Đề HSG lớp 11 chương trình SGK mới, đề số 10

Đề tham khảo số 10:

 

TRƯỜNG …………

 

ĐỀ CHÍNH THỨC

 

 

(Đề thi gồm 01 trang)

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI

ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 11

Thời gian làm bài: 180 phút

 

Câu 1 (8 điểm)

Anh sợ vật giá leo thang nhưng cũng lo vầng trăng không mọc nữa đêm rằm

Hay sợ trăng đã mọc rồi mà đầu anh vẫn cúi

Bởi trái tim mình đã thành đá tảng rêu phong.

(Trích Cỏ hoa cần gặp, Đỗ Trung Quân, thivien.net)

Trình bày suy nghĩ của anh/chị về vấn đề được gợi ra trong đoạn thơ trên.

Câu 2 (12 điểm)

 Trong hành trình mở ra về phía đời sống, cuộc đời của tác phẩm luôn ẩn chứa những khả năng mới sẽ bộc lộ khi nó viễn du qua không gian và thời gian.

(Theo Lý luận văn học, Huỳnh Như Phương, NXB Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, 2010, tr.188)

Bằng trải nghiệm văn học, anh/chị hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.

………………………HẾT………………………

 

HƯỚNG DẪN CHẤM

YÊU CẦU CHUNG

– Giám khảo cần vận dụng linh hoạt hướng dẫn chấm, sử dụng nhiều mức điểm một cách hợp lí, khuyến khích những bài viết có cảm xúc, sáng tạo, tránh đếm ý cho điểm.

– Thí sinh có thể làm bài theo nhiều cách nhưng đáp ứng những yêu cầu cơ bản, diễn đạt tốt vẫn cho điểm tối đa.

– Điểm bài thi làm tròn đến 0,25 điểm.

YÊU CẦU CỤ THỂ

Câu Ý Yêu cầu cần đạt Điểm
1   Anh sợ vật giá leo thang nhưng cũng lo vầng trăng không mọc nữa đêm rằm

Hay sợ trăng đã mọc rồi mà đầu anh vẫn cúi

Bởi trái tim mình đã thành đá tảng rêu phong.

(Trích Cỏ hoa cần gặp, Đỗ Trung Quân, thivien.net)

Trình bày suy nghĩ của anh/chị về vấn đề được gợi ra trong đoạn thơ trên.                         

8.0
  * Yêu cầu về hình thức, kĩ năng:

– Đáp ứng yêu cầu của bài làm văn nghị luận xã hội

– Trình bày vấn đề một cách khoa học, hấp dẫn

1.0
  * Yêu cầu về nội dung:

Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cần hướng đến những ý sau:

 

7.0

1.1 Giải thích vấn đề 1.5
  Vật giá leo thang: đời sống vật chất ngày càng khó khăn, cuộc sống trở nên chật vật.

Vầng trăng không mọc nữa đêm rằm: sự biến mất của cái đẹp, sự thiếu vắng của những giá trị tinh thần.

– Trăng đã mọc mà đầu anh vẫn cúi – trái tim thành tảng đá rêu phong: cái đẹp hiển hiện nhưng con người không nhận ra, không xúc động; sự thờ ơ, vô cảm của con người trước cái đẹp, trước những giá trị cao quý trong đời sống.

=> Vấn đề cần nghị luận: con người đang phải đối mặt với nhiều nỗi losợ : sợ đời sống vật chất ngày càng khó khăn; lo trước sự biến mất của cái đẹp, sự thiếu vắng của những giá trị tinh thần; sợ trái tim con người ngày càng trở nên lạnh lùng vô cảm,…

 
1.2 Bàn luận vấn đề 4.5
  Sợ vật giá leo thang nhưng cũng lo vầng trăng không mọc nữa đêm rằm:

+ Vật giá leo thang, đời sống vật chất ngày càng khó khăn là điều con người không thể không lo lắng, quan tâm. Cơm áo gạo tiền là những vấn đề liên quan trực tiếp đến đời sống con người và sự tồn sinh của xã hội.

+ Vầng trăng không mọc nữa đêm rằm – cái đẹp, giá trị tinh thần liên quan đến chất lượng cuộc sống, ý nghĩa của sự tồn tại. Chiều kích tâm hồn của con người sẽ được mở rộng khi có sự tồn tại của cái đẹp và thức nhận về giá trị của cái đẹp. Đời sống sẽ trở nên cằn cỗi nếu thiếu vắng đi những giá trị tinh thần.

=> Con người cần cân bằng giữa đời sống vật chất và tinh thần, giữa thực tại đầy những lo toan và những mộng mơ, phút giây lắng lòng trước vẻ đẹp của cuộc đời.

1.75
Sợ đầu vẫn cúi, sợ trái tim thành đá tảng rêu phong khi trăng đã mọc:

+ Khi “đầu cúi, trái tim thành đá tảng rêu phong” tức là lúc con người trở nên thờ ơ, không còn quan tâm đến mọi thứ quanh mình, không còn biết rung động trước cái đẹp, trước những giá trị tinh thần.

+ Đá tảng rêu phong gợi độ dài về thời gian, khi con người quá mải mê với những lo toan vật chất, những toan tính thực dụng mà đánh mất mọi rung cảm trong đời sống. Đó không còn là vấn đề cá nhân, mà là sự nhức nhối đáng báo động của cả cộng đồng xã hội.

=> Mỗi người cần có ý thức bồi đắp tâm hồn, nuôi dưỡng những rung cảm thẩm mĩ,  biết yêu thương, chia sẻ.

1.75

 

Biết rung động trước vầng trăng đêm rằm, nhưng cũng không mải mê chìm đắm vào những mộng mơ, những điều hư ảo xa vời mà lãng quên những ngổn ngang, bộn bề, gai góc của đời sống. 0.5

 

Biết sợ hãi lo âu trước những vấn đề của đời sống và nguy cơ tàn hoại của những giá trị tinh thần là điều đáng trân trọng ở mỗi người, nhưng sẽ đáng quý hơn khi con người biết vượt lên nỗi sợ để nuôi dưỡng tâm hồn, hoàn thiện bản thân.

(Thí sinh cần chọn dẫn chứng phù hợp, lập luận thuyết phục)

0.5

 

1.3 Bài học nhận thức và hành động 1.0
  – Nhận thức rõ ý nghĩa của việc theo đuổi những giá trị vật chất và quan tâm đến những giá trị tinh thần trong đời sống.

– Định hướng hành động của bản thân để hướng tới một cuộc sống tốt đẹp và ý nghĩa, có sự cân bằng hài hòa giữa các giá trị.

 
2    Trong hành trình mở ra về phía đời sống, cuộc đời của tác phẩm luôn ẩn chứa những khả năng mới sẽ bộc lộ khi nó viễn du qua không gian và thời gian.

(Theo Lý luận văn học, Huỳnh Như Phương, NXB Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, 2010, tr.188)

Bằng trải nghiệm văn học, anh/chị hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.

12.0
  * Yêu cầu về hình thức, kĩ năng

– Đáp ứng yêu cầu của bài làm văn nghị luận văn học

– Trình bày vấn đề một cách khoa học, hấp dẫn

1.0
  * Yêu cầu về nội dung

Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách, song cần đạt được những nội dung cơ bản sau đây:

11.0
2.1 Giải thích vấn đề 2.0
  Nhận định khẳng định: Qua quá trình tiếp nhận văn học, trải qua không gian và thời gian, tác phẩm nhận thêm nhiều cách cắt nghĩa, lí giải mới, làm phong phú hơn ý nghĩa, giá trị của tác phẩm.  
2.2 Bàn luận vấn đề 8.0
  – Khẳng định: Trong hành trình mở ra về phía đời sống, cuộc đời của tác phẩm luôn ẩn chứa những khả năng mới sẽ bộc lộ khi nó viễn du qua không gian và thời gian.

+ Tác phẩm hình thành trong quá trình sáng tác, nhưng năng lượng thẩm mĩ của nó không phải là một cái gì nhất thành bất biến, phi thời gian mà được hình thành trong lịch sử.

+ Tác phẩm văn học là một “cấu trúc vẫy gọi”, nhiều khoảng trắng thu hút sự chú ý của người đọc nhiều thế hệ.

+ Khi điều kiện lịch sử và xã hội biến đổi, trải qua thời gian và không gian khác nhau, chủ thể tiếp nhận cũng thay đổi theo, do đó tác phẩm cũng sản sinh ra những ý nghĩa, giá trị mới.

4.0
Học sinh có thể chọn những dẫn chứng khác nhau để làm rõ ý kiến trên, quá trình chọn và phân tích dẫn chứng cần đảm bảo những yêu cầu sau:

– Chọn được dẫn chứng tiêu biểu, toàn diện.

– Phân tích chỉ ra được giá trị, ý nghĩa tác phẩm được sản sinh, phong phú thêm qua quá trình tiếp nhận qua không gian và thời gian.

4.0
  2.3 Đánh giá chung 1.0
  – Ý kiến trên là một ý kiến đúng, sự đúng đắn đó được chứng minh bằng thực tiễn văn học không chỉ ở một dân tộc mà là ở mọi nền văn học trong mọi thời đại.

– Ý kiến đã đặt ra yêu cầu đối với người nghệ sĩ trong quá trình sáng tác và yêu cầu đối với người

đọc trong quá trình tiếp nhận.

– Cảm nghĩ riêng của bản thân.

 
    TỔNG ĐIỂM TOÀN BÀI 20.0

    Lưu ý: Xem xét cả hai yêu cầu về kĩ năng, hình thức và nội dung để cho điểm.

——HẾT——

———————————————————————–

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *