Đề và đáp án HSG lớp 12 Đất nước Nguyễn Khoa Điềm

TRƯỜNG THPT QUẢNG XƯƠNG II

TỔ NGỮ VĂN

 

 

ĐỀ THI CHỌN HSG CẤP TRƯỜNG

NĂM HỌC 2023 – 2024

Môn: Ngữ văn – Lớp 12

Thời gian làm bài: 180 phút

(Không kể thời gian giao đề)

 

I – PHẦN ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)

Đọc đoạn trích dưới đây và thực hiện các yêu cầu:

Những dấu chân lùi lại phía sau 
Dấu chân in trên đời chúng tôi những tháng năm trẻ nhất
Mười tám hai mươi sắc như cỏ
Dày như cỏ
Yếu mềm và mãnh liệt như cỏ
Cơn gió lạ một chiều không rõ rệt
Hoa chuẩn bị âm thầm trong đất
Nơi đó nhất định mùa xuân sẽ bùng lên
Hơn một điều bất chợt
Chúng tôi đã đi không tiếc đời mình
(Những tuổi hai mươi làm sao không tiếc)
Nhưng ai cũng tiếc tuổi hai mươi thì còn chi Tổ quốc? 

(Trích: Trường ca Những người đi tới biển – Thanh Thảo, Nxb Văn học, 1994, tr.26)

Câu 1 (1,0 điểm). Tuổi trẻ Việt Nam trong những năm tháng kháng chiến chống Mĩ được tác giả miêu tả qua những từ ngữ, hình ảnh nào?

Câu 2 (1,5 điểm). Nêu tác dụng của biện pháp so sánh được sử dụng trong các câu thơ “Mười tám hai mươi sắc như cỏ/Dày như cỏ/Yếu mềm và mãnh liệt như cỏ”.
Câu 3 (1,5 điểm). Anh/chị hiểu như thế nào về nội dung câu thơ: “Hoa chuẩn bị âm thầm trong đất/Nơi đó nhất định mùa xuân sẽ bùng lên”?

Câu 4 (2,0 điểm). Điều anh/chị tâm đắc nhất trong đoạn trích trên là gì?

II – PHẦN LÀM VĂN (14,0 điểm)

Câu 1. (4,0 điểm)
Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về câu thơ được nêu trong đoạn trích ở phần Đọc hiểu:

Những tuổi hai mươi làm sao không tiếc 
Nhưng ai cũng tiếc tuổi hai mươi thì còn chi Tổ quốc?” 

Câu 2. (10,0 điểm)

Nhà văn Nguyễn Đình Thi cho rằng: “Tác phẩm văn học lớn hấp dẫn người ta bởi cách nhìn nhận mới, tình cảm mới về những điều, những việc mà ai cũng biết cả rồi” (Trích Nhà văn nói về tác phẩm, Nxb. Văn học, 1998)

Anh/chị hiểu như thế nào về ý kiến trên? Bằng hiểu biết của mình về đoạn trích Đất Nước (Trích Trường caMặt đường khát vọng” – Nguyễn Khoa Điềm), anh/chị hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.

———–Hết———-

Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm

  TRƯỜNG THPT QUẢNG XƯƠNG II

TỔ NGỮ VĂN

 

 

THI CHỌN HSG CẤP TRƯỜNG

NĂM HỌC 2023 – 2024

ĐÁP ÁN, THANG ĐIỂM

Môn: Ngữ văn – Lớp 12

(Đáp án, thang điểm gồm có 07 trang)

Phần Câu Nội dung Điểm
ĐỌC HIỂU 6,0
I 1 Những từ ngữ, hình ảnh nói về tuổi trẻ Việt Nam trong những năm tháng kháng chiến chống Mĩ: trẻ nhất, sắc, dày, yếu mềm, mãnh liệt, không tiếc đời mình. (Thí sinh cần chỉ ra ít nhất 02 từ ngữ trong các từ ngữ trên) 1,0
2 Tác dụng của biện pháp tu từ so sánh:

–  Giúp người đọc dễ hình dung những đặc điểm nổi bật của tuổi 20: kiên cường, mạnh mẽ, đoàn kết, lãng mạn, nhiệt huyết,…

– Thái độ ngợi ca, trân trọng và tình yêu của tác giả với những năm tháng đẹp đẽ nhất của cuộc đời.

– Tăng tính gợi hình, gợi cảm và sự sinh động, hấp dẫn cho lời thơ

 

0,5

 

0,5

 

0,5

3 Nội dung câu thơ: “Hoa chuẩn bị âm thầm trong đất / Nơi đó nhất định mùa xuân sẽ bùng lên” có thể hiểu:

Hoa: vẻ đẹp của sức mạnh ý chí tinh thần, tâm hồn của tuổi trẻ

Mùa xuân: thắng lợi, thành quả

=> Ý nghĩa: Tuổi trẻ với vẻ đẹp tâm hồn, với sức mạnh ý chí và tinh thần quyết tâm tiêu diệt kẻ thù  nhất định sẽ giành thắng lợi – đó là lời động viên, đồng thời cũng thể hiện niềm tin tưởng của tác giả với tuổi trẻ.

 

 

0, 5

 

 

1,0

4 HS trình bày suy nghĩ cá nhân, nêu rõ vì sao thông điệp đó có ý nghĩa với em nhất

Có thể lựa chọn thông điệp về lí tưởng sống hoặc một đặc điểm nào đó của tuổi trẻ: kiên cường, mạnh mẽ, đoàn kết, lãng mạn, nhiệt huyết,…

2,0
II   LÀM VĂN 14,0
1 Viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về câu thơ được nêu trong đoạn trích ở phần Đọc hiểu:

                  “Những tuổi hai mươi làm sao không tiếc 
Nhưng ai cũng tiếc tuổi hai mươi thì còn chi Tổ quốc?” 

4,0
a. Yêu cầu về kĩ năng

– Đảm bảo đúng yêu cầu của một đoạn văn, khoảng 200 từ. Mở đoạn nêu được vấn đề, thân đoạn triển khai được vấn đề, kết đoạn kết luận được vấn đề.

– Lập luận chặt chẽ, vận dụng tốt các thao tác lập luận, dẫn chứng tiêu biểu, chọn lọc.

– Bài viết trong sáng, mạch lạc, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.

 

 

 

 

 

b. Yêu cầu về kiến thức

Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng về cơ bản cần có các ý sau:

 
* Giải thích:

– Những tuổi hai mươi: cách nói về tuổi trẻ nói chung, là khoảng thời gian thanh xuân quý giá chứ  không phải nói về năm 20 tuổi một cách cụ thể); “ ai cũng tiếc tuổi hai mươi thì còn chi Tổ quốc?: Nếu ai cũng ích kỉ, hẹp hòi, chăm lo cuộc sống của riêng mình, không có trách nhiệm với Tổ quốc thì Tố quốc sao có thể tồn tại?

Nội dung câu thơ: Nêu cao tinh thần, trách nhiệm của mỗi công dân (đặc biệt là thế hệ trẻ) trong cuộc kháng chiến chống Mĩ: Tự nguyện, sẵn sàng hi sinh tuổi trẻ của mình để bảo vệ non sông đất nước.

1,0
* Bàn luận:

Thí sinh có thể trình bày quan điểm cá nhân những cần hợp lí, thuyết phục, dưới đây là một hướng giải quyết:

– “Những tuổi hai mươi làm sao không tiếc”:

+ Quãng thời gian đẹp đẽ nhưng ngắn ngủi, chỉ có một lần trong cuộc đời con người.

+ Lứa tuổi có sức khỏe, nhiệt huyết, ước mơ, khát vọng…có đầy đủ điều kiện để biến ước mơ thành hiện thực.

-> Vì thế, đó là quãng thời gian ai cũng cần phải trân trọng.

– Nhưng ai cũng tiếc tuổi hai mươi thì còn chi Tổ quốc?” 

+  Mối quan hệ giữa cá nhân với tổ quốc/ đất nước: gắn bó không thể tách rời (khi tổ quốc lâm nguy, cuộc sống của cá nhân cũng bị ảnh hưởng). Như vậy, mỗi cá nhân (tư cách công dân của đất nước) đều phải có trách nhiệm với tổ quốc/ đất nước (đặc biệt là thế hệ trẻ).

+ Để bảo vệ và dựng xây tổ quốc/ đất nước, mỗi cá nhân sống vượt lên thói ích kỉ thông thường phải có sự chung tay cống hiến, hi sinh.

+ Tuổi 20 (tuổi trẻ) của mỗi người là thời điểm có khả năng cống hiến lớn nhất.

-> Do đó, mỗi cá nhân phải biết cống hiến “những tuổi hai mươi” đẹp đẽ của mình cho Tổ quốc, quê hương.

 

 

 

 

0,5

 

 

 

 

 

 

1,0

* Mở rộng:

– Tùy vào từng điều kiện và hoàn cảnh cụ thể để có sự cống hiến tốt nhất cho Tổ quốc.

– Không chỉ trong thời điểm Tố quốc có chiến tranh, ngay cả khi thời bình, thế hệ trẻ cũng cần ý thức được vai trò và trách nhiệm của mình.

– Phê phán những hành động vị kỉ của một bộ phận giới trẻ hiện nay (có thể nêu hậu quả của sự không ý thức đúng đắn về tuổi hai mươi)…

0,5
* Bài học nhận thức và hành động

– Nhận thức được vai trò, sứ mệnh của tuổi trẻ đối với Tổ quốc dù ở thời chiến hay thời bình.

– Có những hành động cụ thể, thiết thực thể hiện tình yêu đối với Tổ quốc.

0,5
c. Sáng tạo

Đoạn văn thể hiện suy nghĩ sâu sắc, có ý tưởng riêng phù hợp với vấn đề nghị luận; có cách lập luận, diễn đạt mới mẻ.

0,5
  2      Giải thích và làm sáng tỏ ý kiến của nhà văn Nguyễn Đình Thi bằng những hiểu biết về đoạn trích Đất Nước (Trích: Trường ca Mặt đường khát vọng – Nguyễn Khoa Điềm): “Tác phẩm văn học lớn hấp dẫn người ta bởi cách nhìn nhận mới, tình cảm mới về những điều, những việc mà ai cũng biết cả rồi” 10,0
a. Yêu cầu về kĩ năng

– Hiểu yêu cầu của đề, trên cơ sở những kiến thức về lý luận văn học và tác phẩm, biết cách làm bài văn nghị luận bàn về một ý kiến văn học.

– Biết cách giải thích, chứng minh, đánh giá, khái quát làm rõ ý kiến văn học; có năng lực cảm thụ phân tích bài thơ theo yêu cầu.

– Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, hành văn trôi chảy; văn viết có cảm xúc, không mắc các lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp, chính tả.

 
b. Yêu cầu về kiến thức

Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng về cơ bản cần có các ý sau:

 
* Dẫn dắt và giới thiệu vấn đề nghị luận 0,5
* Giải thích ý kiến

– “Cách nhìn nhận mới” (còn gọi là cái nhìn): chỉ thái độ, lập trường của người nghệ sĩ trước hiện thực cuộc sống. Cái nhìn mới mẻ, độc đáo luôn được coi là dấu hiệu bản chất nhất của phong cách nghệ thuật.

– “Tình cảm mới” là những cảm xúc mãnh liệt, được thể hiện theo một cách riêng của người nghệ sĩ trong quá trình sáng tác.

=> Ý kiến của nhà văn Nguyễn Đình Thi nhấn mạnh: Chỉ khi có những khám phá và thể hiện mới mẻ về con người, cuộc đời của nhà văn mới tạo nên tác phẩm lớn, làm phong phú thêm cho nền văn học và tác phẩm mới tìm được chỗ đứng trong lòng độc giả.

=> Nhận định trên vừa nêu lên vai trò của cái nhìn, tình cảm trong hành trình nghệ thuật của nhà văn, vừa khẳng định giá trị của cá tính sáng tạo mà nhà văn để lại trong đời sống văn học.

 

 

 

 

 

 

 

2,0

* Phân tích đoạn trích Đất Nước (Trích: Trường ca Mặt đường khát vọng – Nguyễn Khoa Điềm) để làm sáng tỏ ý kiến:

• Những khám phá mới mẻ về phương diện nội dung

– Những lý giải mới mẻ về nguồn cội của đất nước ở 9 câu thơ mở đầu đoạn trích:

+ Để trả lời cho câu hỏi “Đất Nước có từ bao giờ?”, tác giả không dùng các mốc lịch sử cụ thể mà khẳng định đất nước có từ rất lâu đời bởi đất nước xuất hiện trong những câu chuyện cổ tích, trong phong tục tập quán, trong văn hóa dân gian. Đất nước được gói gọn trong miếng trầu, kết tinh trong hạt gạo nhỏ bé – những điều tưởng chừng như vô lý nhưng lại mang những suy tư sâu xa.

+ Với Nguyễn Khoa Điềm, đất nước như một sinh thể sống, lớn lên giữa lòng nhân dân. Đất nước ở ngay trong cuộc sống của mỗi gia đình, mỗi chúng ta, từ lời kể chuyện của người mẹ, miếng trầu của bà, các phong tục tập quán quen thuộc cho đến tình nghĩa thuỷ chung của cha mẹ, hạt gạo ăn hàng ngày, cái kèo cái cột trong nhà… Tất cả những điều đó làm cho đất nước trở thành cái gần gũi, thân thiết, bình dị trong cuộc sống hàng ngày của con người.

– Tác giả còn có cách định nghĩa đất nước vô cùng độc đáo. Ông tách riêng hai thành tố đất và nước để định nghĩa về đất nước:

+ Đất nước là không gian rất thân thuộc, gần gũi với cuộc sống con người, tồn tại cả trong những không gian riêng tư, thầm kín nhất của tình yêu đôi lứa.

+ Đất nước là không gian mênh mông của núi rừng biển cả.

+ Đất nước còn là không gian sinh tồn hết sức đời thường của cộng đồng người Việt qua bao thế hệ.

=> Trong cách nhìn về không gian đất nước, Nguyễn Khoa Điềm nghiêng nhiều hơn về không gian riêng tư, không gian đời thường. Nhà thơ nhìn đất nước từ cự ly gần và đã phát hiện ra một Đất Nước hết sức thân quen, một đất nước dễ thương với tất cả mọi người.

– Một điểm nữa trong sự cảm nhận mới mẻ về đề tài quen thuộc – đất nước của Nguyễn Khoa Điềm đó là ông khẳng định chủ nhân của đất nước chính là nhân dân:

+ Nhân dân là chủ nhân thực sự của đất nước thể hiện ở bình diện địa lý với các hình ảnh: núi Vọng Phu, hòn Trống Mái, gót ngựa Thánh Gióng, chín mươi chín con voi, dòng Cửu Long giang, núi Bút non Nghiên, thắng cảnh vịnh Hạ Long, ngọn núi mang tên Bà Đen, Bà Điểm, ông Đốc, ông Trang…

+ Ở bình diện lịch sử, nghĩ về bốn ngàn năm của đất nước, nhà thơ đã nhận thức được một sự thật đó là: người làm nên lịch sử không chỉ là những anh hùng nổi tiếng mà còn là những con người vô danh bình dị. Họ chính là nhân dân – những con người bình thường mà phi thường, giản dị, mộc mạc mà cao cả, kỳ vĩ. Mặc dù “không ai nhớ mặt đặt tên” nhưng chính họ mới là người “làm nên Đất Nước muôn đời”.

+ Ở bình diện văn hóa nhân dân âm thầm giữ gìn và để lại cho thế hệ sau mọi giá trị vật chất và tinh thần: hạt lúa, ngọn lửa, tiếng nói, bản sắc văn hóa các vùng miền, các thành quả lao động.

• Những khám phá mới mẻ về phương diện nghệ thuật

– Tác giả lựa chọn thể thơ tự do, phóng khoáng không bị bó buộc về số chữ trong một câu, số câu trong một bài vừa tạo ra nét độc đáo về hình thức cho bài thơ, vừa là cơ hội để dòng chảy của cảm xúc được phát triển một cách tự nhiên.

– Sử dụng các chất liệu văn hóa dân gian với đa dạng các thể loại: từ phong tục – tập quán sinh hoạt của nhân dân đến các thể loại của văn học dân gian như ca dao – dân ca, truyện cổ tích, truyền thuyết, sự tích…

– Giọng thơ trữ tình – chính luận, là sự kết hợp giữa cảm xúc nồng nàn và suy tư sâu lắng của người trí thức về đất nước và con người.

 

 

 

 

1,5

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1,5

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1,5

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2,0

* Đánh giá chung và nâng cao, mở rộng vấn đề

– Khẳng định ý kiến của nhà văn Nguyễn Đình Thi là hoàn toàn đúng và được minh chứng rõ qua đoạn trích Đất Nước.

– Rút ra bài học cho người nghệ sĩ và người tiếp nhận tác phẩm văn học.

0,5
c. Sáng tạo

Bài viết thể hiện suy nghĩ sâu sắc, có ý tưởng riêng phù hợp với vấn đề nghị luận; có cách lập luận, diễn đạt mới mẻ.

0,5
  ĐIỂM TOÀN BÀI THI: I + II = 20, 00 điểm
Lưu ý chung:

1.      Do đặc trưng của môn Ngữ văn, bài làm của thí sinh cần được đánh giá tổng quát, tránh đếm ý cho điểm.

2.      Chỉ cho điểm tối đa theo thang điểm với những bài viết đáp ứng đầy đủ những yêu cầu đã nêu ở mỗi câu, đồng thời phải chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, có cảm xúc.

3.      Khuyến khích những bài viết có sáng tạo. Bài viết có thể không giống đáp án, có những ý ngoài đáp án, nhưng phải có căn cứ xác đáng và lí lẽ thuyết phục.

4.      Không cho điểm cao với những bài chỉ nêu chung chung, sáo rỗng hoặc phần thân bài ở câu 2 ( phần làm văn) chỉ viết một đoạn văn.

5.      Cần trừ điểm đối với những lỗi về hành văn, ngữ pháp và chính tả.

 

————- HẾT ————-

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *