SỞ GD&ĐT THÁI BÌNH
CỤM TRƯỜNG THPT QUỲNH PHỤ (Đề thi thử) Đề gồm 01 trang |
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 12 THPT NĂM HỌC 2023–2024
Môn: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian giao đề.
|
Câu 1. (8,0 điểm)
Trong bài thơ Ngụ ngôn của mỗi ngày, nhà thơ Đỗ Trung Quân viết:
“Tôi học lời ngọn gió
Chẳng bao giờ vu vơ
Tôi học lời của biển
Đừng hạn hẹp bến bờ”
Hãy viết một bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về bài học cuộc sống được gợi ra từ những câu thơ trên.
Câu 2. (12,0 điểm)
“Giá trị vĩnh hằng của thơ là những vấn đề mang tính nhân văn, thuộc về con người, thuộc về nhân loại”.
(Trần Hoài Anh – Thanh Thảo và thơ – nhavantphcm.com.vn)
Anh/chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy làm sáng tỏ qua bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh (SGK Ngữ văn 12 tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2020).
SỞ GD&ĐT THÁI BÌNH
CỤM CÁC TRƯỜNG THPT QUỲNH PHỤ ————————- (Hướng dẫn chấm gồm 03 trang) |
HDC ĐỀ KHẢO SÁT HSG LỚP 12 THPT
Năm học 2023 – 2024 Môn: Ngữ văn
|
Câu | Nội dung | Điểm |
1 | Nghị luận xã hội | 8,0 |
1.Yêu cầu chung:
–Câu này kiểm tra năng lực viết bài nghị luận xã hội của thí sinh, đòi hỏi thí sinh phải huy động những hiểu biết về đời sống xã hội, kỹ năng tạo lập văn bản và năng lực bày tỏ thái độ, chủ kiến của mình đề làm bài. -Thí sinh có thể làm bài theo nhiều cách khác nhau nhưng phải có lí lẽ và căn cứ xác đáng, được tự do bày tỏ quan điểm riêng của mình nhưng phải có thái độ chân thành, nghiêm túc, phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội. |
||
2.Yêu cầu cụ thể: | ||
a.Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề. | 0,5 | |
b.Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: bài học (được gợi ra từ ý thơ của Đỗ Trung Quân) về sống có lí tưởng, ước mơ, mở rộng lòng mình để yêu thương. | 0,5 | |
c.Triển khai vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm: vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; rút ra bài học nhận thức và hành động. -Thí sinh có thể có nhiều cách hiểu, cách cảm nhận khác nhau về bài học cuộc sống được gợi ra từ đoạn thơ. Dưới đây là một gợi ý: *Giải thích, nêu vấn đề nghị luận: – “Gió”, “biển” là hiện thân của thiên nhiên tươi đẹp. “Gió” thường thổi theo một hướng tùy theo mùa và thời tiết. Học “lời ngọn gió” dạy “chẳng bao giờ vu vơ” tức luôn có chủ đích, luôn theo một hướng. Con người cần sống có lí tưởng, hoài bão, ước mơ, xác định rõ ràng con đường đi của mình để đạt tới thành công – “Biển” luôn rộng lớn. Học “lời của biển” “đừng hạn hẹp bến bờ” có nghĩa là đừng nên ích kỉ, hẹp hòi, ngược lại mở rộng lòng mình để đón nhận yêu thương và hãy yêu thương, sẻ chia, giúp đỡ mọi người. àĐoạn thơ vừa là lời tự nhủ vừa là lời khuyên chân thành về cách sống của nhà thơ Đỗ Trung Quân, hãy sống có lí tưởng, ước mơ và có tấm lòng rộng mở.. |
1,0 |
|
*Bàn luận: – Sống có lí tưởng, hoài bão ước mơ sẽ giúp con người thấy cuộc đời thật ý nghĩa; là động lực để cố gắng, phấn đấu và vượt qua những khó khăn thử thách, đạt tới thành công… (dẫn chứng) – Sống với tấm lòng rộng mở, yêu thương và sẻ chia yêu thương sẽ tạo được niềm vui, hạnh phúc, giúp cho cuộc sống con người, xã hội tốt đẹp hơn… (dẫn chứng) -Phê phán lối sống không lí tưởng, ước mơ, ích kỉ, thực dụng… của một bộ phận giới trẻ hiện nay. |
4,0
|
|
*Bài học:
– Cần nhận thức được vai trò, ý nghĩa to lớn của lối sống có lí tưởng, tấm lòng sẻ chia, rộng mở, giúp đỡ mọi người. – Tuổi trẻ là những đam mê, là những khát khao, hãy dám sống là chính mình với những ước mơ, lí tưởng cao đẹp, hãy biết sẻ chia yêu thương, giúp đỡ những mảnh đời bất hạnh, dâng hiến cho đời những hoa thơm, trái ngọt. |
1,0 | |
d.Chính tả, dùng từ đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. | 0,5 | |
e.Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận. | 0,5 | |
2 | Nghị luận văn học | 12,0 |
1.Yêu cầu chung:
-Câu này kiểm tra năng lực viết bài nghị luận văn học của thí sinh, đòi hỏi thí sinh phải huy động kiến thức về lí luận văn học, những trải nghiệm văn chương, kĩ năng tạo lập văn bản nghị luận để làm bài. -Thí sinh có thể bản luận, kiến giải theo nhiều cách khác nhau, nhưng phải có lí lẽ, căn cứ xác đáng. |
||
2.Yêu cầu cụ thể: | ||
a.Đảm bào cấu trúc bài văn nghị luận: Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề nghị luận; thân bài triển khai vấn đề, biết tổ chức thành nhiều đoạn văn, liên kết chặt chẽ với nhau để làm sáng tỏ vấn đề. Kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được nhận thức cá nhân. | 0,5 | |
b.Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Hiểu đúng, làm sáng tỏ ý kiến “Giá trị vĩnh hằng của thơ là những vấn đề mang tính nhân văn, thuộc về con người, thuộc về nhân loại” qua bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh. | 0,5 | |
c.Triển khai vấn đề cần nghị luận. Có thể tham khảo một số gợi dẫn sau:
*Giải thích ý kiến: – Giá trị vĩnh hằng của thơ: Giá trị đích thực của tác phẩm làm nên sức hấp dẫn và sức sống trường tồn của tác phẩm trong lòng công chúng – Tính nhân văn: Hệ thống tư tưởng đề cao các giá trị con người, nâng niu và trân trọng vẻ đẹp, khát vọng của con người. Đó có thể là những vấn đề mang tính thời sự, những vấn đề riêng của con người trong một bối cảnh xã hội, lịch sử cụ thể (thuộc về con người), đó cũng có thể là vấn đề mang tính nhân bản, thể hiện bản chất quy luật mọi thời, của con người (thuộc về nhân loại) àÝ nghĩa của nhận định: Điều làm nên giá trị đích thực, bất biến muôn đời của tác phẩm thơ nói riêng, tác phẩm văn học nói chung chính là giá trị nhân văn, những vẻ đẹp, khát vọng muôn đời của con người được gửi gắm trong tác phẩm văn học. – Đối tượng phản ánh của văn học chính là con người. Văn học quan tâm đến con người trong các mối quan hệ xã hội có tính thẩm mĩ. Lấy con người làm trung tâm, văn học có một điểm tựa nhìn ra thế giới đề nhận thức các quy luật của hiện thực và đánh giá hiện tượng nhân sinh trong cuộc sống. – Văn học sáng tạo theo quy luật của cái đẹp, cái đẹp là địa hạt của thơ ca. Nói đến “nhân văn” là nói đến những vẻ đẹp, những giá trị nhân bản của con người. Văn học không chỉ phản ánh con người mà còn tôn vinh con người. Nhiệm vụ của văn học là đi tìm vẻ đẹp của hạt ngọc ẩn dấu trong bề sâu tâm hồn con người, níu giữ mãi mãi tính người cho con người. Ngay cả khi văn học miêu tả cái xấu xa, thấp hèn, ghê tởm thì giá trị hướng tới vẫn là điều tốt đẹp, cao thượng, thủy chung. – Văn học với chức năng giáo dục cải tạo cuộc sống, cải tạo con người qua những giá trị của tác phẩm văn học. Vì vậy giá trị nhân văn góp phần làm cho tâm hồn bạn đọc phong phú hơn, trong sạch hơn.. |
2,0 |
|
c.Triển khai vấn đề cần nghị luận. Có thể tham khảo một số gợi dẫn sau:
-Giới thiệu về tác giả, tác phẩm -Phân tích chứng minh: Tính nhân văn của bài thơ Sóng thể hiện ở vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong tình yêu. + Khát vọng về một tình yêu lớn lao, vị tha, bao dung. + Khát vọng dấn thân để thấu hiểu tình yêu. + Khẳng định những phẩm chất cao đẹp của tình yêu: nỗi nhớ, lòng chung thuỷ, niềm tin vào sức mạnh của tình yêu chân chính. + Khát vọng hiến dâng, vĩnh viễn hoá tình yêu: ước muốn hoá thân vào sóng thể hiện khát vọng về tình yêu vĩnh hằng, bất tử. => Tính nhân văn trong Sóng được kết tinh từ những vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong tình yêu: chân thành, say đắm, nồng nàn, mãnh liệt, thủy chung, trong sáng, cao thượng. Đó là tình yêu mang nét đẹp truyền thống và hiện đại. Đây là vấn đề có tính chất nhân bản, tính chất phổ quát của quy luật tình yêu thuộc về con người, thuộc về nhân loại. Tính nhân văn đã làm nên giá trị vĩnh hằng cho bài thơ Sóng. *Những giá trị nhân văn trong bài thơ Sóng được thể hiện thông qua hình thức nghệ thuật độc đáo in đậm dấu ấn cá nhân của Xuân Quỳnh. + Bài thơ được kết cấu trên cơ sở nhận thức sự tương đồng, sự hòa hợp giữa hai hình tượng sóng và em. + Thể thơ năm chữ tạo âm điệu sâu lắng, dạt dào, như âm điệu của những con sóng biển và cũng là sóng lòng của người phụ nữ khi yêu. + Cách ngắt nhịp linh hoạt, phóng khoáng và cách gieo vần, phối âm độc đáo, giàu sức liên tưởng. + Giọng thơ vừa thiết tha, đằm thắm, vừa mãnh liệt sôi nổi, vừa hồn nhiên, nữ tính. + Ngôn ngữ thơ dung dị mà chọn lọc tinh tế, gợi cảm, hàm súc. Mỗi từ ngữ, hình ảnh, câu thơ đều có độ mở tạo ra mạch ngầm đa nghĩa cho văn bản qua các biện pháp nhân hóa, ẩn dụ, đối lập – tương phản,… => Tính nhân văn của bài thơ Sóng được khai sinh từ vẻ đẹp tài năng thi ca của Xuân Quỳnh. Sóng mang giá trị vĩnh hằng cùng năm tháng thời gian. *Nhận xét, đánh giá: -Ý kiến đã khẳng định được đặc trưng, thuộc tính quan trọng nhất của thơ nói riêng và văn học nói chung về giá trị nhân văn gắn liền với những vẻ đẹp và khát vọng muôn đời của con người được gửi gắm trong tác phẩm. Bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh đã thể hiện tài năng, tấm lòng của thi sĩ đối với cuộc đời. – Bài học đối với người cầm bút: Tác phẩm thực sự có giá trị khi nó phản ánh hiện thực cuộc sống bằng cái tâm và tài năng nghệ thuật thực sự của người cầm bút hướng tới con người, vì con người mà sáng tạo. -Bài học cho người tiếp nhận: Bạn đọc cần phải biết trân trọng tấm lòng, tài năng của người nghệ sĩ được thể hiện trong tác phẩm, phát huy giá trị tốt đẹp tác phẩm để lại, gắn bó với cuộc sống, con người qua những trang văn. Bạn đọc qua tác phẩm văn học từ nhận thức đi đến sự tự nhận thức về giá trị nhân văn để hướng tới làm giàu tâm hồn mình, hoàn thiện nhân cách.. |
0,5 6,0
1,0 |
|
d.Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu | 0,5 | |
e.Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận. | 1,0 | |
Tổng | 20.0 |