Đề thi chọn đội tuyển HSG quốc gia môn văn Vĩnh Long 2019

Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề)                                                        Ngày thi: 23/ 9/ 2018
Môn thi: NGỮ VĂN
Câu 1: (8.0 điểm)
Trong cuộc sống, cần biết buông bỏ.
Nên hay không?
 
Câu 2: (12.0 điểm)
Văn chương cũng như nghệ thuật không thể thay thế cho kinh tế, chính trị và những lĩnh vực quan trọng khác của đời sống xã hội. Nhưng, ngược lại, cũng không một lĩnh vực nào có thể thay thế được văn chương”.
(Nguyễn Văn Hạnh, Về bản chất và ý nghĩa của văn chương, www.tapchisonghuong.com.vn, 15/11/2011)
Suy nghĩ của anh/ chị về nhận định trên?
 
– Hết –
– Thí sinh không được sử dụng tài liệu.
– Giám thị không giải thích gì thêm.
 

KỲ THI HỌC SINH GIỎI THPT CẤP TỈNH
VÀ CHỌN ĐỘI TUYỂN THI HSG CẤP QUỐC GIA
NĂM HỌC 2018 – 2019
 

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO        
              VĨNH LONG                                                 

ĐỀ CHÍNH THỨC

 
HƯỚNG DẪN CHẤM THI MÔN NGỮ VĂN
(Hướng dẫn chấm thi gồm 03 trang)
Câu 1: (8.0 điểm)
Yêu cầu chung: Trên cơ sở vấn đề đặt ra, thí sinh tự do trình bày suy nghĩ theo nhận thức, trải nghiệm, năng lực… bản thân nhưng tư tưởng phải tích cực, không trái pháp luật và đạo đức. Bố cục rõ, lập luận thuyết phục, văn mạch lạc, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
Yêu cầu cụ thể: Thí sinh có thể trình bày ý kiến theo nhiều hướng khác nhau, bằng nhiều cách khác nhau. Dưới đây là một số gợi ý tham khảo cho nội dung bài viết:
– Hiểu được một cách khái quát về “buông bỏ”: không cố chấp theo đuổi một điều gì đó vượt quá khả năng, không mang lại lợi ích thiết thực hoặc không thuộc về mình…
– Khẳng định và chứng minh ý nghĩa của việc sống biết buông bỏ:
+ Mỗi người đều có những ước muốn, những mục tiêu phấn đấu nhưng ít khi tỉnh táo để nhận thức rõ giới hạn khả năng của bản thân hoặc những thử thách của hoàn cảnh khách quan → tự tạo áp lực cho mình.
+ Biết buông bỏ → trí tỉnh táo, tâm nhẹ nhàng, không bị áp lực → tìm thấy được sự an vui, thanh thản…
+ Biết buông bỏ → duy trì được những mối quan hệ tốt đẹp bởi người đời vốn thích hòa khí, thân ái.
+ Đôi khi, buông bỏ cũng là một cách để khẳng định bản lĩnh và giá trị bản thân; buông bỏ để tìm kiếm một con đường, một “cánh cửa” khác tốt đẹp hơn cho chính mình.

+ Phê phán lối sống cố chấp đầy tai hại; “buông bỏ” không giống với “từ bỏ” (“từ bỏ” là biểu hiện của hèn nhát, trốn chạy thử thách, ít có cơ hội thành công).
– Bài học cho bản thân; thông điệp cho mọi người…
Tiêu chuẩn cho điểm:
– Điểm 7.0 – 8.0: Bài viết ý sâu sắc, thể hiện rõ quan niệm của bản thân. Văn mạch lạc, linh hoạt, giàu cảm xúc, lập luận sắc bén, thuyết phục. Dẫn chứng gọn, rõ, vừa đủ, thuyết phục. Cách viết sinh động, có sáng tạo. Có thể mắc một vài sai sót nhỏ.

– Điểm 3.0 – 4.0
: Bài làm trình bày được vấn đề nhưng chưa sâu, ý chung chung. Hạn chế về dẫn chứng (chưa tiêu biểu, dài dòng…). Lập luận đôi chỗ lúng túng, mắc nhiều lỗi diễn đạt, chính tả, dùng từ, ngữ pháp.– Điểm 5.0 – 6.0: Bài viết xác định được đối tượng bàn luận, ý khá sâu sắc, thể hiện được quan niệm bản thân. Văn khá trôi chảy, có cảm xúc, lập luận tương đối chặt chẽ. Dẫn chứng phù hợp nhưng còn dài dòng, còn mắc một số lỗi nhỏ về diễn đạt, chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
– Điểm 1.0 – 2.0: Bài làm chưa bám sát vào đề. Văn yếu, ý nghèo, mắc quá nhiều lỗi diễn đạt, chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
 
Câu 2: (12.0 điểm)
Yêu cầu chung: Trên cơ sở tư tưởng lời nhận định cùng kiến thức bản thân, thí sinh bày tỏ ý kiến về vấn đề được nêu ra. Bố cục chặt chẽ, lập luận vững vàng. Dẫn chứng chọn lọc. Văn mạch lạc, giàu hình ảnh, cảm xúc, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
Yêu cầu cụ thể: Thí sinh có thể trình bày ý kiến theo nhiều hướng khác nhau, bằng nhiều cách khác nhau. Dưới đây là một số gợi ý cho bài viết:
Giải thích khái quát nhận định
– Cùng với nhiều lĩnh vực khác, văn chương là yếu tố không thể thiếu của cuộc sống xã hội nói chung, con người nói riêng.
– “không một lĩnh vực nào có thể thay thế được văn chương” → khẳng định và đề cao ý nghĩa quan trọng, “riêng biệt” của văn chương.
Suy nghĩ về ý nghĩa lời nhận định
Thí sinh kết hợp lí luận và phân tích dẫn chứng để làm rõ vấn đề. Trong đó, thí sinh cần phải biết chọn lọc những dẫn chứng tiêu biểu (có thể là văn xuôi và/hoặc thơ), phân tích sâu sắc, bám sát vào tư tưởng của lời nhận định.
– Cũng như các lĩnh vực khác, chính trị, kinh tế, văn hóa…, văn chương là yếu tố cấu thành và duy trì sự ổn định của cuộc sống xã hội loài người nói chung…
– Đặc biệt với con người, văn chương có ý nghĩa quan trọng riêng mà không một lĩnh vực nào có thể thay thế:
+ Giúp con người hiểu cuộc sống.
+ Giúp con người hiểu chính mình.
+ Hướng con người đến những giá trị sống tích cực, cái chân – thiện – mĩ… → giúp con người “tự cải tạo”, tiếp đến là cải tạo xã hội.

– Lí giải nguyên nhân tạo nên ý nghĩa đặc biệt của văn chương:
+ Văn chương ác động gián tiếp đến nhận thức, tư tưởng, đạo đức con người thông qua các hình tượng nghệ thuật → khơi dậy những xúc cảm thẩm mĩ, hấp dẫn, lôi cuốn người đọc một cách tự nhiên.
+ Cũng cần nói đến những “dụng công” của nhà văn trong việc lựa chọn ngôn từ, giọng điệu, nhạc điệu… để tác phẩm văn học có thể “ru hồn”, thu hút người đọc.

Đánh giá chung
– Lời nhận định đã góp phần tôn vinh giá trị của văn chương trong cuộc sống xã hội.
– Người nghệ sĩ văn chương cần không ngừng “trui rèn” ngòn bút, người đọc cần có thái độ trân trọng, biết cách cảm thụ nghệ thuật, khám phá cái hay, cái đẹp của văn chương… để văn chương mãi là một nhân tố không thể thiếu của nhân loại.
Tiêu chuẩn cho điểm:
– Điểm 11.0 – 12.0: Bài làm thể hiện tư duy sâu sắc. Bố cục chặt chẽ. Dẫn chứng chọn lọc, phân tích sâu, lí giải rõ được vấn đề. Bài làm có nét riêng hoặc có sáng tạo. Văn mạch lạc, giàu cảm xúc. Có thể mắc một vài lỗi rất nhỏ về diễn đạt.
– Điểm 9.0 – 10.0: Bài làm thể hiện tư duy khá sâu sắc. Bố cục rõ. Chọn và phân tích dẫn chứng khá tốt. có lí giải khá tốt vấn đề. Văn trôi chảy, giàu cảm xúc. Có thể mắc một số lỗi nhỏ về diễn đạt, chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
– Điểm 7.0 – 8.0: Bài làm thể hiện tư duy tương đối sâu sắc. Dẫn chứng phù hợp, nhưng phân tích chưa sâu sắc, có ý thức lí giải vấn đề nhưng còn sơ sài. Văn khá mạch lạc, có cảm xúc, còn mắc một số lỗi nhỏ về diễn đạt, chính tả, dùng từ, ngữ pháp.  
– Điểm 5.0 – 6.0: Bài làm tỏ ra hiểu đề. Biết chọn dẫn chứng nhưng phân tích chưa sâu. Lập luận nhiều chỗ còn lúng túng, còn mắc một số lỗi về diễn đạt, chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
– Điểm 3.0 – 4.0: Bài làm chưa rõ yêu cầu đề. Dẫn chứng sơ sài. Phân tích chung chung. Bài làm nặng về phân tích tác phẩm. Còn mắc nhiều lỗi diễn đạt, chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
– Điểm 1.0 – 2.0: Bài làm bàn về nội dung hoàn toàn xa đề và không phù hợp. Văn yếu, ý nghèo, mắc quá nhiều lỗi diễn đạt, chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
 
Lưu ý chung:        
– Giám khảo căn cứ vào hướng dẫn chấm và vận dụng linh hoạt vào thực tế bài làm của thí sinh để cân nhắc khi cho điểm.
– Đề hướng đến tính chất “mở”, giám khảo cần chú ý khuyến khích những bài làm có nét riêng trong cảm thụ, suy nghĩ, nhận thức nhưng vẫn hợp lí và có sự sáng tạo trong cách trình bày, diễn đạt…
 
 
 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *