Đề tham khảo theo cấu trúc mới 2025 của Bộ -đề số 3

ĐỀ THAM KHẢO THEO CẤU TRÚC CỦA BỘ GD&ĐT

 Phần Đọc hiểu (4 điểm) Em hãy đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

“Nhà” chỉ là một từ ngắn ngủi, nhưng hàm nghĩa của nó thì có thể rất mênh mông.

      “Nhà” trong nỗi buồn của bạn là căn biệt thự vắng người, và mỗi khi có người thì đầy tiếng cãi vã.
“Nhà” trong ký ức của tôi là nơi tôi chạy quanh chân ba trong cái sân nhỏ có trồng những cây cà chua khi tôi chưa đầy ba tuổi.

          (…) “Nhà” đối với những người xa quê hương chính là cái dải đất hình chữ S nhỏ nhắn bên bờ biển đông, và đối với những phi hành gia làm việc trên trạm không gian, nhà có thể chính là viên ngọc xanh tuyệt đẹp ngoài vũ trụ kia đang quay rất chậm.
“Nhà” cũng có thể là tình yêu của một ai đó dành cho ta, là trái tim ấm áp của một ai đó, nơi mà ta luôn ao ước được chạy đến náu mình. Để tìm lại sự bình yên.
“Nhà” chỉ là một từ ngắn ngủi, nó không đồng nghĩa với sự bình yên, nhưng chúng ta vẫn luôn khao khát rằng nó gắn với sự bình yên. Và khi nào “nhà” trái nghĩa với bình yên thì đó là khởi đầu của sự bất hạnh.
Tôi tin rằng, mái nhà nào cũng từng có lúc đồng nghĩa với niềm vui và cả sự bình yên. Nhưng bạn của tôi ơi, sự bình yên của nhà không phải là điều có sẵn. “Nhà” là phần cứng, còn sự bình yên, hạnh phúc, niềm vui là phần mềm. Gia đình là phần cứng, còn tình yêu và sự thấu hiểu là phần mềm.
Vậy cho nên, sự bình yên là thứ phải được thiết lập, và vì thế, có thể tái thiết lập. Nếu ta là một phần của “nhà”, dù chỉ là một phần nhỏ, nếu ta thật mong muốn mái nhà thân yêu của ta có được sự bình yên, hay lại có nó một lần nữa, thì ta phải tham gia vào quá trình thiết lập đó. Bằng một nụ cười xoa dịu, bằng một câu nói vị tha, bằng sự yêu thương nhẫn nhịn, bằng trái tim sẵn sàng sẻ chia, bằng một cái nắm tay thấu hiểu, hay có th
bằng một giọt nước mắt. Dù thế nào, cũng không phải bằng sự buông xuôi. Để kéo những trái tim về gần với nhau. Để biến “nhà” thành một nơi ta phải luyến tiếc khi rời xa và luôn mong mỏi quay về.

                                                      (Nếu biết trăm năm là hữu hạn – Phạm Lữ Ân)

Câu 1. Nêu vấn đề nghị luận của văn bản.

Câu 2. Chỉ ra các cách hiểu về khái niệm “nhà” có trong văn bản.

Câu 3. Nhận xét về cách lập luận của tác giả trong văn bản.

Câu 4. Anh/chị hiểu như thế nào về câu văn: sự bình yên là thứ phải được thiết lập, và vì thế, có thể tái thiết lập”?

Câu 5. Trong bài viết, tác giả có bày tỏ Nhưng bạn của tôi ơi, sự bình yên của nhà không phải là điều có sẵn. Anh/chị có đồng ý với quan điểm của tác giả không? Vì sao?

Viết

Câu 1. Anh/chị hãy viết một đoạn văn 200 chữ trình bày suy nghĩ của em về trách nhiệm của mỗi cá nhân với sự bình yên của đất nước.

Câu 2. Anh/chị hãy viết bài văn nghị luận (khoang 600 chữ) đánh giá nội dung và nghệ thuật của tác phẩm Thơ tình cuối mùa thu (Xuân Quỳnh)

 

        Cuối trời mây trắng bay
Lá vàng thưa thớt quá
Phải chăng lá về rừng
Mùa thu đi cùng lá
Mùa thu ra biển cả
Theo dòng nước mênh mang
Mùa thu vào hoa cúc
Chỉ còn anh và em

Chỉ còn anh và em
Là của mùa thu cũ
Chợt làn gió heo may
Thổi về xao động cả:
Lối đi quen bỗng lạ
Cỏ lật theo chiều mây
Đêm về sương ướt má
Hơi lạnh qua bàn tay

Tình ta như hàng cây
Đã qua mùa gió bão
Tình ta như dòng sông
Đã yên ngày thác lũ

Thời gian như là gió
Mùa đi cùng tháng năm
Tuổi theo mùa đi mãi
Chỉ còn anh và em


Chỉ còn anh và em
Cùng tình yêu ở lại…
– Kìa bao người yêu mới
Đi qua cùng heo may.

