Đề tham khảo số 09:
TRƯỜNG THPT ………. | ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI THPT
MÔN: NGỮ VĂN Thời gian: 180 phút (không kể thời gian phát đề) |
Câu 1 (8,0 điểm):
Hãy viết bài luận ngắn với chủ đề: Những đèn đỏ trên đường đời.
Câu 2 (12,0 điểm):
Bàn về giọng điệu trong thơ trữ tình, nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Điệp cho rằng: “Với tư cách là một hiện tượng nghệ thuật độc đáo, giọng điệu bao giờ cũng được tổ chức một cách công phu bởi nó là một cách nói, một phương diện bộc lộ chủ thể tác giả”
Bằng sự trải nghiệm của mình về thơ, anh/chị hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
——— HẾT ———-
MỤC TIÊU ĐỀ THI
1/ Đề thi hướng đến việc phát huy năng lực và phẩm chất của học sinh, phù hợp với chương trình GDPT mới.
2/ Đề thi hướng đến khả năng sáng tạo, tư duy độc lập và bày tỏ quan điểm, suy nghĩ của bản thân. Đồng thời, khuyến khích sự chủ động, sáng tạo và phát huy cá tính của học sinh trong việc viết văn
3/ Đề thi hướng đến việc rèn luyện những kỹ năng cho học sinh, như: kỹ diễn đạt (kỹ năng trình bày và chia sẻ ý kiến, cảm xúc, suy nghĩ một cách chính xác, tinh tế, phong phú và thuyết phục); kỹ năng chọn lọc và phân tích văn bản phù hợp với yêu cầu đặt ra; kỹ năng viết văn; kỹ năng lập luận và chứng minh (giúp học sinh có thể đưa ra những quan điểm cá nhân, phản biện và bình luận về các vấn đề văn học và xã hội. Học sinh cần có tư duy phản biện, khả năng mở rộng và sử dụng các dẫn chứng thuyết phục để bảo vệ quan điểm của mình; kỹ năng tổng hợp và so sánh.
HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu | Nội dung | Điểm |
1 |
||
Hãy viết bài luận ngắn với chủ đề: Những đèn đỏ trên đường đời. | 8,0 | |
I. Yêu cầu về kĩ năng:
– Học sinh biết cách làm bài văn nghị luận xã hội theo hướng mở, biết vận dụng linh hoạt các thao tác lập luận, đưa ra ý kiến riêng khi giải quyết vấn đề. – Bài viết có bố cục mạch lạc; hệ thống luận điểm, luận cứ rõ ràng; dẫn chứng thuyết phục; hành văn trong sáng, giàu cảm xúc; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. II. Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đáp ứng được những ý cơ bản sau: |
||
1. Nêu được vấn đề nghị luận:
Cuộc sống như một dòng chảy bất tận, trên những “đại lộ” của cuộc đời luôn có những “đèn đỏ” con người cần nhận biết kịp thời và phải biết dừng lại đúng lúc. |
1.0 |
|
2. Giải thích:
– “Đèn đỏ”: là tín hiệu điều hành trên những nút giao thông quan trọng yêu cầu người đi đường dừng lại. Đèn đỏ trên đường giao thông tạo qui tắc, nền nếp và nét đẹp văn hóa của những nguời tham gia giao thông, nhằm đảm bảo sự an toàn cho tất cả. – “Đèn đỏ trên đường đời” là cách nói hình ảnh nhắc nhở con người trên hành trình cuộc đời cần có sự tự nhận thức và tự điều chỉnh hành vi kịp thời để dừng lại trước những giới hạn mang tính qui tắc, chuẩn mực của bản thân và cộng đồng để kiến tạo cuộc sống tốt đẹp. |
1.0 |
|
2. Bàn luận về Những đèn đỏ trên đường đời
– Trên đường giao thông hiện đại, nếu người tham gia giao thông không chấp hành luật lệ, không dừng lại khi có tín hiệu đèn đỏ sẽ gây rối loạn, ùn tắc giao thông, thậm chí xảy ra những tai nạn đáng tiếc. |
0.5 |
|
– Trên đường đời với muôn ngả rẽ của mỗi người, đôi khi cũng xuất hiện những “đèn đỏ” yêu cầu phải nhận biết nhanh nhạy và dừng lại đúng lúc để tránh những hậu quả, rủi ro không đáng có. | 0.5 |
|
– Các loại đèn đỏ có thể gặp trên đường đời:
+ Có những đèn đỏ do nhà nước đặt ra gắn liền với luật, yêu cầu mọi công dân phải chấp hành nghiêm, nếu vi phạm sẽ bị xử lí theo pháp luật. Những đèn đỏ này khuôn con người vào kỉ cương, phép nước, sống có đạo đức, đảm bảo trật tự an ninh xã hội và quyền lợi của mỗi cá nhân. (Nêu dẫn chứng cụ thể minh họa) + Có những đèn đỏ do cá nhân tự đặt ra gắn liền với lương tâm, đạo đức và mục tiêu phấn đấu để tự nhận thức những việc nên làm và những việc không nên làm, biết dừng lại đúng lúc trước những cạm bẫy của cuộc sống. (Nêu dẫn chứng cụ thể minh họa) |
2,0
|
|
3. Bác bỏ: – Trái với những người tuân thủ những qui tắc, luật lệ của những đèn đỏ trên đường đời là những người sống buông thả, vô tổ chức, gây tác hại nghiêm trọng, cần phê phán. (Nêu dẫn chứng cụ thể minh họa) – Đôi khi đứng trước những đèn đỏ không mang tính vi phạm pháp luật, không trái với lương tâm, đạo đức mà chỉ là những khó khăn thách thức, những giới hạn thì hãy vượt qua để thử sức, kiểm nghiệm và tự khẳng định giá trị của bản thân. (Nêu dẫn chứng cụ thể minh họa) |
0,5
0,5 |
|
4. Bình luận, đánh giá:
– Biết dừng lại trước những đèn đỏ của đường đời là người thông minh, sáng suốt, có kỹ năng sống linh hoạt, bảo toàn nhân cách, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống văn minh cho mình và cho mọi nguời trong xã hội hiện đại. – Không tự nhận biết hoặc cố tình không dừng lại trước những đèn đỏ của đường đời là kẻ liều lĩnh, ngu muội, gây tai họa khó sửa chữa cho mình và cho mọi người. |
1,0 | |
5. Rút ra bài học nhận thức và hành động, liên hệ bản thân hợp lí | 1,0 | |
2 |
Bàn về Giọng điệu trong thơ trữ tình, nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Điệp cho rằng: “Với tư cách là một hiện tượng nghệ thuật độc đáo, giọng điệu bao giờ cũng được tổ chức một cách công phu bởi nó là một cách nói, một phương diện bộc lộ chủ thể tác giả”
Anh/chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Chứng minh qua việc phân tích giọng điệu một bài thơ trữ tình trong phong trào Thơ mới anh/chị đã học ở chương trình Ngữ văn 11. |
12,0 |
I. Yêu cầu về kĩ năng:
– Học sinh biết cách làm bài nghị luận về một ý kiến bàn về văn học, biết vận dụng linh hoạt các thao tác lập luận, biết lựa chọn tác phẩm tiêu biểu, biết phân tích, cảm thụ để làm sáng tỏ vấn đề. – Bố cục rõ ràng, mạch lạc; lập luận chặt chẽ, thuyết phục. – Hành văn trong sáng, giàu cảm xúc; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. II. Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau: |
||
1. Giải thích:
– Giọng điệu là một hiện tượng nghệ thuật độc đáo: Giọng điệu là yếu tố riêng của quá trình sáng tạo, đi cùng với nhạc điệu để tạo thành âm điệu cho tác phẩm văn học. Giọng điệu là thái độ, cảm xúc của chủ thể đã được hình thức hóa. Đó là tinh chất của cảm xúc, thuộc về phần hồn của một phát ngôn. – Giọng điệu bao giờ cũng được tổ chức một cách công phu: Để tạo nên giọng điệu của một tác phẩm, người nghệ sĩ cần tổ chức ngôn từ theo một logic và hệ thống nhất định: các lựa chọn, sắp xếp từ ngữ, sự phối hợp thanh điệu, nghệ thuật ngắt nhịp, gieo vần… – Giọng điệu là một cách nói, một phương diện bộc lộ chủ thể tác giả nhà văn: giọng điệu thể hiện thái độ, lập trường, quan điểm của chủ thể phát ngôn về đối tượng được nói đến và đối tượng mà lời văn ấy hướng tới. Tìm hiểu giọng điệu chính là tìm hiểu ngôn ngữ chủ thể – nhân lõi tạo thành phong cách nghệ thuật của nhà văn. Giọng điệu chứa đựng thông điệp của chủ thể sáng tạo. => Nhận định đã khẳng định vai trò và đặc điểm của giọng điệu trong tác phẩm trữ tình nói riêng và trong văn học nói chung. |
1,0 | |
2. Phân tích, bình luận: | 10,0 | |
2.1. Đặc điểm và vai trò của giọng điệu trong tác phẩm trữ tình:
– Thơ – điệu hồn đi tìm những hồn đồng điệu, vì vậy giọng điệu chính là linh hồn của của một tác phẩm trữ tình. – Giọng điệu trong thơ không chỉ là âm điệu được tạo nên bởi thanh điệu, vần điệu và cách ngắt nhịp mà còn là điệu tâm hồn của thi nhân, là những cung bậc cảm xúc trữ tình được thăng hoa qua âm thanh ngôn ngữ. – Giọng điệu trong thơ là yếu tố quan trọng bộc lộ tư tưởng chủ đề tác phẩm, góp phần định hình phong cách của người nghệ sĩ… – Do cấu trúc và đặc điểm thể loại, giọng điệu trong thơ khác với giọng điệu trong văn xuôi. Nếu giọng điệu trong văn xuôi thường mang tính khách quan lạnh lùng thì giọng điệu trong thơ lại đẫm chất chủ quan. |
2,0 | |
2.2. Phân tích chứng minh qua tác phẩm cụ thể:
HS lựa chọn một số bài thơ tiêu biểu để phân tích và tập trung làm nổi bật được yêu cầu của đề bài: Giọng điệu là một hiện tượng nghệ thuật độc đáo, bao giờ cũng được tổ chức một cách công phu bởi nó là một cách nói, một phương diện bộc lộ chủ thể tác giả nhà văn -Người viết cần đi từ các tín hiệu ngôn ngữ để xác định giọng điệu của tác phẩm: + Cách lựa chọn, sắp xếp từ ngữ, xây dựng câu thơ theo đặc trưng thể loại + Cách gieo vần, ngắt nhịp, phối hợp thanh điệu bằng trắc để tạo giọng điệu + Cách sử dụng các tín hiệu nghệ thuật, các phương tiện ngôn ngữ… – Từ đó chỉ ra giọng điệu bên trong (điệu tâm hồn của củ thể trữ tình) + Xác định tư thế của phát ngôn (Tư thế trữ tình) trong bài thơ với những đặc trưng riêng về hoàn cảnh. Đó là yếu tố quan trọng chi phối đến giọng điệu của bài thơ. + Chỉ ra những cung bậc trạng thái cảm xúc của chủ thể trữ trình + Từ giọng điệu, rút ra tư tưởng, cảm xúc của tác giả, cũng như những thông điệp mà tác giả gửi gắm. + Từ giọng điệu của bài thơ, nhận xét về phong cách nghệ thuật của nhà thơ. |
8,0 | |
3. Đánh giá, mở rộng:
– Giọng điệu trong tác phẩm trữ tình là yếu tố vô cùng quan trọng, nó làm nên nét đặc trưng thể loại, làm nên phong cách nghệ thuật của nhà văn. – Giọng điệu tác phẩm biểu hiện giọng điệu nhà văn, giọng điệu nhà văn là cơ sở để tạo nên âm hưởng thời đại. – Tìm hiểu giọng điệu trong tác phẩm nói chung và tác phẩm trữ tình nói riêng, chúng ta càng nhận rõ vai trò của chủ thể sáng tạo và chủ thể tiếp nhận. |
1,0 |
Lưu ý:
– Giám khảo cần nắm được nội dung trình bày trong bài làm của thí sinh, tránh đếm ý cho điểm. Vận dụng linh hoạt hướng dẫn chấm, sử dụng nhiều mức điểm một cách hợp lí, khuyến khích những bài viết có cảm xúc, sáng tạo.
– Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách nhưng nếu đáp ứng những yêu cầu cơ bản của đề, diễn đạt tốt vẫn cho điểm tối đa.
– Điểm bài thi là tổng điểm của 2 câu, làm tròn đến 0,5 điểm.