Đề HSG lớp 11 chương trình mới Bàn về truyện ngắn

 

  KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG
NĂM HỌC 2023
2024

Môn: Ngữ văn, lớp 11

Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề

Câu 1 (8,0 điểm):

“Không trải nỗi đau sâu xương tủy

Làm sao chạm được nắng mai hồng”

Phải chăng thanh xuân của mỗi người phải trải qua đau đớn, bầm dập mới có thể
trưởng thành, mạnh mẽ hơn?

Anh/ chị hãy viết bài văn nghị luận trả lời cho câu hỏi trên.

       

    Câu 2 (12,0 điểm):

  Bàn về truyện ngắn, nhà văn Nguyễn Kiên cho rằng:

“Điều quan trọng đối với truyện ngắn là phải lựa chọn được cái tình thế tự nó bộc lộ ra nét chủ yếu của tính cách và số phận, tự nó đặc trưng cho một hiện tượng xã hội”.

(Theo Trần Đăng Suyền, Phương pháp nghiên cứu và phân tích

tác phẩm văn học, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018, tr.130)

Bằng tri thức và trải nghiệm văn học, anh/chị hãy bàn luận ý kiến trên.    

………………….Hết …………………….

 

SỞ GIÁO DỤC &  ĐÀO TẠO QUẢNG NGÃI

TRƯỜNG THPT SỐ 2 ĐỨC PHỔ

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG LỚP 11
NĂM HỌC 2023
2024

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM

Môn: Ngữ văn

(Đáp án và hướng dẫn chấm gồm 04 trang)

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM

YÊU CẦU CHUNG

– Giám khảo phải nắm được nội dung trình bày trong bài làm của học sinh để đánh giá chính xác, tránh đếm ý cho điểm. Vận dụng linh hoạt Hướng dẫn chấm, sử dụng nhiều mức điểm một cách hợp lí, khuyến khích những bài viết có cảm xúc, sáng tạo.
– Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách nhưng nếu đáp ứng những yêu cầu cơ bản của đề, diễn đạt tốt vẫn cho đủ điểm.

YÊU CẦU CỤ THỂ

 

NỘI DUNG Điểm
Câu 1

I.                   Yêu cầu về kĩ năng

Học sinh có kĩ năng viết bài văn nghị luận xã hội; biết huy động kiến thức sách vở, kiến thức đời sống và những trải nghiệm riêng của bản thân để làm bài lập luận chặt chẽ, có sức thuyết phục, văn viết mạch lạc.

II.               Yêu cầu về kiến thức

Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần làm rõ những nội dung cơ bản sau:

 

Câu 1:

“Không trải nỗi đau sâu xương tủy

Làm sao chạm được nắng mai hồng”

Phải chăng thanh xuân của mỗi người phải trải qua đau đớn, bầm dập mới có thể trưởng thành, mạnh mẽ hơn?

Anh/ chị hãy viết bài văn nghị luận trả lời cho câu hỏi trên.

8,0 điểm
1. Giới thiệu và trích dẫn ý kiến

2. Giải thích:

– “Nỗi đau sâu xương tủy” tượng trưng cho những khó khăn, gian khổ cũng như sự hi sinh, nỗ lực của con người trong cuộc sống. “Nắng mai hồng” chỉ những điều tốt đẹp, thành công và hạnh phúc.

– “Thanh xuân” là quãng đời đẹp nhất của con người. Đây là lúc con người có sức khoẻ, khát vọng, hoài bão, có lý tưởng, dám nghĩ dám làm, không ngại khó khăn hay lùi bước trước gian khổ. Nói một cách khác, đây là thời kì “vàng son” của cuộc đời, là tài sản quý giá của xã hội…

– “Đau đớn, bầm dập” là những tổn thương nặng nề sau những thất bại, đổ vỡ..
– “Trưởng thành” là sự lớn lên trong suy nghĩ và hành động, luôn hướng đến những điều tích cực, dám đứng lên sau vấp ngã để kiên cường bước tiếp, viết nên những trang đời đẹp đẽ…

– “Mạnh mẽ” là có nhiều sức lực về thể chất và tinh thần, có ý chí, quyết tâm cao…

-“Phải chăng” là từ chỉ một nhận định chưa chắc chắn, ở đây người viết còn băn khoăn và muốn đối thoại, muốn mọi người trả lời: rằng tuổi trẻ có phải trải qua khó khăn mới trưởng thành?

=> Từ câu thơ, từ lời băn khoăn trên giúp ta nhận ra rằng giá trị thanh xuân chính là luôn nỗ lực vươn lên, khẳng định sức mạnh, ý chí, bản lĩnh của cá nhân mình.

 

3. Bàn luận:

– Trước hết, thanh xuân của đời người phải trải qua những bầm dập, đớn đau mới trưởng thành, mạnh mẽ. Bởi:

+ Tuổi trẻ tuy còn ít kinh nghiệm sống nhưng họ mạnh mẽ dám xông pha, dấn thân, mạo hiểm cũng vì thế mà họ dễ bị thất bại, bầm dập, đớn đau. Khi nếm trải những vị đắng của cuộc đời, người trẻ sẽ rút được những bài học kinh nghiệm, tự học được những bài học đường đời đầy giá trị, đây chính là bàn đạp cho sự trưởng thành, vươn tới thành công…( dẫn chứng) .
+ Nhờ trải qua khó khăn, đau đớn người trẻ mới có được sự khôn ngoan, trưởng thành, nhanh nhẹn. Ông cha ta đã từng noi “lửa thử vàng, gian nan thử sức”. Gian nan, thử thách, thất bại đớn đau chính là liều thuốc thử, là lò luyện để có những “viên kim đan” giá trị…( dẫn chứng)

– Tuy nhiên, thanh xuân của đời người không nhất thiết phải trải qua bầm dập, đớn đau mà vẫn trưởng thành, mạnh mẽ. Bởi sự trưởng thành, mạnh mẽ của con người có khi được tạo nên từ trí thông minh, sự khôn ngoan, khéo léo. Trí tuệ, sự linh hoạt, mềm dẻo cũng là những nhân tố đưa con người đạt những thành tựu trong đời…( dẫn chứng)

4. Bài học nhận thức và hành động:

– Cần ý thức sâu sắc rằng tuổi thanh xuân là phần quan trọng của đời người, thanh xuân phải trải qua nhiều khó khăn, gian khổ, bầm dập mới có thể trưởng thành, mạnh mẽ. Phải kiên cường, sẵn sàng đương đầu và vui vẻ đối mặt với thách thức, không phàn nàn, than thở, không nhụt chí thoái lui.. lúc đó chúng ta sẽ bình thản đón nhận mọi thứ. Và như vậy thành công nhất định sẽ mỉm cười với bạn. Liệt sĩ, bác sĩ Đặng Thùy Trâm đã nói: “Đời phải trải qua giông tố, nhưng không cúi đầu trước giông tố” …

– Phê phán những người trẻ mới gặp khó khăn, bầm dập, sứt sẹo tí chút đã

lùi bước, đầu hàng, lẩn tránh…( dẫn chứng)

– Liên hệ bản thân.

5. Kết luận:

– Khẳng định ý kiến

– Liên hệ mở rộng

0,5

 

 

1,5

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4,0

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1,5

 

 

 

 

 

 

 

0,5

 

Câu 2

     I. Yêu cầu về kĩ năng

– Có kĩ năng viết bài văn nghị luận văn học, biết huy động các kiến thức lí luận văn học, kiến thức về tác giả, tác phẩm để làm bài.

– Vận dụng các thao tác lập luận phù hợp, lí lẽ xác đáng, trình bày khoa học, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.

  II. Yêu cầu về kiến thức

Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng phải làm rõ những nội dung cơ bản sau:

    Câu 2:

  Bàn về truyện ngắn, nhà văn Nguyễn Kiên cho rằng:

“Điều quan trọng đối với truyện ngắn là phải lựa chọn được cái tình thế tự nó bộc lộ ra nét chủ yếu của tính cách và số phận, tự nó đặc trưng cho một hiện tượng xã hội”.

(Theo Trần Đăng Suyền, Phương pháp nghiên cứu và phân tích

tác phẩm văn học, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018, tr.130)

Bằng tri thức và trải nghiệm văn học, anh/chị hãy bàn luận ý kiến trên.    

12,0 điểm
1. Giới thiệu và trích dẫn ý kiến

 

2. Giải thích:

– Truyện ngắn là tác phẩm tự sự cỡ nhỏ mà nội dung thường chỉ xoay quanh một tình huống truyện chủ chốt nào đó.

– Đối với truyện ngắn, tình huống là hạt nhân trong cấu trúc của tác phẩm. Nó chính là cái hoàn cảnh riêng được tạo nên bởi một sự kiện đặc biệt khiến cho tại đó, cuộc sống hiện lên đậm đặc nhất và ý đồ tư tưởng của tác giả cũng được bộc lộ sắc nét nhất.

– Truyện ngắn cũng có tính cách và số phận như truyện dài. Nhưng vì khuôn khổ của truyện ngắn bị hạn chế nên không thể nói nhiều, nói đầy đủ như truyện dài. Do đó, điều quan trọng đối với truyện ngắn là phải lựa chọn cho được cái tình thế tự nó bộc lộ ra nét chủ yếu của tính cách và số phận, tự nó đặc trưng cho một hiện tượng xã hội.

=> Như vậy, nhận định của Nguyễn Kiên đã khẳng định tầm quan trọng và vai trò của tình huống truyện trong việc làm bật nổi một bản chất tính cách, số phận  nhân vật, bộc lộ một tâm trạng và phản ánh hiện tượng xã hội trong tác phẩm truyện ngắn.

3. Bình luận:

Ý kiến là hoàn toàn đúng, bởi:

– Đặc trưng của thể loại truyện ngắn là ngắn về dung lượng nhưng hàm súc trong nội dung biểu đạt. Mỗi truyện chỉ giống như một lát cắt của đời sống nhưng vẫn phản ánh được đầy đủ hiện thực cuộc sống qua cách nhìn, cách khám phá và cách biểu hiện riêng của nhà văn.

– Đặc trưng trên đòi hỏi người viết truyện ngắn phải sáng tạo được những tình huống độc đáo, phải biết chớp lấy những khoảnh khắc giàu ý nghĩa để có thể qua ngắn mà nói được dài, qua khoảnh khắc ngắn ngủi mà thấy diện mạo toàn thể (Chu Văn Sơn)

– Đặc trưng về đối tượng, nội dung, mục đích của văn chương nói chung, truyện ngắn nói riêng là phải hướng đến cuộc sống con người. Sáng tạo được tình huống truyện có ý nghĩa sẽ giúp nhà văn làm bật nổi được tính cách nhân vật, bản chất đời sống, đồng thời giúp nhà văn bộc lộ đầy đủ nhất tư tưởng, chủ đề tác phẩm.

– Trong quá trình sáng tác một truyện ngắn, sáng tạo tình huống có lẽ là một trong những khâu đầu tiên quan trọng, có ý nghĩa khơi mở mạch truyện phát triển hợp lí ở phần sau.

– Sáng tạo được tình huống truyện độc đáo, giàu ý nghĩa, truyện ngắn đáp ứng được mong muốn của người đọc khi đến với thể loại này: muốn thấy cái phần đậm đặc nhất, sâu xa nhất của đời sống được phản ánh, của tư tưởng nhà văn muốn thể hiện qua một hình thức nghệ thuật ngắn gọn và súc tích.

=> Mối quan hệ giữa tình huống với nhân vật thể hiện mối tương quan giữa hoàn cảnh và tính cách. Hoàn cảnh càng có tính điển hình, càng có độ gay cấn thì càng dễ nổi bật tính cách điển hình của nhân vật.

4. Phân tích, chứng minh:

HS có thể chọn một trong những tác phẩm truyện ngắn đã đọc và phân tích, làm nổi bật ý nghĩa, tầm quan trọng của tình huống truyện mà nhà văn đã sáng tạo ở đó. (Một số truyện ngắn có thể phân tích: “Đôi mắt” – Nam Cao, “Vợ nhặt” – Kim Lân, “Những đứa con trong gia đình” – Nguyễn Thi,…)

5. Mở rộng:

– Ý kiến đã thể hiện tầm quan trọng của tình huống trong truyện ngắn, đây là cơ sở để người đọc đi sâu tìm hiểu một tác phẩm truyện ngắn.

– Đồng thời, là bài học với người sáng tác: nhà văn cần phải phát hiện ra
những vấn đề bản chất nhất của đời sống, biết tích lũy vốn sống, kinh
nghiệm sống; biết tổ chức sắp xếp các sự kiện, chi tiết độc đáo để có thể
tạo nên những tác phẩm sâu sắc, giàu giá trị.

6. Đánh giá chung:

– Khẳng định tính đúng đắn của nhận định, thành công trong sáng tạo tình huống của tác phẩm được chọn.

– Rút ra bài học sâu sắc với người viết truyện ngắn nói riêng, nhà văn nói chung và với người tiếp nhận văn chương.

0,5

 

 

2,0

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3,5

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4,0

 

 

 

 

1,0

 

 

 

 

 

 

 

 

1,0

Tổng 20 điểm

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *