Đề HSG Nhạc là cỗ xe chuyên chở hồn thi phẩm, chứng minh qua bài Tây Tiến Quang Dũng

SỞ GD & ĐT THANH HÓA

CỤM TRƯỜNG THPT HOẰNG HÓA

 

 

ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG  HSG LẦN 1

NĂM HỌC: 2023- 2024

MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 12 THPT

Ngày thi: 21/ 9 /2023

Thời gian làm bài: 150 phút

( Không kể tời gian giao đề)

 

Họ và tên thí sinh: ………………………………. Số báo danh: …………………

PHẦN I: ĐỌC HIỂU: (6,0 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

Hơn nữa kia

Sau nhiều năm vất vả, đời sống của thầy tôi đã khá hơn xưa. Khá hơn nhiều lần, nên thầy vui mà trò cũng rất mừng. Thầy còn vui hơn vì học trò xưa nhiều người thành đạt, giàu có. Thầy nói: Nhiều em có hết. Có tất cả những gì người ta thường thèm khát. (…) Thầy vui, tất nhiên. Nhưng thầy vẫn hằng nghĩ các em có thể phải hơn nữa kia!

           “Hơn nữa kia” trong ý của thầy, không phải dành để nói về cái hơn của cải vật chất. Thầy mong khác. Mong học trò có thành tựu hơn nữa kia về đóng góp cho xã hội. Mong học trò “hơn nữa kia” trong sáng tạo, sáng chế để không ai có thể thốt lên cay đắng rằng “nền tảng sản xuất trong nước bằng không”. Mong học trò “hơn nữa kia” để Việt Nam có những thương hiệu toàn cầu, thay vì chỉ cỏn con những nón lá bán chạy ở Milano, đồ mỹ nghệ không đủ bán ở lễ hội văn hóa tam niên đáo lệ mất hút sương mù. Thầy muốn học trò “hơn nữa kia” để dám chọn niềm tin mình sinh ra đời là để chết cho tương lai tươi sáng của nhân loại. Như nhà công nghiệp sáng tạo Elon Musk từng nói về mình.

            Thay vì chỉ chọn cách nâng chữ số trong tài khoản ngân hàng, hãy thử nghĩ “hơn nữa kia”, như Elon Musk về cuộc sống trên sao Hỏa. Thay vì chỉ dừng ở biệt thự, siêu xe, đồ gỗ nguyên khối, hãy thử nghĩ như Elon Musk về một loại tên lửa có thể phóng đi rồi quay về hạ cánh xuống mặt đất êm ái như không. Thay vì sưu tập thẻ thành viên câu lạc bộ thượng lưu, hãy nghĩ thêm về chiếc xe hơi chạy điện để bảo vệ sự sống Trái Đất. Thay vì hâm mộ Elon Musk, hãy thử nghĩ làm ra những điều kỳ diệu hơn cả Elon Musk nữa kia…

            Điều quan trọng là luôn có những người thầy mong học trò “hơn nữa kia”. Và quan trọng hơn nữa là luôn có những học trò dám tin mình có thể làm những việc lớn lao “hơn  nữa kia”.

                                                        (Hà Nhân, Theo Hoa học trò, số 1171, 01/8/2016, trang 11)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn văn bản trên?

Câu 2:  Người thầy mong  học trò của mình  “hơn nữa kia” để làm  gì?

Câu 3:  Anh/Chị có cho rằng mong ước các học trò phải “hơn nữa kia” ở người thầy là chính đáng không? Vì sao?

Câu 4:  Để có thể “hơn nữa kia” trong cuộc sống, theo anh/chị nghĩ cần phải chuẩn bị sẵn sàng những điều gì?

PHẦN II: TẠO LẬP VĂN BẢN (14,0 điểm)

Câu 1 (4.0 điểm)

            Từ văn bản “Hơn nữa kia” trong phần Đọc hiểu trên, anh/chị hãy viết đoạn văn ( khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về vai trò của niềm tin vào chính mình của con người trong cuộc sống.

 

Câu 2 (1.0 điểm)

Nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm cho rằng: “Nhạc là cỗ xe chuyên chở hồn thi phẩm”.

         Anh (chị) hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy cảm nhận về hồn thi phẩm “Tây Tiến” (Quang Dũng) qua nhạc tính của bài thơ để làm rõ ý kiến trên.

———– Hết ———–

SỞ GD & ĐT THANH HÓA

CỤM TRƯỜNG THPT HOẰNG HÓA

 

 

HƯỚNG DẪN CHẤM

ĐỀ KHẢO SÁT HỌC SINH GIỎI 12 LẦN 1

NĂM HỌC: 2023- 2024

MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 12 THPT

 

 

Phần Câu Yêu cầu cần đạt Điểm
 

 

 

 

 

 

I

  ĐỌC HIỂU 6,0
1 PTBĐ: Nghị luận 1,0
2 Người thầy mong  học trò của mình  “hơn nữa kia” để:

– Để không ai có thể thốt lên cay đắng rằng “nền tảng sản xuất trong nước bằng không”.

– Để Việt Nam có những thương hiệu toàn cầu,

– Để dám chọn niềm tin mình sinh ra đời là để chết cho tương lai tươi sáng của nhân loại

1,0
3 Học sinh bày tỏ quan điểm của mình một cách chân thành, nghiêm túc. Tham khảo ý kiến sau:

–  Mong ước của thầy giáo hoàn toàn chính đáng.

–  Vì:

+ Mong ước các học trò phải “hơn nữa kia” nghĩa  là  mong học trò có thành tựu nhiều hơn, sáng tạo hơn để đóng góp cho xã hội, tạo nên thương hiệu Việt Nam vươn tầm thế giới, tạo ra nhiều giá trị tốt đẹp hơn trong cuộc sống..

+ Người thầy nào cũng luôn mong muốn học trò của mình trưởng thành, thành đạt hơn nữa trong cuộc sống.  Thầy muốn học trò vươn tới cuộc sống  có ích cho đời, biết hài hòa lợi ích cá nhân vào lợi ích chung của đất nước.

+ Mong ước cho thấy đây là người thầy tận tâm với học trò, với sự nghiệp trồng người, với đất nước, với cuộc đời.

2,0

 

(0,5)

 

(0,5)

 

 

(0,5)

 

 

(0,5)

 

4 Để có thể “hơn nữa kia” (tức đạt được nhiều hơn những thành công, nhiều sáng tạo, có được thêm nhiều điều tốt đẹp trong cuộc sống), cần chuẩn bị kĩ lưỡng hành trang: sức khỏe; trí tuệ; những phẩm chất đẹp đẽ (bản lĩnh, tự tin, chủ động, sáng tạo, chăm chỉ…); và  tâm hồn giàu tình yêu: yêu người, lòng yêu đời, tình yêu cuộc sống, yêu đất nước, biết cống hiến… 2,0

 

 

 

 

 

 

II

 

 

 

1

TẠO LẬP VĂN BẢN 14,0
Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) bàn về vai trò của niềm tin vào chính mình của con người trong cuộc sống. 4,0
Yêu cầu chung

 Đảm bảo cấu trúc đoạn văn; Xác định đúng vấn đề nghị luận

1,0
Yêu cầu cụ thể

Có thể viết đoạn văn theo hướng sau:

3,0
* Giải thích vấn đề:

– Niềm tin vào chính mình là  tin vào năng lực, trí tuệ, phẩm chất, giá trị của mình trong cuộc sống. Đó còn là mình hiểu mình và tự đánh giá được vị trí, vai trò của mình trong các mối quan hệ của cuộc sống.

– Niềm tin vào bản thân có vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống mỗi người.

* Bàn luận, chứng minh vấn đề:

– Niềm tin vào bản thân không chỉ đem lại niềm tin yêu cuộc sống, yêu con người, hi vọng vào những gì tốt đẹp mà còn là nền tảng của mọi thành công.

– Để có được thành công, có cuộc sống tốt đẹp, con người phải biết dựa vào chính bản thân mình chứ không phải dựa vào ai khác, yếu tố khách quan chỉ là điều kiện tác động, hỗ trợ chứ không phải là yếu tố quyết định thành công.

– Có niềm tin vào chính khả năng của mình thì con người sẽ có ý chí, nghị lực để vươn lên mọi thử thách và trưởng thành:

+ Cuộc sống muôn màu muôn vẻ, đầy những dư vị đắng cay, ngọt ngào, hạnh phúc và bất hạnh, thành công và thất bại, và có những lúc sa ngã, yếu mềm… Nếu con người không có ý chí, nghị lực, niềm tin vào bản thân sẽ không đủ bản lĩnh để vượt qua, không khẳng định được mình, mất tự chủ, dần buông xuôi, rồi dẫn đến đánh mất chính mình.

+ Khi đã đánh mất chính mình là đánh mất tất cả, trong đó có những thứ quý giá như: tình yêu, hạnh phúc, cơ hội… thậm chí cả sự sống của mình. Vì vậy, con người biết tin yêu vào cuộc sống, tin vào sức mạnh, khả năng của chính mình, biết đón nhận những thử thách để vượt qua, tất yếu sẽ đạt đến bến bờ của thành công và hạnh phúc.

* Đánh giá – mở rộng

Phê phán những người ỉ lại, dựa dẫm, nhút nhát, e sợ, yếu đuối, không có lập trường do tự ti dẫn đến mới va vấp, thất bại lần đầu nhưng không làm chủ được mình, không gắng sức,bỏ cuộc, không phát huy sức mạnh bản thân,…   từ đó dẫn đến thất bại.

* Bài học:

– Ý kiến chứa đựng một triết lí nhân sinh sâu sắc, hướng con người biết nhận ra và có ý thức gìn giữ chân giá trị của cuộc sống: Tự tin nhưng phải đi đôi với khiêm tốn, cẩn trọng tránh tự cao, tự đại, tự phụ, kiêu ngạo là những đức tính đáng quý của con người. Nó dẫn con người ta đến bến bờ thành công và được mọi người quý trọng.

– Không ngừng cố gắng học tập và rèn luyện tư cách đạo đức tốt. Việc học phải đi đôi với hành, dám nghĩ, dám làm, tự tin, yêu đời, yêu cuộc sống. Phải biết tránh xa các tệ nạn xã hội, phải luôn làm chủ bản thân để tạo nên tự tin.

  =>“Thiếu tự tin là nguyên nhân của phần lớn thất bại” (Bovee). Ta đánh mất niềm tin là đánh mất thêm nhiều thứ quý giá khác.

0,25

 

 

 

 

 

 

 

2,0

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

0,25

 

 

 

 

0,25

2     Nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm cho rằng: “Nhạc là cỗ xe chở hồn thi phẩm”.

         Anh (chị) hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy cảm nhận về hồn thi phẩm “Tây Tiến” (Quang Dũng) qua nhạc tính của bài thơ để làm rõ ý kiến trên.

10,0
Yêu cầu kĩ năng:

– Biết cách làm bài nghị luận văn học. Biết giải thích ý kiến mang tính chất lí luận văn học, biết phân tích dẫn chứng để làm sáng tỏ nhận định

– Bố cục bài làm hợp lí, lập luận chặt chẽ, hành văn trong sáng, chữ viết rõ ràng, không mắc lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp và lỗi chính tả.

– Bài viết có sáng tạo

1,0
Yêu cầu nội dung cần đạt

 Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo những ý sau:

9.0
2.1. Giải thích ý kiến 2.0
a. Cắt nghĩa 1,0
–  Nhạc hay còn gọi là tính nhạc trong thơ: là yếu tố ngôn ngữ làm phương tiện để nhà thơ kí thác, gửi gắm phần giá trị nội dung của tác phẩm. Tính nhạc được tạo nên bởi những âm hưởng gắn liền với hình ảnh, cảm xúc do sử dụng phối hợp với ngôn ngữ giù tính nhạc.

– hồn thi phẩm: là chiều sâu tư tưởng, xúc cảm, tình cảm, thông điệp  nghệ thuật. Là phần linh hồn của bài thơ.

Cỗ xe chuyên chở có nghĩa là phương tiện quan trọng đắc lực, không thể thiếu.

=>Hoàng Nhuận Cầm sử dụng cách nói khẳng định để nhấn mạnh vai trò quan trọng của của tính nhạc, của âm điệu trong thơ: Đó là phương tiện đắc lực trong việc thể hiện cảm xúc, linh hồn của bài thơ. Hay nói khác đi là cảm xúc hóa thân trong âm điệu, nhạc điệu của thơ. Từ đó cho ta thấy ngôn ngữ giàu tính nhạc là phương tiện biểu đạt cảm xúc, tình cảm, tư tưởng trong thơ, là một đặc trưng quan trọng không thể thiếu của thơ.

 

 
b. Lí giải 1.0
– Đặc trưng của thơ là trữ tình, nghiêng về biểu hiện thế giới chủ quan của con người với trạng thái tình cảm, rung động (thơ là tiếng lòng, là rung cảm mãnh liệt của nhà thơ trước cuộc sống)

– Nội dung cảm xúc trong thơ được thể hiện qua cách tổ chức ngôn từ đặc biệt: hàm súc, giàu nhạc tính, cụ thể các yếu tố: thể thơ, nhịp điệu, vần điệu, thanh điệu, giọng điệu… Đọc thơ, cảm được âm điệu coi như đã nhập được vào hồn thơ, chạm vào được “cõi thơ” thực sự.

– Trong thực tế, có rất nhiều bài thơ mà sức hấp dẫn, sức sống của nó trong lòng người đọc bắt đầu từ âm điệu. Ta bắt gặp âm điệu nồng nàn, sôi nổi, si mê trong “Vội vàng” của Xuân Diệu; âm điệu day dứt, băn khoăn, khắc khoải trong “Đây thôn Vĩ Dạ”  của Hàn Mặc Tử,…

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.2. Cảm nhận về hồn thi phẩm“Tây Tiến” (Quang Dũng) qua nhạc tính của bài thơ 7.0
* Khái quát về tác giả và tác phẩm:

* QD đã họa bức tranh về cảnh thiên nhiên miền tây Bắc bộ vẻ đẹp vừa hùng vĩ, dữ dội vừa lãng mạn, nên thơ bằng ngôn ngữ giàu tính nhạc. Điều đó được thể hiện cụ thể:

+ Những con đường hành quân gập ghềnh, trắc trở, núi đèo chất ngất, vực sâu hun hút… được vẽ nên bởi giọng thơ gân guốc, mạnh mẽ bằng các phép tu từ độc đáo giàu tính nhạc như phép đối, điệp âm, sử dụng từ láy, cách ngắt nhịp, phối thanh.

+ Cảnh thiên nhiên thơ mộng trữ tình với những đêm hơi, những cảnh “mưa xa khơi”, hoa đong đưa… lại được tạo nên bởi giọng thơ êm đềm, man mác, những câu thơ chỉ phối thanh bằng.

* Tây Tiến là những kỉ niệm êm đềm, gắn kết tình quân dân thắm thiết. Những đêm hội đuốc hoa vui tươi, xây hồn thơ, thắm đượm nghĩa tình đã được hồi tưởng và tái hiện bằng những câu thơ có giọng điệu vui tươi, khoẻ khoắn.

* Tây Tiến là từng gương mặt thân thương của đồng đội hiện lên trong niềm thương nhớ. Nhà thơ đã chạm khắc bức tượng đài về người lính Tây Tiến sống động, chân thực, mang vẻ đẹp lẫm liệt, kiêu hùng, hào hoa, lãng mạn mà bi tráng bằng ngôn ngữ sáng tạo, tinh tế, tài hoa của sự kết hợp các biện pháp tu từ, sử dụng phù hợp các từ Hán việt, cách ngắt nhịp,…mang âm hưởng hào hùng, bi tráng.

* Đánh giá:

Bài thơ Tây Tiến thể hiện phong cách riêng, độc đáo của Quang Dũng xứng đáng là một trong những thi phẩm xuất sắc của nền thi ca cách mạng Việt Nam.

– Hà Minh Đức nhận xét: “Tây Tiến là bài thơ giàu nhạc điệu, nhạc điệu của cuộc sống và của tâm hồn. Mõi đoạn thơ mang mọt nhạc điệu riêng vừa mạnh mẽ vừa uyển chuyển khi đưa người đọc vè với kỉ niệm xa nên thơ và gợi cảm”

– XD: “Đọc Tây Tiến, ta có cảm tưởng như ngậm nhạc trong miệng”

0.5

 

2.0

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.0

 

 

 

 

2.0

 

 

 

 

 

 

0.5

    2.3. Đánh giá, bình luận:

– Ý kiến của thi sĩ Hoàng Nhuận Cầm giúp ta nhận thức sâu sắc vai trò của âm điệu trong thơ. Chỉ khi bài thơ là kết quả của sự rung động mãnh liệt và sự sáng tạo độc đáo trong cách tổ chức ngôn từ thì âm điệu thơ mới trở nên ngân vang. Như thế, âm điệu đã trở thành tín hiệu thẩm mĩ quan trọng của bài thơ.

– Ý kiến ấy không chỉ có ý nghĩa với người sáng tác mà còn là sự định hướng, gợi mở cho người tiếp nhận, đọc thơ, cần “lấy hồn tôi để hiểu hồn người”, cần nắm bắt âm điệu thơ để đến được điệu hồn thi phẩm.

– Từ phương diện âm điệu, có thể thấy được thực tài, thực tâm của người nghệ sĩ, đó cũng là một yêu cầu để thi phẩm có sức sống lâu bền trong lòng người đọc.

1.0
Điểm tổng cộng: 20,0 điểm

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *