Trong các vấn đề đáng lo ngại về môi trường hiện nay, vấn đề ozon và thủng tầng ozon là một vấn đề bức xúc và nghiêm trọng mang tính chất toàn cầu. Có thể khẳng định, tầng ozon có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự sống trên Trái Đất . Tầng Ozon bị phá hủy dẫn đến ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe con người và gây mất cân bằng hệ sinh thái. Tầng ozon chính là tấm lá chắn bảo vệ hành tinh của chúng ta. Bằng tất cả những nỗ lực chúng ta đang dần hồi phục tầng ozone và văn bản thông tin “Phục hồi tầng ozone: thành công hiếm hoi của nỗ lực toàn cầu” do Lê My viết đã khái quát được quá trình kì diệu ấy
Trái Đất rất dễ tổn thương bởi các tia cực tím của bức xạ Mặt Trời và tầng ozon có nhiệm vụ không cho các tia này đến được Trái Đất. Tầng ozone như một lớp bảo vệ, giúp che chắn toàn bộ Trái đất khỏi phần lớn các bức xạ cực tím có hại đến từ mặt trời. Việc phát hiện tầng ozone bị thủng vào những năm 1970 của các nhà khoa học như một lời cảnh báo về sự biến đổi của Trái Đất, nhưng con người vẫn chưa ý thức được sự nghiêm trọng của sự việc. Đến năm 1985, khi các nhà địa chất học phát hiện sự thay đổi của tầng ozone, lỗ thủng ozone ở Nam cực đang ngày càng rộng, lúc này đây mọi người mới ý thức được sự quan trọng của việc phục hồi tầng ozone. Các nhà nghiên cứu khoa học trở thành các “thám tử”, nghiên cứu về tầng ozone, đưa ra các thống kê và từ đó đề ra giải pháp thích hợp để “vá” được lỗ thủng đó. Điều kiện bắt buộc phải có trong quá trình phục hồi tầng ozone chính là sự đồng lòng giúp sức của toàn cầu, người dân các nước trên thế giới đều tự ý thức được vấn đề, cùng nhau phục hồi tầng ozone, bảo vệ Trái Đất. Phục hồi tầng ozone là thành công hiếm hoi của nỗ lực toàn cầu.
Khi khoa học đảm nhận vai trò thám tử đã phát hiện ra rằng: CFC bay hơi và tích tụ trong bầu khí quyển, người ta cho rằng chúng “trơ” về mặt hóa học Nhưng Mô-li-nơ và Rao-lên đã khám phá ra một sự thật hoàn toàn trái ngược. Sự thật về chất CFC là các phân tử khí CFC bị phân hủy dưới tia UV khi ở tầng khí quyển và mỗi nguyên tử Cl tự do sẽ “cướp lấy” một nguyên tử O, khiến O3 trở thành O2. Trong khi đó Hợp chất CFC là hợp chất nhân tạo Chlorofluorocarbon, được xem là hóa chất hoàn hảo, vừa rẻ tiền, có nhiều công dụng vừa không tham gia phản ứng hóa học. Những tổn hại to lớn mà chất CFC gây ra đối với tầng ozone đã được diễn giải một cách rõ ràng, giải thích về quá trình phân tách các phân tử Cl của chất ClO và các phân tử Cl tự do đó sẽ làm tổn hại tầng ozone.
Có thông tin cho biết tầng ozone ở Nam Cực và Bắc Cực đã bị thủng dẫn đến hiện tượng biến đổi khí hậu. Nguyên nhân chính làm suy giảm tầng ozone đến mức báo động là sự giải phóng quá mức các chất clo và brom từ các hoạt động sinh hoạt và sản xuất của con người. Các thông tin liên quan đến việc tầng ozone bị thủng là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Vì tầng ozon hấp thụ tia cực tím từ mặt trời, giảm sút tầng ozon dự đoán sẽ làm tăng cường độ tia cực tím ở bề mặt Trái Đất, có thể dẫn đến nhiều thiệt hại bao gồm cả gia tăng bệnh ung thư da.
Trước sự việc tầng ozone bị bào mòn như vậy, yêu cầu cấp bách được đặt ra cùng với đó là sự đồng lòng của toàn cầu. Đến giữa thập kỷ 90, thêm một “thủ phạm tích cực” nữa được phát hiện chính là chất thải công nghiệp, đặc biệt là các khí NOx,CO2… Những chất thải loại này vẫn bền bỉ và dai dẳng bay vào bầu khí quyển và làm công việc phá hoại tầng ozon. Ảnh hưởng này càng nghiêm trọng hơn khi nền công nghiệp ngày càng hiện đại hóa, đồng nghĩa với quá trình gia tăng mạnh mẽ sản xuất công nghiệp. Vấn đề đang được quan tâm trên thế giới và cần đến những nỗ lực toàn cầu là vấn đề về rác thải nhựa. Rác thải nhựa là một phần “mắt xích” tạo nên sự ô nhiễm môi trường, dẫn đến biến đổi khí hậu toàn cầu. Chất thải nhựa hiện nay chủ yếu nằm trong chất thải rắn (CTR). Việc quản lý chất thải nhựa không tách khỏi việc quản lý CTR và có thể thấy là chất thải nhựa trong chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) là vấn đề nghiêm trọng nhất hiện nay. Mỗi năm, có đến 300 triệu tấn rác thải nhựa thải ra môi trường – nặng tương đương trọng lượng của toàn bộ dân số địa cầu và hơn một nửa số đó là những sản phẩm nhựa dùng một lần. Chất thải nhựa khi không được tái chế hoặc xử lý một cách có kiểm soát, sẽ tạo ra phát thải khí nhà kính khi tiếp xúc với bức xạ mặt trời cả trong không khí và nước. Việt Nam hiện đang đứng thứ 17 trong 109 quốc gia về lượng phát thải nhựa phát sinh hàng năm.
Hoạt động xử lý CTRSH ở nước ta hiện nay là đem đi chôn lấp, việc tái chế, tái sử dụng chiếm tỉ lệ rất nhỏ và phụ thuộc phần lớn vào việc nhặt phế liệu có thể tái chế của hệ thống thu gom phế liệu không chính thức. Về vấn đề suy giảm rác thải nhựa hiện nay vẫn chưa thật sự được giải quyết triệt để, sự nỗ lực toàn cầu chưa được áp dụng triệt để trong việc này, trên thế giới vẫn còn nhiều người dân chưa ý thức rõ về sự nguy hại của rác thải nhựa và chưa có sự đồng lòng toàn cầu hợp sức giải quyết vấn đề.
Nhờ sự đồng lòng, “sự tẩy chay của người tiêu dùng, sự quyết liệt của giấy chứng chỉ và nguồn đầu tư vào công nghệ mới để tìm giải pháp thay thế, phần lớn thế giới đã nhanh chóng dừng sản xuất CFC trong thập niên 1990. Việc loại bỏ các thiết bị sử dụng CFC thì mất nhiều thời gian hơn. Theo Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP), khoảng 99 % các chất làm suy giảm tầng ozone đã bị “khai tử”, và lá chắn “chống nắng” của Trái Đất đang dần hồi phục. Chúng ta có thể kỳ vọng lỗ thủng ozone ở nam cực sẽ “đóng lại” vào những năm 2060. Đến năm 2000 không 130, ước tính khoảng 2 triệu người sẽ tránh được bệnh ông thư ra mỗi năm. Đồng thời, tất cả nỗ lực này sẽ đóng góp tình trạng thiểu biến đổi khí hậu.” Đó là những chuyển biến tích cực của tầng ozone đến từ những hoạt động “hạn chế” của con người. Từ đó ta nhận thấy những nhân tố làm nên thành công của nỗ lực phục hồi tầng ozone không chỉ là những cá nhân cụ thể mà còn có sự góp sức của công chúng, sự đồng thuận quốc tế và hành động nhất quán toàn cầu.
Hãy chung tay góp phần bảo vệ chính cuộc sống của chúng ta bởi không ai là không có trách nghiệm quan trọng này đó dường như là những lời khuyên nhủ gửi gắm từ văn bản “Phục hồi tầng ozone: thành công hiếm hoi của nỗ lực toàn cầu”. Thông qua nhan đề ngắn gọn và đã truyền tải được thông tin chính về vấn đề được nhắc đến, văn bản và gây được sự chú ý của người đọc. Cùng với đó là cách triển khai nội dung: tác giả đặt vấn đề, triển khai nội dung theo một hệ thống, trình tự thống nhất, có sử dụng các kí hiệu phi ngôn ngữ để làm dẫn chứng. Nội dung văn bản đã được triển khai một cách mạch lạc, logic và dễ hiểu. Ngôn ngữ của văn bản đã đáp ứng được tính đơn giản, ngắn gọn, rõ ràng của một bản tin. Việc coi nhà nghiên cứu khoa học là “thám tử”, “tuyến phòng thủ” và nỗ lực phục hồi tầng ozone là trận chiến. Việc phục hồi tầng ozone là quá trình lâu dài và có sự khó khăn, cần có sự góp sức của các nhà nghiên cứu khoa học tìm kiếm và đưa ra các giải pháp giúp phục hồi tầng ozone là hình dung cực kì sống động và gây được cảm hứng trong lòng độc giả.
Người ta thường nói: Một bản tin có giá trị là bản tin phải trả lời được những câu hỏi cơ bản về một vấn đề, một sự kiện nào đó mà tác giả muốn thông tin; các thông tin được nêu trong bản tin có sự mạch lạc, chính xác và có tính khách quan, thuyết phục được người đọc tin vào những thông tin đó. Văn bản “Phục hồi tầng ozone: thành công hiếm hoi của nỗ lực toàn cầu” thực sự là một văn bản như vậy khi đã khơi lên trong ta nhận thức về sự tồn vong của nhân loại và Trái Đất: cả nhân loại và các loài sinh vật trên Trái Đất đều phải đối mặt với sự tồn vong, sự đấu tranh để sống sót. Sự tồn vong là một quy luật thiết yếu trong cuộc sống, là một vòng tuần hoàn không thể phá vỡ, con người luôn phải nỗ lực bảo vệ cuộc sống của bản thân, gia đình và xã hội.