Giáo án hội giảng cấp tỉnh bài Truyện Kiều của Nguyễn Du

GIÁO ÁN HỘI GIẢNG CẤP TỈNH
 Tiết 78
 Tác giả: NGUỄN DU
MỤC TIÊU BÀI DẠY:
Sau bài học, học sinh đạt được:
Về kiến thức:
Hiểu được: Những yếu tố góp phần làm nên thiên tài Nguyễn Du và sác tác chữ Hán trong sự nghiệp văn học vĩ đại của ông.
Về kĩ năng:
– Rèn luyện kĩ năng đọc hiểu tác gia văn học theo  thời kì văn học.
– Rèn luyện kĩ năng tư duy sáng tạo: phân tích, so sánh, bình luận.
– Rèn luyện kĩ năng giao tiếp: trình bày một vấn đề, điều khiển chương trình…
– Rèn luyện kĩ năng liên hệ, vận dụng kiến thức vào thực tế đời sống.

  1. Về thái độ:

– Coi trọng việc đọc hiểu văn bản thông tin về tác giả văn học để tích lũy tri thức và rèn luyện kỹ năng đọc hiểu văn bản.
– Yêu quý và trân trọng tài năng, tấm lòng của nhà thơ, đồng cảm với cuộc đời Nguyễn Du

  1. Định hướng phát triển năng lực:

– Năng lực chung: giải quyết vấn đề, tự học, ghi nhớ, giao tiếp, hợp tác.
– Năng lực chuyên biệt: đọc hiểu tiểu sử, trình bày suy nghĩ, cảm nhận cá nhân.
CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
Chuẩn bị của giáo viên:
Máy tính, máy chiếu, bút laze, bảng phụ.
Phim ảnh có liên quan đến tác giả Nguyễn Du.
Kế hoạch bài học, powerpoint, phiếu học tập, biên bản thảo luận nhóm.
Chuẩn bị của học sinh
Chuẩn bị bài ở nhà theo các yêu cầu sau:
Đọc trước bài “Truyện Kiều – Nguyễn Du” trong sgk Ngữ văn 10 tập 2 và tìm hiểu các thông tin về tác gia Nguyễn Du trên các phương tiện (tủ sách thư viện, internet v.v…)
Đặc điểm về lịch sử giai đoạn Nguyễn Du sống (1765 – 1820)

  • Đặc điểm về địa lý, văn hóa các vùng đất mà Nguyễn Du từng gắn bó.
  • Các sáng tác bằng chữ Hán của Nguyễn Du

III. PHƯƠNG PHÁP:
Phát vấn
– Thảo luận nhóm – trình bày vấn đề.
– Bình giảng
TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
Ổn định lớp : Thời gian 2 phút
– Kiểm tra sĩ số
– Chia lớp thành 4 nhóm, cử nhóm trưởng và thư kí.
Kiểm tra bài cũ: ( không KT)
Tiến trình bài học
Hoạt động 1:  Khởi động
Thời gian: 3phút
(1) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học:
Chia lớp thành hai đội tham gia trò chơi “Ô chữ kỳ diệu”: Đây là một người con ưu tú được Unesco vinh danh là danh nhân văn hóa thế giới?
(2) Hình thức tổ chức hoạt động:
–  Giáo viên chuẩn bị một ô chữ khổ to để trình chiếu hoặc treo lên bảng và các câu hỏi gợi ý để giải ô chữ.
– Từng đội chơi sẽ chọn ô chữ hàng ngang cho đến khi tìm được từ khóa. Mỗi đáp án đúng sẽ được nhận 1 phần quà.
– Thiết kế ô chữ:
+ Hàng ngang:
Ô số 1: Điền từ còn thiếu vào câu hát sau? ( Đoạn nhạc)
Ô số 2: Tên một thị xã của Hà Tĩnh mang tên một ngọn núi?
Ô số 3: Người con gái được mệnh danh là “Tuyệt thế giai nhân”?
Ô số 4: Vị vua được nhắc đến trong câu thơ sau là ai?
“Anh hùng áo vải nêu chí khí
Toàn dân hợp lực cứu núi sông”
Ô số 5: Tên của vị vua có công thống nhất đất nước lập ra nhà Nguyễn ở thế kỷ XVIII?
Ô số 6: Đây là quê của chị Hai Năm Tấn?
Ô số 7: Một danh hiệu cao quý được Unesco vinh danh những cá nhân có đóng góp lớn cho cộng đồng?
Ô số 8: Một di sản văn hóa phi vật thể  của Việt Nam được Unesco vinh danh tháng 9 năm 2009?
+ Hàng dọc: NGUYỄN DU
 

Ô chữ kỳ diệu
1     H À T Ĩ N H                        
2       H N G L Ĩ N H                  
3         N G U Y N H U              
4       T H Ú Y K I U                  
5     N G U Y N Á N H                  
6 T H Á I B Ì N H                        
7             D A N H N H Â N V Ă N H O Á
8 D Â N C A Q U A N H B C N I N H    

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
Thời gian:  25phút
(1) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học:
Chia lớp 4 nhóm, mỗi nhóm thảo luận một nội dung của bài học
(2) Hình thức tổ chức hoạt động:
-Gv: Phát các phiếu học tập với các yêu cầu cụ thể/ Chốt kiến thức cần nắm sau khi thống nhất thảo luận.
– Hs: thảo luận nhóm trong vòng 5 phút:
+ Cử đại diện ghi biên bản thảo luận.
+ Nhóm làm việc theo phân công của nhóm trưởng.
+ Cử đại diện lên trình bày.
+ Các thành viên còn lại bổ sung (nếu có)
+ Cả lớp lắng nghe và phản biện / chất vấn (nếu có)
 

 
Hoạt động của giáo viên (GV) và học sinh (HS)
Nội dung
I CUỘC ĐỜI:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập (phát phiếu học tập và biên bản thảo luận)
– Các nhóm phân công nhiệm vụ cho từng thành viên và ghi vào biên bản.
– Thời gian thảo luận:5 phút.
– Nội dung thảo luận và phân công nhiệm vụ, cụ thể:
Nhóm 1: Phiếu học tập 1
( Thời đại)
 
 
Nhóm 2: Phiếu học tập 2
(Quê hương – gia đình)
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Nhóm 3,4 Phiếu học tập 3
( Bản thân)
 
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
–  Các thành viên hoàn thành nhiệm vụ được phân công, sau đó cùng trao đổi, tìm câu trả lời, thống nhất ý kiến. Ghi ý kiến thống nhất vào biên bản thảo luận nhóm.
– Trong khi học sinh tiến hành trao đổi, thảo luận giáo viên theo dõi, quan sát, khuyến khích các em hợp tác. Giáo viên hỗ trợ kịp thời, hiệu quả khi các em gặp khó khăn,…
Bước 3 : Báo cáo kết quả và thuyết trình
Bước 4: GV nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập, chính xác hóa kiến thức.
 
 
 
                                          
 
 
 
 
 
 
Gv: Em có nhận xét gì về cuộc đời Nguyễn Du?
HS: phát biểu.
GV: chốt
v Liên hệ:
GV: Đặt ra câu hỏi:
Trong các yếu tố ( thời đại, quê hương, gia đình và bản thân) thì theo em yếu tố nào có tính chất quyết định đến việc hình thành nên thiên tài Nguyễn Du? Từ đó em có suy nghĩ như thế nào về vấn đề rèn luyện để phát triển bản thân?
– Hs: Trả lời các câu hỏi ( tôn trọng suy nghĩ cá nhân)
GV: Định hướng mở rộng.
 
II. Sự nghiệp sáng tác:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: Gv: y/c Hs chú ý SGK trang 94, 95
Câu hỏi:
1 liệt kê các sáng tác bằng chữ Hán của Nguyễn Du?
3. Em hãy trình bày ngắn gọn những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật các sáng tác bằng chữ Hán của Nguyễn Du?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập:
Gv: đặt câu hỏi phát vấntheo từng nội dung
Hs: suy nghĩ tìm câu trả lời.
Bước 3 : Báo cáo kết quả học tập:
HS: phát biểu
GV : lắng nghe:
Bước 4: GV nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập, chính xác hóa kiến thức.
I  CUỘC ĐỜI:
Nguyễn Du (1765 – 1820) tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên.
 
 
 
 
 
1. Thời đại:
Đầy biến động: giang sơn mấy lần đổi chủ
– Chế độ phong kiến suy tàn, phong trào khởi nghĩa nông dân nổi lên khắp nơi.
=> Suy ngẫm về cuộc đời và thế thái nhân sinh.
2.   Quê hương – gia đình
a. Quê hương
Quê cha: Hà Tĩnh->giàu truyền thống văn hóa, hiếu học.
– Quê mẹ : Bắc Ninh– cái nôi của dân ca quan họ
– Nguyễn Du sống chủ yếu ở ThăngLong -> Mảnh đất nghìn năm văn hiến.
– Quê vợ : Thái Bình, nhiều truyền thống văn hóa.
-> Tiếp nhận văn hóa nhiều vùng miền tạo tiền đề cho sự tổng hợp tài năng nghệ thuật.
b. Gia đình:
– Sinh ra và trưởng thành trong gia đình  quý tộc phong kiến quyền quý:
+ Cha: Nguyễn Nghiễm, từng làm Tể Tướng trong triều Lê
+Anh là Nguyễn Khản, làm chức Tham tụng (ngang Thừa tướng) trong phủ chúa Trịnh.
-> Có điều kiện dùi mài kinh sử và am hiểu vốn văn hóa văn học bác học.
– Mẹ: Trần Thị Tần:quê ở Bắc Ninh,thông minh xinh đẹp , nết na.
-> Hiểu biết về văn hóa dân gian
=>Gia đình nhiều đời làm quan, có truyền thống văn học, thích hát xướng.
 
3. Bản thân:

Giai đoạn Đặc điểm Sự ảnh
hưởng
Thời thơ ấu và thanh niên (1765 – 1789 Sống sung túc, hào hoa ở kinh thành Thăng Long trong gia đình quyền quý Là điều kiện để có những hiểu biết về cuộc sống  ôngphong lưu,hào hoa của  giới
quý tộc phong
kiến
 
Mười năm gió bụi
(1789 – 1802)
Sống cuộc đời nghèo khổ, phong trần, gió bụi Đem lại cho ND
vốn sống thực
tế gần
gũi với
quần chúng,
học tập ngôn
ngữdân tộc và
thôi thúc ông
suy ngẫm về
cuộcđời con
người .
 
Từ khi ra làm quan triều Nguyễn (1802 – 1820) -.Giữ nhiều chức vụ cao, được đi nhiều nơi, được cử làm chánh sứ sang Trung Quốc.
– Mất tại Huế 1820
Giúp ông mở
mang,nâng tầm
khái quát về
xã hội, con
người
 

Tiểu kết: Cuộc đời Nguyễn Du  trải qua nhiều biến cố thăng trầm nhưng chính hoàn cảnh ấy tạo cho ông vốn sống phong phú, tâm hồn sâu sắc. Ñoù laø tieàn ñeà cho söï toång hôïp thieân taøi ngheä thuaät Nguyeãn Du.
v Liên hệ:
(GV giảng, không cần ghi chép)
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
II. Sự nghiệp sáng tác:
1.  Sáng tác bằng chữ Hán: Còn khoảng 249 bài
a.    Các sáng tác chính:
– Thanh Hiên thi tập (78 bài), sáng tác ở Thái Bình và Tiên Điền.
– Nam Trung tạp ngâm (40 bài), sáng tác khi làm quan ở Quảng Bình.
– Bắc Hành tạp lục (131 bài), sáng tác khi đi sứ ở Trung Quốc.
a.      b. Nội dung:
– Thanh Hiên thi tập và  Nam Trung tạp ngâmTâm trạng buồn đau, day dứt, suy ngẫm về cuộc đời, xã hội.
a.      – Bắc Hành tạp lục:
b.      + Ca ngợi đồng cảm  với các nhân cách cao thượng và phê phán những nhân vật phản diện.
c.       + Phê phán xã hội phong kiến chà đạp quyền sống con người.
d.      + Cảm thông với những thân phận nhỏ bé dưới đáy xã hội, bị đọa đày hắt hủi.
e.       Nghệ thuật: đạt đến độ uyên thâm và hàm súc sử dụng linh hoạt, thành công các thể thơ.

Hoạt động 3:  Hướng dẫn thực hành: 5 phút
 (1) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học:Vẽ sơ đồ tư duy
(2) Hình thức tổ chức hoạt động:
Gv : Phát vấn
Hs: Xung phong trình bày

Cuộc  đời đời
Bản thânB
Chữ Hán
Chữ Nômm
Thời đại
Sáng táctác

Hoạt động 4:  Hoạt động vận dụng và mở rộng:
(1) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Trao đổi, thảo luận.
(2) Hình thức tổ chức hoạt động:
– Gv: Giao bài tập về nhà. ( Hướng dẫn khi HS chưa rõ)
– Viết bài thuyết minh về tác giả Nguyễn Du.
Em hãy sưu tầm các giai thoại liên quan đến Nguyễn Du ?
– Hs: thực hiện bài tập qua việc tìm kiếm thông tin qua các kênh khác nhau (sgk Ngữ văn 10 hk2,  internet, tủ sách thư viện, báo đài..v.v….)
V. PHỤ LỤC
1.      Biên bản thảo luận nhóm
 
BIÊN BẢN THẢO LUẬN NHÓM
– Nhóm:…………………………………………………………………………………………………………………………………
– Nhóm trưởng:………………………………………………….. phụ trách chung, phân công, thống nhất ý kiến.
– Thư kí:………………………………………………………………………………………………….. ghi biên bản đầy đủ.
* Vấn đề thảo luận:………………………………………………………………………………………………………………
* Phân công:

Nhiệm vụ HS thực hiện Sản phẩm (sau khi thống nhất ý kiến cả nhóm) Đánh giá
(Tốt/Khá/TB)
Trả lời câu hỏi  trong phiếu học tập
 
 
 
 
 
 
 
 
   
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Thuyết trình
 
     
 
Nhận xét/bổ sung/
phản biện
 
 
Vấn đề 1  
 
 
 
 
 
 
 
 
Vấn đề 2  
 
 
 
 
   

Nhóm trưởng kí và ghi rõ họ tên
 
 
 

Phiếu học tập 1
Thảo luận: thời đại
(HS bám vào SGK Ngữ văn 10 trang 92, 93 và các tư liệu lịch sử chính thống)
Nguyễn Du sống vào khoảng thời gian nào? Hãy cho biết tình hình lịch sử xã hội Việt Nam lúc bấy giờ?
 
Phiếu học tập 2
 
Thảo luận:Quê hương- gia đình
(Hs bám vào SGK Ngữ văn 10 CB trang 92, 93 và tài liệu tham khảo về tác gia Nguyễn Du)
1.     Nguyễn Du sinh ra và sống ở những vùng đất nào? Ảnh hưởng của nhữg vùng đất đó đến ông?
2.     Ông sinh ra và lới lên trong  gia đình như thế nào? Có truyền thống gì?
3.     Gia đình có ảnh hưởng như thế nào đến tài năng và suy nghĩ của Nguễn Du?
 
 
Phiếu học tập 3
Thảo luận: Bản thân
(Hs bám vào SGK Ngữ văn 10 CB trang 92, 93 và tài liệu tham khảo về tác gia Nguyễn Du)
Đặc điểm và ảnh hưởng của từng giai đoạn đến cuộc đời và sang tác của ông?
–         Thuở nhỏ sống ở đâu? Có những thuận lợi gì?
–         Theo em biến cố nào trong cuộc đời có ảnh hưởng trực tiếp tới suy nghĩ và tài năng Nguyễn Du?
–         Tài năng của Nguyễn Du cuối cùng có được trọng dụng không? Sự kiện gì chứng tỏ điều đó? Khoảng thời gian này tác động như thế nào tới Nguyễn Du về mặt tư tưởng?
 

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *