Văn bản thông tin “Sự sống và cái chết” (Trích Từ điển yêu thích bầu trời và các vì sao- Trịnh Xuân Thuận)

Xã hội ngày một đi lên theo quy luật tiêu trưởng thăng trầm của sự sống và con người cũng vậy, cũng phải thích nghi và phát triển theo xã hội. Nhưng chúng ta đừng lầm tưởng rằng chỉ có mỗi xã hội loài người phát triển mà mọi cá thể sống trên trái đất này đều tiến hoá và phát triển. Có loài tồn tại đến ngày hôm nay như chúng ta nhưng có loài lại đi vào trầm tích. Văn bản “Sự sống và cái chết” của nhà vật lí học thiên văn Trịnh Xuân Thuận có lẽ sẽ đem đến có ta cái nhìn khách quan và chính xác nhất.

     GS Trịnh Xuân Thuận là một trong những nhà vật lý thiên văn nổi tiếng thế giới. Trong suốt hơn 40 năm sinh sống, nghiên cứu vũ trụ tại Mỹ, Pháp, giáo sư Trịnh Xuân Thuận được tắm mình trong môi trường khoa học hàng đầu của thế giới là Caltech, đại học Prienton và Trung tâm vũ trụ Nasa. Ông tự hào có may mắn được học tập và làm việc cùng với nhiều tên tuổi nhà vật lý nổi tiếng thế giới từng đoạt giải Nobel vật lý. Với niềm đam mê nghiên cứu vật lý thiên văn đặc biệt, ông đã để lại dấu ấn của mình qua nhiều công trình, nhiều cuốn sách có giá trị như Số phận của vũ trụ: Bích Beng và sau đó (1992), Hỗn độn và hài hòa (1998), Những con đường của ánh sáng (2007), Vũ trụ và hoa sen (2011)… Mà trong đó văn bản Sự sống và cái chết được trích trong cuốn Từ điển yêu thích bầu trời và các vì sao, một cuốn từ điển đặc biệt không chỉ giải thích từ ngữ và cung cấp các thông tin khoa học về vũ trụ mà còn giúp người đọc khám phá vẻ đẹp kì diệu của sự sống, suy ngẫm về nguồn gốc và vị trí của con người trong vũ trụ, phát hiện ra mối quan hệ giữa khoa học và cái đẹp, khoa học và thi ca. Bằng ngôn từ chính xác, giản dị mà trong sáng và đầy chất thơ, tác giả đã khiến cho những vấn đề khoa học trở nên gần gũi và hấp dẫn người đọc.

     Có thể nói chủ đề của văn bản sẽ khiến cho người đọc có cảm giác thật tẻ nhạt bởi điều này chẳng mấy ai quan tâm, hơn hết theo văn hoá phương Đông có quan niệm: sống là gửi thác là về. Sống ở hiện tại chỉ là sống tạm nên chẳng phải bận tâm. Nhưng thực sự những lời văn có căn cứ khoa học của GS đã khiến chúng ta phải nhìn nhận lại qua chuyến “du hành” ngược thời gian. Từ thuở sơ khai trên địa cầu này chỉ có vi khuẩn và vi khuẩn cổ sinh với kích thước siêu nhỏ, trở lại khoảng 500 triệu năm những loài thực vật đầu tiên xuất hiện như tảo, rêu, nấm…và một số động vật nhuyễn thể.

     Càng trở lại gần với thực tại ta càng thấy được những loài vật quen thuộc với cuộc sống hằng ngày, nhưng đồng thời cũng chứng kiến sự lụi tàn, tuyệt chủng của một số loài động vật đặc biệt. Cùng với sự biến mất ấy cũng xuất hiên những loài mới . Từ thuở sơ khai của lịch sử Trái Đất, hệ sinh thái luôn thay đổi theo thời gian. Để sinh tồn, mọi loài sinh vật phải thích nghi được với các tác động khác nhau của môi trường. Việc thích nghi với môi trường sống là quy luật chắc nịch của tự nhiên và tất yếu của mọi loài mới. Các loài sinh vật hình thành và xây dựng lên sự đa dạng bằng hai chiều dọc và ngang. Chiều dọc chính là bề dày hình thành của thế giới, chiều ngang là sự đa dạng đến từ loài, chủng, quần thể khác nhau. Liệu rằng việc dung nạp thêm các loài mới mà phải bài trừ đi những loài kém tiến hoá hơn hay không? Ong xuất hiện hàng trăm triệu năm và vẫn tồn tại đến tận ngày nay. 

     Dường như tất cả mọi người cho rằng đây chỉ là vì những cuộc vận động nội sinh của hệ sinh thái nhưng sự thay đổi của trái đất cũng đến từ lí do khách quan là những cú va chạm của vũ trụ bao la. Điển hình chính là việc khủng long tuyệt chủng và đi vào quên lãng.

     Có thể nói đặc thù là người của lĩnh vực tự nhiên Ông Trịnh Xuân Thuận trong từng câu văn luôn vô cùng chắc chắn và khoa học. Khi xuất hiện nhiều loài chúng bắt đầu phải đấu tranh sinh tồn với nhau để có thể chớp lấy cơ hội sống. Con người xa xưa cũng phải đấu tranh vì thị tộc, bộ lạc, vì đất nước để có được sụ sống ngày nay. Vạn vật đều trải qua vòng tuần hoàn sinh-lão-bệnh-tử. Cái chết luôn là mối đe doạ của mọi sinh vật sống nhưng sự sống lại nảy sinh từ trong cái chết. Sống và chết là vòng liên đới không thể tách rời sông thể né tránh. Vì thế khi còn được sống ta phải biết trân trọng cuộc sống của chính mình bởi vì khi không còn dấu hiệu của sự sống bạn sẽ không còn cơ hội để hối tiếc.

     Có thể thấy môi trường tự nhiên luôn ẩn chứa những mối quan hệ căng thẳng và khác nghiệt như Mối quan hệ giữa “đấu tranh sinh tồn” và “tiến hóa” là mối quan hệ qua lại, bổ sung cho nhau. Các loài sinh vật để có thể sống thì cần phải đấu tranh sinh tồn, để sinh tồn thì cần phải có sự tiến hóa, nâng cấp bản thân để tăng cường sức mạnh, để có thể đánh bại kẻ thù, để không bị chết và tuyệt chủng. Mối quan hệ giữa “sự sống” và “cái chết” là mối liên hệ mật thiết, luôn đi liền với nhau. Sinh vật để không phải chết thì cần phải cố gắng giữ gìn sự sống của mình, sống và chết chỉ cách nhau bởi một tầng giấy mỏng manh, không chắc chắn Mối quan hệ giữa “đấu tranh sinh tồn” và “tiến hóa”, giữa “sự sống” và “cái chết” là quan hệ gắn bó, không thể tách rời nhau, chúng luôn đi với nhau và đó là quy luật của sự phát triển.

     Những đặc trưng của văn bản thông tin đã được thể hiện đầy đủ và rõ ràng trong văn bản đó. Văn bản trên đã cung cấp đủ thông tin liên quan đến vấn đề, đã đảm bảo tính chính xác, có sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ là các số liệu thống kê, Các yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận đã được phối hợp sử dụng một cách hiệu quả và thành công trong văn bản. Các yếu tố này giúp văn bản có tính chính xác, khách quan hơn, dễ hiểu hơn và tăng hiệu quả tác động với người đọc. Qua đó Những thông điệp nhận được từ văn bản là thông điệp về việc bảo vệ sự sống trên Trái Đất, bảo vệ các loài động – thực vật quý hiếm khỏi sự tuyệt chủng. Những thông điệp rút ra từ văn bản đều có liên quan đến các vấn đề đang xảy ra trong cuộc sống hiện nay, trong môi trường tự nhiên; các loài động – thực vật quý hiếm đáng trên đà tuyệt chủng do tác động của con người. Muốn tồn tại trong thế giới này chúng ta phải không ngừng nỗ lực tranh đấu, học hỏi và tiến lên. Nếu không tiến lên chắc chắn chúng ta sẽ bị bỏ lại như quy luật phát triển của các loài sinh vật.

     Đề tài của văn bản là viết về sự sống và cái chết của các loài sinh vật trên Trái Đất, lịch sử hình thành và sự đa dạng của các loài sinh vật vô cùng quen thuộc nhưng dưới góc độ tiếp cận vấn đề riêng của tác giả là tiếp cận từ nguồn gốc, sự hình thành của tự nhiên, từ việc khám phá vẻ đẹp đa dạng của sự sống, của các loài sinh vật trên Trái Đất để lại cho ta nhiều ấn tượng, nhiều thấm thía. Tác động của vấn đề tác giả đặt ra đến nhận thức của bản thân tôi về cuộc sống là nhận thức được bản thân cần phải trân trọng sự sống, biết bảo vệ sự sống của mọi vật quanh ta và mọi vật trên Trái Đất, không còn khái niệm sống “tạm” nữa.

     Một văn bản thông tin rất hàm súc, rất dễ hiểu tuy có phần hơi khô khan nhưng chính cái khô khan, bác học ấy lại thuyết phục hoàn toàn được độc giả. Văn bản sự sống và cái chết của GS Trịnh Xuân Thuận thực sự xứng đáng với những gì mà ta đang thiếu vắng trong nhận thức về cuộc sống.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *