Đề HSG bài Sóng Xuân Quỳnh : Thơ thức tỉnh con người trước cái trăm năm..

SỞ GD & ĐÀO TẠO THANH HÓA

Trường THPT Cẩm Thủy 1

ĐỀ CHÍNH THỨC
ĐỀ THI KSCL ĐỘI TUYỂN HSG LỚP 12

NĂM HỌC: 2023 – 2024

Môn thi : NGỮ VĂN

Thời gian làm bài: 150 phút

(Không kể thời gian phát đề)

(Đề thi gồm có 01 trang)

 

PHẦN I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

Khi sắp hoàn thành việc tạo lập loài người, Thượng Đế họp mặt tất cả muôn loài và nói: “Ta còn một món quà tặng đặc biệt dành cho tất cả loài người nhưng ta muốn giấu họ, ta muốn ban cho họ chỉ khi họ đã sẵn sàng. Đó chính là khả năng sáng tạo”.

Đại bàng nói: “Hãy trao nó cho ta, ta sẽ đem nó lên mặt trăng”.

Thượng Đế đáp: “Không được, sẽ có một ngày loài người cũng lên đến đó và tìm thấy nó thôi!”.

Cá hồi nói: “Ta sẽ chôn nó ở đáy đại dương”.

Ngài lắc đầu: “Không đâu, họ cũng sẽ tìm đến đó dễ dàng”.

Trâu nói: “Ta sẽ chôn nó trong đồng bằng mênh mông”.

Thượng Đế vẫn chưa bằng lòng: “Họ sẽ khoan sâu vào lòng đất, dù là ở đâu họ cũng nhanh chóng tìm ra nó!”.

Mẹ Đất lúc đó mới nhẹ nhàng chỉ ra một chỗ: “Hãy đem khả năng sáng tạo giấu vào bên trong mỗi con người.”

Và Thượng Đế đồng ý.

(Thụy Khanh – từ Intenet)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản?

Câu 2. Thượng Đế dành tặng món quà đặc biệt nào cho loài người?

Câu 3. Vì sao Thượng Đế lại muốn giấu đi món quà ông trao tặng cho con người là “khả năng sáng tạo”?

Câu 4. Anh (chị) hiểu như thế nào về ý tưởng của Mẹ Đất “Hãy đem khả năng sáng tạo giấu vào bên trong mỗi con người”?

PHẦN II. TẠO LẬP VĂN BẢN (14,0 điểm)

Câu 1 (4,0 điểm)

Từ nội dung văn bản ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về khả năng sáng tạo của con người.

Câu 2 (10,0 điểm)

Nhà thơ Thanh Thảo quan niệm: Thơ thức tỉnh con người trước cái trăm năm, thơ đặt con người đối diện với nghìn năm, thơ cho con người một thoáng nhìn lại chính mình một cách bình thản. (Tản mạn về thơ, Thanh Thảo).

Anh (chị) hiểu ý kiến trên như thế nào? Qua tác phẩm Sóng của Xuân Quỳnh (Ngữ văn 12, tập một, NXB Giáo dục, 2020) hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.

 

—–HẾT—–

 

SỞ GD & ĐÀO TẠO THANH HÓA

Trường THPT Cẩm Thủy 1

 

HDC ĐỀ THI KSCL ĐỘI TUYỂN HSG LỚP 12

NĂM HỌC: 2023 – 2024

Môn Thi : NGỮ VĂN

(Hướng dẫn chấm gồm có 05 trang)

 

Câu Ý Nội dung Điểm  
I   ĐỌC HIỂU 6.0  
  1 Phương thức biểu đạt chính: Tự sự

Hướng dẫn chấm:

– Thí sinh trả lời như đáp án: 1,0 điểm

– Thí sinh trả lời không đúng như đáp án không cho điểm

1.0
2 Món quà đặc biệt Thượng đế đã dành tặng cho loài người: là khả năng sáng tạo.

Hướng dẫn chấm:

– Thí sinh trả lời như đáp án: 1,0 điểm

– Thí sinh trả lời không đúng như đáp án không cho điểm

1.0  
3 Thượng Đế lại muốn giấu món quà ông trao tặng cho con người là “khả năng sáng tạo” đi bởi vì:

– “Khả năng sáng tạo” chỉ là một món quà vô giá khi con người đã “sẵn sàng”.

– Đó là lúc con người biết trân trọng, chủ động đón nhận, phát huy, khơi dậy nó…

Hướng dẫn chấm:

– Thí sinh trả lời như đáp án: 2,0 điểm

– Thí sinh chỉ nêu được một trong hai nội dung: 1,0 điểm

– Thí sinh trả lời không đúng như đáp án không cho điểm

2.0  
4 Ý tưởng của Mẹ Đất “ Hãy đem khả năng sáng tạo giấu vào bên trong mỗi con người” được hiểu là:

– Khả năng sáng tạo luôn ẩn trong mỗi chúng ta. Tuy nhiên vì nó ẩn giấu nên mỗi người phải biết tự khơi dậy khả năng đó ở bản thân mình. Và đây không phải là việc dễ dàng.

– Mọi người không nên coi thường người khác vì cho rằng họ không có “khả năng sáng tạo” mà trách nhiệm của chúng ta là phải tạo điều kiện để họ có thể bộc lộ sự sáng tạo

Hướng dẫn chấm:

– Thí sinh trả lời như đáp án: 2,0 điểm

– Thí sinh chỉ nêu được một trong hai nội dung: 1,0 điểm

– Thí sinh trả lời không đúng như đáp án không cho điểm

2.0  
II   LÀM VĂN 14.0  
1   Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về khả năng sáng tạo của con người. 4.0  
    * Yêu cầu chung:

a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận 200 chữ

Có đủ 3 phần mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn.

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: khả năng sáng tạo của con người.

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận; các phương thức biểu đạt, nhất là nghị luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; rút ra bài học nhận thức và hành động.

   
  * Yêu cầu cụ thể: Thí sinh cần đảm bảo các ý cơ bản sau: 4.0  
  * Giải thích đề:

– Sáng tạo là năng lực trong con người đưa ra những ý tưởng, phát kiến mới không bị gò bó, phụ thuộc bởi những cái cũ.

0.5  
* Bàn luận:

– Khả năng sáng tạo là cần thiết trong cuộc sống của mỗi người. Khả năng sáng tạo có vai trò rất quan trong trọng sự tồn tại, phát triển của con người. Nó sẽ giúp mỗi người phát triển thêm những hiểu biết của mình, và làm phong phú thêm những ý tưởng mới, để nhạy bén và sâu sắc hơn trong cách giải quyết vấn đề khó khăn mà chúng ta gặp phải trong cuộc sống hàng ngày……(1.0đ)

– Khả năng sáng tạo có trong mỗi con người nhưng không phải ai cũng biết cách khơi dậy để phục vụ cho cuộc sống của mình. Vì vậy người biết khơi dậy khả năng sáng tạo của bản thân sẽ là con người sống chủ động, tích cực……(0.75đ)

– Khả năng sáng tạo trong con người trong suốt chiều dài lịch sử tồn tại và phát triển của mình. …(0.5đ)

– Chỉ ra một số quan điểm sai lầm về khả năng sáng tạo: sáng tạo là chuyện dễ dàng, sáng tạo chỉ có ở tuổi trẻ, chỉ cần sáng tạo là có thể thành công, phê phán những người sống ỷ lại, máy móc, trì trệ, hay viển vông, sáo rỗng…(0.75đ)

3.0

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 
* Bài học nhận thức và hành động:

– Cần không ngừng học hỏi để có tiền đề cho sự sáng tạo, luôn lao động chăm chỉ và tích cực ngẫm nghĩ, dành thời gian cho sự sáng tạo, tìm đến những không gian sáng tạo và người giàu tính sáng tạo.

Lưu ý:  Trong quá trình bàn luận thí sinh cần lấy dẫn chứng minh họa phù hợp có ý nghĩa và bàn luận mở rộng.

0.5  
 
2   Phân tích tác phẩm “Sóng” (Xuân Quỳnh) làm sáng tỏ nhận định của Thanh Thảo: “Thơ thức tỉnh con người trước cái trăm năm, thơ đặt con người đối diện với nghìn năm, thơ cho con người một thoáng nhìn lại chính mình một cách bình thản” 10.0  
    * Yêu cầu chung:

– Câu này kiểm tra năng lực viết bài nghị luận văn học của thí sinh; đòi hỏi thí sinh phải huy động kiến thức về lí luận văn học, tác phẩm văn học, kĩ năng tạo lập văn bản, khả năng cảm nhận văn chương của mình để làm bài.

– Thí sinh có thể cảm nhận và kiến giải theo những cách khác nhau, nhưng phải có lí lẽ, căn cứ xác đáng.

   
  * Yêu cầu cụ thể: Thí sinh cần đảm bảo các ý cơ bản sau:    
1 Giải thích đề: 2.0  
  * Cắt nghĩa ý kiến

+ cái trăm năm: những vấn đề của đời người.

+ nghìn năm: những vấn đề muôn thuở, có giá trị phổ quát của nhân loại.

+ một thoáng nhìn lại chính mình một cách bình thản: nhận thức về bản thân mình, đó là một quá trình bình thản – nhẹ nhàng, thấm thía.

-> Nhận định của Thanh Thảo khẳng định chức năng nhận thức của thơ ca, cũng là của nghệ thuật: nhận thức những vấn đề của thời đại đang sống, những vấn đề muôn thuở của nhân loại và nhận thức chính bản thân con người .

* Lý giải

– Văn học nói chung và thơ ca nói riêng nhận thức, phản ánh đời sống con người. Đối tượng của thơ ca là con người – con người trong học tập, lao động, chiến đấu, con người trong tình yêu và những mối quan hệ xã hội khác, con người trong không gian thời gian với thiên nhiên, vũ trụ. Thơ ca không chỉ phản ánh đời sống con người mà còn phải nhận thức con người và đời sống con người, nói lên những ước mơ, khát vọng, những tâm tư, tình cảm của con người trong chiều sâu tâm hồn với sự đa dạng, phong phú (0,25đ).

– Thơ ca là sự thể hiện tinh tế tư tưởng và tình cảm, ước mơ và khát vọng, quan điểm và lý tưởng thẩm mĩ của nhà thơ đối với con người và cuộc sống. Mỗi bài thơ (đích thực) dù nói về gì, đề tài gì rộng lớn hay bé nhỏ đều thể hiện lòng yêu, sự ghét của tác giả, thể hiện một quan điểm nhân sinh hoặc lên án cái ác, hoặc ca ngợi tình yêu, đưa tới sự hướng thiện, cái cao cả, cái đẹp của thiên nhiên và con người giúp con người nhận thức được những vấn đề về xã hội, thời đại và chính mình (0,5đ).

– Tuy nhiên, dẫu có nhấn mạnh vai trò của nhận thức, của trí tuệ, thì cũng không thể xa rời đặc trưng cơ bản nhất của thơ ca là tình cảm, cảm xúc, là những rung động tâm hồn. Chính vì vậy, thơ tác động, thức tỉnh con người thông qua một hình thức nghệ thuật độc đáo: thông qua ngôn ngữ giàu hình ảnh, nhạc tính, giàu sức biểu cảm (0,25đ).

 

 

1.0

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.0

 

 

 

 
2 Làm rõ ý kiến qua tác phẩm  “Sóng” của Xuân Quỳnh 7.0  
  a. Giới thiệu tác giả, tác phẩm, khẳng định quan niệm của Thanh Thảo.

– Xuân Quỳnh là một trong những nhà thơ tiêu biểu của thế hệ các nhà thơ trẻ chống Mĩ, là thi sĩ của tình yêu, lòng trắc ẩn và hồn thơ nữ tính…

Sóng: sáng tác năm 1967, in trong tập Hoa dọc chiến hào, là bài thơ viết về tình yêu giàu nữ tính và khát vọng yêu bất diệt, vĩnh hằng.

– Bài thơ “Sóng” đã giúp người đọc nhận thức những vấn đề của thời đại đang sống, những vấn đề muôn thuở của nhân loại và nhận thức chính bản thân con người.

b. Bài thơ “Sóng” giúp con người nhận thức được những vấn đề của đời người.

– Tình yêu là một tình cảm cao đẹp, là khát vọng muôn đời của con người đặc  biệt là tuổi trẻ:

Ôi con sóng ngày xưa

Và ngày sau vẫn thế

Nỗi khát vọng tình yêu

Bồi hồi trong ngực trẻ

– Mượn hình tượng sóng, Xuân Quỳnh diễn tả cụ thể, sinh động những trạng thái, cung bậc, vẻ đẹp kì diệu của tình yêu:

+ Tình yêu với những cung bậc kì lạ, trạng thái đối lập: dữ dội/ dịu êm, ồn ào/ lặng lẽ

+ Tiếng nói của trái tim với khát vọng tình yêu muôn thuở: Nỗi khát vọng tình yêu/ Bồi hồi trong ngực trẻ

+ Tình yêu sôi nổi, đắm say, nồng nàn, mãnh liệt với nỗi nhớ cồn cào, da diết chiếm lĩnh cả thời gian, không gian: Con sóng dưới lòng sâu…/ lòng em nhớ đến anh/ Cả trong mơ còn thức

+ Tình yêu tha thiết, thủy chung, son sắt: Nơi nào em cũng nghĩ/ Hướng về anh một phương

c. Bài thơ “Sóng” giúp con người nhận thức được những vấn đề muôn thuở, có giá trị phổ quát của nhân loại.

– Tình yêu đôi lứa là tình cảm tự nhiên, là khát vọng chính đáng, nhân bản của mỗi con người. Khao khát và kiếm tìm tình yêu là hành trình đẹp đẽ của bất cứ ai trong cuộc đời. Đọc thơ Xuân Quỳnh, mỗi độc giả không chỉ tìm thấy tiếng lòng đồng điệu với từng nhịp thổn thức của trái tim yêu mà còn tìm thấy cho mình những phẩm chất của tình yêu chân chính: yêu chân thành, tha thiết, thủy chung, yêu mãnh liệt, say đắm bằng tất cả trái tim mình.

– Mỗi độc giả còn nghiệm ra chân lí bất biến, vĩnh hằng của tình yêu: tình yêu chân chính có thể vượt lên trên cái hữu hạn của thời gian cuộc đời, hòa vào cái lớn lao, vĩ đại của tình yêu nhân loại. Từ khát vọng của Xuân Quỳnh, mỗi bạn đọc biết nuôi dưỡng khát vọng cho riêng mình: vươn tới một tình yêu cao cả, vĩnh hằng, bất diệt.

d. Bài thơ “Sóng” giúp Xuân Quỳnh nhận thức về bản thân mình.

Nhà thơ khao khát một tình yêu vừa truyền thống vừa chủ động, táo bạo, hiện đại.

– Nhà thơ ý thức được sự mong manh, dễ vỡ của tình yêu từ đó khao khát bất tử hóa tình yêu.

e. Bài thơ “Sóng” thức tỉnh con người trước cái trăm năm, đặt con người đối diện với nghìn năm, cho con người một thoáng nhìn lại chính mình một cách bình thản thông qua một hình thức nghệ thuật độc đáo, mới mẻ.

– Thể thơ năm chữ tạo âm điệu sâu lắng, dạt dào, như âm điệu của những con sóng biển và cũng là sóng lòng của người phụ nữ khi yêu.

– Cách ngắt nhịp linh hoạt, phóng khoáng và cách gieo vần, phối âm độc đáo, giàu sức liên tưởng.

– Giọng thơ vừa thiết tha, đằm thắm, vừa mãnh liệt sôi nổi, vừa hồn nhiên, nữ tính.

– Xây dựng hình ảnh ẩn dụ – với hình tượng sóng, vừa mang nghĩa thực, vừa mang nghĩa biểu tượng.

– Bài thơ sử dụng các biện pháp nhân hóa, ẩn dụ, đối lập – tương phản,…

=> Với cảm xúc mãnh liệt, sâu sắc và phong cách nghệ thuật độc đáo, bài thơ “Sóng” đã giúp người đọc nhận thức những vấn đề của thời đại đang sống, những vấn đề muôn thuở của nhân loại và nhận thức chính bản thân con người.

0.5

 

 

 

 

 

 

 

 

1.5

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.5

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.5

 

 

 

 

 

2.0

 

 
  3 * Đánh giá chung 1.0
  – Thơ ca có một vai trò, giá trị quan trọng trong đời sống con người. Nhà thơ “phải đồng thời là những nhà tư tưởng” (Belinxki) hướng con người đến tình yêu, đến những giá trị nhân văn, những chân lí vĩnh hằng, bất biến. Muốn vậy, bản thân người nghệ sĩ phải sống hết mình, trải nghiệm sâu sắc để tìm cho chính tâm hồn mình những tình cảm đẹp đẽ, nhân văn nhất và gửi gắm vào trang thơ.

– Người đọc cần hiểu được giá trị cao cả của thơ ca để biết mở rộng tâm hồn và trái tim mình, đón nhận những tình cảm đẹp đẽ, nhân văn ấy, để biết sống đẹp, yêu đẹp, vươn tới những giá trị Chân – Thiện – Mỹ của đời sống con người.

– Quan niệm về thơ của Thanh Thảo giản dị mà sâu sắc. Nó đã được chứng minh trong bài thơ Sóng của nữ sĩ Xuân Quỳnh. Quan niệm ấy cũng là triết lí, phương châm sáng tạo của mọi nhà thơ chân chính.

=> Ý kiến không chỉ đề cao vai trò, chức năng, giá trị của thơ ca mà còn nêu lên yêu cầu, sứ mệnh, vai trò của người cầm bút, cũng như khẳng định sợi dây kết nối người nghệ sĩ sáng tạo và tâm hồn độc giả, kết nối tâm hồn độc giả với đời sống.

0.5

 

 

 

 

 

 

0.5

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 
Lưu ý chung:

1. Đây là đáp án mở, thang điểm có thể không qui định chi tiết đối với từng ý nhỏ, chỉ nêu mức điểm của phần nội dung lớn nhất thiết phải có.

2. Chỉ cho điểm tối đa theo thang điểm với những bài viết đáp ứng đầy đủ những yêu cầu đã nêu ở mỗi câu, đồng thời phải được triển khai chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, có cảm xúc.

3. Khuyến khích những bài viết có sáng tạo, chấp nhận bài viết không giống đáp án, có những ý ngoài đáp án nhưng phải có căn cứ xác đáng và lí lẽ thuyết phục.

4. Không cho điểm cao đối với những bài chỉ nêu chung chung, sáo rỗng, không bám sát yêu cầu của đề.

5. Cần trừ điểm đối với những lỗi hành văn, ngữ pháp và chính tả.

   

 

—–HẾT—–

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *