Phân tích nhân vật Ngô Tử Văn và nêu ý nghĩa của “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên”

 Henrich Boll đã từng nói rằng : “Tác giả tôi không sống trên ngọn hải đăng tỏa ánh trong sạch phát hiện cái dơ bẩn ở quanh mình, để rồi khi sáng ngời lên vì trong sạch anh ta lên tiếng mắng chửi cái dơ bẩn ấy. Tác giả tôi sống trên đất đã làm nên anh ta, đau nỗi đau của đất đã làm nên anh”, một câu nói hết sức hay hò về tác phẩm nghệ thuật xuất phát từ cuộc đời. Cuộc sống, con người, thời đại là nguồn nguyên liệu màu mỡ mà những nhà văn lấy đó làm cảm hứng sáng tác cho những sản phẩm nghệ thuật của chính mình. Văn học phải là sự thực, đã bao giờ bạn cảm nhận được sự gần gũi hay sức hấp dẫn từ một bài viết nào đó được sáng tác mà chỉ dựa trên những điều hư cấu, không lấy cái hiện thực đời sống kia làm gốc rễ không. Chắc hẳn là không, thưởng thức nghệ thuật trong văn chương là từ chữ mà ta tưởng tượng ra hình, nhạc, làm sao mà ta cảm được những con chữ mang những hình thái xa lạ kia. Chính vì vậy hiện thực thời đại là điều cốt yếu mà mọi tác phẩm văn chương đều phải đi ra từ đó, nếu xa vời hiện thực ấy thì chỉ là những sản phẩm của sự tức thời, giả dối mà thôi. Là một nhà Nho yêu nước, hết mực vì dân, Nguyễn Dữ đã đi từ thế giới tâm hồn của tầng lớp nhân dân, hơn cả tinh thần và thể xác, đem vào trong những sáng tác của mình để nói lên số kiếp lầm than của con người trong xã hội bấy giờ. Trong cuốn Truyền kì mạn lục, với nhân vật Ngô Tử Văn được xây dựng ở truyện Chuyện chức phán sự đền tản viên, tác giả đã đem đến cho người đọc một góc nhìn mới về thế giới vừa hư vừa thực, đầy kì ảo nhưng không xa rời hiện thực, qua đó thể hiện những quan niệm ý nghĩa về kiếp nhân sinh. 

          Nguyễn Dữ là người xã Đỗ Tùng, huyện Trường Tân nay là xã Phạm Kha, huyện Thanh Miện, Hải Dương, chưa rõ ông sinh và mất năm nào nhưng nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng ông sống trong khoảng thế kỉ XV đến hết thế kỉ XVII và là con trai của Nguyễn Tường Phiêu, người từng đỗ tiến sĩ vào đời vua Lê Thánh Tông. Sao chiếu vào bối cảnh lịch sử lúc bấy giờ, là lúc nhà Hậu Lê đang trên đà suy thoái, vua quan ăn chơi sa đoạ, kết bài chia phái, cuộc sống nhân dân phải chịu nhiều lầm than, chính vì vậy các tác phẩm văm chương được sinh ra để làm đúng nhiệm vụ của mình, những áng văn sắc sảo phản ánh xã hội thối nát cùng với sự khó khăn của nhân ngày được ra đời càng nhiều, nhận được sự ủng hộ của quần chúng. Là một nhà Nho yêu nước thương dân, sống giữa những biến động của triều đại và lịch sử, những sáng tác của ông mang đậm tính xã hội và nhân văn, viết về những gì mà nhân dân phải trải qua khi phải sống dưới một triều đại mục ruỗng, thối nát, một trong những tác phẩm nổi tiếng của ông là Truyền kì mạn lục, là nơi ký thác tâm sự và thể hiện hoài bão của ông. Truyền kì mạn lục là một tập truyện phóng tác với phần sáng tạo và hư cấu của tác giả rất đáng kể, bên cạnh việc xây dựng tuyến nhân vật hư cấu, kì ảo thì thông qua đó ông còn nêu lên những ẩn khuất đằng sau một xã hội phong kiến đang trên đường suy thoái. Đối với nhân vật Ngô Tử Văn, với lối khắc hoạ hình tượng mang tính chất tưởng tượng, kì ảo nhưng người anh hùng ấy lại mang vẻ đẹp hiện thực của kẻ yêu nước, tính cương trực và chính nghĩa, dũng cảm, sẵn sàng đứng lên chống lại cái ác trừ hại cho dân. Nhân vật là người mang trách nhiệm kí thác dụng ý của tác giả, chính vì vậy thông qua nhân vật Ngô Tử Văn, tác giả Nguyễn Dữ muốn nêu cao tinh thần dũng cảm và cương trực, thúc dục lòng yêu nước và trách nhiệm bảo vệ đất nước trong nhân dân.

                      Ngô Tử Văn là người tên Soạn, sống ở huyện Yên Dũng, đất Lạng Giang. Xưa nay người ta ai ai cũng ngưỡng mộ ông với tính khảng khái, cương trực, thẳng thắng và dũng cảm, luôn đứng lên bảo vệ những điều tốt trước cái xấu, cái ác, ngay cả những người ở đất Bắc cũng ba bảy phần đã nghe uy danh về con người này. Nguyễn Dữ ngay từ đâu câu chuyện đã đi thẳng vào nhân vật bằng cách giới thiệu trực tiếp, từ đó thể hiện sự tin tưởng của người đọc đối với việc tồn tại của nhân vật này, khiến Ngô Soạn không còn là một nhân vật hư cấu được xây dựng trên ngòi bút huyền ảo nữa mà là có thật hoàn toàn, tạo thêm niềm tin về chính nghĩa vẫn luôn tồn tại song song với cái ác, không những thế mà còn vượt lên trên cả cái ác. Những sự việc thể hiện sự khảng khái, cương trực và chống lại tà gian của Ngô mỗ như việc đốt đền, việc đối chất với hồn ma tên tướng giặc họ Thôi dưới Minh ti, … chỉ qua những sự việc như vậy tính cách của y đã bộc lộ một cách khái quát và thể hiện được những thông điệp cao cả mà tác giả muốn truyền bá. 

                       Theo lời kể của tác giả, cuối đời nhà Hồ, quân Ngô sang lấn cướp, vùng ấy thành một nơi chiến trường. Bộ tướng của Mộc Thạnh có viên Bách hộ họ Thôi, tử trận ở gần đền, từ đấy làm yêu làm quái trong dân gian. Ngô Soạn biết chuyện vậy liền vô cùng tức giận, ông đã đốt ngôi đền ấy, nơi mà dân trong làng không ai dám ngó ngàng đến. Trước khi đốt, ông tắm gội sạch sẽ, khấn vái trời đất inh thiêng chứng giám cho việc mình sắp làm, là đại diện cho chính nghĩa trừ hại cho dân. Ông thản nhiên đốt, mặc cho mọi người lắc đầu lè lưỡi. Hành động của Ngô mỗ từ trước đến đây chưa từng có, bởi đốt đền được ho là báng bổ thần linh, xem thường những bậc giời ở trên kia. Nhưng đó không phải là sự bốc phát, bốc đồng trong suy nghĩ, mà đó là hành động có mục đích, đã có suy nghĩ và kế hoạch từ trước. Đền ấy không phải của vị thần tốt che chở cho dân làng, chỉ là nơi ẩn náu của hồn ma tên tướng giặc phương Bắc, trú ngụ quấy phá mọi người. Chính vì vậy việc đốt đền không những không mang ý nghĩa báng bổ bề trên mà còn là môt hành động của chính nghĩa, trừ hại cho dân. Hành động của Tử Văn thể hiện sự cương khuyết và dứt khoát trong, xuất phát từ tấm lòng cương trực và mong muốn trừ khử cái ác, một hành động cứng rắn của đấng anh hùng mà không phải bất kì một ai cũng làm được như vậy. Chàng không sợ bất kì một điều gì xảy ra với mình, những hành động của Ngô Soạn cũng đã thể hiện rõ nét con người của y, vì chính nghĩa và lòng lương thiện có thể làm tất cả, trước khi đốt đền thì khấn vái trời đất, sau khi đốt thì vung tay không cần gì cả, đó là lối suy nghĩ của bậc minh quân trong thiên hạ,là cốt cách khảng khái của kẻ sĩ, hơn hết những kẻ đội danh người đứng đầu nhưng lại không hề lo lắng cho nhân dân, đất nước của mình, dẫn tới triều đại loạn lạc đang trên đà suy vong. Trong cuộc nói chuyện với Thổ công, tính cách uy mãnh của chàng còn bộc lộ rõ nét ơn trong từng hành động và lời thoại. “Đấy là viên tướng bại trận của Bắc triều, cái hồn bơ vơ ở Nam quốc, tranh chiếm miếu đền của tôi, giả mạo họ tên của tôi, quen dùng chước dối lừa, thích làm trò thảm ngược, Thượng Đế bị nó bưng bít, hạ dân bị nó quấy rầy, phàm những việc hưng yêu tác quái đều tự nó cả, chứ có phải tôi đâu”, sau khi nghe xong và hiểu rõ bản chất của cái hồn ma tướng giặc phương Bắc, Tử Văn lại càng tức giận hơn, đã trú ngụ quấy rối đến cuộc sống của người thường lại còn uy hiếp chàng, Ngô mỗ quyết tâm trừng trị tên tướng giặc này. Qua đó ta thấy Ngô Tử Văn là người uy dũng và cứng cõi, sẵn sàng làm những điều thần thánh còn không dám làm, đó là hiện thân của công lí và lẽ phải, bất bình trước cái ác và đấu tranh chống lại sự phi nghĩa ở đời. 

 

Không chỉ là một Ngô Tử Văn đi ra từ câu chuyện hư cấu, trải qua  hàng chục triều đại thịnh suy của thế gian, nếm bao nhiêu đắng cay hay vinh hoa, có rất nhiều vị anh hùng cũng có tính cách như Ngô mỗ đây vậy. Ở thời nhà Trần, làm sao hậu thế sau này có thể quên được uy danh và sự dũng mãnh phi thường của Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn, một viên tướng đầy thông minh và hội tụ đủ các yêu tố của một bậc minh quân trong người. Là một người tài, dẫn dắt ba quân Sát Thát chống lại ba lần xâm lược của quân phương Bắc, tạo uy danh ngút ngàn mãi cho đến sau này. Dù là “tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa” “dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa” , ý chí và sự phi thường, cương trực, dũng cảm và tình yêu đất nước của y vẫn không hề thay đổi, dù phải đánh đổi cả tính mạng cũng cam lòng. Hay trong thời nhà Lý, uy danh thiên đến muôn đời của danh tướng văn võ Lý Thường Kiệt làm sao quên được, mai mãi lưu truyền sử sách. Là một bậc minh chủ, không chỉ yêu nước mà còn với lòng dũng cảm, cương trực, tài cầm binh bố trận, đã lập ra bao nhiêu chiến công hiển hách, để rồi bên bờ sông Như Nguyệt đánh tan tác hàng vạn quân Tống, sáng tác nên áng thiên cổ hùng văn “Nam quốc sơn hà” lưu truyền ngàn đời sau này. Tất cả họ đều là người của chính nghĩa, của cái thiện, xuất phát từ lòng yêu nước, vì nhân dân, là những người có lòng dũng cảm và tài trí hơn người. Điều đó chứng minh rằng không chỉ một Ngô Tử Văn hư cấu đi từ trong trí tưởng tượng của tác giả mà còn có rất nhiều vị anh hùng đời thực giống như ông vậy. 

  Trong cuộc trò chuyện với hồn ma tên tướng giặc tại nhà mình, Ngô Tử văn không hề tỏ ra nao núng, run sợ mà còn mạnh mẽ, dũng cảm phản bác lại những lời lẽ đe doạ của hắn, sự uy hiếp chỉ càng làm cho Ngô mỗ không chỉ không sợ hãi mà còn quyết tâm trừ khử tên tướng bại trận này. Dù bị tên tướng giặc dở những trò tiểu nhân làm cho chàng đau đầu, chóng mặt, đầu lảo đảo nhưng chàng không hề run sợ, sẵn sàng vì công lí đối diện với cái chết. “Nhà ngươi đã theo nghiệp nho, đọc sách vở của thánh hiền, há không biết cái đức của quỷ thần sao, cớ gì lại dám khinh nhờn huỷ tượng, đốt đền, khiến cho hương lửa không có chỗ tựa nương, oai linh không có nơi hiển hiện, vậy bảo làm sao bây giờ? Biết điều thì dựng trả ngôi đền như cũ. Nếu không thì, vô cớ huỷ đền Lư Sơn, Cố Thiệu sẽ khó lòng tránh khỏi tai vạ” , đối mặt với những lời lẽ như vậy chàng vẫn không hề lo lắng, chàng thản nhiên đáp lại bằng những lời lẽ cứng rắn, cương trực, khiến tên tướng giặc phải khiêm nhường vài phần, bởi cái lương thiện thì luôn đạp trên những điều ác. Qua đó cho ta thấy Ngô mỗ là một người can đảm, khinh thường và coi rẻ những điều xấu xa, những lời đe doạ chỉ là trò trẻ con đối với một tấm lòng khảng khái và uy dũng như chàng. Những trò ấy chỉ càng làm cho y thêm lòng căm thù cái ác hơn, quyết tâm lật đổ chúng đem lại sự bình yên cho mọi người. 

 

  Cuộc chất vấn ở Minh ti mang lại nhiều bất lợi cho chàng, đứng trước sự vu khống của hồn ma tên tướng giặc, chàng vẫn không hề lo sợ mà khảng khái phản bác lại giành lấy sự trong sạch cho chính mình. Chàng nói với sự cương trực thẳng thắng rằng : “Ngô Soạn này là một kẻ sĩ ngay thẳng ở trần gian, có tội lỗi gì xin bảo cho, không nên bắt phải chết một cách oan uổng”, y không hệ sợ cái chết, chỉ sợ mình chết oan uẩn dưới sự khuất lấp của cái bất bình đẳng, cái ác mà thôi nên hết lòng phản pháo lại những lời vu khống không có thật của kẻ gọi là cư sĩ giả mạo kia. Một bên là những lời quát nạt của Diêm vương, một bên là sự giả tạo của tên tướng giặc luôn nói những điều không có thật để gây bất lợi cho mình, Ngô Tử Văn vẫn bình tĩnh, điềm đạm đối chất lại những bất lợi cho mình, dù đối diện với những thế lực áp đảo những chàng vẫn giữ được sự điềm tĩnh, bởi y tin vào sức mạnh của cái thiện sẽ không bao giờ thua sự giả dối và gian tà của cái ác cả, chính vì những suy nghĩ đó mà đã góp phần tạo nên một Ngô Tử Văn hết sức uy mãnh. Khi Tử Văn xin Diêm Vương đem tư giấy đến Tản Viên để chứng thực thì tên bách hộ họ thôi dở giọng điệu nhún nhường, xin diêm vương tha tội cho Tử Văn, nhưng rồi hắn cũng phải gánh chịu những hậu quả mà mình gây ra. Điều đó cho thấy thế lực ác ôn có thiên biến vạn hoá lắt léo đổi trắng thay đen thì vẫn luôn chịu khuất phục trước những chân lí chính nghĩa mà thôi. Sự thắng kiện của Tử văn, không chỉ giúp chàng nhận chức Phán sự đền Tản Viên mà còn đề cao đức tính tốt đẹp trong con người của y, một đức minh quân khảng khái cương trực, tận mình vì lẽ phải, quyết tâm chống lại cái ác tới cùng, dù là phải chịu cái chết. Chi tiết kì ảo Tử Văn được nhậm chức phán sự đền Tản Viên không chỉ đề cao tính thực của cái đẹp, cái thiện luôn hiện hữu trong cuộc sống mà còn là sự vươn lên toả sáng của nó, không bao giờ chịu khuất phục trước những thế lực đen tối xảo quyệt. Đó là một niềm tin mà tác giả muốn gửi gắm đến bạn đọc của mình. 

                     Chuyện Chức phán sự đền Tản Viên thông qua nhân vật Ngô Tử Văn với những hành động, lời nói của ông đã thể hiện hết được những mong muốn và thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm. Dù là trong hoàn cảnh nào, cái thiện, cái tốt vẫn luôn vượt lên và toả sáng, đề cao những người dũng cảm, bất bình trước cái ác và quyết tâm tới cùng bảo vệ những điều tốt, góp phần xây dựng và hoàn thiện đất nước. Truyền đề cao những người có tinh thần yêu nước, cương trực và bản lĩnh, dám đương đầu trước những khó khăn và thử thách, sẵn sàng hy sinh vì sự nghiệp của dân tộc, bên cạnh đó là sự lên án, tố cáo những thế lực xấu xa, sự mục ruỗng của triều đại phong kiến đổ nát luôn đè nén và áp bức nhân dân. 

Bằng cách kể chuyện đâỳ lôi cuốn và lối văn phong cổ kính, huyền ảo những lại không xa rời thực tế, Nguyễn Dữ đã tái hiện thành công nhân vật Ngô Tử Văn hội tụ đầy đủ tính cách của một người trí thức yêu nước, thương dân, một vị minh quân chính nghĩa với lòng dũng cảm và quyết tâm chống lại cái ác. Cách sử dụng những yếu tố hoang đường, kì ảo, đặc trưng của văn học trung đại không chỉ lôi cuốn hấp dẫn người đọc mà còn tạo ra sự liên kết đối với cuộc sống đời thực, không chỉ có trong truyện mới có những người như Ngô Tử Văn mà trong đời sống cũng có rất nhiều những tấm gương như vậy. Các thủ pháp nghệ thuật đối lâpj, liệt kê,… được ông sử dụng kết hợp một cách nhuần nhuyễn góp phần tạo nên sự thành công của Chuyện chức phán sự đền Tản Viên. 

 

                       Dù trong thời đại hay bất kì một khoảng thời gian nào, chỉ cần cái ác xuất hiện thì luôn có sự góp mặt của cái thiện để tiêu diệt nó. Chuyện Chức phán sự đền Tản viên đã xây dựng nên hình ảnh một người anh hùng mang tầm vóc của thời đầy, thở ra hơi thở của những người yêu nước. Ngô Tử Văn không chỉ đại diện cho tầng lớp tri thức yêu nước sẵn sàng cống hiến mình cho sự nghiệp dân tộc mà còn khái quát lên sự tồn tài vĩnh hằng của những điều thiện trong xã hội phong kiến nói riêng và cuỗ sống sau này nói chung. Lẽ phải luôn là khắc tinh của những điều xấu xa, chỉ cần có tấm lòng lương thiện và ý chí luôn hướng về nhiều điều tốt đẹp thì sẽ có một cuộc sống ấm no và hạnh phúc.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *