Đề thi chọn đội tuyển Học sinh giỏi về bài thơ Tràng Giang Huy Cận

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
            THANH HOÁ
 

Số báo danh
…………………….
………………………

ĐỀ CHÍNH THỨC

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
NĂM HỌC 2017 – 2018
 
Môn thi: NGỮ VĂN – Lớp 11 BT THPT
Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề)
Ngày thi: 10 tháng 3 năm 2018
(Đề thi có 02 câu, gồm 01 trang)

 
 
Câu I (8,0 điểm):
Thomas Carlyle cho rằng:
Những giá trị bên ngoài rồi sẽ biến mất, những giá trị sâu bên trong vẫn luôn như vậy, ngày hôm qua, ngày hôm nay và mãi mãi.
Suy nghĩ của anh/chị về ý kiến trên.
 
Câu II (12,0 điểm):
Về bài thơ Tràng giang của Huy Cận, có ý kiến cho rằng:
Tràng giangđã tiếp nối mạch thi cảm truyền thống với sự cách tân đích thực.
Anh/chị hãy cảm nhận bài thơ để làm sáng tỏ nhận định trên.
 
——– HẾT ——-
 

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
            THANH HOÁ
 
ĐỀ CHÍNH THỨC
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
NĂM HỌC 2017 – 2018
Môn thi: NGỮ VĂN – Lớp 11 BT THPT
Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề)
Ngày thi: 10 tháng 3 năm 2018

HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ THANG ĐIỂM
(Gồm có 03 trang)
 

Câu Nội dung cần đạt Điểm
I Suy nghĩ về ý kiến của Thomas Carlyle: Những giá trị bên ngoài rồi sẽ biến mất, những giá trị sâu bên trong vẫn luôn như vậy, ngày hôm qua, ngày hôm nay và mãi mãi. 8,0
  Yêu cầu chung  
  – Câu này kiểm tra năng lực viết bài nghị luận xã hội của thí sinh; đòi hỏi thí sinh phải huy động những hiểu biết về đời sống xã hội, kĩ năng tạo lập văn bản và khả năng bày tỏ thái độ, chủ kiến của mình để làm bài.
– Thí sinh có thể làm bài theo nhiều cách khác nhau nhưng phải có lí lẽ và căn cứ xác đáng, được tự do bày tỏ quan điểm riêng của mình, nhưng phải có thái độ chân thành nghiêm túc, phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội.
 
  Yêu cầu cụ thể  
  1. Giải thích ý kiến 1,0
  Những giá trị bên ngoài rồi sẽ biến mất: những yếu tố thuộc về vật chất, hình thức bề ngoài chỉ có ý nghĩa tạm thời, không bền vững.
– những giá trị sâu bên trong vẫn luôn như vậy, ngày hôm qua, ngày hôm nay và mãi mãi:những yếu tố thuộc về tinh thần, làm nên vẻ đẹp bên trong, có tác động tích cực tới cuộc sống mới có ý nghĩa bền vững, dài lâu, bất biến.
=>Câu nói của Thomas Carlyle nhấn mạnh ý nghĩa của những yếu tố bên trong làm nên giá trị thực chất và bền vững cho con người và cuộc sống.
 
 
  2. Bàn luận 6,0
  Khẳng định tính đúng đắn của ý kiến:
+ Những thứ bên ngoài vốn nhất thời, dễ thay đổi, phôi pha theo thời gian và những tác động khách quan.
+ Những giá trị bên trong mang tính bền vững vì nó thuộc về  bản chất, là những gì cốt lõi nhất làm nên giá trị con người.
+ Bản thân mỗi người mang một giá trị riêng. Chân giá trị của mỗi người không phải nằm im trong bản thân mà phải hiện hữu sống động trong lòng người khác, trong thực tế học tập và lao động. Nó cần là những giá trị sâu bên trong – giá trị thực chất,  hướng đến những giá trị chung của nhân loại: chân- thiện- mĩ.
+ Khi hiểu được giá trị bản thân, con người sẽ hiểu và trân trọng giá trị người khác. Từ đó tạo nên sự cộng hưởng, lan tỏa những giá trị sống tốt đẹp. (Nêu dẫn chứng tiêu biểu)
Mở rộng – phản đề:
+Đề cao giá trị bên trong không có nghĩa là xem nhẹ những giá trị bên ngoài. Cần phải có thái độ cân đối, hài hòa, có cái nhìn tỉnh táo để xây đắp những giá trị bên ngoài và những giá trị bên trong, từ đó hướng tới bồi đắp những giá trị lớn lao, đích thực.
+ Phê phán những người sống ảo tưởng, đồng nhất giá trị riêng, giá trị sống của bản thân với tiền tài, quyền lực, danh vọng; những người sống không mục đích, không có ý thức về giá trị bản thân, không biết trân trọng giá trị người khác .
 
1,0
 
1,0
 
 
1,0
 
 
 
1,0
 
 
 
 
1,0
 
 
 
 
1,0
  3. Bài họcnhận thức và hành động 1,0
  – Mỗi người cần có nhận thức đúng về bản thân và những giá trị cuộc sống.
– Tích lũy, trau dồi tri thức, rèn luyện ý chí, bản lĩnh sống, kĩ năng sống để đáp ứng được nhu cầu cuộc sống và vững vàng trước mọi sóng gió cuộc đời.
0,5
 
 
0,5
 
II Cảm nhận bài thơ Tràng giang của Huy Cận để làm sáng tỏ ý kiến: Tràng giangđã tiếp nối mạch thi cảm truyền thống với sự cách tân đích thực. 12,0
  Yêu cầu chung  
  – Câu này kiểm tra năng lực viết bài nghị luận văn học của thí sinh; đòi hỏi thí sinh phải huy động kiến thức về lí luận văn học, tác phẩm văn học, kĩ năng tạo lập văn bản, khả năng cảm nhận văn chương của mình để làm bài.
– Thí sinh có thể cảm nhận và kiến giải theo những cách khác nhau, nhưng phải có lí lẽ, căn cứ xác đáng.
 
  Yêu cầu cụ thể  
  1. Giải thích nhận định 2,0
  Mạch thi cảm truyền thống: cảm hứng sáng tác của văn học truyền thống.
Sự cách tân đích thực: Đó là sự đổi mới trong thi ca hiện đại ở cách nhìn, cách cảm, quan niệm thẩm mỹ và những phương thức biểu đạt.
=> Ý kiến khẳng định sự kế thừa cảm hứng sáng tác của văn học truyền thống và nét cách tân, sáng tạo riêng của hồn thơ Huy Cận trong bài thơ Tràng giang.
 
 
  2. Cảm nhận bài thơ “Tràng giang” để làm nổi bật: mạch thi cảm truyền thống sự cách tân đích thực của Huy Cận trong thi phẩm. 8,0
  Tràng giangđã tiếp nối mạch thi cảm truyền thống:
– Cảm hứng sáng tác của văn chương truyền thống thường thiên về nỗi buồn: nỗi buồn về thế thái nhân tình; buồn về cái nhỏ bé hữu hạn của đời người trước cái vô hạn, vô biên của đất trời – “nỗi sầu vũ trụ”; buồn về quê hương đất nước, về thân phận người lữ khách xa quê, cái buồn biệt ly, xa cách…
Mạch thi cảm truyền thống được tiếp nối trong Tràng giang là nỗi buồn sầu, tâm trạng bơ vơ của con người khi một mình đối diện với vũ trụ để cảm nhận cái vô cùng, vô tận của đất trời và nỗi cô đơn, nhỏ bé của kiếp người.
+ Lời đề từ thâu tóm toàn bộ cảm xúc của bài thơ: nỗi bâng khuâng, khắc khoải của lòng người trước không gian vũ trụ mênh mông, rợn ngợp.
+ Khổ 1: nỗi buồn sầu trước cảnh sông nước mênh mông.
+ Khổ 2: nỗi cô đơn và lạc lõng trước thiên nhiên hiu quạnh, cô liêu.
+ Khổ 3: nỗi bơ vơ, lạc loài trước cảnh hoang vắng đến rợn ngợp.
+ Khổ 4: nỗi hoài hương, sầu xứ khắc khoải và thường trực.
– Mạch thi cảm truyền thống được tiếp nối bằng hệ thống thi liệu mang đậm chất Đường thi, thủ pháp nghệ thuật mang đậm dấu ấn thơ ca cổ điển (thể thơ 7 chữ, cách ngắt nhịp, gieo vần, cấu trúc đăng đối, bút pháp tả cảnh ngụ tình, dùng động tả tĩnh, dùng điểm vẽ diện, gợi nhiều hơn tả, từ Hán Việt cổ kính…)
4,0
 
0,5
 
 
 
 
3,0
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
0,5
 
 
  Tràng giangđã thể hiện sự cách tân đích thực:
– Bài thơ không chỉ thể hiện nỗi buồn trong thi ca truyền thống mà còn thể hiện nỗi buồn thế hệ của một cái tôi mất nước, bơ vơ, bế tắc trước cuộc đời.
– Sự cách tân thể hiện trong cách cảm nhận sự vật, cách sử dụng thi liệu, hình ảnh tự nhiên, chân thực, phảng phất bóng dáng quen thuộc của làng quê Việt Nam (con thuyền, dòng sông, cành củi khô, cánh bèo dạt, bờ cây xanh, bãi cát vàng, cánh chim nhỏ in trên trời mây…).
-Sáng tạo trong cách sử dụng thi liệu, đưa vào những cảm xúc mới khi mượn tứ thơ của Thôi Hiệu.
-Thể thơ thất ngôn không bị gò bó trong niêm luật của thơ trung đại,ngôn từ ngữ giản dị, hàm súc, tinh tế, giàu chất nhạc.
4,0
 
1,0
 
1,0
 
 
 
1,0
 
1,0
     
  3. Đánh giá – nhận xét. 2,0
  Mạch thi cảm truyền thống sự cách tân hiện đại trong Tràng gianghòa quyện, đan dệt thành phong cách riêng, độc đáo của hồn thơ Huy Cận.
– Điệu hồn riêng của Huy Cận trong bài thơ đã làm nên sự đa dạng, mới mẻ cho bức tranh Thơ mớinói riêng và cho thơ ca Việt Nam nói chung.
  1,0
 
 
1,0
  Lưu ý chung
1. Đây là đáp án mở, thang điểm có thể không quy định chi tiết đối với từng ý nhỏ, chỉ nêu mức điểm của phần nội dung lớn nhất thiết phải có.
2. Chỉ cho điểm tối đa theo thang điểm với những bài viết đáp ứng đầy đủ những yêu cầu đã nêu mỗi câu, đồng thời phải được triển khai chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, có cảm xúc.
3. Khuyến khích những bài viết có sáng tạo. Chấp nhận bài viết không giống đáp án, có những ý ngoài đáp án nhưng phải có căn cứ xác đáng và lí lẽ thuyết phục.
4. Không cho điểm cao đối với những bài chỉ nêu chung chung, sáo rỗng.
5. Cần trừ điểm đối với những lỗi về hành văn, ngữ pháp và chính tả.
 

 
——– HẾT ——-
Xem thêm : HỌC SINH GIỎITRÀNG GIANG

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *