình cho cuộc đời.

* Bàn luận:

– Coi tuổi trẻ là cái cớ để lẩn tránh trách nhiệm, để sống ỷ lại vào người khác là một quan niệm sống sai lầm. Bởi lẽ:

+ Tuổi trẻ là tuổi đẹp nhất, giàu nhiệt huyết nhất, sung mãn nhất, là tuổi để sống và cống hiến.

+ Mỗi người trẻ, bằng tiếng nói và hành động của mình, có thể góp phần không nhỏ để thay đổi thế giới, để làm xã hội phát triển theo hướng tốt đẹp hơn.

– Tuy nhiên, hiện nay, với nhiều người, tuổi trẻ vẫn là cái cớ cho sự thờ ơ:

+ Thờ ơ với các vấn đề của thế giới (những vấn đề của nhân loại, ý thức đấu tranh bảo vệ môi trường sống…).

+ Thờ ơ với các vấn đề của đất nước (lịch sử dân tộc, thực trạng đất nước…).

+ Thờ ơ với gia đình, người thân, bạn bè và với chính mình…

– Điều này sẽ làm huỷ hoại bản thân với lối sống thờ ơ, ích kỉ và vô nghĩa; trở thành gánh nặng cho gia đình, xã hội.

* Bài học:

– Đối với người trẻ:

+ Sống có lý tưởng, dám nghĩ, dám làm.

+ Quan tâm đến những vấn đề lớn của thế giới, đất nước, hay ít nhất là của gia đình, quê hương mình.

+ Hành động để góp phần giải quyết những vấn đề nêu trên (bảo vệ môi trường, phòng chống dịch bệnh,…), noi gương những người trẻ có đóng góp lớn cho cộng đồng trên thế giới.

– Đối với xã hội: Mọi người cũng cần tạo điều kiện, khuyến khích người trẻ để họ có cơ hội phát huy năng lực, thực hiện lý tưởng của mình.

Chú ý: Với mỗi luận điểm trên, HS cần tìm được dẫn chứng thuyết phục. Có thể huy động những dẫn chứng từ sách vở và đời sống, nhưng cần nêu được những suy tư và trải nghiệm của bản thân mình.

* Cách chấm điểm:

Điểm 7-8: Bài viết đáp ứng tốt các yêu cầu trên. Hành văn có cảm xúc, lập luận thuyết phục.

Điểm 5-6: Bài viết đáp ứng được những ý cơ bản, hầu như không mắc lỗi về kĩ năng và diễn đạt.

Điểm 3-4: Bài viết chỉ trình bày được một nửa yêu cầu về kiến thức, còn mắc lỗi  về kĩ năng và diễn đạt.

Điểm 1-2: Bài viết chưa hiểu rõ về vấn đề hoặc không biết cách lập luận, mắc lỗi nhiều về kĩ năng và diễn đạt.

Điểm 0: Bài viết lạc đề hoàn toàn hoặc học sinh không viết bài.

 

Câu 2: ( 12 điểm)

  1. Yêu cầu về kỹ năng:
  2. Học sinh nhận thức được yêu cầu của đề: Giải thích một vấn đề mang tính lí luận văn học (quá trình sáng tác của nhà văn) và làm rõ điều đó qua một vài bài thơ đã học trong chương trình Ngữ văn 11 Nâng cao.
  3. Biết vận dụng các thao tác: giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận một cách nhuần nhuyễn.
  4. Kết cấu rõ ràng, chặt chẽ, lập luận thuyết phục.
  5. Diễn đạt mạch lạc, trong sáng, giàu chất văn. Bài viết phải vừa có sắc thái lý luận, vừa thể hiện rõ những cảm nhận tinh tế về tác giả, tác phẩm.
  6. Yêu cầu về kiến thức:

Học sinh có thể trình bày theo những cách khác nhau nhưng về cơ bản cần đảm bảo các yêu cầu sau:

  1. Giải thích:

Làm thơ, ấy là dùng lời và những dấu hiệu thay cho lời nói, tức là chữ…: Lời và những dấu hiệu thay cho lời nói, tức là chữ, chính là phương tiện hữu hiệu nhất, đắc dụng nhất để kết thành thơ. “Yếu tố đầu tiên của văn học là ngôn ngữ” (M.Gorki).

– …để thể hiện một trạng thái tâm lý đang rung chuyển khác thường: Qua đó, nhà thơ ghi lại trạng thái tâm hồn mình đang có những biến chuyển, rung động sâu sắc, mạnh mẽ, căng thẳng nhưng say mê khác thường. Nói cách khác, cội nguồn của sáng tác văn học, chính là cảm hứng đột khởi trong lòng của nhà văn.

è Câu nói của Nguyễn Đình Thi đã tóm lược lại quá trình từ rung động đến sáng tạo của nhà thơ. Xét đến cùng, nhu cầu giải thoát và bộc lộ tình cảm chính là nhu cầu thôi thúc đầu tiên của quá trình sáng tác của nhà thơ qua cây cầu ngôn ngữ.

  1. Phân tích, chứng minh:

HS có thể chọn một vài bài thơ đã học trong chương trình Ngữ văn 11 Nâng cao để phân tích, làm nổi bật quá trình sáng tác của nhà thơ và khả năng sử dụng ngôn ngữ để chuyển tải cảm xúc của tác giả.

Chú ý: Khi phân tích, phải bám vào các chữ, lời để thấy được cảm hứng, tâm trạng, tình cảm, thái đô, tư tưởng, quan niệm mà nhà thơ gửi gắm.

  1. Bàn luận, mở rộng:

– Là một trạng thái tâm lý – thẩm mỹ phong phú và phức tạp, quá trình sáng tạo nghệ thuật đã chuyển tất cả những rung động, nhận thức của con người về đời sống trở thành những hình tượng nghệ thuật ngôn từ. Đây là một quá trình lao động thầm lặng song cũng đầy vất vả, gian nan trong một niềm say mê vô tận của người nghệ sĩ.

– Điều này đặt ra yêu cầu đối với người nghệ sĩ phải sáng tác từ những xúc cảm chân thành nhất, tha thiết nhất, phải lựa chọn ngôn từ chính xác nhất, tinh lọc nhất. Và người đọc cũng phải sống hết mình với tác phẩm để hiểu được thông điệp thẩm mỹ của tác giả, để sẻ chia, cảm thông với tác giả.

* Cách chấm điểm:

– Điểm 10-12: Bài viết đáp ứng tốt các yêu cầu trên. Hành văn có cảm xúc, lập luận rõ ràng, dẫn chứng thuyết phục…

– Điểm 7-9: Bài viết đáp ứng được những ý cơ bản, hầu như không mắc lỗi về kĩ năng và diễn đạt.

– Điểm 4-6: Bài viết chỉ trình bày được một nửa yêu cầu về kiến thức, hoặc phân tích tác phẩm đơn thuần. Còn mắc lỗi về kĩ năng và diễn đạt.

– Điểm 1-3: Bài viết chưa hiểu rõ về vấn đề, chủ yếu diễn xuôi văn bản. Diễn đạt và kĩ năng viết văn nghị luận yếu.

– Điểm 0: Bài viết lạc đề hoàn toàn hoặc học sinh không viết bài.

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *