TRƯỜNG THPT CHUYÊN HƯNG YÊN TỔ NGỮ VĂN (Đề thi có 02 trang) |
ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG – LẦN 2 NĂM HỌC 2018 – 2019 MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 12 Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề |
PHẦN ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm)
“Những người dễ thoát khỏi những suy nghĩ tiêu cực cũng chính là những người biết chấp nhận cuộc sống của bản thân. Mỗi người chúng ta đều có những điểm mạnh, điểm yếu riêng, bởi vậy khi so sánh bản thân với người khác, chúng ta không chỉ thấy “khoảng cách” giữa mọi người mà còn thấy được “sự khác biệt” trong mỗi người.
Tự bản thân nghĩ như thế nào về mình được gọi là “tự đánh giá bản thân”. Khi một người đánh giá thấp bản thân, anh ta sẽ tự giày vò bản thân bởi cảm giác tự ti, chán ghét chính mình và chỉ nhìn mọi chuyện theo hướng tiêu cực. Cũng có nhiều trường hợp so sánh điểm mạnh của người khác với điểm yếu của bản thân, sau đó tự giam mình trong cảm giác tự ti, mặc cảm.
Ngược lại, nếu một người biết đánh giá bản thân phù hợp, dù gặp thất bại thì người đó vẫn tiếp tục hi vọng vào lần sau, tiếp thu lần thất bại này và học hỏi kinh nghiệm trong đó.
Tôi có một người quen. Anh là một người rất giỏi, học đại học Tokyo. Thời đại học, anh đi làm người mẫu. Nhìn bề ngoài, anh hoàn hảo đến mức mọi người phải ghen tị, nhưng thực ra anh ấy lại tự đánh giá thấp bản thân. Ngay từ nhỏ, anh ấy thường bị bố mẹ so sánh với người khác: “Con vẫn đang thua bạn đấy, cố gắng lên”. Anh ấy luôn nghĩ, dù ở đâu, lĩnh vực gì, bản thân cũng chỉ là kẻ nửa vời mà thôi: “Dù vào được đại học Tokyo thì vẫn có nhiều người giỏi hơn, trong giới người mẫu vẫn có rất nhiều người hơn mình”. […]
Trong khi đó, anh Hirotada Ototake, tác giả của cuốn sách Không ai hoàn hảo, dù sinh ra với cơ thể không lành lặn, khuyết thiếu cả hai chân hai tay, nhưng anh vẫn hoạt động rất tích cực với vai trò nhà báo thể thao. Anh đã kết hôn và sống rất hạnh phúc.[…]
Chính vì vậy, việc tự đánh giá bản thân ở mức thích hợp là điều rất quan trọng”
(Trích “Mình là cá, việc của mình là bơi”, Takeshi Purukawa, NXB Thế giới)
- Theo tác giả, việc tự đánh giá thấp bản thân sẽ gây ra hậu quả gì? (0,5 điểm)
- Anh/chị hiểu thế nào về câu nói “khi so sánh bản thân với người khác, chúng ta không chỉ thấy “khoảng cách” giữa mọi người mà còn thấy được “sự khác biệt” trong mỗi người”? (1,0 điểm)
- Theo anh/chị thế nào là “biết đánh giá bản thân phù hợp”? (0,5 điểm)
- Anh/chị có cho rằng việc chấp nhận những khuyết điểm của bản thân, coi nó là đặc trưng cho con người mình sẽ khiến chúng trở nên tự mãn hay không? Vì sao? (1,0 điểm)
PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích ở phần đọc – hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến “việc tự đánh giá bản thân ở mức thích hợp là điều rất quan trọng”.
Câu 2 (5,0 điểm)
Trong truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ”, nhà văn Tô Hoài đã 2 lần miêu tả sự trỗi dậy của sức sống tiềm tàng trong nhân vật Mị. Trong đêm tình mùa xuân: “Trong đầu Mị đang rập rờn tiếng sáo. Mị muốn đi chơi, Mị cũng sắp đi chơi. Mi quấn lại tóc, Mị với tay lấy cái váy hoa vắt ở phía trong vách.” và trong đêm đông: “Mị rút con dao nhỏ cắt lúa, cắt nút dây mây cởi trói cho A Phủ…. Rồi Mị cũng vụt chạy ra. Trời tối lắm. Nhưng Mị vẫn băng đi. Mị đuổi kịp A Phủ, đã lăn, chạy, chạy xuống tới lưng dốc”.
Anh/chị hãy phân tích diễn biến tâm lí và hành động của nhân vật Mị trong hai lần miêu tả trên, từ đó làm nổi bật sự khác biệt cơ bản trong hai lần sức sống tiềm tàng trỗi dậy ấy
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh:……………………………………………………..;Số báo danh: ………………………….
Chữ ký của cán bộ coi thi ………………………………………………………..
TRƯỜNG THPT CHUYÊN HƯNG YÊN TỔ NGỮ VĂN |
HƯỚNG DẪN CHẤM THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG – LẦN 2 NĂM HỌC 2018 – 2019 MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 12 (Hướng dẫn chấm gồm có 04 trang) |
||||
Phần | Câu | Nội dung | Điểm | ||
I | ĐỌC HIỂU | 3,0 | |||
1 | Theo tác giả, việc tự đánh giá thấp bản thân sẽ khiến cho con người luôn tự giày vò bản thân bởi mặc cảm tự ti, chán ghét chính mình và nhìn mọi chuyện một cách tiêu cực. |
0,5 | |||
2 | Giải thích ý nghĩa của câu nói: Khi so sánh bản thân với người khác, không phải chỉ tạo sự xa cách, phân biệt về giá trị, vị trí, gây nên sự khó hòa hợp giữa mọi người. Quan trọng hơn, so sánh bản thân với người khác còn giúp chúng ta nhìn nhận được những điểm riêng biệt, độc đáo, đặc trưng của bản thân mình mà không giống với bất kì ai. |
1,0 | |||
3 | Biết đánh giá bản thân một cách phù hợp nghĩa là nhìn nhận một cách thẳng thắn, trung thực những ưu điểm và hạn chế của bản thân. Không đánh giá quá cao bản thân mình nhưng cũng không tự hạ thấp bản thân. |
0,5 |
|||
4 |
Thí sinh thể hiện quan điểm và cách lí giải hợp lí. Có thể theo hướng sau: – HS đưa ra ý kiến của bản thân: có thể đồng tình, hoặc không. – Nếu đồng tình cần lí giải: Việc chấp nhận những khuyết điểm của bản thân, coi đó là đặc trưng của bản thân đôi khi khiến con người bằng lòng, tự thỏa hiệp với những gì mình có, không có ý thức vươn lên, không có ý thức sửa đổi, hoàn thiện mình. – Nếu không đồng tình cần lí giải: vì việc chấp nhận những khuyết điểm của bản thân, coi nó là đặc trưng của con người mình khiến cho con người cảm thấy vui vẻ, thoải mái với chính mình, xóa đi mặc cảm tự ti và là động lực để con người có ý thức khẳng định mình ở những phương diện khác. |
0,5 0,5 |
|||
II | LÀM VĂN | ||||
1 | Viết đoạn văn 200 chữ trình bày suy nghĩ về ý kiến: | 2,0 | |||
a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn. | 0,25 | ||||
Đoạn văn có thể được trình bày theo cách quy nạp, diễn dịch, móc xích, song hành hoặc tổng – phân – hợp. | |||||
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận. | 0,25 | ||||
Ý nghĩa của việc tự đánh giá bản thân ở mức thích hợp. | |||||
c. Triển khai vấn đề nghị luận, vận dụng tốt các thao tác lập luận làm sáng tỏ vấn đề. | |||||
Thí sinh có thể có nhiều cách trình bày khác nhau, miễn là hợp lí, thuyết phục. Có thể theo hướng sau: – Giải thích: Tự đánh giá bản thân ở mức thích hợp là việc mỗi người tự nhìn nhận và đánh giá một cách thẳng thắn và trung thực những ưu điểm và khuyết điểm của bản thân. Không quá đề cao bản thân nhưng cũng không tự đánh giá mình quá thấp. – Bình luận: Việc tự đánh giá bản thân ở mức thích hợp là một điều rất quan trọng. Vì: + Nó giúp mỗi người phát huy được năng lực, sở trường và khắc phục những hạn chế, khuyết điểm, ngày càng tự hoàn thiện mình. + Giúp chúng ta có một tâm lí thoải mái, vui vẻ, hài lòng với cuộc sống của mình, tránh tự ti, mặc cảm. + Giúp chúng ta có một cái nhìn tích cực về mọi vấn đề trong cuộc sống: chấp nhận sự khác biệt của mình và những người khác, nhìn thấy giá trị riêng của mỗi người; nhìn thấy hi vọng trong thất bại… – Chứng minh: Thí sinh lấy dẫn chứng làm sáng tỏ vấn đề đang bàn luận. – Mở rộng: phê phán những người tự đánh giá thấp bản thân mình. Tự đánh giá bản thân một cách phù hợp không đồng nghĩa với việc kiêu căng, tự mãn về chính mình. – Bài học nhận thức và hành động: Mỗi chúng ta nên biết chấp nhận toàn bộ con người mình. Có ý thức và hành động phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu để hoàn thiện bản thân. |
0,25 0,25 0,25 0,25 |
||||
d. Chính tả, dùng từ, đặt câu. | 0,25 | ||||
Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. | |||||
e. Sáng tạo | 0,25 | ||||
Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận. | |||||
2 | Phân tích diễn biến tâm lí và hành động của nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân và trong đêm đông cởi trói cho A Phủ; từ đó làm nổi bật sự vận động và phát triển trong tâm lí, tính cách của nhân vật Mị. | 5,0 | |||
a. Đảm bảo cấu trúc của bài văn nghị luận. | 0,25 | ||||
Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề. | |||||
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận. | 0,50 | ||||
Phân tích được diễn biến tâm lí và hành động của Mị trong đêm tình mùa xuân và trong đêm đông cởi trói cho A Phủ; chỉ ra được điểm khác biệt trong hai lần sức sống tiềm tàng trỗi dậy. | |||||
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau: | |||||
* Giới thiệu về tác giả Tô Hoài, tác phẩm Vợ chồng A Phủ và khái quát ngắn gọn về nhân vật Mị. | 0,50 | ||||
* Phân tích nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân: – Hoàn cảnh: + Khung cảnh đất trời Hồng Ngài vào xuân và không khí ngày Tết đã phần nào tác động vào tâm hồn Mị. + Đặc biệt là sự xuất hiện của tiếng sáo gọi bạn tình và men rượu đã dần dần làm hồi sinh tâm hồn của Mị. – Diễn biến tâm lí và hành động: + Tiếng sáo được miêu tả ban đầu là tác nhân bên ngoài, giờ đã thâm nhập vào bên trong tâm hồn của Mị, nó đã thúc đẩy mạnh mẽ hơn những khát khao của tuổi thanh xuân: Mị muốn đi chơi. + Từ ý muốn đến hành động diễn ra vô cùng nhanh chóng. Với những vế câu ngắn, nhịp văn nhanh, dồn dập nhà văn Tô Hoài đã khắc họa nội tâm đầy rạo rực, đắm say, sự trỗi dậy mạnh mẽ của khát vọng tình yêu, khát vọng hạnh phúc đang diễn ra trong Mị. + Tuy nhiên, khát vọng đi chơi của Mị nhanh chóng bị dập tắt bởi sợi dây trói nghiệt ngã của A Phủ. |
1,0 |
||||
* Phân tích nhân vật Mị trong đêm đông cởi trói cho A Phủ: – Hoàn cảnh: + Mỗi đêm đông, Mị đều ngồi dậy thổi lửa hơ tay và thờ ơ trước A Phủ – kẻ đang bị trói đứng vì làm mất một con bò của nhà thống lí. + Nhìn thấy dòng nước mắt của A Phủ, Mị nhớ lại cảnh mình bị A Sử trói đứng trong đêm tình mùa xuân năm trước à nỗi thương mình trào lên trong Mị. – Diễn biến tâm lí và hành động: + Đồng cảm với những người cùng chung cảnh ngộ, Mị nhận thức tội ác của cha con thông lí và thương xót cho A Phủ à chiến thắng nỗi sợ hãi, Mị cắt dây trói giải thoát cho A Phủ đồng thời cũng là cắt sợi dây trói giải thoát cho mình khỏi cường quyền. Hành động được miêu tả ngắn gọn, nhanh chóng và dứt khoát. + Đứng lại một mình, nỗi sợ hãi cái chết mới thực sự bủa vây cũng là lúc lòng ham sống bùng lên mạnh mẽ nhất à Mị đã chạy theo A Phủ, giải thoát cho cuộc đời của chính mình. Hành động được miêu tả mạnh mẽ, quyết liệt. |
1,0 |
||||
* Nhận xét về sự khác biệt trong hai lần sức sống tiềm tàng trỗi dậy: – Lần thứ nhất: với hành động chuẩn bị đi chơi xuân, bản thân Mị chỉ định giải thoát cho mình trong chốc lát à Đó là sự trỗi dậy mạnh mẽ của khát khao tình yêu, khát vọng hạnh phúc. Và sự trỗi dậy trong chốc lát đó không làm thay đổi được số phận của Mị. – Ở lần thứ 2, với hành động cắt dây cởi trói cho A Phủ và chạy theo anh, Mị đã giải thoát hoàn toàn cuộc đời mình khỏi sự ràng buộc của cả thần quyền và cường quyền à Đó là sự trỗi dậy một cách quyết liệt của khát vọng sống, khát vọng tự do, từ đó tạo nên một bước ngoặt, một sự thay đổi lớn lao cho cuộc đời của Mị. – Miêu tả diễn biến tâm lí và hành động của Mị trong đêm tình mùa xuân và trong đêm đông cởi trói cho A Phủ, nhà văn Tô Hoài đã khẳng định sức sống tiềm tàng, kì diệu trong mỗi con người lao động nghèo khổ miền núi, đồng thơi thể hiện sự tin tưởng vào khả nắng đổi đời của họ; qua đó cũng thể hiện tài năng miêu tả và phân tích tâm lí nhân vật bậc thầy của tác giả. |
1,0 | ||||
d. Chính tả, dùng từ, đặt câu. | 0,25 | ||||
Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. | |||||
e. Sáng tạo | 0,50 | ||||
Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận. | |||||
ĐIỂM TOÀN BÀI THI I + II =10,00 điểm | |||||
———————— Hết ————————