Đề thi cuối năm Ngữ văn 11 bài Vội Vàng có ma trận đáp án

 
   SỞ GD và ĐT THANH HÓA
          CỤM: NÔNG CỐNG
            Nhóm 5, lớp Văn B
                            ĐỀ THI
                    MÔN  NGỮ VĂN 11
Thời gian: 120 phút, không kể thời gian giao đề
   

 
MỤC ĐÍCH RA ĐỀ KIỂM TRA
Kiến thức
Kiểm tra, đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức của học sinh về phương thức biểu đạt; tác giả, tác phẩm, nhân vật; những hiểu biết về đời sống xã hội; đạo đức, lối sống.
Kĩ năng và năng lực
– Đọc hiểu văn bản
– Tạo lập văn bản (viết đoạn văn nghị luận xã hội và viết bài văn nghị luận văn học).
Thái độ
Chủ động, tích cực trong việc lựa chọn hướng giải quyết vấn đề một cách hợp lý nhất.
HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA: Tự luận
THIẾT LẬP MA TRẬN ĐỀ THI
 

     
 
Nội dung                     
Mức độ cần đạt  
Tổng số
   Nhận biết Thông hiểu  
Vận dụng
Vận dụng
    cao
 
I. Đọc hiểu – Ngữ liệu: Văn bản nghị luận (phi hư cấu)
– Tiêu chí lựa chọn ngữ liệu: 01 văn bản  có độ dài khoảng 200 chữ
 Nhận biết về phong cách ngôn ngữ, thao tác lập luận Hiểu được tác dụng, hiểu quả của biện pháp tu từ trong đoạn trích   Bày tỏ nhận thức, quan điểm của bản thân về một ý kiến được nêu trong văn bản
 
Tổng
Số câu
 
2
 
   1
 
 1 4
 
Số điểm 1,0
 
1,0
 
1,0
 
3,0
 
Tỉ lệ 10% 10% 10% 30%
 
    II. Làm văn
 
 
Câu 1. Nghị luận xã hội
Khoảng 200 chữ
– Trình bày suy nghĩ về vấn đề xã hội đặt ra trong văn bản ở phần Đọc hiểu
 Viết đoạn văn nghị luận xã hội
 
  Câu 2.
Nghị luận văn học
Nghị luận về một đoạn thơ trong CT NV 11
Viết bài nghị luận văn học
 
 
Tổng
Số câu 1 1 2
Số điểm  
2,0
 
5,0
 
7,0
Tỉ lệ 20% 50% 70%
Tổng cộng Số câu 2 1 2 1 6
Số điểm 1,0 1,0 3,0 5,0 10,0
Tỉ lệ 10% 10% 30% 50% 100%

 D. BIÊN SOẠN CÂU HỎI THEO MA TRẬN
PHẦN ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi nêu ở dưới
(1) Dường như lâu nay chúng ta chỉ quen với việc than phiền mình bất hạnh chứ ít khi biết được rằng mình đang hạnh phúc. Hãy một lần thử xem: Khi chúng ta than phiền vì bố mẹ quá quan tâm đến chuyện của mình thì ngoài kia biết bao nhiêu người thèm hơi ấm của mẹ, thèm tiếng cười của bố, thèm được về nhà để được nghe mắng; khi chúng ta cảm thấy thiệt thòi khi không được ngồi xe hơi chỉ vì phải chạy xe máy giữa trời nắng thì ngoài kia biết bao nhiêu bạn của chúng ta mồ hôi nhễ nhại, gò mình đạp xe lên những con dốc vắng; khi chúng ta bất mãn với chuyện học hành quá căng thẳng thì ngoài kia biết bao người đang khao khát một lần được đến trường, một lần được cầm cây bút để viết lên những ước mơ; khi chúng ta…
(2) Vâng! Có quá ích kỉ không, khi xung quanh chúng ta vẫn có những người đang sống trong cảnh nghèo khổ, vẫn có những người đang lang thang mong tìm một mái ấm, vẫn có những người đang ngày ngày chống chọi với tử thần,… thì chúng ta lại buồn chỉ vì không được cho tiền tiêu vặt như ý muốn, vì không được thời trang như diễn viên và buồn… vì không có chuyện gì để buồn?
(3) Khi viết bài này, tôi 20 tuổi. Tôi tự biết mình chưa quá lớn để định nghĩa Hạnh phúc là làm cho người khác được hạnh phúc, nhưng tôi biết mình đã đủ trưởng thành để nhận ra rằng Hãy biết trân trọng, nâng niu những gì trong vòng tay bạn bởi rất nhiều người đang thèm được như bạn đấy
(Theo báo điện tử Thanhnienonline)
Câu 1.Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ nào?
Câu 2.Xác định thao tác lập luận chủ yếu được sử dụng trong văn bản.
Câu 3. Phân tích hiệu quả của  phép điệp trong đoạn (1).
Câu 4.Vì sao người viết cho rằng: “Có quá ích kỉ không, khi xung quanh chúng ta vẫn có những người đang sống trong cảnh nghèo khổ… thì chúng ta lại chỉ buồn vì chỉ vì không được cho tiền tiêu vặt như ý muốn, vì không được thời trang như diễn viên và buồn vì … không có chuyện gì để buồn”?
PHẦN LÀM VĂN
Câu 1. (2.0 điểm)
Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến được nêu trong đoạn trích ở phần Đọc hiểu “Hãy biết trân trọng, nâng niu những gì trong vòng tay bạn bởi rất nhiều người đang thèm được như bạn đấy”.
Câu 2. (5.0 điểm)
Phân tích cảm nhận của Xuân Diệu về thời gian trong  đoạn thơ sau
          Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua,
          Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già,
          Và xuân hết nghĩa là tôi cũng mất.
          Lòng tôi rộng nhưng lượng trời cứ chật,
          Không cho dài thời trẻ của nhân gian.
          Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn,
          Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại.
          Còn trời đất nhưng chẳng còn tôi mãi,
          Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời.
          Mùi tháng năm đềù rớm vị chia phôi,
          Khắp sông núi vẫn than thầm tiễn biệt .
          Con gió xinh thì thào trong lá biếc,
          Phải chăng hờn vì nỗi phải bay đi?
          Chim rộn ràng bỗng đứt tiếng reo thi,
          Phải chăng sợ độ phai tàn sắp sửa?
(Trích Vội vàng – Xuân Diệu, Ngữ Văn 11, tập 2, trang 21, NXB GD)

          SỞ GD&ĐT  THANH HÓA
                Nhóm 5, Lớp Văn B
                  NÔNG CỐNG
HƯỚNG DẪN CHẤM
                   MÔN:  NGỮ VĂN 11 (CTC)
           Thời gian: 120 phút, không kể phát đề

 
 

Phần Câu Nội dung Điểm
I. Đọc hiểu 1 Đoạn trích thuộc phong cách ngôn ngữ chính luận/báo chí
 
0.5
 
2 Thao tác lập luận chủ yếu được sử dụng trong đoạn trích: bình luận. 0.5
3  Tác dụng: nhấn mạnh sự đối lập giữa sự ích kỉ, tham lam và những mong ước hạnh phúc giản đơn, bình dị để từ đó thức tỉnh ý thức trân trong với những gì ta đang có… 1.0
 
4      Người viết cho rằng “Có quá ích kỉ không… không có chuyện gì để buồn” bởi vì:
 
–         Những người sống trong sự đủ đầy mà không biết là mình giàu sang so với những người thiếu thốn, người khỏe mạnh không biết mình là may mắn so với người bệnh tật,… tức là không biết đủ, biết dừng.
–         Và khi con người ta không cho là mình đủ, là hạnh phúc thì sẽ không bao giờ thấy thỏa mãn, không có khả năng nghĩ cho người khác, nghĩ vì người khác, sống vì người khác, chỉ đòi hỏi cho bản thân
–         => như vây là ích kỉ
 
1.0
II.Làm văn 1 a. Đảm bảo thể thức của một đoạn văn
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận
c. Triển khai hợp lí nội dung đoạn văn
–         Quan niệm hạnh phúc: là cảm nhận sung sướng, thỏa mãn vì đạt được mong muốn, ý nguyện
–         Ý kiến vừa là nhận thức, quan niệm về hạnh phúc, vừa như một đề nghị về thái độ sống của con người: biết đủ, biết bằng lòng với những gì mình đang có để cảm nhận, thấm thía giá trị của hạnh phúc giản dị trong cuộc đời. Từ đó, có thái độ sống đúng đắn
– Quan niệm, biểu hiện hạnh phúc rất phong phú, đa dạng tùy nhận thức và hoàn cảnh mỗi người
– Hạnh phúc không phải là những cái quá xa vời, lớn lao, có khi nó tồn tại trong những điều  hết sức giản dị, gần gũi, luôn hiện hữu, quan trọng là con người có đủ khả năng, nhận thức để cảm nhận được hạnh phúc
– Hạnh phúc không xa nhưng cũng không phải là món quà dễ dãi, nó cũng không chia đều cho tất cả mọi người, và nên biết đủ là hạnh phúc
– Khi mở lòng ra với mọi người, biết đồng cảm, sẻ chia, bạn sẽ thấy hạnh phúc; khi nhận thức được giá trị của những gì mình có, bạn cũng sẽ có thái độ sống đúng đắn, thanh thản, sung sướng
– Hạnh phúc cá nhân cần gắn bó, hài hòa với hạnh phúc của mọi người, của cộng đồng
(Bàn luận kèm dẫn chứng)
– Phê phán những quan niệm sai lầm về hạnh phúc
Hạnh phúc chỉ thật sự đến với ai biết sống lạc quan
và luôn nỗ lực hết mình, không thụ động, lười biếng;
biết yêu thương, chia sẻ và biết trân trọng những gì
mình đang có
d. Sáng tạo: cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng về vấn đề nghị luận
e. Chính tả, dùng từ đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt
0.25
0.25
1.00
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
0.25
 
0.25
 
2 a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn nghị luận: có đầy đủ Mở bài, Thân bài, Kết bài. Mở bài giới thiệu được tác giả, tác phẩm; Thân bài triển khai được các luận điểm làm rõ được nhận định; Kết bài khái quát được nội dung nghị luận.
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; có sự kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Thí sinh có thể giải quyết vấn đề theo hướng sau:
     * Vài nét về tác giả, tác phẩm
 Bài thơ “Vội Vàng” nằm trong tập “Thơ Thơ”, xuất bản năm 1938 là bài thơ tiêu biểu của tập thơ nói riêng, của hồn thơ Xuân Diệu nói chung.
   – Cả bài thơ thể hiện một nhân sinh quan mang ý nghĩa nhân bản sâu sắc. Đoạn thơ nằm ở phần giữa của bài thơ “Vội vàng”.
    Ở đoạn này, thi sĩ tập trung thể hiện quan niệm về thời gian. 
* Cảm nhận về thời gian của Xuân Diệu
**. Quan niệm về thời gian của thơ ca trung đại
– Thời gian trong thi ca trung đại là “thời gian tuần hoàn”, nghĩa là thời gian được hình dung như một vòng tròn liên tục tái diễn, hết một vòng lại quay về điểm xuất phát, cứ trở đi rồi trở lại mãi mãi.
– Quan niệm “thời gian tuần hoàn” xuất phát từ cái nhìn tĩnh, có phần siêu hình, lấy sinh mệnh vũ trụ để làm thước đo thời gian. 
**. Quan niệm thời gian của Xuân Diệu
– Xuân Diệu quan niệm “thời gian tuyến tính” xuất phát từ cái nhìn động: 
Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua 
Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già
 Xuân Diệu nhìn cuộc đời bằng con mắt xanh non biếc rờn nhưng cũng không tránh khỏi những hoài nghi, mất mát. Điều thi sĩ sợ nhất là tuổi trẻ qua đi, tuổi già mau tới bởi thời gian là tuyến tính nên thời gian như một dòng chảy mà mỗi một khoảnh khắc qua là mất đi vĩnh viễn. Cách dùng cặp từ đối lập trong hai câu thơ “Tới – qua”, “non – già” đã cho người đọc thấy được sự cảm nhận rất đỗi tinh tế của thi nhân về bước đi của thời gian. Thời gian như dòng chảy không ngừng nghỉ. Cái ta đang có cũng là cái ta đang mất, trong hiện tại đã có quá khứ và hé mở tương lai.
–  Xuân Diệu lấy sinh mệnh cá thể của mình làm thước đo thời gian
. Ông lấy quỹ thời gian hữu hạn của cuộc đời mình ( sinh mệnh cá thể ) ra để đo đếm thời gian trong vũ trụ. Thậm chí thi sĩ lấy quãng ngắn nhất, giàu ý nghĩa nhất trong sinh mệnh của con người là tuổi trẻ để làm thước đo:
Mà xuân hết nghĩa là tôi cũng mất.
Lòng tôi rộng nhưng lượng trời cứ chật,
Không cho dài tuổi trẻ của nhân gian.
Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn,
Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại.
Còn trời đất nhưng chẳng còn tôi mãi,
Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời
Chữ “Xuân” được điệp đi điệp lại cả năm đến sáu lần (trong ba câu đầu đã có tới năm lần). “Xuân” ấy vừa là xuân của đất trời vừa là “xuân” của cuộc đời, của tuổi trẻ. Mỗi lần nhắc lại là mỗi lần ta bắt gặp cái ngậm ngùi của thi nhân. Xuân của thiên nhiên thì còn mãi mà “xuân” của đời người đã “hết” thì “tôi cũng mất”. Dù lòng yêu có “rộng” đến bao nhiêu thì “lượng trời” vẫn cứ chật. Nên “tuổi trẻ nhân gian” không thể “dài” thêm mãi. Ở đây, hệ thống từ ngữ, hình ảnh được đặt trong thế tương phản đối lập cao độ (tới – qua, non –già, rộng – chật, xuân tuần hoàn, – tuổi trẻ chẳng hai lần, còn – chẳng còn) để làm nổi bật tâm trạng nuối tiếc thời gian, cuộc đời. Vũ trụ có thể vĩnh viễn, mùa xuân rồi cũng tuần hoàn nhưng tuổi xuân của con người chỉ có một lần, đã qua là qua mãi.
+  Xuân Diệu đã nồng nhiệt phủ định quan niệm của người xưa: 
“Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn, 
Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại !”
+
Thước đo thời gian của thi sĩ là tuổi trẻ. Tuổi trẻ một đi không trở lại “chẳng hai lần thắm lại” thì làm chi có sự tuần hoàn ! Trong cái mênh mông của đất trời, cái vô tận của thời gian, sự có mặt của con người thật là ngắn ngủi, hữu hạn.
+  Nghĩ về tính hạn chế của kiếp người, Xuân Diệu đã đem đến một nỗi ngậm ngùi thật mới mẻ: 
“Còn trời đất, nhưng chẳng còn tôi mãi
Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời”
– Cảm nhận về thời gian của Xuân Diệu là cảm nhận đầy tính mất mát.
Mỗi khoảnh khắc trôi qua là một sự mất mát lớn lao. Sự tàn phai không chỉ đến “khắp sông núi” mà còn ở từng cá thể. Và thời gian trôi đi sẽ khiến cho cái nhan sắc thiên nhiên diệu kỳ này bước vào độ tàn phai. Một sự tàn phai không thể nào tránh khỏi: 
Mùi tháng năm đều rớm vị chia phôi
Khắp sông núi vẫn than thầm tiễn biệt
Đây là hai câu thơ thể hiển rất rõ cách cảm nhận tinh vi về thời gian của Xuân Diệu. Cảm nhận ấy không chỉ bằng thị giác mà còn cảm nhận bằng cả khứu giác “mùi tháng năm”, cả vị giác “vị chia phôi”. Mỗi khoảnh khắc đang rời bỏ hiện tại để trở thành quá khứ được hình dung như một cuộc chia lìa. Khoảnh khắc nào cũng là một chia lìa, một mất mát. Và dòng thời gian được nhìn như một chuỗi vô tận của những mất mát, chia phôi. Cho nên, thời gian thẫm đẫm hương vị của sự chia lìa. Dậy lên đó đây khắp không gian là lời than thở tiễn biệt “khắp sông núi vẫn than thầm tiễn biệt”. Nó là lời thở than của vạn vật, là không gian đang tiễn biệt thời gian, mà sâu xa hơn là mỗi sự vật thời gian đang ngậm ngùi tiễn biệt một phần đời của chính nó. 
Những phần đời của sinh mệnh cá thể đang ra đi không thể nào cưỡng lại, nó tạo nên sự trôi chảy không ngừng, tạo nên sự phôi pha, phai tàn của từng cá thể:
Con gió xinh thì thào trong lá biếc,
Phải chăng hờn vì nỗi phải bay đi?
Chim rộn ràng bỗng đứt tiếng reo thi,
Phải chăng sợ độ phai tàn sắp sửa?”
Gió đùa trong lá không phải là những âm thanh của thiên nhiên tươi vui của mùa xuân, mà là lời “thì thào” về nỗi hờn giận, buồn thương. Gió phải chia tay với cây lá mà bay đi; chim chóc trên cây đang ca hát rộn ràng chào xuân bỗng ngừng bặt, chẳng phải có sự đe dọa nguy hiểm nào, mà chỉ vì chúng buồn tiếc cho mùa xuân sắp trôi qua. Thế là chẳng riêng gì Xuân Diệu mà cả vạn vật trong thiên nhiên cũng thức nhận về cái quy luật nghiệt ngã, cái một đi không bao giờ trở lại của thời gian ấy.
Xuân Diệu đưa ra một quyết định hợp lí cho mình và cho tất cả mọi người “Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân”.
d. Kết thúc đoạn thơ là một tiếng thốt:
Chẳng bao giờ ôi! chẳng bao giờ nữa
Mau đi thôi mùa chưa ngả chiều hôm
Thi sĩ bỗng thốt lên lời than. Tiếc nuối, lo lắng và chợt tỉnh vì “mùa chưa ngả chiều hôm”, nghĩa là vẫn còn trẻ trung, chưa già. Lên đường! Phải vội vàng, phải hối hả “Mau đi thôi”. Câu cảm thán với cách ngắt nhịp biến hóa làm nổi bật nỗi lòng vừa lo lắng băn khoăn vừa luống cuống tiếc rẻ, bâng khuâng. VÌ không thể “buộc gió”, không thể “tắt nắng”, cũng không thể cầm giữ được thời gian, thì chỉ có cách thực tế nhất là chạy đua với thời gian, là phải tranh thủ sống .
 
 
* Đánh giá chung
+ Nội dung
Cách cảm nhận về thời gian như vậy xét đến cùng là xuất phát từ ý thức sâu xa về giá trị của sự sống cá thể. Mỗi khoảnh khắc trong đời mỗi người đều vô cùng quý giá, chính vì một khi đã mất đi là vĩnh viễn mất đi!
Quan niệm ấy khiến cho con người biết quý từng giây phút của đời mình. Và người ta biết làm cho mỗi khoảnh khắc của đời mình cần phải tràn đầy ý nghĩa. Có như thế mới là biết sống.
Đây là cơ sở sâu xa của thái độ sống “Vội vàng”.
Rõ ràng toàn bộ quan niệm, thái độ về “thời gian tuyến tính” phải sống “Vội vàng” cho cuộc đời tuy ngắn ngủi nhưng tràn đầy ý nghĩa, đã thể hiện rất tích cực, rất đáng trân trọng của tư tưởng Xuân Diệu.
+ Nghệ thuât
– Sử dụng câu vắt, cắt nghĩa, diễn đạt gần với lời nói thường nhưng rất điêu luyện
-Yếu tố luận lí
 
d. Sáng tạo: cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng về vấn đề nghị luận
e. Chính tả, dùng từ đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt
0.5
 
 
 
0.5
3.0
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
0.5
 
0.5

                  
* Lưu ý
– Học sinh có thể trình bày theo bố cục khác nhưng vẫn đảm bảo tính logic thì giám khảo căn cứ vào bài làm cụ thể để cho điểm một cách hợp lí.
– Đặc biệt khuyến khích những bài làm sáng tạo. 
 
 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *