Đề HSG Đất nước Nguyễn Khoa Điềm

TRƯỜNG THPT HẬU LỘC I                                                  ĐỀ KHẢO SÁT ĐỘI TUYỂN

NĂM HỌC: 2023 – 2024

MÔN NGỮ VĂN 12

                                                                                                          Thời gian làm bài: 150 phút

I.Đọc – hiểu ( 6.0 điểm).

 Đọc đoạn trích sau:

“Khi Tử Thần đến gõ cửa nhà anh

Anh sẽ có món chi làm tặng vật?

Trước vị khách đến thăm tôi sẽ

đặt chiếc ly tràn đầy cuộc sống

tôi dâng

Tôi sẽ chẳng chịu để khách ra về

tay không

Lúc năm tháng đời tôi khép lại

Khi Tử Thần đến gõ cửa mời tôi đi

Tôi sẽ đặt tất cả những trái nho thơm dịu

Những chắt chiu từng ngày hạ, đêm thu

Những chắt chiu từ một đời cực nhọc

Khi Tử Thần đến thăm và gõ cửa.”

(Tuyển thơ R.Tagore, Bài số 90, Đỗ Khánh Hoan dịch, NXB Văn học, 2004)

Thực hiện các yêu cầu:

 Câu 1(1.0 điểm) Giải thích nghĩa của từ “tặng vật” trong câu thơ “Anh sẽ có món chi làm tặng vật?”

Câu 2 (1.0 điểm) Chỉ ra và phân tích hiệu quả của phép tu từ được sử dụng trong hai câu thơ sau:

Trước vị khách đến thăm tôi sẽ

đặt chiếc ly tràn đầy cuộc sống

tôi dâng

Khi Tử Thần đến gõ cửa mời tôi đi

Tôi sẽ đặt tất cả những trái nho thơm dịu

 

Câu 3 (2.0 điểm)Theo anh (chị) tại sao trong cuộc đời mỗi chúng ta lại cần “rót đầy chiếc ly cuộc sống của mình”?

Câu 4 (2.0 điểm)  Bài học mà  anh /chị rút ra được  từ  văn bản trên ?

  1. Làm văn (14 điểm)

Câu 1 (4.0 điểm):                                                                  

Từ ngữ liệu phần đọc hiểu văn bản, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 300 chữ) bày tỏ suy nghĩ về giá trị của mỗi người trong cuộc đời.

Câu 2. (10.0 điểm):

Nhà thơ Chế Lan Viên từng viết:

“Sợi chỉ lòng anh nghèo chỉ có một màu

Xe vào cái đa sắc của cuộc đời nên chói lọi”.

Anh/chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy làm sáng tỏ qua đoạn trích “Đất Nước” (Trích trường ca “Mặt đường khát vọng”) của Nguyễn Khoa Điềm

—————–Hết—————

 

 

Đáp án và hướng dẫn chấm

Phần Câu Nội dung Điểm  
I   Đọc  hiểu 6.0  
1 – Nghĩa của từ tặng vật: Là món quà quý giá nhất, có ý nghĩa nhất, kết tinh của tình yêu và lòng biết ơn. 1.0  
2 – Biện pháp tu từ: Ẩn dụ- Chiếc ly tràn đầy sự sống và Những trái nho thơm ngọt dịu

– Chiếc ly tràn đầy sự sống: hình ảnh ẩn dụ cho một cuộc đời giàu trải nghiệm và ý nghĩa, tràn đầy năng lượng và khát vọng sống.

– Những trái nho thơm ngọt dịu: hình ảnh ẩn dụ cho những điều đẹp đẽ nhất, ngọt ngào được chắt chiu trong suốt cuộc đời lao động hết mình của nhà thơ để dâng tặng cho cuộc sống.

– Biện pháp tu từ cũng giúp cho câu thơ tăng sức gợi hình gợi cảm

1.5  
3 – Gợi ý:

+ Sinh ra trong cuộc đời này là một món quà tuyệt vời của tạo hóa. Do đó, làm đầy chiếc ly cuộc sống của chính mình là trách nhiệm của chúng ta đối với cuộc đời.

+ Cuộc đời là hữu hạn, không ai có thể sống hai lần. Bởi vậy, chỉ có sống hết mình, cháy lên từng giây phút trong cuộc đời, làm thật nhiều điều có ý nghĩa cho bản thân, cho cộng đồng… thì cuộc sống của chúng ta mới thực sự giá trị.

+ Nếu không làm đầy chiếc ly cuộc sống, cuộc đời của con người sẽ tẻ nhạt, thiếu ý nghĩa; cá nhân sẽ không có sự đóng góp cho sự phát triển cộng đồng và xã hội.

+ Làm đầy chiếc ly cuộc sống của chính mình giúp ta bình thản đón nhận cả những điều bất trắc của cuộc sống,

1,5  
 

4

Bài học rút ra : Hs có thể lựa chon 1 trong số các bài học và lí giải

– Cuộc sống là một chiếc ly, mỗi ngày anh sẽ rót vào những giọt mật thơm thảo. Khi chiếc ly đầy là anh đã sống trọn vẹn, sống hết mình với quỹ thời gian của mình.

–  Hãy sống hết mình với từng khoảnh khắc của cuộc sống, tạo nên một cuộc đời giàu ý nghĩa. Chỉ có như vậy, đến khi từ giã cuộc đời ta sẽ cảm thấy thanh thản, nhẹ nhàng, không có gì nuối tiếc.

– Biết trân trọng ý nghĩa của cuộc sống từ đó bết sống có ích, biết cống hiến, có trách nhiệm với cuộc đời

2.0
II   Tạo lập văn bản: 14,0
1 Từ ngữ liệu phần đọc hiểu văn bản, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 300 chữ) bày tỏ suy nghĩ về giá trị của mỗi người trong cuộc đời. 4,0
  *) Yêu cầu về kĩ năng:

Biết cách làm đoạn văn nghị luận xã hội; lập ý rõ ràng, kết cấu chặt chẽ; diễn đạt sáng rõ, lưu loát, không mắc các lỗi về từ ngữ, chính tả, ngữ pháp.

0,25
    *) Yêu cầu về kiến thức:

Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng luận điểm phải rõ ràng, lí lẽ và dẫn chứng phải phù hợp; phải trình bày được các ý sau:

 
  * Giới thiệu vấn đề nghị luận:  giá trị của bản thân mỗi người trong cuộc đời. 0,25
  *Bàn luận

– Giá trị của bản thân là những điều cốt yếu tạo nên mỗi con người bao gồm ngoại hình, tính cách, cá tính, nhân phẩm, ý chí.

– Mỗi con người đều có những đặc điểm và giá trị khác nhau tạo nên dấu ấn riêng biệt của người đó. Nhờ có những giá trị riêng biệt của bản thân mà con người có những khả năng khác nhau, tư duy khác nhau tạo nên sự da dạng cho cuộc sống, cho xã hội.

– Khi biết nhận ra giá trị của bản thân và tôn trọng bản thân sẽ là hạt giống để sự tự tin lớn lên. Khi chúng ta biết tôn trọng bản thân, chúng ta dễ dàng tôn trọng những người khác.

– Hiểu được giá trị bản thân cũng giúp ta nhận thức được điểm mạnh và điểm yếu của mình để phát triển bản thân, giới hạn điểm yếu và phát huy điểm mạnh, như vậy sẽ đạt được nhiều thành công trong cuộc sống.

-Xã hội phát triển là nhờ vào những giá trị riêng biệt của nhiều cá nhân tạo thành. Chính vì thế, mỗi người cần phải tự nhận biết được những giá trị riêng biệt của bản thân để phát triển mình và tìm cho mình hướng đi thích hợp nhất.

 

2,5

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

0,5

 

 

 
 
  2 Nhà thơ Chế Lan Viên từng viết:

Sợi chỉ lòng anh nghèo chỉ có một màu

Xe vào cái đa sắc của cuộc đời nên chói lọi”.

Anh/chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy làm sáng tỏ qua đoạn trích “Đất Nước” (Trích trường ca “Mặt đường khát vọng”) của Nguyễn Khoa Điềm

10
    Yêu cầu chung:

a, Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận

b, Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

c,Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp tốt các lí lẽ, dẫn chứng; đánh giá khái quát vấn đề nghị luận.

 
    b.Yêu cầu cụ thể

– Hình thức: Bài văn NLVH

– Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng phải đảm bảo các nội dung sau:

 

 

 

 

    * Giới thiệu vấn đề nghị luận 0.5
    *Giải thích:

“Sợi chỉ lòng anh nghèo chỉ có một màu”: là hình ảnh ẩn dụ để chỉ thế giới quan, tâm hồn, tư tưởng, tình cảm, vốn sống nghèo nàn, đơn điệu của nhà văn, nhà thơ so với cuộc sống vốn bộn bề, đa dạng và phong phú vô cùng mà CLV gọi là “cái đa sắc của cuộc đời”.

“Xe”: “xe” là sự hòa quyện, sự gắn mật thiết, không thể tách rời.

ó Ý thơ của Chế Lan Viên đề cao mối quan hệ biện chứng không thể tách rời giữa tâm hồn nhà văn, nhà thơ với hiện thực cuộc sống. Người nghệ sĩ chỉ có thể thành công và sáng tạo nên được những tác phẩm “để đời” cho nhân loại nếu biết trải lòng mình hòa nhập gắn bó máu thịt với cuộc đời rộng rộng lớn ngoài kia.

1.0
    *Lý giải ý kiến:

– Tâm hồn nhà văn, nhà thơ phải “xe vào cái đa sắc của cuộc đời nên chói lọi”?

+ Văn học là một hình thái ý thức xã hội. Chức năng của văn học phải là “thứ khí giới thanh cao và đắc lực” (Thạch lam) để thay đổi và cải tạo cuộc sống. Muốn vậy, văn học phải giúp người đọc hiểu được bản thân mình, hiểu được những gì cuộc sống đang diễn ra xung quanh, và nắm bắt được những vấn đề mang hơi thở của thời đại. Điều đó đòi hỏi tác phẩm văn học được bắt nguồn từ hiện thực cuộc sống phong phú muôn màu sắc.

+ Hiện thực cuộc sống “đa sắc” là nguồn gốc của nhận thức, của ý thức, là mảnh đất màu mỡ để nuôi dưỡng nghệ thuật, đồng thời là chìa khóa để giải thích các hiện tượng phức tạp của nghệ thuật. Chỉ khi hướng về với hiện thực cuộc sống rộng lớn, hướng về với đời sống nhân dân, “mở lòng mình ra để đón lấy tất cả những vang động của đời” (Nam Cao), người nghệ sĩ mới có thể tìm được cho mình nguồn cảm hứng dồi dào, chất liệu sáng tạo đặc sắc, đáng giá; phát hiện ra những quy luật tiềm ẩn, những chân lí, những quan niệm nhân sinh mới mẻ; mới hiểu hết được ọi cảnh đời, số phận con người trong cuộc sống… Và tài năng, vốn sống của họ cũng mới có cơ hội trải qua “lửa thử vàng”, từ đó càng phát triển mạnh mẽ, đặc sắc hơn để sáng tạo nên những tác phẩm nghệ thuật thực sự có giá trị (“Nghệ thuật không phải là một năng khiếu có thể phát triển mà không cần mở rộng kiến thức về mọi mặt. Cần phải sống, phải tìm tòi, phải xào nấu lại rất nhiều, phải yêu rất nhiều và chịu nhiều đau khổ đồng thời không ngừng kiên trì làm việc” – M. Gorki)

Để tạo nên được những tác phẩm nghệ thuật giá trị, “chói lọi”, để đời, đòi hỏi tâm hồn người cầm bút khi “xe vào cái đa sắc của cuộc đời” phải ngân rung những trạng thái cảm xúc mãnh liệt để những vấn đề của hiện thực cuộc sống không “nằm thẳng đơ trên trang giấy”. Người nghệ sĩ cũng cần phải có tài năng để biến “vốn sống” thành “chất sống”, để trang viết của họ không phải là sự sao chép nguyên xi cuộc sống mà thực sự là một sáng tạo mang tính cá thể độc đáo. Bởi “Sự tầm thường là cái chết của văn chương nghệ thuật”– Huy Gô/ “Tác phẩm nghệ thuật sẽ chết nếu nó miêu tả cuộc sống chỉ để miêu tả, nếu nó không phải là tiếng thét khổ đau hay lời ca tụng hân hoan, nếu nó không đặt ra những câu hỏi hoặc trả lời những câu hỏi đó”. (Bêlinxki)

1,0
    * Vài nét về tác giả NKĐ và đoạn trích “Đất Nước”:

– Nguyễn Khoa Điềm là một trong những nhà thơ tiêu biểu nhất trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ.

– Thơ ông đặc biệt hấp dẫn người đọc bởi cảm xúc nồng nàn, suy tư sâu lắng của người trí thức về đất nước, con người Việt Nam, mang màu sắc chính luận – trữ tình.

– Trường ca “Mặt đường khát vọng”, được Nguyễn Khoa Điềm hoàn thành ở chiến khu Trị – Thiên năm 1971, ngay tại thời điểm mà kháng chiến chống Mỹ đang trong giai đoạn quyết liệt nhất.

– Đoạn trích “Đất Nước” thuộc phần đầu chương V của bản trường ca, là một trong những đoạn thơ hay nhất về đề tài đất nước trong thơ Việt Nam hiện đại.

*Phân tích, chứng minh

LĐ 1: Nguyễn Khoa Điềm đã “xe” “sợi chỉ” lòng mình vào “cái đa sắc của cuộc đời” để sáng tạo thơ ca, “Đất Nước” là tiêu biểu:

Là một trí thức trẻ sinh ra và lớn lên trong những năm tháng “mưa bom bão đạn”, với lòng nhiệt tình yêu nước và tinh thần dân tộc sâu sắc cùng tình yêu dành cho nghệ thuật, Nguyễn Khoa Điềm đã tự nguyện dấn thân để “xe” sợi chỉ lòng mình vào cuộc đấu tranh chung của cả dân tộc. Ông hăng hái tham gia cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước ở cả 2 tư cách: Nghệ sĩ – chiến sĩ.

– “Đất Nước”được ra đời trong một hoàn cảnh hết sức đặc biệt: “Chúng tôi ngồi trong hầm và viết, cảm xúc được cộng hưởng bởi tiếng bom nổ, bởi khói bom và mưa rừng... Tôi viết về những điều giản dị của chính tôi, về tuổi trẻ và các bạn bè đang tranh đấu ở trong thành phố...”.

=>“Đất Nước”của Nguyễn Khoa Điềm được sáng tạo bằng tất cả sự trải nghiệm của một người lăn lộn trong phong trào tranh đấu của thanh niên đô thị miền Nam. Chính những trải nghiệm quý giá ấy đã góp phần làm “nên chói lọi” của trang thơ Đất Nước.

LĐ 2 Vẻ “chói lọi” của trang thơ “Đất Nước” – NKĐ:

–  “Chói lọi” ở phương diện nội dung, tư tưởng:

+ Đất nước được cảm nhận trong sự toàn vẹn ở nhiều phương diện: lịch sử, văn hóa; chiều sâu của không gian và chiều dài của thời gian.

+ Đất Nước là sự thống nhất, hài hòa của nhiều mối quan hệ:

. Mối quan hệ giữa cá nhân – cá nhân

. Mối quan hệ giữa cá nhân – cộng đồng

. Đất Nước là mấu xương- sự sống của mỗi người

+ Nổi bật là tư tưởng Đất Nước của Nhân Dân. Đất nước là sự hội tụ, kết tinh bao công sức và khát vọng của nhân dân. Nhân dân chính là người đã làm ra đất nước.

. Thiên nhiên địa lí của đất nước không chỉ là sản phẩm của tạo hóa mà được hình thành từ phẩm chất và số phận của mỗi người,kết tinh bao khát vọng … là sự hóa thân cho dáng hình xứ sở của bao cuộc đời.

. Nhân dân làm nên lịch sử bốn nghìn năm:Nhân dân yêu nước đã miệt mài, say mê sáng tạo ra và giữ gìn, phát triển những giá trị vật chất, tinh thần cho đất nước: “truyền hạt lúa”, “truyền lửa”, “truyền giọng nói”, “gánh theo tên xã, tên làng”, … từ đó xây dựng nền móng phát triển đất nước lâu bền…

. Tư tưởng cốt lõi, cảm hứng bao trùm cả đoạn trích: “đất nước này là đất nước của nhân dân đất nước của ca dao thần thoại”, đất nước ấy thể hiện qua tâm hồn con người: biết yêu thương, biết quý trọng trọng tình nghĩa, công sức và biết chiến đấu vì đất nước.

Vẻ “chói lọi” qua hình thc nghệ thuật

+ Thể loại trường ca; câu thơ dài, ngắn linh hoạt tạo một nhịp điệu phóng khoáng cùng giọng kể tâm tình góp phần biểu hiện mạch cảm xúc tuôn chảy dạt dào khá tự do, âm hưởng thơ trầm bổng, sâu lắng, thiết tha.

+ Ngôn ngữ thơ giản dị, giàu hình ảnh, vừa gần gũi, vừa giàu sức gợi … mang đậm chất văn hóa dân gian

ó Đất Nước hiện lên vừa cao quý, thiêng liêng; vừa bình dị, gần gũi, dung dị, đời thường.

1,0

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5.0

 

     Đánh giá, mở rộng, nêu ý nghĩa của vấn đề

–  Ý kiến của nhà thơ Chế Lan Viên hoàn toàn đúng đắn, đã để lại bài học sâu sắc cho các nhà văn, nhà thơ ở mọi thời đại về quá trình sáng tác văn chương.

– Người nghệ sĩ cần phản ánh cuộc sống trong cái nhìn đa diện, nhiều chiều với sự vận động phức tạp của nó, chắt lọc lấy cái bản chất tinh túy, cốt lõi , biết gạn lấy muối lắng đọng từ bể cuộc đời để sáng tạo nên tác phẩm của mình chứ không phải là sự sao chép nguyên xi cuộc sống.

– Mỗi nhà văn, nhà thơ – ngoài tài năng và tâm huyết, cần có năng khiếu quan sát, khả năng tích lũy vốn sống để hiểu biết sâu sắc về con người và cuộc đời.

 

1.0
    c. Sáng tạo

e. Chính tả, dùng từ, đặt câu

0.5

 

 

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *