Đề HSG về bài Đất nước :Thơ ca giúp ta đi từ chân trời một người đến với chân trời của nhiều người

SỞ GD & ĐT THANH HÓA

TRƯỜNG THPT DTNT NGỌC LẶC

 

Đề gồm: 01 trang

ĐỀ KHẢO SÁT ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI

LẦN 3 NĂM HỌC 2023 – 2024

MÔN: NGỮ VĂN – KHỐI 12

Thời gian : 150 phút (không kể thời gian phát đề)

 

 

            PHẦN I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm).

            Đọc văn bản sau:

TỰ SỰ

Dù đục, dù trong con sông vẫn chảy

                                                Dù cao, dù thấp cấy lá vẫn xanh

                                                Dù người phàm tục hay kẻ tu hành

                                                Đều phải sống từ những điều rất nhỏ.

 

                                                Ta hay chê rằng cuộc đời méo mó

                                                Sao ta không tròn ngay tự trong tâm?

                                                Đất ấp ôm cho muôn hạt nảy mầm

                                                Những chồi non tự vươn lên từ ánh sáng.

 

                                                Nếu tất cả đường đời đều trơn láng

                                                Chắc gì ta đã nhận ra ta

                                                Ai trong đời cũng có thể tiến xa

                                                Nếu có khả năng tự mình đứng dậy.

 

                                                Hạnh phúc cũng như bầu trời này vậy

                                                Đâu chỉ dành cho một riêng ai.

(Tuyển tập thơ Lưu Quang Vũ)

 

Thực hiện các yêu cầu:

            Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản trên.

            Câu 2. Anh/chị hiểu như thế nào về ý nghĩa hai câu thơ sau:

Hạnh phúc cũng như bầu trời này vậy

                        Đâu chỉ dành cho một riêng ai.

Câu 3. Tìm và phân tích ý nghĩa của biện pháp tu từ cú pháp có trong các câu thơ sau:

                        Dù đục, dù trong con sông vẫn chảy

                        Dù cao, dù thấp cấy lá vẫn xanh

                        Dù người phàm tục hay kẻ tu hành

                        Đều phải sống từ những điều rất nhỏ.

Câu 4. Anh/ chị hãy nhận xét về quan điểm sống của tác giả được đặt ra qua 2 câu thơ: Ta hay chê rằng cuộc đời méo mó/Sao ta không tròn ngay tự trong tâm?

PHẦN II. TẠO LẬP VĂN BẢN (14.0 điểm)

            Câu 1 (4.0 điểm)

Từ nội dung đoạn trích phần Đọc – hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về vấn đề đặt ra qua 2 câu thơ sau:

                        Ai trong đời cũng có thể tiến xa

                        Nếu có khả năng tự mình đứng dậy.

Câu 2 ( 10.0 điểm)

    Nhà thơ Pháp Paul Eluard cho rằng: Thơ ca giúp ta đi từ chân trời một người đến với chân trời của nhiều người. Anh/chị hiểu như thế nào về ý kiến trên? Hãy làm sáng tỏ qua đoạn trích “Đất nước” (Trích Trường ca Mặt đường khát vọng – Nguyễn Khoa Điềm).

………………Hết…………….

 

 

SỞ GD & ĐT THANH HÓA

TRƯỜNG THPT DTNT NGỌC LẶC

 

ĐỀ KHẢO SÁT ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI

LẦN 3 NĂM HỌC 2023 – 2024

MÔN: NGỮ VĂN – KHỐI 12

Thời gian : 150 phút (không kể thời gian phát đề)

 

HƯỚNG DẪN CHẤM

(Hướng dẫn chấm có 04 trang)

 

Phần Câu Yêu cầu cần đạt Điểm
 

 

 

 

 

 

    I

ĐỌC HIỂU 6.0
1 Phong cách ngôn ngữ của văn bản là: PCNN nghệ thuật 1.0
2 Ý nghĩa của hai câu thơ:

– Hạnh phúc như bầu trời có ở khắp mọi nơi xung quanh chúng ta và dành cho tất cả mọi người. Hạnh phúc không của riêng ai, ai cũng có quyền được hưởng hạnh phúc, cũng  không ai ôm hạnh phúc cho riêng mình.

– Vì vậy con người cần nỗ lực cố gắng, không ngừng tìm kiếm hạnh phúc cho riêng mình, đồng thời biết sẻ chia, quan tâm vun đắp hạnh phúc cho người khác, để hạnh phúc tràn ngập khắp thế gian.

 

 

1.0

3 – Biện pháp tu từ điệp cấu trúc: Dù…

– Tác dụng: Nhấn mạnh sự chiêm nghiệm của tác giả về tự nhiên và cuộc đời. Vạn vật muôn đời vẫn phát triển theo quy luật vốn có, dù có lúc thăng, lúc trầm, lúc khó khăn, khi thuận lợi. Từ đó đúc kết quy luật của cuộc sống: Con người, dù là ai, làm gì, có địa vị xã hội như thế nào cũng cần biết trân trọng và phấn đấu từ những điều bình thường giản đơn mới mong có được hạnh phuc lớn lao. Con người cần làm được những việc nhỏ trước mới có thể mong làm tốt những việc lớn.

 

2.0

4  Học sinh trình bày nhận xét về quan điểm sống của tác giả được thể hiện trong 2 câu thơ.

Gợi ý: Cuộc sống xung quanh chúng ta có rất nhiều điều tốt đẹp, hãy biết trân trọng, giữ gìn và phát huy những điều tốt đẹp ấy. Không nên ca thán, than phiền, không nên có cái nhìn tiêu cực về cuộc sống mà hãy luôn mở rộng lòng mình khám phá và nâng niu những giá trị tốt đẹp, nhìn cuộc sống với cái nhìn tích cực. Muốn cho cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn, bản thân mỗi người phải nỗ lực, phấn đấu không ngừng, sống tốt từ trong tâm, luôn làm những điều hay lẽ phải và cống hiến hết mình cho cuộc đời. Như vậy, sẽ không phải ân hận hay nuối tiếc về cuộc sống.

2.0

 

ội

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

     II

LÀM VĂN 14.0
 

 

 

 

 

 

 

1

Anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về vấn đề đặt ra qua 2 câu thơ:  Ai trong đời cũng có thể tiến xa/Nếu có khả năng tự mình đứng dậy. 4.0
a. Yêu cầu về hình thức: thí sinh biết cách viết đoạn văn nghị luận xã hội có bố cục chặt chẽ; biết sử dụng các thao tác lập luận, lí lẽ, dẫn chứng hợp lí, thuyết phục; không mắc lỗi về dùng từ, ngữ pháp, chính tả. 0.25
b. Xác định được vấn đề cần nghị luận: Con người có thể tiến xa trong cuộc sống nếu biết đứng lên sau mỗi lần vấp ngã. 0,5
c. Yêu cầu về nội dung: thí sinh có thể trình bày theo những cách khác nhau, nhưng cần đảm bảo được những nội dung cơ bản sau:

 

a.       Giải thích:

    Tiến xa: chỉ những thành công lớn trong cuộc đời con người.

    Tự mình đứng dậy: Tự đứng lên sau mỗi lần vấp ngã, không nản chí, không chùn bước.

Hai câu thơ khẳng định: Nếu con người có thể vươn lên đứng vững sau những sai lầm, đổ vỡ, thất bại thì chắc chắn sẽ đạt những thành công lớn trong tương lai.

b.      Bàn luận, chứng minh:

Khó khăn, thất bại là điều tất yếu không thể thiếu được trong quá trình học tập, rèn luyện, trưởng thành và vươn tới thành công của mỗi con người.

Khi gặp thất bại, nếu con người nản lòng, không có ý chí vươn lên thì chắc chắn không đạt được những dự định, mục tiêu của mình trong cuộc sống, không thể vươn tới thành công.

Ngược lại, khi con  người có thể đứng dậy sau những đổ vỡ, sai lầm thì con người sẽ trở nên mạnh mẽ và bản lĩnh, Sau những lần đó, con người rút ra cho mình được những bài học, những kinh nghiệm sống quý giá để sửa chữa và khắc phục, không mắc thêm sai lầm tiếp theo.

Đứng lên từ những sai lầm, con người sẽ trở nên bản lĩnh, sự vững vàng, có thêm ý chí, sự cẩn trọng…

Những người biết đứng lên bước tiếp sau những vấp ngã sẽ nhận được sự cảm phục, yêu mếm, tin tưởng…của mọi người xung quanh, tạo nên được những mối quan hệ tốt đẹp.

Học sinh lấy dẫn chứng phù hợp để chứng minh.

c.       Mở rộng nâng cao

Trong xã hội hiện nay có không ít những thanh niên chỉ biết than thở khi gặp khó khăn, sau thất bại thì yếu đuối gục ngã không thể tự đứng dậy vươn lên, thậm chí sa đà vào tệ nạn hoặc tìm đến những sự giải thoát một cách tiêu cực…Đó là những biểu hiện của việc thiếu bản lĩnh, đáng báo động và cần phê phán.

 

0.5

 

 

 

 

1.5

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

0.5

d) Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt

.e) Sáng tạo:

Bài làm có sự sáng tạo, hành văn lưu loát, lí lẽ sắc bén…

0,25

 

 

0.5

2 Nhà thơ Pháp Paul Eluard cho rằng: Thơ ca giúp ta đi từ chân trời một người đến với chân trời của nhiều người. Anh/chị hiểu như thế nào về ý kiến trên? Hãy làm sáng tỏ qua đoạn trích “Đất nước” (Trích Trường ca Mặt đường khát vọng – Nguyễn Khoa Điềm). 10.0

 

Yêu cầu về hình thức: đảm bảo bài văn có bố cục ba phần chặt chẽ, lôgic, diễn đạt trong sáng, không mắc lỗi về dùng từ, đặt câu. 1.0
Yêu cầu nội dung: đảm bảo các ý chính sau đây

1. Giải thích ý kiến

– Thơ là tiếng nói tình cảm của con người, là những rung động của người nghệ sĩ trước cuộc đời, là cảm xúc chân thành nhất của con người trước cuộc sống.

– “Chân trời của một người”: Đó là thế giới quan của nhà thơ, là cái nhìn , tư tưởng, tình cảm trước cuộc đời.

– “Chân trời của nhiều người”:

+ Tiếng nói của nhà thơ mang tính phổ quát, nhân danh mọi người.

+ Đó là sự đồng điệu của người đọc với nhà thơ, đó là quá trình người đọc hòa mình vào tác phẩm, rung động, đắm chìm trong thế giới nghệ thuật được dựng lên bằng ngôn từ; lắng nghe tiếng nói của tác giả, thưởng thức cái hay, cái đẹp, cái tài của người nghệ sĩ sáng tạo.

=> Ý kiến khẳng định giá trị của thơ ca, thơ tuy biểu hiện cảm xúc, tâm sự riêng tư nhưng những tác phẩm thơ chân chính bao giờ cũng mang ý nghĩa khái quát về con người, về cuộc đời, về thời đại, điều đó là cầu nối dẫn đến sự đồng cảm giữa người nghệ sĩ và bạn đọc.

* Bàn luận ý kiến:

Nhà thơ làm thơ để giãi bày tình cảm, để thổ lộ nỗi lòng của mình. Khi những xúc động mạnh mẽ, nhưng suy nghĩ thầm kín, những tư tưởng sâu sắc và tình cảm dâng trào thì đó chính là cái tôi trữ tình công dân phát triển đến đỉnh cao và tư tưởng của nhà thơ sẽ mang tính phổ quát cho thời đại.

– Thơ ca luôn có sức sống vượt qua thời gian, không gian, tác động mãnh liệt vào trái tim con người, nó có sức đồng cảm mãnh liệt làm cho “người gần người hơn”.

– Sợi chỉ đỏ của thơ ca đã kết nối tư tưởng người nghệ sĩ đến tư tưởng người đọc và cũng là cuộc hành trình mà các tác giả hòa mình vào với mọi người. Từ đó, “chân trời” nhà thơ đã trở thành “chân trời của nhiều người”.

2. Chứng minh qua đoạn trích “Đất nước”

* Thơ ca trước hết là chân trời của một người

– Vài nét về tác giả Nguyễn Khoa Điềm và đoạn trích “Đất nước”, trường ca “Mặt đường khát vọng”.

– Cảm xúc của tác giả: Là cảm xúc về đất nước trong những ngày tháng ác liệt nhất của cuộc kháng chiến chống Mĩ. Cảm xúc được cộng hưởng bởi tiếng bom nổ, bởi khói bom và mưa rừng.

– Tác giả đã sử dụng giọng thơ thủ thỉ tâm tình của một chàng trai nói với cô gái nhưng họ không nói chuyện riêng tư và họ nói về Đất nước.

– Mục đích sáng tác bản trường ca: Lay tỉnh ý thức trách nhiệm của thế hệ vùng đô thị tạm chiếm ở miền nam Việt Nam đối với Tổ quốc. Giúp họ nhận thấy trách nhiệm của bản thân cần phải xuống đường tham gia vào cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.

* Tiếng nói của Nguyễn Khoa Điềm đã trở thành tiếng nói chung của mọi người, mang tính thời đại, hướng tới thế hệ trẻ của đất nước ý thức được sứ mệnh của thế hệ mình.

Nguyễn Khoa Điềm đã có cái nhìn khám phá về Đất nước: Đất nước bắt đầu từ những gì gần gũi nhất, thân thiết nhất, bình dị nhất trong đời sống vật chất và đời sống tinh thần của con người.

     – Cội nguồn của Đất nước: Đất nước có từ rất lâu đời gắn với những nét đẹp văn hóa, những truyền thống tốt đẹp, những thuần phong mĩ tục của dân tộc Việt Nam: tục ăn trầu, truyền thống đánh giặc cứu nước, búi tóc sau đầu, yêu thương nhau, tình nghĩa thủy chung sâu nặng, quá trình hình thành và phát triển của con người.

    – Những định nghĩa độc đáo về Đất nước:

Đất nước là sự thống nhất của ba phương diện: chiều rộng không gian địa lí, bề đay thời gian lịch sử, và chiều sâu văn hóa.

+ Về không gian địa lí: Đất nước là những không gian gần gũi thân thuộc với cuộc sống của mỗi người, là không gian riêng tư của tình yêu đôi lứa, là nơi trở về của những tâm hồn thiết tha với quê hương.

+ Về thời gian lịch sử: Đất nước thiêng liêng hào hùng trong quá khứ, giản dị gần gũi trong hiện tại, triển vọng tươi sáng trong tương lai.

Đất nước chính là sự thống nhất giữa cái riêng và cái chung. Những định nghĩa về Đất nước của tác giả đã lay động, thức tỉnh ý thức trách nhiệm của mỗi người đối với Đất nước.

-Tư tưởng Đất nước của nhân dân:

+ Nhân dân kiến tạo nên không gian địa lí: Hình ảnh “những người vợ nhớ chồng”, “cặp vợ chồng yêu nhau”, người học trò nghèo”, và “những người dân nào”…

+ Nhân dân viết nên lịch sử dân tộc.

+ Nhân dân giữ gìn và phát triển dòng chảy văn hóa , những giá trị vật chất tinh thần đã được nhân dân lưu truyền cho đời sau kế thừa và phát huy những truyền thống tốt đẹp của cha ông.

->Với mạch thơ trữ tình – chính luận, tác giả đã thức tỉnh tuổi trẻ và mỗi người nhận biết về cội rễ, nguồn mạch của Đất nước, khám phá truyền thống tốt đẹp của đất nước mình.

–          Cảm xúc sâu lắng và ý thức trách nhiệm:

Nhà thơ hướng vào những suy ngẫm về trách nhiệm của thế hệ mình đối với Đất nước. Tâm sự, khát vọng của tác giả chính là tâm sự, khát vọng của đông đảo quần chúng nhân dân – là “chân trời của nhiều người”. Thơ ca có tính cá thể hóa và khái quát hóa. Cảm xúc làm nên thơ ban đầu là của tác giả, nhưng sự rung cảm ấy có sức khái quát lớn lao, có tính nhân loại và vì thế có thể chạm đến “chân trời của nhiều người”.

–          Nghệ thuật:

Giọng thơ trữ tình – chính luận sâu lắng, thiết tha. Sử dụng nhuần nhị và sáng tạo các chất liệu văn hóa, văn học dân gian vào câu thơ hiện đại mang đến sức hấp dẫn riêng cho đoạn thơ.

*Từ “chân trời” của mình với suy tư về đất nước, tác giả đã tác động đến nhận thức của người đọc.

– Tự hào về cội nguồn của dân tộc.

– Thấy được truyền thống tốt đẹp, tiếp thêm sức mạnh bản lĩnh để xây dựng đất nước.

=> Tâm tư, tình cảm của Nguyễn Khoa Điềm cũng là tấm lòng yêu nước của mỗi người dân Việt Nam, dù bất cứ nơi đâu, thời điểm nào đều mang trong mình ý thức tinh thần trách nhiệm với quê hương đất nước mình.

3. Nhận xét, đánh giá

– Đây là ý kiến đúng đắn, sâu sắc về giá trị của thơ ca, về mối quan hệ giữa người nghệ sĩ và bạn đọc.

– Thơ ca nói riêng và nghệ thuật nói chung bao giờ cũng đi ra từ cuộc đời, từ thế giới quan của tác giả và rồi từ đó, trái tim, tư tưởng của người nghệ sĩ sẽ hòa vào nhịp đập của nhân dân, của thời đại.

– Ý kiến trên đã định hướng cho người cầm bút sáng tạo nên nhiềubài thơ hay và có ý nghĩa với cuộc đời.

 

 

1,0

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.0

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5,5

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.0

Sáng tạo: thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề cần nghị luận, có cách diễn đạt mới mẻ. 0.5
Tổng điểm cả bài ( I+ II) 20.00

– Hết-

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *