Đề thi chọn đội tuyển HSG quốc gia môn văn Vĩnh Long 2018

 
KỲ THI HỌC SINH GIỎI THPT CẤP TỈNH VÀ CHỌN ĐỘI TUYỂN THI HSG CẤP QUỐC GIA NĂM HỌC 2017 – 2018
Môn thi: NGỮ VĂN
Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề)                                                        Ngày thi: 24/ 9/ 2017
Câu 1: (8.0 điểm)
Đối thủ đáng ngại nhất của bản thân.
Câu 2: (12.0 điểm)
NHÀ THƠ
– Chế Lan Viên
Nhà thơ không đưa ngay trái tim mình cho độc giả
Mà hái một trái cây đưa cho họ
Họ cầm lên ròng ròng máu nhỏ
Hóa ra đấy là trái tim mình
Mà anh chạm trổ
Anh tạo ra hình quả
Che đi chính mình”.
1988
(Theo www.gocnhin.net)
 
Trình bày suy nghĩ của anh/ chị về quan niệm mà nhà thơ Chế Lan Viên gửi gắm qua bài thơ trên.
 
– Hết –
– Thí sinh không được sử dụng tài liệu.
– Giám thị không giải thích gì thêm.
 

KỲ THI HỌC SINH GIỎI THPT CẤP TỈNH
VÀ CHỌN ĐỘI TUYỂN THI HSG CẤP QUỐC GIA
NĂM HỌC 2017 – 2018
 

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO        
              VĨNH LONG                                                 

ĐỀ CHÍNH THỨC

 HƯỚNG DẪN CHẤM THI MÔN NGỮ VĂN
(Hướng dẫn chấm thi gồm 03 trang)

Câu 1: (8.0 điểm)
Yêu cầu chung: Trên cơ sở chủ đề đặt ra, thí sinh tự do lựa chọn vấn đề trình bày dựa theo nhận thức, trải nghiệm sống, năng lực… bản thân. Bố cục sáng rõ, lập luận sắc bén, thuyết phục, văn mạch lạc, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
Yêu cầu cụ thể: Thí sinh có thể trình bày ý kiến của bản thân theo nhiều hướng khác nhau, bằng nhiều cách khác nhau. Dưới đây là một số gợi ý tham khảo cho nội dung bài viết:
– Thí sinh phải tỏ ra hiểu được khái niệm “đối thủ” cả về nghĩa đen (người đối đầu, kẻ cạnh tranh hơn – thua với mình) lẫn nghĩa bóng (điều bản thân lo sợ, ngán ngại nhất, điểm nhược của bản thân…)
– Xác định được đối thủ đáng ngại của bản thân; dùng lí lẽ, dẫn chứng… để làm sáng tỏ lí do bản thân cho rằng đối thủ đó là đáng lo ngại, chẳng hạn:
+ Để tồn tại và đặc biệt là tồn tại đúng nghĩa, con người phải không ngừng đối mặt với nhiều thử thách → những “đối thủ” của con người.
+ Để vượt qua đối thủ, con người cần phải dốc hết tâm sức, trí tuệ, phải kiên trì, thậm chí chấp nhận mạo hiểm → Chiến thắng được đối thủ là sự vẻ vang, là niềm hạnh phúc lớn lao của mỗi con người.
+ Không nên có thái độ xem thường đối thủ bởi đó có thể là nguyên nhân dẫn đến sự thất bại khó lường; không nên ngán ngại việc có đối thủ vì nhờ đó mà bản thân có động lực để phấn đấu…

– Có nhiều cách để vượt qua đối thủ → đối mặt trực tiếp không phải là cách duy nhất → bản thân phải bình tĩnh, sáng suốt để lựa chọn được cách đúng đắn nhất…
– Bài học cho bản thân; thông điệp cho mọi người…
Tiêu chuẩn cho điểm:
– Điểm 7.0 – 8.0: Bài viết xác định cụ thể đối tượng để bàn luận, ý sâu sắc, thể hiện rõ quan niệm của bản thân. Văn mạch lạc, linh hoạt, giàu cảm xúc, lập luận sắc bén, thuyết phục. Dẫn chứng thuyết phục. Cách viết sinh động, có sáng tạo. Có thể mắc một vài sai sót nhỏ.
– Điểm 5.0 – 6.0: Bài viết xác định được đối tượng bàn luận, ý khá sâu sắc, thể hiện được quan niệm bản thân. Văn khá trôi chảy, có cảm xúc, lập luận tương đối chặt chẽ. Có chú ý đưa dẫn chứng, còn mắc một số lỗi nhỏ về diễn đạt, chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
– Điểm 3.0 – 4.0: Bài làm trình bày được vấn đề nhưng chưa sâu, ý chung chung. Hạn chế về dẫn chứng. Lập luận đôi chỗ lúng túng, mắc nhiều lỗi diễn đạt, chính tả, dùng từ, ngữ pháp.

Câu 2
: (12.0 điểm)– Điểm 1.0 – 2.0: Bài làm chưa bám sát vào đề. Văn yếu, ý nghèo, mắc quá nhiều lỗi diễn đạt, chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
Yêu cầu chung: Trên cơ sở nội dung tư tưởng của bài thơ cùng kiến thức bản thân, thí sinh bày tỏ ý kiến về vấn đề được nêu ra. Bố cục chặt chẽ, lập luận vững vàng. Dẫn chứng chọn lọc. Văn mạch lạc, giàu hình ảnh, cảm xúc, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
Yêu cầu cụ thể: Thí sinh có thể trình bày ý kiến theo nhiều hướng khác nhau, bằng nhiều cách khác nhau. Dưới đây là một số gợi ý cho bài viết:
Quan niệm của Chế Lan Viên gửi gắm qua bài thơ
– “Trái tim” → biểu tượng cho tư tưởng, tình cảm của nhà thơ – người sáng tác.
– “Trái cây” → hình tượng nghệ thuật trên văn bản bài thơ.
– “Che đi chính mình” → nhà thơ ẩn đi tư tưởng, tình cảm của bản thân.
→ Qua bài thơ, Chế Lan Viên lưu ý đến một trong những đặc điểm quan trọng của sáng tác văn học nói chung, thơ ca nói riêng, là xây dựng các hình tượng nghệ thuật; phân tích, lí giải các hình tượng nghệ thuật ấy là con đường để người đọc khám phá, tiếp nhận, đồng cảm với tư tưởng, tình cảm của người viết.
Suy nghĩ về quan niệm của Chế Lan Viên gửi gắm qua bài thơ
Thí sinh kết hợp lí luận và phân tích dẫn chứng để làm rõ vấn đề. Trong đó, thí sinh cần phải biết chọn lọc những dẫn chứng tiêu biểu (có thể là văn xuôi và/hoặc thơ), phân tích sâu sắc, bám sát vào tư tưởng của Chế Lan Viên.
– Tác phẩm văn học coi trọng tính hàm súc, tính liên tưởng → xây dựng những hình tượng nghệ thuật là yêu cầu tất yếu.
– Mọi thứ trong cuộc sống, dù bình thường nhất (một bông hoa, một cánh chim, một giọt mưa…) khi đi vào tác phẩm văn học vẫn có thể trở thành hình tượng nghệ thuật nếu nó mang trong mình quan niệm sống, triết lí nhân sinh… mà tác giả muốn gửi gắm.
– Hình tượng nghệ thuật là những “mật mã” để người viết bày tỏ quan niệm, để “cắt nghĩa” đời sống → muốn tìm được “tiếng nói” chung với tác giả, hiểu và cảm với tư tưởng, tình cảm của người viết, người đọc không thể không “giải mã” những hình tượng đó.
– Việc xây dựng những hình tượng nghệ thuật thể hiện dụng ý nghệ thuật, kinh nghiệm, bản lĩnh/ quá trình lao động nghệ thuật đầy vất vả của người cầm bút. Vì thế, đây cũng là cơ sở quan trọng để đánh giá năng lực, khẳng định “cái tôi” của người viết.
Đánh giá chung
– Nội dung bài thơ vừa là lưu ý quan trọng cho người cầm bút, vừa là định hướng cần thiết đối với quá trình tiếp nhận văn học.
– Chính hệ thống hình tượng nghệ thuật, qua sức sáng tạo đầy biến hóa của nhà thơ → kích thích được những khoái cảm thẩm mĩ ở người đọc, tạo nên sức “hút” cho nghệ thuật văn chương.
Tiêu chuẩn cho điểm:
– Điểm 11.0 – 12.0: Bài làm thể hiện tư duy sâu sắc. Bố cục chặt chẽ. Dẫn chứng chọn lọc, phân tích sâu. Bài làm có nét riêng hoặc có sáng tạo. Văn mạch lạc, giàu cảm xúc. Có thể mắc một vài lỗi rất nhỏ về diễn đạt.
– Điểm 7.0 – 8.0: Bài làm thể hiện tư duy tương đối sâu sắc. Dẫn chứng phù hợp, nhưng phân tích chưa sâu sắc. Văn khá mạch lạc, có cảm xúc, còn mắc một số lỗi nhỏ về diễn đạt, chính tả, dùng từ, ngữ pháp.  – Điểm 9.0 – 10.0: Bài làm thể hiện tư duy khá sâu sắc. Bố cục rõ. Chọn và phân tích dẫn chứng khá tốt. Văn trôi chảy, giàu cảm xúc. Có thể mắc một số lỗi nhỏ về diễn đạt, chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
– Điểm 5.0 – 6.0: Bài làm tỏ ra hiểu đề. Biết chọn dẫn chứng nhưng phân tích chưa sâu. Lập luận nhiều chỗ còn lúng túng, còn mắc một số lỗi về diễn đạt, chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
– Điểm 3.0 – 4.0: Bài làm chưa rõ yêu cầu đề. Dẫn chứng sơ sài. Phân tích chung chung. Bài làm nặng về phân tích cụ thể một hoặc một vài tác phẩm. Còn mắc nhiều lỗi diễn đạt, chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
– Điểm 1.0 – 2.0: Bài làm bàn về nội dung hoàn toàn xa đề và không phù hợp. Văn yếu, ý nghèo, mắc quá nhiều lỗi diễn đạt, chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
Lưu ý chung:        
– Giám khảo căn cứ vào hướng dẫn chấm và vận dụng linh hoạt vào thực tế bài làm của thí sinh để cân nhắc khi cho điểm.
– Đề hướng đến tính chất “mở”, giám khảo cần chú ý khuyến khích những bài làm có nét riêng trong cảm thụ, suy nghĩ, nhận thức nhưng vẫn hợp lí và có sự sáng tạo trong cách trình bày, diễn đạt…
 
 
 
 
 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *