Đề HSG bài Đất nước Nguyễn Khoa Điềm

    SỞ GD&ĐT THANH HÓA

TRƯỜNG PT TRIỆU SƠN

ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HSG 12

Môn: Ngữ văn

Năm học: 2023 – 2024

Thời gian: 150 phút, không kể thời gian giao đề.

   

Họ và tên học sinh ……………………………… Số báo danh .………………

PHẦN I: ĐỌC HIỂU VĂN BẢN (6.0đ).

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

Hòn đá có thể cho lửa, cành cây có thể cho lửa. Nhưng chỉ có con người mới biết nuôi lửa và truyền lửa. Lửa xuất hiện khi có tương tác, ít ra là hai vật tạo lửa. Lửa là kết quả của số nhiều… Nước Việt hình chữ S, hiện thân của số nhiều, lẽ nào thiếu lửa? Không có lửa, con rồng chẳng phải là rồng, chỉ là con giun con rắn. Không có lửa, làm gì có “nồng” nàn, “nhiệt” tâm! Làm gì có “sốt” sắng, “nhiệt” tình! Làm gì còn “nhiệt” huyết,“cháy” bỏng! Sẽ đâu rồi “lửa” yêu thương? Việc mẹ, việc cha, việc nhà việc nước, làm gì với đôi vai lạnh lẽo ơ hờ? Không có lửa, em lấy gì “hun” đúc ý chí, “nấu” sử sôi kinh?…

          Cho nên: biết ủ lửa để giữ phẩm cách Người, nhân cách Việt. Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội. Thế nhưng: Nếu không có lửa, sao thành mùa xuân? Vậy thì: Hãy thắp mình cho đất  nước sang xuân.

    (Đoàn Công Lê Huy, Yêu xứ sở thương đồng bào, NXB Kim Đồng 2016, tr 46)

 

Câu 1(1.0đ): Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.

Câu 2(1.0đ): Phân tích và nêu tác dụng của biện pháp tu từ chính trong đoạn văn sau: Không có lửa, làm gì có “nồng” nàn, “nhiệt” tâm! Làm gì có “sốt” sắng, “nhiệt” tình! Làm gì còn “nhiệt” huyết, “cháy” bỏng! Sẽ đâu rồi “lửa” yêu thương? Việc mẹ, việc cha, việc nhà việc nước, làm gì với đôi vai lạnh lẽo ơ hờ? Không có lửa, em lấy gì “hun” đúc ý chí, “nấu” sử sôi kinh?…

Câu 3(2.0đ): Vì sao tác giả Đoàn Công Lê Huy lại cho rằng phải biết ủ lửa để giữ phẩm cách Người, nhân cách Việt?

Câu 4(2.0đ): Anh/ chị cảm nhận như thế nào về thông điệp: Hãy thắp mình cho đất  nước sang xuân.

PHẦN II: LÀM VĂN (14.0đ)

Câu 1(4.0đ): Từ những suy nghĩ về ý nghĩa của ngọn lửa trong đoạn trích trên, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trả lời cho câu hỏi Tuổi trẻ cần thắp lên ngọn lửa gì?.

Câu 2(10.0đ): Nhà văn Nguyễn Khải từng phát biểu:

Một tác phẩm văn học hay, theo tôi quan niệm, lõi phải dày, vỏ phải mỏng; mọi vấn đề đặt ra trong đó phải thẳng căng, những tình cảm phải được đẩy đến mức tột cùng.

          Anh/ chị hiểu như thế nào về ý kiến trên? Bằng những hiểu biết về tác phẩm “Đất Nước” của Nguyễn Khoa Điềm hãy chứng minh, làm sáng rõ ý kiến.

………………………Hết………………………

Giám thị không giải thích gì thêm

 

    SỞ GD&ĐT THANH HÓA

TRƯỜNG PT TRIỆU SƠN

HDC KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HSG 12

                       Môn: Ngữ văn  

                       Năm học: 2023 – 2024

Thời gian: 180 phút, không kể thời gian giao đề.

 

  Nội dung Điểm
Phần I:

Đọc hiểu

Câu 1 0.5
Phương thức biểu đạt chính: nghị luận  
Câu 2 1.5
– Biện pháp tu từ chính: Điệp cấu trúc câu Không có lửa, làm gì có…

– Tác dụng: Nhấn mạnh vai trò quan trọng của việc nuôi và truyền lửa đối với mỗi người trong đời sống hàng ngày. Nếu không biết giữ lửa chúng ta sẽ không thể nhiệt tình, cháy bỏng trong công việc, sẽ chẳng thể yêu thương chân thành, và cũng không thể hun đúc ý chí và lòng quyết tâm cho tương lai.

 
Câu 3 2.0
Đoàn Công Lê Huy cho rằng phải biết ủ lửa để giữ phẩm cách Người, nhân cách Việt vì: theo tác giả lửa có nghĩa là lòng nhiệt tình, nhiệt huyết cháy bỏng, là tình yêu thương và ý chí quyết tâm của con người. Tất cả những điều đó sẽ quyết định đến phẩm cách con người, đồng thời cũng là nét đẹp truyền thống của con người Việt. Vậy mỗi người cần phải biết ủ lửa, tức là phải biết nhen nhóm, nuôi dưỡng ngọn lửa đam mê, nhiệt huyết, ngọn lửa yêu thương và ước mơ trong tâm hồn.  
Câu 4 2.0
Cảm nhận về thông điệp: Hãy thắp mình cho đất  nước sang xuân.

– Mùa xuân là mùa khởi đầu cũng là mùa đẹp nhất trong năm, là mùa cho vạn vật sinh sôi, trỗi dậy.

– Yếu tố quan trọng để làm nên mùa xuân đất nước chính là con người. Mỗi người cần phải thắp mình cho đất  nước sang xuân, tức là sống phải có lửa, phải cống hiến hết mình như một ngọn lửa. Chúng ta phải biết nhiệt tình, tận tâm với công việc, cháy bỏng với đam mê, phải biết chia sẻ và yêu thương nhau, phải mạnh mẽ tự tin, dám nghĩ dám làm, dám theo đuổi ước mơ và hoài bão. Chỉ một cá nhân cháy hết mình thôi chưa đủ, ta còn phải biết truyền lửa cho người khác.

=> Thông điệp vô cùng ý nghĩa, tất cả mọi người hãy cùng cháy hết mình thể thắp lên mùa xuân cho đất nước.

 
Phần II:

Làm văn

Câu 1 4.0
* Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận xã hội:

Phần Mở đoạn biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề; phần thân  đoạn  biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần kết  đoạn  khái quát được vấn đề và thể hiện được nhận thức của cá nhân.

 

 

0.25

 

 

* Xác định đúng vấn đề cần nghị luận:  Tuổi trẻ cần thắp lên ngọn lửa gì?. 0.25

 

* Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp:

Các luận điểm được triển khai theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm; biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng; dẫn chứng phải phong phú, cụ thể và sinh động. Có thể làm bài theo hướng sau:

– Tuổi trẻ: là quãng thời gian trong cuộc đời khi con người còn trẻ, và thường là giai đoạn con người đã qua thời thơ ấu nhưng chưa đến tuổi trưởng thành. Hay có thể gọi đó là tuổi thanh xuân, là những năm tháng đẹp đẽ nhất trong cuộc đời mỗi người.

   – Giải thích ý nghĩa của lửa: là nhiệt huyết, khát vọng, đam mê, là ý chí, nghị lực, niềm tin, là tình yêu tương của con người đối với con người.

– Từ ý nghĩa của ngọn lửa học sinh lập luận, chứng minh tuổi trẻ cần thắp lên ngọn lửa gì. Yêu cần dẫn chúng xác đáng, lí lẽ thuyết phục.

– Nêu thực tế vẫn còn một bộ phận không nhỏ thế hệ trẻ sống thiếu lửa khiến cho bản thân trở nên thụ động, vô cảm, sống thiếu niềm tin vào tương lai.

– Rút ra bài học cho bản thân, cần phải làm gì để giữ và truyền lửa trong cuộc sống.

 

 

 

 

 

 

3.0

 

 

 

 

Sáng tạo : có cách diễn đạt sáng tạo. lập luận sâu sắc, suy nghĩ mới mẻ về vấn đề, không sai chính tả.

Lưu ý : Bài viết có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng cần phải đảm bảo các ý trên. Khuyến khích những bài viết sáng tạo,đưa ra dẫn chứng thuyết phục.

 

0.5

Câu 2 (10.0 điểm)
Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận : Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề. 0.25
Xác định đúng vấn đề nghị luận :  Một tác phẩm văn học hay, theo tôi quan niệm, lõi phải dày, vỏ phải mỏng; mọi vấn đề đặt ra trong đó phải thẳng căng, những tình cảm phải được đẩy đến mức tột cùng. Làm sáng rõ ý kiến thong qua  tác phẩm “Đất Nước” của Nguyễn Khoa Điềm 0.25
Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm, vận dụng tốt các thao tác lập luận, có sự kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Có thể làm bài theo hướng sau :

* Dẫn dắt, giới thiệu vấn đề

* Giải thích nhận định

Tác phẩm văn học: Chỉ chung tất cả các thể loại văn học, tuy nhiên trong nhận định này, có lẽ nhà văn Nguyễn Khải thiên về văn xuôi nhiều hơn mà xác đáng nhất ở đây chính là thể loại truyện ngắn.

Lõi: chỉ nội dung, ý nghĩa bên trong của tác phẩm. Lõi dày nghĩa là tác phẩm phải chứa đựng những ý nghĩa thiết thực, sâu sắc.

Vỏ: chỉ hình thức bên ngoài. Vỏ mỏng nghĩa là tác phẩm nên có dung lượng gọn nhẹ, không nên phức tạp, cồng kềnh.

– Vấn đề tác phẩm đặt ra phải thẳng căng: lập trường tư tưởng của người viết phải rõ ràng, minh bạch.

Tình cảm phải đẩy đến mức tột cùng: tình cảm phải chân thành, mãnh liệt.

=> Nguyễn Khải đã đưa ra quan niệm về một tác phẩm văn học hay trên cả hai bình diện nội dung và hình thức, đó là phải đạt đến độ hàm súc; tư tưởng nhà văn phải được bày tỏ công khai, rõ ràng và phải chứa đựng tình cảm, cảm xúc mãnh liệt.

* Lý giải vấn đề:`

Vì sao tác phẩm hay lõi phải dày, vỏ phải mỏng? (đảm bảo tính hàm súc)

Một tác phẩm cô đọng, hàm súc là tác phẩm chứa đựng những giá trị lớn về nội dung, mang đến những ý nghĩa sâu sắc, khơi gợi nhiều suy tư, trăn trở nơi người đọc về cuộc đời, về cõi nhân sinh nhưng lại được biểu hiện trong một dung lượng ngôn ngữ ngắn gọn, vừa đủ, không rườm rà, tràng giang đại hải. (HS có thể lấy ví dụ minh họa).

– Vì sao mọi vấn đề đặt ra trong đó phải thẳng căng ( Tư tưởng của người viết phải được bày tỏ công khai, rõ ràng, minh bạch)

Một tác phẩm hay trước hết phải có tư tưởng. Cũng chính nhà văn Nguyễn Khải đã từng nói: Giá trị của một tác phẩm nghệ thuật trước hết là ở giá trị tư tưởng của nó. Một tác phẩm văn học có giá trị trước hết nó phải đề xuất được những vấn đề mới mẻ, có ý nghĩa nhân sinh. Tư tưởng đó phải được bày tỏ một cách công khai, minh bạch, rõ ràng, không được trung lập, mập mờ, giấu diếm (HS có thể lấy ví dụ minh họa)

– Vì sao những tình cảm phải đẩy đến mức tột cùng (yêu cầu về sự mãnh liệt của cảm xúc)

Tác phẩm văn học hay phải được viết ra từ trái tim sôi sục của người nghệ sĩ, đó là những tình cảm, cảm xúc mãnh liệt, chân thành. Tình cảm đẩy lên đến cao trào chính là lúc tài năng của nhà văn được tỏa sáng. Mọi sự hờ hững, hời hợt sẽ không bao giờ khơi gợi được những giá trị cho văn chương (HS có thể lấy dẫn chứng minh họa)

* Phân tích, chứng minh :

– Giới thiệu chung về tác giả, tác phẩm lựa chọn phân tích (tác phẩm “Đất Nước” của Nguyễn Khoa Điềm ).

– Phân tích tác phẩm để chứng minh cho tính đúng đắn của nhận định

+ Tính cô đọng, hàm súc được thể hiện trong tác phẩm như thế nào? (Dung lượng tác phẩm ngắn gọn,  ngôn ngữ cô đọng hàm súc, có sức nén về mặt nội dung ý nghĩa).
+ Tư tưởng tác giả gửi gắm trong tác phẩm là gì? (Đất Nước của nhân dân)

+ Thái độ, tình cảm tác giả bộc lộ trong tác phẩm ra sao? (Tình cảm chân thành, có khi được đẩy lên đến cao trào, mãnh liệt…)

* Đánh giá chung

Nhận định của Nguyễn Khải là vô cùng xác đáng, để lại cho chúng ta bài học về quá trình sáng tạo của người nghệ sĩ và quá trình đồng sáng tạo của bạn đọc:

– Về sáng tạo:  Người nghệ sĩ phải luôn có tư tưởng rõ ràng, mang triết lí nhân sinh sâu sắc, cùng với đó là một trái tim nóng hổi, tha thiết, khắc khoải với cuộc đời. Sáng tạo nghệ thuật cần có độ tinh luyện, cô đọng, hàm súc cao, làm sao để một tác phẩm hài hòa giữa nội dung và hình thức, không có các yếu tố dư thừa, không cần thiết.

– Về tiếp nhận: Khi đọc tác phẩm văn học, người đọc không nên lạnh lùng, thờ ơ mà cần thưởng thức bằng cả trái tim và khối óc để cảm nhận được những trăn trở, nỗi niềm mà nhà văn, nhà thơ gửi gắm thông qua tác phẩm, từ đó trở thành những người đồng sáng tạo, đồng thời bồi dưỡng tâm hồn mình, hướng đến giá trị Chân – Thiện – Mĩ.

 

 

 

0.5

1.0

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.0

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.0

 

 

5.5

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

0.5

  Sáng tạo : có cách diễn đạt sáng tạo. lập luận sâu sắc, suy nghĩ mới mẻ về vấn đề, không sai chính tả.

Lưu ý : Bài viết có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng cần phải đảm bảo các ý trên. Khuyến khích những bài viết sáng tạo, thuyết phục. Tránh sa và phân tích bài thơ.

0.5

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *