“Tất cả mọi nghệ thuật trên Trái đất đều phục vụ cho một nghệ thuật duy nhất là nghệ thuật sống” B. Brecht từng nói như vây. Quả thực, nhờ có nghệ thuật mà tâm hồn con người trở nên phong phú, đa dạng và đa chiều. Nghệ thuật không chỉ có tác động mạnh mẽ đến đời sống thực tiễn mà còn ảnh hướng rất lớn đến cảm quan thẩm mĩ. Văn bản “Nghệ thuật truyền thống của người Việt” của tác giả Nguyễn Văn Huyên có thể sẽ là văn bản giúp ta có cái nhìn tổng quát nhất về Nghệ thuật đất Việt.
Nguyễn Văn Huyên quê ở huyện Hoài Đức, T.P Hà Nội, là nhà sử học, dân tộc học, nhà giáo dục. Ông cũng là người giữ chức vụ Bộ trưởng Bộ Quốc gia Giáo dục Việt Nam trong thời gian dài nhất với 28 năm, 350 ngày. Ông được giới chuyên môn ở Việt Nam đánh giá là người đã cùng học giả Đào Duy Anh đặt nền móng cho nghiên cứu văn hoá, văn minh Việt Nam. Các nghiên cứu của ông góp phần khẳng định người Việt Nam có tín ngưỡng của riêng mình thể hiện qua việc thờ thành hoàng như Phù Đổng, Tản Viên, Chử Đồng Tử. Thông qua các nghiên cứu với phương pháp và cách tiếp cận khoa học của Nguyễn Văn Huyên về văn học dân gian, lễ hội truyền thống, kiến trúc, địa lý học lịch sử, cấu trúc giai tầng trong xã hội, người ta có thể nhận thấy tinh thần, tâm lý dân tộc Việt Nam. Nhà sử học Trần Quốc Vượng đã viết: “Ông, là một nhà khoa học nhân văn lớn và hiện đại đầu tiên ở nửa đầu thế kỷ XX này”…”Giới nghiên cứu trẻ/già hôm nay còn được học và phải học ở ông nhiều về phương pháp luận và các phương pháp tiếp cận những sự kiện nhân văn, vừa cụ thể vừa tổng thể.” Văn bản Nghệ thuật truyền thống của người Việt được trích từ phần 3, chương 12 của cuốn sách Văn minh Việt Nam, nguyên có nhan đề là Nghệ thuật.
Văn bản viết về những thông tin liên quan đến vấn đề nghệ thuật truyền thống của người Việt. Nghệ thuật của người Việt qua thời gian đã có nhiều nét đổi mới nhưng nhìn chung nó vẫn bảo lưu được những nét văn hóa truyền thống đáng quý. Sự ảnh hưởng của tinh thần tôn giáo đã tạo nên một số thay đổi trong nghệ thuật Việt, tư tưởng của người nghệ sĩ cũng có đôi chút khác biệt nhằm tạo nên những tác phẩm nghệ thuật mới. Vốn dĩ Nghệ thuật truyền thống của người Việt là những giá trị văn hóa, giá trị tinh thần mang nét đặc trưng riêng của dân tộc ta. Đó có thể là những loại hình sân khấu truyền thống hay những nét văn hóa lâu đời vẫn còn được gìn giữ. Phương diện gìn giữ và lưu truyền những nét đẹp của nghệ thuật truyền thống người Việt là một phương diện đáng được quan tâm. Nghệ thuật truyền thống là một gia sản tinh thần vô giá của người Việt, việc gìn giữ và bảo tồn nó là rất cần thiết, đặc biệt là giới trẻ ngày nay cần có nhận thức kĩ hơn về vấn đề này.
Từ ngàn xưa đời sống nhân dân đã gắn liền với những tôn giáo, tín ngưỡng tâm linh cho nên nghệ thuật cũng hưởng ứng và dung nạp tinh tuý của tín ngưỡng. Đạo Phật, đạo Lão và Nho giáo từ lâu đã tồn tại trong ý thức của người Việt. Đặc biệt, nghệ thuật kiến trúc mang đậm nét đặc trưng ấy, mái đình, chùa sơn son thiếp vàng thể hiện đúng cái tinh thần của các tín ngưỡng tâm linh. Có thể thấy “các cung điện lộng lẫy ở Huế, các đền thờ Khổng Tử uy nghi tại Hà Nội, đền thờ các vua Lý ở Đình Bảng với nhiều đồ vật tại đây, các tấm bia Lam Sơn, các tấm ở Huế, pho tượng Trần Vũ lớn bằng đồng, ở Hà Nội, các ngôi chùa Phật Tích, Bút Pháp thanh tao,…là những chứng cứ xứng đáng của đỉnh cao mà kĩ thuật của các nghệ sĩ Việt Nam đã đạt đến “. Ngoài ra Kiến trúc đền chùa có không gian rộng nhằm phục vụ nhu cầu thờ cúng, tổ chức lễ hội của nhân dân. Các sân và tòa nhà trước điện thờ nối tiếp nhau được xây dựng thấp, tạo bóng râm và mang cảm giác thiêng liêng. Vật liệu, chất liệu xây dựng tạo cảm giác cổ kính nhưng vẫn chắc chắn để tránh bị hỏng hóc do mưa bão, thiên tai.
Đi cùng với kiến trúc là điêu khắc, trong đó công trình kiến trúc nổi tiếng mà văn bản đề cập đến chính là Chùa Keo ở Thái Bình. Toàn bộ công trình của chùa Keo đều làm bằng gỗ lim và là nơi được các nghệ nhân điêu khắc thời nhà Hậu Lê chạm khắc rất tinh xảo. Việc tôn giáo ảnh hưởng đến nghệ thuật là vô cùng phổ biến, đặc biệt là tam giáo, tư tưởng của người nghệ sĩ cũng có sự thay đổi để tạo ra những tác phẩm nghệ thuật mang nét mới lạ và đặc trưng của người Việt. Nghệ thuật kiến trúc với các công trình kiến trúc đền chùa được xây dựng bởi nhu cầu thờ cúng và có tính chất thiêng liêng; hay các tác phẩm điêu khắc gỗ trong đền chùa như chùa Keo ở Thái Bình, chùa Bút Tháp ở Bắc Ninh, … đều mang phong cách tao nhã. Trong tác phẩm, học giả Nguyễn Văn Huyên có nhắc đến sự bảo lưu và đổi mới những đặc điểm và tinh thần truyền thống của người Việt,các công trình kiến trúc, các tác phẩm nghệ thuật tuy đã có sự đổi mới nhưng nó vẫn giữ được những nét văn hóa lâu đời của Việt Nam. Chùa Keo là một công trình kiến trúc văn hóa lâu đời của Việt Nam, trải qua gần 400 năm tu bổ, tôn tạo, chùa Keo vẫn giữ nguyên bản sắc kiến trúc độc đáo của mình. Điều này cho thấy tinh thần truyền thống của Người Việt tuy có sự đổi mới nhưng vẫn giữ được sự bảo lưu đến ngày nay.
Khi xưa, ta có trống đồng Đông Sơn, nay nghệ thuật đúc đồng vẫn được hiện hữu nơi bồn vạc Huế, tượng Trấn Vũ…Nền nghệ thuật truyền thống của Việt Nam tuy có sự đổi mới theo thời gian nhưng nó vẫn còn giữ được những nét văn hóa mang tính lâu đời, các công trình kiến trúc vẫn bảo lưu được nét đặc trưng của từng thời đại. Người Việt Nam có tinh thần gìn giữ những giá trị văn hóa ấy, bảo lưu được nền nghệ thuật truyền thống của Việt Nam.
Nền nghệ thuật phong phú làm cho đời sống tinh thần cũng như thực tế càng thêm đẹp. “Người Việt Nam biết tạo một biểu hiện thẩm mĩ cho những đồ vật thông thường nhất bằng kim loại, gỗ hay tre, tô điểm cho chúng bằng những thứ trang trí, biến chúng thành một cái gì đó còn hơn là một thứ chỉ để mà dùng. Người Việt Nam có khiếu thẩm mĩ rất tốt, họ biết cách trang trí đồ vật, nhà cửa theo một cách khá đặc biệt và mang nét riêng biệt. Những món đồ trang sức nhỏ như vòng cổ, vòng tay, nhận,… dù chỉ làm bằng kim loại hay gỗ nhưng dưới bàn tay của nghệ nhân Việt thì chúng thành món đồ trang sức tinh tế và đẹp mắt. Người Việt có mắt nhìn tinh tế, có khiếu thẩm mĩ đặc biệt và đặc biệt bàn tay của những người nghệ nhân đã tạo ra những món đồ không đơn giản chỉ dùng để trang trí mà nó còn hơn thế nữa.
Có điều theo như văn bản đưa ra: “Duy có một điều là các vật liệu sử dụng, gỗ, tre, đất nung, đều không bàn do khí hậu nhiệt đới tàn hại và do mỗi một. Các kim loại, sách, đồng, cam, vàng, bạc, cũng không sống sót nổi sau các cơn hỏa hoạn, loạn lạc và chiến tranh. Chẳng còn lại gì cho chúng ta từ các cung điện nổi tiếng cổ Loa, Hoa lư, Thăng Long, Tây Đô, nếu không phải là những địa điểm mà trên đó những công trình khác đã được xây dựng bởi những bàn tay thành kính của nhân dân mà bấy nhiêu cuộc biển dâu đã làm cho điêu đứng.” Nền nghệ thuật truyền thống của Việt Nam tuy có sự đổi mới theo thời gian nhưng nó vẫn còn giữ được những nét văn hóa mang tính lâu đời, các công trình kiến trúc vẫn bảo lưu được nét đặc trưng của từng thời đại. Người Việt Nam có tinh thần gìn giữ những giá trị văn hóa ấy, bảo lưu được nền nghệ thuật truyền thống của Việt Nam. Nhưng tất cả cũng khó tránh khỏi sự biến thiên của cuộc sống và dòng thời gian vẫn mãi chảy trôi. Không chỉ thế trong xu thế giao lưu quốc tế mở rộng hôm nay, sự tồn tại của những giá trị truyền thống đang dần bị lãng quên, giới trẻ ngày nay thay vì tìm hiểu về những nét đẹp truyền thống lâu đời thì họ thường chạy theo xu hướng mới, theo sự thay đổi của xã hội. Những giá trị nghệ thuật truyền thống góp phần tạo nên bản sắc dân tộc và việc gìn giữ giá trị nghệ thuật truyền thống là rất quan trọng. Tự hỏi làm sao có thể bảo tồn những giá trị ấy? Quả thực khi nhìn lại nền nghệ thuật Việt Nam ta lại càng thêm yêu mến, trân trọng. Hơn hết là ta ý thức mạnh mẽ hơn về việc bảo tồn giá trị Việt ngay bây giờ mà không phải khi nào khác.
Quả thực Văn bản “Nghệ thuật truyền thống của người Việt” của tác giả Nguyễn Văn Huyên đã đem đến cho ta cái nhìn tổng quan nhất về nghệ thuật Việt. Việc đưa thông tin về từng đối tượng cụ thể trong văn bản giúp người đọc hiểu rõ hơn về từng đối tượng được nói đến, hiểu rõ hơn vấn đề bao quát những đối tượng ấy. Từ cách triển khai thông tin trong văn bản thông tin, tôi nhận thấy khi viết một văn bản thông tin cần nêu cụ thể thông tin của từng đối tượng, thông tin cần rõ ràng và có dẫn chứng chứng minh. Kết hợp với các Yếu tố miêu tả được sử dụng trong văn bản. Miêu tả các công trình kiến trúc tiêu biểu ở Việt Nam, miêu tả các tác phẩm nghệ thuật điêu khắc nổi tiếng, …Yếu tố miêu tả được sử dụng trong những đoạn văn nói về những nét văn hóa nghệ thuật lâu đời của Việt Nam, miêu tả một số tác phẩm được nhiều người biết đến làm minh chứng, dẫn chứng về nghệ thuật được nhắc đến.Yếu tố biểu cảm được sử dụng trong văn bản là Cảm nhận về khiếu thẩm mĩ của người Việt, về sự ảnh hưởng của tôn giáo đến nét văn hóa truyền thống Việt,…Yếu tố biểu cảm nhằm biểu đạt suy nghĩ, cảm xúc của người viết về những vấn đề liên quan đến nghệ thuật truyền thống của người Việt, giúp người đọc hiểu rõ hơn về nền văn hóa lâu đời ấy.Yếu tố nghị luận được sử dụng trong văn bản là Bàn luận về sự ảnh hưởng của tôn giáo, bàn về những nét văn hóa lâu đời của Việt Nam, …Yếu tố nghị luận là cách tác giả làm nổi bật vấn đề, nghị luận về những nền nghệ thuật truyền thống như nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc, đúc đồng, … của người Việt. Tất cả đều khiến văn bản trở nên khách quan, tổng quát hơn cả.
Nghệ thuật luôn có chức năng giáo dục con người, văn bản “Nghệ thuật truyền thống của người Việt” như một lời thức tỉnh chúng ta phải hành động. Để các loại hình nghệ thuật truyền thống “sống” được trong bối cảnh hiện nay chúng ta cần phải chung tay gìn giữ nền văn hiến đã 4000 năm tồn tại, phát huy trong tương lai và tồn tại bền vững ở mọi thế hệ.