Đề thi về bài Nụ cười Xuân của Xuân Diệu, đề tự luận cho ba bộ sách

ĐỌC – HIỂU (6,0 điểm)

                             Đọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu:

Nụ cười xuân

Giữa vườn inh ỏi tiếng chim vui
Thiếu nữ nhìn sương chói mặt trời
Sao buổi đầu xuân êm ái thế!
Cánh hồng kết những nụ cười tươi

Ánh sáng ôm trùm những ngọn cao
Cây vàng rung nắng lá xôn xao
Gió thơm phơ phất bay vô ý
Đem đụng cành mai sát nhánh đào

Tóc liễu buông xanh quá mỹ miều
Bên màu hoa mới thắm như kêu
Nỗi gì âu yếm qua không khí
Như thoảng đưa mùi hương mến yêu

Này lượt đầu tiên thiếu nữ nghe
Nhạc thầm lên tiếng hát say mê
Mùa xuân chín ửng trên đôi má
Xui khiến lòng ai thấy nặng nề…

Thiếu nữ bâng khuâng đợi một người
Chưa từng hẹn đến – giữa xuân tươi
Cùng chàng trai trẻ xa xôi ấy
Thiếu nữ làm duyên, đứng mỉm cười

                      ( Nguồn: Xuân Diệu, Thơ thơ, Nxb Sống mới – Saigon, 1971)

Câu 1: Xác định thể thơ của bài thơ trên ?

Câu 2: Bài thơ được gieo vần gì ?

Câu 3: Câu thơ: Tóc liễu buông xanh quá mỹ miềusử dụng biện pháp tu từ nghệ thuật nào ?

Câu 4: Bức tranh  mùa xuân  qua ngòi bút của tác giả hiện lên như thế nào ?

Câu 5: Nhận xét về vẻ đẹp tâm hồn chủ thể trữ tình trong bài thơ ?

Câu 6: Cảm xúc của chủ thể trữ tình thể hiện trong bài thơ là ?

Câu 7: Liệt kê và nêu tác dụng của các từ láy có trong bài thơ ?

Câu 8: Theo em, nội dung chính của bài thơ là gì ? Em so sánh mùa  xuân trong “nụ cười xuân “ và mùa xuân  trong  thơ Chế Lan Viên ?

 VIẾT (4.0 điểm)

Anh/chị hãy viết bài văn (khoảng 500 chữ) giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của văn bản trên.

 

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM

Môn: Ngữ văn lớp 10

 

Phần Câu Nội dung Điểm
I   ĐỌC HIỂU 6,0
  1 Thể thơ: Bảy chứ 0,5
2 Bài thơ gieo vần: ieu, eo, ươi 0,5
3 Câu thơ: Tóc liễu buông xanh quá mỹ miềusử dụng biện pháp tu từ nghệ thuật nhân hóa nhằm tăng sức gợi hình , gợi cảm.  Qua đó, góp phần diễn tả vẻ đẹp và sức sống của thiên  nhiên mùa xuân. 0,5
4 Bức tranh  mùa xuân  qua ngòi bút của tác giả hiện lên . “Nhộn nhịp, tấp nập, đông vui”.

 

0,5
5  Nhận xét vẻ đẹp tâm hồn nhân vật trữ tình:

–         Tâm hồn tinh tế, yêu thiên nhiên, cuộc sống, đón nhận cảnh xuân bằng tất cả tâm hồn mình.

Tình yêu quê hương, đất nước sâu lắng.

0,5
6 Cảm xúc của chủ thể trữ tình thể hiện trong bài thơ là vui, phấn khởi, say mê

 

0,5
7 –         Các từ láy có trong bài: êm êm, im lìm, tơi bời, vu vơ, rập rờn, thong thả, chốc chốc.

Tác dụng của từ láy trong đoạn thơ:

–         Tăng giá trị biểu cảm,sinh động cho bài thơ.

–         Làm nổi bật vẻ đẹp dịu dàng, yên ả, thanh bình của cảnh xuân và nhịp sống chậm rãi, khoan thai nơi đồng quê.

0,5

 

 

0,5

8    Bài thơ là bức tranh Xuân tươi tắn, rộn rã mang ân vang tình tứ, hài hòa của nụ cười duyên dáng. Nụ cười xuân là sự kết hợp giữa cảm hứng yêu đời và tư tưởng nhân sinh của Xuân Diệu qua đó thể hiện sự dồi dào sức sống sen lẫn chân dung, tâm hồn người thiếu nổi và nổi  bật phong cách và tài năng sáng tác của thi sĩ. Khác với Chế Lan Viên luôn từ chối mùa xuân.

 

0,5

  * Lưu ý: Học sinh có thể trả lời khác đáp án nhưng thuyết phục, diễn đạt nhiều cách miễn hợp lý là chấp nhận được. 1.0
II   VIẾT 4,0
  a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề

0,25
  b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận:

– Vẻ đẹp nội dung và nghệ thuật của nụ cười xuân

Hướng dẫn chấm:

– Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,25 điểm.

– Học sinh xác định chưa đúng vấn đề cần nghị luận: 0,0 điểm.

0,25
  c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là một vài gợi ý cần hướng tới:

2.0
  Hướng dẫn chấm:

– Phân tích đầy đủ, sâu sắc: 2,0 điểm.

– Phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu: 1,0 điểm – 1,75 điểm.

– Phân tích chung chung, sơ sài: 0,25 điểm – 0,75 điểm.      .

  * Phân tích, đánh giá mạch ý tưởng, cảm xúc của nhân vật trữ tình:

Chủ đề, mạch cảm xúc, hình ảnh, điểm nhìn

Chủ đề: mùa xuân

Mạch cảm xúc:

Mở đầu bài thơ là khung cảnh duyên dáng của mùa xuân:

Giữa vườn inh ỏi tiếng chim vui
Thiếu nữ nhìn sương chói mặt trời
Sao buổi đầu xuân êm ái thế!
Cánh hồng kết những nụ cười tươi

Mùa xuân hiện lên với tiếng chim ngân vang inh ỏi, thánh thót, như một bản hòa ca cho khu vườn thêm sức sống mới. Giữa âm hưởng rạo rực đó, thiếu nữ ngồi soi gương dọi ánh mặt trời chói lọi, những tia nắng ấm áp xua tan đi cái lạnh giá của Đông tàn. Không khí đầu mùa xuân sao mà êm ái đến thế! Chính tác giả còn phải ngỡ ngàng trước cái đẹp căng tràn nhựa sống, lôi cuốn của mùa Xuân. Những cánh hồng trong khu vườn theo tiếng gọi của chim ca, theo ánh nắng của đất trời mà đua nở những nụ cười tươi với màu một màu đỏ thắm.
Cảnh sắc mùa xuân tiếp tục được khắc họa rõ nét với ánh sáng, nắng vàng, cơn gió, hoa và không khí:

Ánh sáng ôm trùm những ngọn cao
Cây vàng rung nắng lá xôn xao
Gió thơm phơ phất bay vô ý
Đem đụng cành mai sát nhánh đào

Tóc liễu buông xanh quá mỹ miều
Bên màu hoa mới thắm như kêu
Nỗi gì âu yếm qua không khí
Như thoảng đưa mùi hương mến yêu

Ánh nắng mùa xuân sáng rực vượt qua cr những ngọn cao để ban phát ánh sáng cho muôn loài. Bức tranh mùa xuân được tô điểm thêm với màu vàng của cây “rung ắng lá xôn xao”. Cùng với cô nắng dịu dàng, cậu gió cũng khẽ bay hương dịu mát tạo thêm màu sắc của cành mai, nhánh đào đua nhau nảy lộc chào đón Tết mùa Xuân. Bên cạnh đó, còn có màu xanh của cây liễu lả lướt, mỹ miều, màu hoa tươi sắc thắm. Màu sắc còn ẩn chứa một mùi hương đậm chất mùa xuân. Một mùi hương âu yếm, ôm lấy tâm hồn và làm xao xuyến trái tim của những người yêu Xuân.

Mùa Xuân không chỉ lay động tâm hồn của người thi sĩ, mùa Xuân còn đọng lại trong lòng người thiếu nữ một vẻ dịu êm đến nặng nề:

Này lượt đầu tiên thiếu nữ nghe
Nhạc thầm lên tiếng hát say mê
Mùa xuân chín ửng trên đôi má
Xui khiến lòng ai thấy nặng nề…

Thiếu nữ thả hồn để cảm nhận tiếng hát say mê của cỏ vây, hoa lá, vạn vật đầu mùa Xuân. Những tia nắng chiếu dọi, tinh nghịch nhảy lên đôi má đỏ hồng của nàng thơ. Phải chăng đôi má chín ửng hồng đó là do tia nắng hay là nỗi tâm tư nặng nề của nàng nghĩ về người thương:

Thiếu nữ bâng khuâng đợi một người
Chưa từng hẹn đến – giữa xuân tươi
Cùng chàng trai trẻ xa xôi ấy
Thiếu nữ làm duyên, đứng mỉm cười

Tia nắng mùa Xuân làm chúng ta cảm nhận được cái dịu êm của tình yêu tuổi trẻ. Thiếu nữ bâng khuâng ngồi nhớ về chàng trai ở nơi xa xôi chưa từng hẹn thề. Giường như cái êm đềm của mùa Xuân đã xoa dịu tâm trạng buồn rầu của người thiêu nữ, tia nắng và âm hưởng tươi mới của mùa Xuân đã vẽ nụ cười duyên dáng cho nàng.

Bài thơ khép lại với bức tranh Xuân tươi tắn, rộn rã mang ân vang tình tứ, hài hòa của nụ cười duyên dáng. Nụ cười xuân là sự kết hợp giữa cảm hứng yêu đời và tư tưởng nhân sinh của Xuân Diệu. Với cách miêu tả tài tình, nét biểu đạt phong phú đã khắc họa rõ ét bức tranh thiên nhiên mùa Xuân dồi dào sức sống sen lẫn chân dung, tâm hồn người thiếu nữ, qua đó thể hiện nổi bật phong cách và tài năng sáng tác của thi sĩ.

Hình ảnh thơ mang đặc trưng của mùa xuân: Cánh hồng kết nụ cười tươi; Cây vàng rung nắng lá xôn xao; Gió thơm ; nhánh đào; Mùa xuân chín ửng trên đôi má diễn tả sức sống căng tràn của mùa xuân và niềm vui của con người.

Điểm nhìn từ cái nhìn say mê, yêu cuồng nhiệt với mùa xuân của nhà thơ.

* Phân tích đánh giá sự phát triển của hình tượng chính và tính độc đáo của các phương diện ngôn từ.

– Sự phát triển của hình tượng chính:

-Hình tượng nhân vật trữ tình theo mạch cảm xúc: vui, phấn khởi, tự hào, say mê  trước vẻ đẹp của mùa xuân. Qua đó, thể hiện tình yêu và niềm tự hào với vẻ đẹp của con người giữa mùa xuân.

– Nghệ thuật:

+Bài thơ Nụ cười xuân được viết theo thể thơ 7 chữ.

+Phương thức biểu đạt chính là biểu cảm kết hợp miêu tả.

+Tác giả sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa, ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.

+ Sử dụng ngôn ngữ đa dạng, sinh động mang đến cảm nhận về nhựa sống chứa căng, chảy tràn trong từng cơ thể sự vật.

* Phân tích, đánh giá nét hấp dẫn riêng của bài thơ so với những sáng tác khác cùng đề tài, chủ đề, thể loại

– So sánh với những bà thơ khác, nụ cười xuân là tiếng lòn phơi phới của nhà thơ trước cuộc sống, mùa xuân và  tình yêu mùa xuân của nhà thơ. Khác xa với Chế Lan Viên luôn muốn chắn nẻo xuân sang,buồn bã khi nhìn thấy xuân sang.

Ai đâu trở lại mùa thu trước

   Nhặt lấy cho tôi những lá vàng

..

      Về đây đem chắn néo xuân sang

Còn với Xuân Diệu, lúc nào ông cũng yêu và gắn bó tha thiết với cuộc sống, mùa xuân.

Hướng dẫn chấm:

– Trình bày được 2 ý: 0,5 điểm.

– Trình bày được 1 ý; 0,25 điểm.

0,5
  d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.

0,5
  e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. 0,5
I + II     10

 

DÀN Ý

  1. Mở bài:

Giới thiệu ngắn gọn về tác giả, tác phẩm.

–  Xuân Diệu là nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ Mới

– Trong Lời đưa duyên giới thiệu tập Thơ thơ, tác giả viết: “Đây là lòng tôi đương thời sôi nổi, đây là hồn tôi vừa lúc vang ngân và đây là tuổi xuân của tôi, và đây là sự sống của tôi nữa …. Tôi gửi hồn tôi cho những người trẻ tuổi và nhất là trẻ lòng!” Bài thơ Đây mùa thu tới là thi phầm tiêu biểu cho phong cách thơ Xuân Diệu trước Cách mạng.

  1. Thân bài: Phân tích, đánh giá những nét đặc sắc, độc đáo của bài thơ:

* Phân tích, đánh giá mạch ý tưởng, cảm xúc của nhân vật trữ tình:

Chủ đề, mạch cảm xúc, hình ảnh, điểm nhìn

Chủ đề: mùa xuân

Mạch cảm xúc:

Mở đầu bài thơ là khung cảnh duyên dáng của mùa xuân:

Giữa vườn inh ỏi tiếng chim vui
Thiếu nữ nhìn sương chói mặt trời
Sao buổi đầu xuân êm ái thế!
Cánh hồng kết những nụ cười tươi

Mùa xuân hiện lên với tiếng chim ngân vang inh ỏi, thánh thót, như một bản hòa ca cho khu vườn thêm sức sống mới. Giữa âm hưởng rạo rực đó, thiếu nữ ngồi soi gương dọi ánh mặt trời chói lọi, những tia nắng ấm áp xua tan đi cái lạnh giá của Đông tàn. Không khí đầu mùa xuân sao mà êm ái đến thế! Chính tác giả còn phải ngỡ ngàng trước cái đẹp căng tràn nhựa sống, lôi cuốn của mùa Xuân. Những cánh hồng trong khu vườn theo tiếng gọi của chim ca, theo ánh nắng của đất trời mà đua nở những nụ cười tươi với màu một màu đỏ thắm.
Cảnh sắc mùa xuân tiếp tục được khắc họa rõ nét với ánh sáng, nắng vàng, cơn gió, hoa và không khí:

Ánh sáng ôm trùm những ngọn cao
Cây vàng rung nắng lá xôn xao
Gió thơm phơ phất bay vô ý
Đem đụng cành mai sát nhánh đào

Tóc liễu buông xanh quá mỹ miều
Bên màu hoa mới thắm như kêu
Nỗi gì âu yếm qua không khí
Như thoảng đưa mùi hương mến yêu

Ánh nắng mùa xuân sáng rực vượt qua cr những ngọn cao để ban phát ánh sáng cho muôn loài. Bức tranh mùa xuân được tô điểm thêm với màu vàng của cây “rung ắng lá xôn xao”. Cùng với cô nắng dịu dàng, cậu gió cũng khẽ bay hương dịu mát tạo thêm màu sắc của cành mai, nhánh đào đua nhau nảy lộc chào đón Tết mùa Xuân. Bên cạnh đó, còn có màu xanh của cây liễu lả lướt, mỹ miều, màu hoa tươi sắc thắm. Màu sắc còn ẩn chứa một mùi hương đậm chất mùa xuân. Một mùi hương âu yếm, ôm lấy tâm hồn và làm xao xuyến trái tim của những người yêu Xuân.

Mùa Xuân không chỉ lay động tâm hồn của người thi sĩ, mùa Xuân còn đọng lại trong lòng người thiếu nữ một vẻ dịu êm đến nặng nề:

Này lượt đầu tiên thiếu nữ nghe
Nhạc thầm lên tiếng hát say mê
Mùa xuân chín ửng trên đôi má
Xui khiến lòng ai thấy nặng nề…

Thiếu nữ thả hồn để cảm nhận tiếng hát say mê của cỏ vây, hoa lá, vạn vật đầu mùa Xuân. Những tia nắng chiếu dọi, tinh nghịch nhảy lên đôi má đỏ hồng của nàng thơ. Phải chăng đôi má chín ửng hồng đó là do tia nắng hay là nỗi tâm tư nặng nề của nàng nghĩ về người thương:

Thiếu nữ bâng khuâng đợi một người
Chưa từng hẹn đến – giữa xuân tươi
Cùng chàng trai trẻ xa xôi ấy
Thiếu nữ làm duyên, đứng mỉm cười

Tia nắng mùa Xuân làm chúng ta cảm nhận được cái dịu êm của tình yêu tuổi trẻ. Thiếu nữ bâng khuâng ngồi nhớ về chàng trai ở nơi xa xôi chưa từng hẹn thề. Giường như cái êm đềm của mùa Xuân đã xoa dịu tâm trạng buồn rầu của người thiêu nữ, tia nắng và âm hưởng tươi mới của mùa Xuân đã vẽ nụ cười duyên dáng cho nàng.

Bài thơ khép lại với bức tranh Xuân tươi tắn, rộn rã mang ân vang tình tứ, hài hòa của nụ cười duyên dáng. Nụ cười xuân là sự kết hợp giữa cảm hứng yêu đời và tư tưởng nhân sinh của Xuân Diệu. Với cách miêu tả tài tình, nét biểu đạt phong phú đã khắc họa rõ ét bức tranh thiên nhiên mùa Xuân dồi dào sức sống sen lẫn chân dung, tâm hồn người thiếu nữ, qua đó thể hiện nổi bật phong cách và tài năng sáng tác của thi sĩ.

Hình ảnh thơ mang đặc trưng của mùa xuân: Cánh hồng kết nụ cười tươi; Cây vàng rung nắng lá xôn xao; Gió thơm ; nhánh đào; Mùa xuân chín ửng trên đôi má diễn tả sức sống căng tràn của mùa xuân và niềm vui của con người.

Điểm nhìn từ cái nhìn say mê, yêu cuồng nhiệt với mùa xuân của nhà thơ.

* Phân tích đánh giá sự phát triển của hình tượng chính và tính độc đáo của các phương diện ngôn từ.

– Sự phát triển của hình tượng chính:

-Hình tượng nhân vật trữ tình theo mạch cảm xúc: vui, phấn khởi, tự hào, say mê  trước vẻ đẹp của mùa xuân. Qua đó, thể hiện tình yêu và niềm tự hào với vẻ đẹp của con người giữa mùa xuân.

– Nghệ thuật:

+Bài thơ Nụ cười xuân được viết theo thể thơ 7 chữ.

+Phương thức biểu đạt chính là biểu cảm kết hợp miêu tả.

+Tác giả sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa, ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.

+ Sử dụng ngôn ngữ đa dạng, sinh động mang đến cảm nhận về nhựa sống chứa căng, chảy tràn trong từng cơ thể sự vật.

* Phân tích, đánh giá nét hấp dẫn riêng của bài thơ so với những sáng tác khác cùng đề tài, chủ đề, thể loại

– So sánh với những bà thơ khác, nụ cười xuân là tiếng lòn phơi phới của nhà thơ trước cuộc sống, mùa xuân và  tình yêu mùa xuân của nhà thơ. Khác xa với Chế Lan Viên luôn muốn chắn nẻo xuân sang,buồn bã khi nhìn thấy xuân sang.

Ai đâu trở lại mùa thu trước

   Nhặt lấy cho tôi những lá vàng

..

      Về đây đem chắn néo xuân sang

Còn với Xuân Diệu, lúc nào ông cũng yêu và gắn bó tha thiết với cuộc sống, mùa xuân.

3.Kết bài:

Bài thơ Nụ cười xuân là một bức tranh xuân tươi tắn màu sắc, rộn rã âm thanh, hài hoà, tình tứ như một nụ cười duyên. Bài thơ là sự kết hợp giữa cảm hứng yêu đời và tư tưởng nhân sinh của Xuân Diệu. Qua đó thể hiện khát vọng đợi chờ một tình yêu, đồng thời cũng là khát vọng của nhà thơ về một cuộc sống hạnh phúc muôn màu.

Bài viết tham khảo

 

Xuân Diệu là nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới. Thơ của ông chất chứa sự say mê nồng nàn, khát khao cháy bỏng với tình yêu và cuộc sống. Tiêu biểu là tác phẩm “Nụ cười xuân” in trong tập thơ thơ với ngòi bút sắc sảo về cái đẹp của mùa xuân gắn với hình ảnh người thiếu nữ khát vọng đợi chờ một tình yêu giống như khát vọng của nhà thơ về một cuộc sống hạnh phúc muôn màu.

Bài thơ viết về chủ đề quen thuộc về mùa xuân nhưng Xuân Diệu đã mang đến cho thi phẩm màu sắc mới mẻ.

Mở đầu bài thơ là khung cảnh duyên dáng của mùa xuân:

Giữa vườn inh ỏi tiếng chim vui
Thiếu nữ nhìn sương chói mặt trời
Sao buổi đầu xuân êm ái thế!
Cánh hồng kết những nụ cười tươi

Mùa xuân hiện lên với tiếng chim ngân vang inh ỏi, thánh thót, như một bản hòa ca cho khu vườn thêm sức sống mới. Giữa âm hưởng rạo rực đó, thiếu nữ ngồi soi gương dọi ánh mặt trời chói lọi, những tia nắng ấm áp xua tan đi cái lạnh giá của Đông tàn. Không khí đầu mùa xuân sao mà êm ái đến thế! Chính tác giả còn phải ngỡ ngàng trước cái đpẹ trữ tình, lôi cuốn của mùa Xuân. Những cánh hồng trong khu vườn theo tiếng gọi của chim ca, theo ánh nắng của đất trời mà đua nở những nụ cười tươi với màu một màu đỏ thắm.
Cảnh sắc mùa xuân tiếp tục được khắc họa rõ nét với ánh sáng, nắng vàng, cơn gió, hoa và không khí:

Ánh sáng ôm trùm những ngọn cao
Cây vàng rung nắng lá xôn xao
Gió thơm phơ phất bay vô ý
Đem đụng cành mai sát nhánh đào

Tóc liễu buông xanh quá mỹ miều
Bên màu hoa mới thắm như kêu
Nỗi gì âu yếm qua không khí
Như thoảng đưa mùi hương mến yêu

Ánh nắng mùa xuân sáng rực vượt qua cr những ngọn cao để ban phát ánh sáng cho muôn loài. Bức tranh mùa xuân được tô điểm thêm với màu vàng của cây “rung ắng lá xôn xao”. Cùng với cô nắng dịu dàng, cậu gió cũng khẽ bay hương dịu mát tạo thêm màu sắc của cành mai, nhánh đào đua nhau nảy lộc chào đón Tết mùa Xuân. Bên cạnh đó, còn có màu xanh của cây liễu lả lướt, mỹ miều, màu hoa tươi sắc thắm. Màu sắc còn ẩn chứa một mùi hương đậm chất mùa xuân. Một mùi hương âu yếm, ôm lấy tâm hồn và làm xao xuyến trái tim của những người yêu Xuân.

Mùa Xuân không chỉ lay động tâm hồn của người thi sĩ, mùa Xuân còn đọng lại trong lòng người thiếu nữ một vẻ dịu êm đến nặng nề:

Này lượt đầu tiên thiếu nữ nghe
Nhạc thầm lên tiếng hát say mê
Mùa xuân chín ửng trên đôi má
Xui khiến lòng ai thấy nặng nề…

Thiếu nữ thả hồn để cảm nhận tiếng hát say mê của cỏ vây, hoa lá, vạn vật đầu mùa Xuân. Những tia nắng chiếu dọi, tinh nghịch nhảy lên đôi má đỏ hồng của nàng thơ. Phải chăng đôi má chín ửng hồng đó là do tia nắng hay là nỗi tâm tư nặng nề của nàng nghĩ về người thương:

Thiếu nữ bâng khuâng đợi một người
Chưa từng hẹn đến – giữa xuân tươi
Cùng chàng trai trẻ xa xôi ấy
Thiếu nữ làm duyên, đứng mỉm cười

Tia nắng mùa Xuân làm chúng ta cảm nhận được cái dịu êm của tình yêu tuổi trẻ. Thiếu nữ bâng khuâng ngồi nhớ về chàng trai ở nơi xa xôi chưa từng hẹn thề. Giường như cái êm đềm của mùa Xuân đã xoa dịu tâm trạng buồn rầu của người thiêu nữ, tia nắng và âm hưởng tươi mới của mùa Xuân đã vẽ nụ cười duyên dáng cho nàng.

Trong bài thư, Xuân Diệu sử dụng những hình ảnh thơ mang đặc trưng của mùa xuân: Cánh hồng kết nụ cười tươi; Cây vàng rung nắng lá xôn xao; Gió thơm ; nhánh đào; Mùa xuân chín ửng trên đôi má diễn tả sức sống căng tràn của mùa xuân và niềm vui của con người.

Đặc biệt, dòng cảm xúc của bài thơ còn xuất phát từ  điểm nhìn từ tâm hồn nhà thơ say mê, cuồng nhiệt với mùa xuân để tỏa ra cảnh vật để trở thành bức tranh màu xuân ấm áp, đầy nhựa sống.

Hình tượng nhân vật trữ tình theo mạch cảm xúc: vui, phấn khởi, tự hào, say mê  trước vẻ đẹp của mùa xuân. Qua đó, thể hiện tình yêu và niềm tự hào với vẻ đẹp của con người giữa mùa xuân.

         Bài thơ chứa đựng nét đặc sắc nghệ thuật như thể thơ 7 chữ phù hợp xúc cảm của nhà thơ; sử dụng kết hợp các phương thức biểu đạt chính là biểu cảm kết hợp miêu tả. Ngoài ra, tác giả sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa, ẩn dụ chuyển đổi cảm giác kết hợp ngôn ngữ đa dạng, sinh động mang đến cảm nhận về nhựa sống chứa căng, chảy tràn trong từng cơ thể sự vật. So sánh với những bà thơ khác, tác phẩm “nụ cười xuân” là tiếng lòng phơi phới của nhà thơ trước cuộc sống, mùa xuân và  tình yêu mùa xuân của nhà thơ. Khác xa với Chế Lan Viên luôn muốn chắn nẻo xuân sang,buồn bã khi nhìn thấy xuân sang.

Ai đâu trở lại mùa thu trước

   Nhặt lấy cho tôi những lá vàng

      Về đây đem chắn néo xuân sang

Còn với Xuân Diệu, lúc nào ông cũng yêu và gắn bó tha thiết với cuộc sống, mùa xuân

Bài thơ khép lại với bức tranh Xuân tươi tắn, rộn rã mang ân vang tình tứ, hài hòa của nụ cười duyên dáng. Nụ cười xuân là sự kết hợp giữa cảm hứng yêu đời và tư tưởng nhân sinh của Xuân Diệu. Với cách miêu tả tài tình, nét biểu đạt phong phú đã khắc họa rõ ét bức tranh thiên nhiên mùa Xuân dồi dào sức sống sen lẫn chân dung, tâm hồn người thiếu nữ, qua đó thể hiện nổi bật phong cách và tài năng sáng tác của thi sĩ.

 

 

,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *