Đề thi HSG Ngữ văn : Người lái đò sông Đà

 

ĐỀ CHÍNH THỨC.

 
 

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI
NĂM HỌC 2018 – 2019
Môn: NGỮ VĂN (Bài tổ hợp). Lớp:12

 
Thời gian làm bài: 60 phút.
                              Đề thi có 02 trang.

 
PHẦN ĐỌC HIỂU (8,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau:
Tất cả chúng ta, mỗi người đều có một hình ảnh hoàn m nhất. Để tiến dần đến hình ảnh đó, con người đang nỗ lực đấu tranh với những giới hạn đặt ra với bản thân…
Bởi thế, dù cho chẳng thể nào tạo ra những thay đổi to lớn làm xoay chuyển thế giới, cuộc sống của bạn vẫn có giá trị. Chỉ cần bạn luôn nỗ lực hướng tới “một cái tôi” mới mẻ hơn.
             Nếu vậy làm thế nào để có thể trở thành tôi hoàn mỹ nhất?
[…] Cũng không cần phải có sự công nhận của người khác, điểm then chốt là ở bản thân. Do vậy, không phải lương bổng hay chức vụ khiến người khác ghen tị, cũng không phải là thành công của con cái hay bạn đời, mà quan trọng là bản thân mình không ngừng học hỏi và trưởng thành từng chút một để trở thành một con người toàn vẹn. Nói cách khác, thứ làm nên giá trị của chúng ta không phải là đánh giá của người đời,… Chúng ta là chính những gì mà bản thân nỗ lực hướng đến.
Nỗ lực đó thường được tạo dựng từng chút một. Vì vậy, quan trọng là phải cảm nhận được niềm vui mỗi ngày mỗi ngày trôi qua mình lại trở thành con người tốt hơn một chút. Hạnh phúc của con người không phải là giá trị tuyệt đối, mà được quyết định bởi những giá trị tịnh tiến. Để hạnh phúc hơn, không nhất thiết phải sở hữu tới một mức tuyệt đối nào đó, mà chỉ cần có thể có nhiều hơn bây giờ một chút, có nhiều hơn mong đợi một chút, như thế là đã hạnh phúc rồi.
Làm thế nào để có thể làm cho bản thân mình giàu có hơn? Giàu có ở đây không phải là của cải sở hữu, mà là cái tôi của mình giàu có hơn. Bởi vậy, quan trọng là trải nghiệm chứ không phải là sở hữu. Vật sở hữu có thể mất đi bất cứ lúc nào, nhưng trải nghiệm sống sẽ trở thành một phần của bản thân, không ai có thể tước đoạt. Khám phá, học hỏi thật nhiều để trưởng thành hơn, đó chính là sự giàu có của cuộc đời.
(Trích Trưởng thành sau ngàn lần tranh đấu, Rando Kim, Kim Ngân dịch,
NXB Hà Nội, 2016, tr.87-88- 89)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1 (1,0 điểm): Theo tác giả, điều làm nên giá trị cuộc sống của mỗi người là gì?
Câu 2 (2,0 điểm): Anh/chị hiểu như thế nào về câu nói:“Hạnh phúc của con người không phải là giá trị tuyệt đối, mà được quyết định bởi những giá trị tịnh tiến.”?
 Câu 3 (2,0 điểm): Nêu mối liên hệ giữa trải nghiệm, sở hữugiàu có được nói đến trong đoạn trích?
Câu 4 (3,0 điểm): Anh/chị có phải là người giàu có không? Vì sao?
PHẦN LÀM VĂN (12,0 điểm)
Trong Người lái đò Sông Đà, Nguyễn Tuân đã nhiều lần thay đổi điểm nhìn để khám phá vẻ đẹp của Sông Đà:
Khi ở trên tàu bay nhìn xuống: “Con Sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xuân.”
Khi lại là một du khách đi thuyền trên sông: “Thuyền tôi trôi qua một nương ngô nhú lên mấy lá ngô non đầu mùa. Mà tịnh không một bóng người. Cỏ gianh đồi núi đang ra những nõn búp. Một đàn hươu cúi đầu ngốn búp cỏ gianh đẫm sương đêm. Bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử. Bờ sông hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa.”
(Người lái đò Sông Đà, Nguyễn Tuân, Ngữ văn 12, Tập một,
NXB Giáo dục, 2008, tr.191)
Phân tích sự tài hoa trong sử dụng ngôn ngữ của Nguyễn Tuân qua hai điểm nhìn trên.
 
———- HẾT———-
 Họ và tên thí sinh: …………………………….……………………………..Số báo danh: ………………
Họ, tên, chữ ký của GT1:……………………………………..GT2:……….……………………………….
 

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
NAM ĐỊNH

ĐỀ CHÍNH THỨC.

 
 

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI
NĂM HỌC 2018 – 2019
ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM
Môn: NGỮ VĂN (Bài tổ hợp). Lớp:12
                                           Đáp án – thang điểm có 04 trang.

 HƯỚNG DẪN CHẤM  

Phần Câu Nội dung Điểm
I   ĐỌC HIỂU 8,0
  1 Theo tác giả, điều làm nên giá trị cuộc sống của con người là: luôn nỗ lực hướng tới “một cái tôi” mới mẻ hơn.
– Điểm 1,0: Trả lời đúng như trên hoặc có cách diễn đạt khác nhưng đúng vẫn cho điểm tối đa.
– Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời.
1,0
2 Hạnh phúc của con người không phải là những giá trị đã được định sẵn, bất biến,… mà là những giá trị thay đổi theo thời gian, khiến con người mỗi ngày trở nên tốt hơn mong đợi, đem đến cho con người niềm vui, sự mãn nguyện,…
– Điểm 2,0: Trả lời đúng như trên hoặc có cách diễn đạt khác nhưng phải nêu rõ được bản chất vấn đề.
– Điểm 1,0: Trả lời đúng được một nửa ý trên.
– Điểm 0,5: Trả lời còn chung chung, sơ sài.
– Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời.
2,0
3  Trải nghiệm, sở hữugiàu có có mối liên hệ biện chứng với nhau:
– Trải nghiệm giúp con người được sở hữu những giá trị  không thể bị tước đoạt, làm cho con người trở nên giàu có về mặt tinh thần.
– Sự giàu có thông qua trải nghiệm là sự giàu có bền vững vì con người được sở hữu những giá trị do chính mình tạ ra…
– Điểm 2,0: Trả lời đúng như trên hoặc có cách diễn đạt khác nhưng đúng vẫn cho điểm tối đa.
– Điểm 1,0: Trả lời được một nửa ý trên.
– Điểm 0,5: Trả lời còn chung chung, sơ sài.
– Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời.
2,0
4 – Thí sinh trả lời câu hỏi: có/ không/ ý kiến khác.
– Điểm 1,0: Đưa ra phương án trả lời.
– Điểm 0: Không trả lời.
– Lí giải: phải hợp lí, có sức thuyết phục, phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội.
– Điểm 2,0: Lí giải sâu sắc, thuyết phục.
– Điểm 1,5: Lí giải thuyết phục.
– Điểm 1,0: Lí giải chung chung.
– Điểm 0,5: Lí giải sơ sài.
– Điểm 0: Lí giải không thuyết phục hoặc không lí giải.
3,0
II   LÀM VĂN 12,0
    1. Yêu cầu về kỹ năng
– Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề gồm nhiều ý/ đoạn văn, kết bài kết luận được vấn đề.
–  Xác định đúng vấn đề cần nghị luận.
– Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm, vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và đưa dẫn chứng.
1,0
2. Yêu cầu về kiến thức
Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách khác nhau song cần hợp lí và đảm bảo những ý chính sau:
11,0
a. Giải thích:
Tài hoa: những sáng tạo độc đáo thể hiện phong cách của người viết, đem đến sự hấp dẫn cho người đọc.
Sự tài hoa trong sử dụng ngôn ngữ thể hiện ở cách sử dụng từ ngữ, cách viết câu, dùng các biện pháp tu từ sáng tạo, mới mẻ.
1,0
b. Phân tích sự tài hoa trong sử dụng ngôn ngữ của Nguyễn Tuân qua hai điểm nhìn:
– Khi thể hiện vẻ đẹp Sông Đà từ trên tàu bay nhìn xuống:
+ Từ ngữ: độc đáo, tinh tế, gợi cảm,… (HS phân tích cụm từ: “áng tóc trữ tình”, …).
+ Câu văn: Câu văn dài chia làm nhiều vế, uyển chuyển, tầng tầng lớp lớp, co duỗi nhịp nhàng,…
+ Các biện pháp tu từ: so sánh (“Con Sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình”), điệp ngữ (“tuôn dài tuôn dài”), đảo ngữ (“bung nở hoa ban hoa gạo”, “cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xuân”), …
à Qua đó, nhà văn làm nổi bật vẻ đẹp mềm mại, duyên dáng, gợi cảm, đầy sức sống của Sông Đà.
– Khi thể hiện vẻ đẹp Sông Đà từ điểm nhìn của một du khách đi thuyền trên sông:
+ Từ ngữ: mới lạ, chính xác,… (HS phân tích những từ ngữ, cụm từ: “lặng tờ”, “bờ tiền sử”, “nỗi niềm cổ tích tuổi xưa”,…).
+ Câu văn: Những câu văn chủ yếu là thanh bằng như những giai điệu trữ tình êm ái,…
+ Các biện pháp tu từ: so sánh, điệp cấu trúc câu (”Bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử. Bờ sông hồn nhiên như một nỗi niểm cổ tích tuổi xưa”),…
à Qua đó, tác giả miêu tả vẻ đẹp vừa tươi mới, tràn đầy nhựa sống vừa tĩnh lặng, hoang sơ, … của Sông Đà.
8,0
c. Đánh giá:
– Sự tài hoa trong sử dụng ngôn ngữ của Nguyễn Tuân cho thấy sự công phu  trong lao động nghệ thuật, tài năng và cá tính sáng tạo của nhà văn.
– Sự tài hoa trong sử dụng ngôn ngữ của Nguyễn Tuân đã góp phần làm ngôn ngữ Tiếng Việt giàu có, tinh tế hơn.
– Sự tài hoa trong sử dụng ngôn ngữ của Nguyễn Tuân góp phần thể hiện vẻ đẹp của một cái tôi nhạy cảm, tinh tế, đắm say trước vẻ đẹp của non sông, đất nước.
2,0
    ĐIỂM TOÀN BÀI THI: I + II = 20,00 điểm  

 
Gợi ý về thang điểm:
Từ 10,0 đến 12,0 điểm: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên, lập luận chặt chẽ, kiến thức phong phú, hành văn lưu loát, văn phong giàu hình ảnh, cảm xúc, bài viết có sáng tạo.
– Từ 7,0 đến 9,75 điểm: Đáp ứng khá tốt các yêu cầu trên nhưng phân tích, đánh giá chưa thật sâu sắc; còn mắc một vài lỗi về diễn đạt, chính tả.
– Từ 4,0 đến 6,75 điểm: Đáp ứng khoảng một nửa yêu cầu của đề bài; phân tích chưa sâu; mắc nhiều lỗi về diễn đạt, chính tả.
– Từ 1,0 đến 3,75 điểm: Bài viết còn mắc nhiều lỗi về kiến thức, kĩ năng, diễn đạt, chính tả.
– Dưới 1,0 điểm: Không hiểu đề, chưa làm nổi bật vấn đề, mắc nhiều lỗi về diễn đạt, chính tả.
– Điểm 0,0: Làm sai hoàn toàn hoặc không làm bài.
 
———- HẾT———-
 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *