SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
ĐỀ CHÍNH THỨC |
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH NĂM HỌC 2017 – 2018 Môn thi: NGỮ VĂN – Lớp 11 THPT Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề) Ngày thi: 09 tháng 3 năm 2018 (Đề thi có 02 câu, gồm 01 trang) |
Câu I (8,0 điểm):
Thông điệp sâu sắc nhất mà anh/chị nhận được từvăn bản sau:
Mùa đông đang đến gần
Những bầy chim bắt đầu thấy lạnh
Rủ nhau về phương Nam lẩn tránh
Dù suốt mùa hè ca ngợi quê hương
Chỉ có đại bàng vẫn ngồi im
Lặng lẽ nhìn những hàng cây trút lá
Khi quê hương gặp những ngày băng giá
Đại bàng không bỏ bay đi.
(R.Gamzatop)
Câu II(12,0 điểm):
Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều từng chia sẻ:
Thơ ca là nơi duy nhất để giải phóng tôi và để tôi trú ẩn.
Anh/chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Cảm nhận bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử để làm sáng tỏ ý kiến.
……….HẾT……….
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ ĐỀ CHÍNH THỨC |
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH NĂM HỌC 2017 – 2018 Môn thi: NGỮ VĂN – Lớp 11 THPT Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề) Ngày thi: 09 tháng 3 năm 2018 |
HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ THANG ĐIỂM
(Gồm có 04 trang)
Câu | Nội dung | Điểm |
I | Thông điệp sâu sắc nhất nhận được từ văn bản | 8,0 |
Yêu cầu chung | ||
– Câu này kiểm tra năng lực viết bài nghị luận xã hội của thí sinh; đòi hỏi thí sinh phải huy động những hiểu biết về đời sống xã hội, kĩ năng tạo lập văn bản và khả năng bày tỏ thái độ, chủ kiến của mình để làm bài. – Thí sinh có thể làm bài theo nhiều cách khác nhau nhưng phải có lí lẽ và căn cứ xác đáng, được tự do bày tỏ quan điểm riêng của mình, nhưng phải có thái độ chân thành nghiêm túc, phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội. |
|
|
Yêu cầu cụ thể | ||
1. Giải thích ý nghĩavăn bản | 1,5 | |
– Bài thơ nói về một hiện tượng có tính quy luật của tự nhiên: mùa đông, những bầy chim bay về phương Nam tránh rét nhưng riêng đại bàng vẫn bám trụ trên những cành cây, mỏm đá trên đỉnh núi cao chịu đựng băng giá. – Ý nghĩavăn bản: từ cách ứng xử của bầy chim di cư tránh rét và chim đại bàng trước thời tiết khắc nghiệt, văn bản gợi ra cho người đọc nhiều thông điệp sâu sắc: + Thông điệp về tình cảm, thái độ của con người đối với quê hương trong những khó khăn, thử thách. +Thông điệp về thái độ, hành vi ứng xử khác nhau của con người trong cùng một hoàn cảnh (khi thuận lợi, gặp thời thì chen chân xu nịnh; khi gặp khó khăn trở ngại thì thờ ơ, bỏ cuộc, né tránh, mưu lợi cá nhân…) + Thông điệp về cách sống không phô trương, ồn ào, khi gặp khó khăn không nản lòng, chấp nhận đối diện để vượt qua thử thách; sống tình nghĩa, thủy chung, giàu trách nhiệm… (Hướng dẫn chấm chỉ nêu lên một vài thông điệp mang tính chất gợi ý, thông điệp sâu sắc nhất mà thí sinh rút ra từ văn bản có thể trùng với một trong những định hướng của hướng dẫn chấm, có thể nằm ngoài những định hướng của hướng dẫn chấm, nhưng phải gắn với văn bản, phải có cơ sở hợp lí và chuẩn mực). |
0,5 1,0 |
|
2. Luận bàn | 5,0 | |
Từ nhận thức và trải nghiệm riêng, thí sinh có thể bày tỏ suy nghĩ riêng về thông điệp mà thí sinh cho là sâu sắc nhất từvăn bản. Tuy nhiên dù suy nghĩ theo hướng nào cũng phải tập trung vào một thông điệp sâu sắcnhất mà bản thân nhận được từvăn bản, phải có lí lẽ, căn cứ xác đáng và có thái độ bàn luận nghiêm túc, thiện chí. | |
|
3. Bài học nhận thức và hành động | 1,5 | |
Từ thông điệp sâu sắc nhất nhận được từ nội dungvăn bản, thí sinh cần nêu được định hướng nhận thức và hành động phù hợp, ý nghĩa cho bản thân. (Lưu ý: Bài học nhận thức và hành động mà thí sinh trình bày phải phù hợp với nội dung văn bản, với thông điệp mà thí sinh rút ra từ văn bản, đảm bảo tính nghiêm túc, phù hợp với chuẩn mực đạo đức). | ||
II | Cảm nhận bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử để làm sáng tỏ lời chia sẻ của nhà thơ Nguyễn Quang Thiều : Thơ ca là nơi duy nhất để giải phóng tôi và để tôi trú ẩn. | 12,0 |
Yêu cầu chung | ||
– Câu này kiểm tra năng lực viết bài nghị luận văn học của thí sinh; đòi hỏi thí sinh phải huy động kiến thức về lí luận văn học, tác phẩm văn học, kĩ năng tạo lập văn bản, khả năng cảm nhận văn chương của mình để làm bài. – Thí sinh có thể cảm nhận và kiến giải theo những cách khác nhau, nhưng phải có lí lẽ, căn cứ xác đáng. |
||
Yêu cầu cụ thể | ||
1. Giải thích ý kiến | 2,0 | |
– Cắt nghĩa ý kiến: + Giải phóng: cởi bỏ, giải thoát, vượt lên khỏi mọi giới hạn, ràng buộc. + Trú ẩn: tìm được nơi bình yên để nương náu. =>Lời tâm sự của nhà thơ Nguyễn Quang Thiều đề cao, tôn vinh giá trị, thiên chức của thơ ca: thơ ca là cách duy nhất giúp con người vượt lên mọi giới hạn, ràng buộc để giải tỏa những cảm xúc sâu kín, đồng thời tìm được điểm tựa an yên cho tâm hồn.Giá trị của thơ được nhìn ở cả hai phương diện: người làm thơ và người đọc thơ. – Lý giải ý kiến: + Thơ là phương thức trữ tình, là sự thổ lộ tình cảm mãnh liệt đã được ý thức, nơi nhà thơ chia sẻ, trút gửi những tâm tư sâu kín, những sự giày vò và chấn động bên trong. Đối với người nghệ sĩ, hoạt động sáng tạo thơ ca thực chất là sự giải phóng tâm hồn. Mặt khác, khi bộc bạch tâm tình của mình vào thơ, nhà thơ mong có được sự đồng điệu, tri âm, thấu hiểu của người đọc. Như thế, với nhà thơ, làm thơ vừa là thổ lộ, giãi bày tâm tình, vừa là tìm kiếm sự sẻ chia, đồng cảm. + Tình cảm trong thơ vừa mang tính cá thể, vừa có tính điển hình, vừa là nỗi lòng riêng, vừa là tiếng lòng chung. Bởi thế, khi đến với thơ, lắng nghe tiếng lòng của nhà thơ, người đọc tìm được sự sẻ chia, đồng điệu, được khơi dậy những rung động, được bồi đắp và tinh luyện tình cảm, từ đó tìm được điểm tựa an yên cho tâm hồn. |
1,0 1,0 |
|
2. Cảm nhận bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ để làm sáng tỏ ý kiến. | 8,0 | |
– Sự giải phóng và trú ẩn của tâm hồn Hàn Mặc Tử khi sáng tácĐây thôn Vĩ Dạ: + Đây thôn Vĩ Dạ là sự giải phóng tâm hồn của Hàn Mặc Tử: * Nhà thơ đã vượt lên, thoát khỏi những giới hạn của câu chữ, của nỗi đau thể xác (bệnh tật giày vò), nỗi đau thân phận (hoàn cảnh tăm tối, bế tắc), nỗi đau tinh thần (sự cô đơn, tuyệt vọng, ám ảnh về cái chết) để trút gửi, bộc bạch, thổ lộ nỗi khát khao, tình yêu đời, yêu sống, yêu thiên nhiên, yêu con người tha thiết mà đau thương, trong trẻo mà đầy uẩn khúc: (*) Niềm ao ước thầm kín mà đắm say, ngậm ngùi nhớ tiếc mà thiết tha rạo rực (gửi gắm qua sự rung động trước vẻ đẹp của khu vườn thôn Vĩ dưới nắng mai tinh khôi, giản dị, thanh tú: nắng hàng cau, nắng mới, vườn, xanh như ngọc, lá trúc che ngang…). (*) Mặc cảm chia lìa, niềm ngóng trông đến khắc khoải, đợi chờ đến vô vọng (thổ lộ qua cảnh sông nước Vĩ Dạ: gió, mây, dòng nước buồn, hoa bắp lay, thuyền trăng, sông trăng…). (*)Tình yêu đời đầy uẩn khúc: hoài nghi mà vẫn mơ tưởng, đau đớn mà vẫn thiết tha, tuyệt vọng mà vẫn níu kéo (thể hiện qua nỗi khắc khoải: mơ, khách đường xa, áo trắng, sương khói…) * Tiếng lòng của Hàn Mặc Tử trong Đây thôn Vĩ Dạđược giải phóngqua mạch thơ vừa đứt đoạn vừa nhất quán, lối tạo hình giản dị mà tài hoa, ngôn từ cực tả và biểu cảm, hình ảnh thơ giản dị mà giàu sức gợi. + Đây thôn Vĩ Dạ là nơi trú ẩn tâm hồn của Hàn Mặc Tử: viết bài thơ cũng chính là cách nhà thơ tìm đến một sự sẻ chia, đồng cảm, thấu hiểu để xoa dịu nỗi đau trong tâm hồn. |
6,0 5,0 1,0 |
|
– Sự giải phóng và trú ẩn của tâm hồn người đọc khi đến với bài thơ: + Vượt ra khỏi sự chật hẹp của câu chữ, vượt lên khỏi những bộn bề của cuộc sống đời thường, bài thơ khơi gợi, đánh thức trong lòng người đọc sự đồng cảm, sẻ chia với tiếng lòng đau thương của nhà thơ; nỗi xốn xang ngậm ngùi về những kỉ niệm đẹp đã mãi tuột khỏi tầm tay; những rung động và khao khát hướng đến những điều lớn lao và đẹp đẽ trong cuộc sống. + Đó cũng là điểm tựa tinh thần xoa dịu những mất mát, đau thương, giúp bồi đắp, thanh lọc tâm hồn con người. |
2,0 1,0 1,0 |
|
3. Bình luận – đánh giá ý kiến | 2,0 | |
– Sự giải phóng và trú ẩn của tâm hồn con người khi sáng tạo và tiếp nhận thơ ca không tách biệt mà diễn ra một cách đồng thời, bổ sung cho nhau. Khi nhà thơ trút gửi tâm tình cũng là lúc đang sẻ chia, tìm kiếm sự đồng cảm, thấu hiểu, tri âm. Còn người đọc, khi lắng nghe tiếng lòng nhà thơ, thức dậy bao xúc cảm, trăn trở cũng là lúc được sẻ chia, bồi đắp, thanh lọc tâm hồn. – Chia sẻ của nhà thơ Nguyễn Quang Thiều là một quan niệm xác đáng về giá trị, thiên chức cao cả của thơ ca. Thơ ca chân chính muôn đời vẫn luôn là điểm tựa tinh thần, là sự cứu rỗi tâm hồn con người. Sứ mệnh ấy của thơ ca là duy nhất, không có bất cứ điều gì có thể thay thế.Chừng nào con người còn cần đến sự đồng cảm, sẻ chia của tâm hồn, cần đến điểm tựa tinh thần, khi ấy, thơ ca sẽ còn ở lại. |
1,0 1,0 |
|
Lưu ý chung: 1. Đây là đáp án mở, thang điểm có thể không quy định chi tiết đối với từng ý nhỏ, chỉ nêu mức điểm của phần nội dung lớn nhất thiết phải có. 2. Chỉ cho điểm tối đa theo thang điểm với những bài viết đáp ứng đầy đủ những yêu cầu đã nêu ở mỗi câu, đồng thời phải được triển khai chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, có cảm xúc. 3. Khuyến khích những bài viết có sáng tạo. Chấp nhận bài viết không giống đáp án, có những ý ngoài đáp án nhưng phải có căn cứ xác đáng và lí lẽ thuyết phục. 4. Không cho điểm cao đối với những bài chỉ nêu chung chung, sáo rỗng. 5. Cần trừ điểm đối với những lỗi về hành văn, ngữ pháp và chính tả. |
……….HẾT……….
Xem thêm : ĐÂY THÔN VĨ DẠ HỌC SINH GIỎI