 

(Xuân Quỳnh, Tự hát, NXB Tác phẩm mới, 1984)

Chú thích:

Bài thơ đã được nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu phổ nhạc thành bài hát“Thơ tình cuối mùa thu.” Xuân Quỳnh viết bài thơ này khi không còn ở tuổi đôi mươi mà đã là người phụ nữ từng trải qua mọi biến động của cuộc đời. Bài thơ như một cách để Xuân Quỳnh trải lòng mình về tình yêu sau bao nhiêu sóng gió.

 

ĐÁP ÁN

Phần Câu Nội dung Điểm
I   ĐỌC HIỂU 4.0
  1 Vấn đề nghị luận: Văn bản bàn về khái niệm nhà và sự bình yên; đồng thời đặt ra vấn đề cần phải nỗ lực tạo dựng sự bình yên để nhà luôn là chốn mong ước được quay về. 0,5
2 “Nhà” được hiểu như thế nào trong văn bản?

Nhà được hiểu theo rất nhiều nghĩa:

+ Căn biệt thự vắng người

+ Căn nhà nhỏ yêu thương của mỗi người

+ Tổ quốc

+ Trái đất

+ Tình yêu, người yêu…

0,5
3 – Cách lập luận của tác giả: theo kết cấu tổng hợp-phân tích-tổng hợp: Nêu vấn đề khái quát (nhà có hàm nghĩa mênh mông; đưa ra và phân tích những hàm nghĩa về nhà; bộc lộ mong mỏi về sự nỗ lực của mỗi người biến nhà thành chốn bình yên)

– Nhận xét về cách lập luận: Cách lập luận chặt chẽ, thuyết phục, có dẫn chúng cụ thể, phân tích thấu đáo, thể hiện quan điểm riêng giá trị…

1.0
4 Em hiểu như thế nào về câu: sự bình yên là thứ phải được thiết lập, và vì thế, có thể tái thiết lập

–         Bất cứ ngôi nhà nào: ngôi nhà nhỏ của mỗi người, trái đất, hay tổ quốc cũng đều cần sự bình yên, bình yên cần phải được thiết lập ở những nơi đó, bởi nếu những ngôi nhà này thiếu sự bình yên, thì đây sẽ là khỏi đầu của mọi bất hạnh.

–         Bình yên là điều chúng ta có thể thiết lập được, có thể tạo ra được bằng chính cách sống, cuộc sống của mỗi người.

–         Nếu bình yên có mất đi, chúng ta có thể tái thiết bình yên, nghĩa là có thể lập lại bình yên

1.0
5 Em có đồng ý với quan điểm của tác giả: Nhưng bạn của tôi ơi, sự bình yên của nhà không phải là điều có sẵn

(Có thể chấp nhận các đáp án; lưu ý sự lí giải thuyết phục)

Tham khảo một đáp án:

–         Em đồng ý với quan điểm của tác giả

–         Vì sao:

+ Ngôi nhà bình yên là ngôi nhà hạnh phúc; bình yên và hạnh phúc ấy không phải là điều có sẵn, điều hiển nhiên tồn tại mà nó là kết quả vun đắp của tất cả mọi người

+ Trong gia đình: mọi người phải yêu thương, sẻ chia, vị tha, cảm thông và thấu hiểu cho nhau mới tạo nên một ngôi nhà bình yên

+ Trong xã hội mọi người phải tôn trọng, phải yêu thương, sẵn sàng sẻ chia và giúp đỡ nhau mới tạo nên một đất nước bình yên

1.0
II   VIẾT  
  1 Viết một đoạn văn 200 từ trình bày suy nghĩ của em về trách nhiệm của mỗi cá nhân với sự bình yên của đất nước. 2.0
    a. Xác định được yêu cầu về hình thức, dung lượng của đoạn văn

Xác định đúng yeu cầu về hình thức và dung lượng (khoảng 200 chữ) của đoạn văn. Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cchs diễn dịch, quy nạp, tổng-phân-hợp…

0.25
    b. Xác định được đúng vấn đề cần nghị luận: Trách nhiệm của mỗi cá nhân với sự bình yên của Đất nước. 0.25
    c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận như – Giải thích khái niệm bình yên;

– Bàn luận tại sao lại cần giữ bình yên trong mỗi ngôi nhà, sự bình yên của Đất nước; chỉ ra giá trị của sự bình yên, đồng thời có dẫn chứng minh họa. (là điều kiện tối thiểu để phát triển và dựng xây đất nước, là mục đích cuối cùng để mỗi người dân sống và cống hiến…)

– Có mở rộng phê phán những kẻ phá vỡ sự bình yên và rút ra bài học chung đối với nỗi người và bài học với bản thân.

0.5
    d. Viết đoạn văn đảm bảo các yêu cầu sau:

– Triển khai các luận điểm nêu rõ cảm nhận cá nhân

– Lựa chọn các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận

– Lập luận chặt chẽ, thuyết phục,

0.5
    đ. Diễn đạt: Đảm bảo đúng chuẩn chính tả, dung từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết trong đoạn văn 0.25
    e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ 0.25

 

  2. Nghị luận tác phẩm Thơ tình cuối mùa thu (Xuân Quỳnh) 4.0
a. Xác định được yêu cầu của kiểu bài: nghị luận văn học 0.25
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Đánh giá giá trị nội dung, đặc sắc nghệ thuật và tác động của tác phẩm đối với mỗi người. 0.5
c. Đề xuất được hệ thống ý làm sáng tỏ vấn đề

– Xác định các ý chính của bài viết

– Sắp xếp các ý hợp lí theo bố cục ba phần của bài văn nghị luận

* Giới thiệu vấn đề nghị luận

* Triển khai vấn đề nghị luận

–  Về nội dung:

+ Đề tài: tình yêu

+ Chủ đề: Bài thơ là những cảm xúc tinh tế và sâu sắc về mùa thu và tình yêu

+ Nội dung chính:

~ “Thư tình cuối mùa thu” trước hết là những rung cảm tinh tế về vẻ đẹp của đất trời lúc sang thu. Dưới ngòi bút của Xuân Quỳnh, một bức tranh thu hiện lên với vẻ đẹp xao xác, hao gầy, man mác nỗi buồn ly biệt.

~ Tất cả đều gợi cảm giác đang bay đi, trôi đi, đang li biệt: mây trắng bay, lá vàng rơi, ‘lá về rừng”, “mùa thu đi cùng lá”, “mùa thu ra biển cả, theo dòng nước mênh mang”… Đó không chỉ là những dịch chuyển về không gian mà còn là sự chuyển động về thời gian.

~ Cùng với sự chuyển động của thời gian, không gian, sự biến thiên của cảnh vật, nhà thơ Xuân Quỳnh còn nhận ra dòng chảy của cuộc đời:

~ Nhưng trên cái nền của sự biến thiên, trên dòng chảy bất tận của sự đổi thay, Xuân Quỳnh khẳng định có một điều bất di bất dịch, có một điều còn mãi, vĩnh hằng, bất biến, đó là tình yêu của anh và em.

~ Hai câu thơ cuối bài thơ vang lên như một tiếng reo. Bài thơ dừng lại ở đấy, tưởng như là đột ngột, tưởng như là hụt hẫng. Nhưng không! Cái tiếng reo vui ấy kết lại bài thơ chính là khẳng định sự vĩnh cửu của tình yêu. Tình yêu đã được tiếp nối giữa các thế hệ.

Nghệ thuật:

+ Miêu tả bức tranh mùa thu bằng những công thức khá quen thuộc: thiên thu, diệp thu, thu thuỷ nhưng hình ảnh thơ vẫn hiện lên sống động, gợi tả được linh hồn của mùa thu.

+ Biệp pháp lặp cấu trúc câu gợi nhịp điệu nhịp nhàng, gợi sự chảy trôi của thời gian, năm tháng đồng thời khẳng định sự vĩnh cữu của tình yêu trước dòng chảy của thời gian và cuộc đời.

+ Ngôn ngữ thơ mộc mạc, giản dị gần gũi với tâm hồn người đọc

+ Chất nữ tính đậm đà thể hiện ở giọng thơ dịu dàng, thiết tha, ở khát vọng về tình yêu chung thuỷ.

* Đánh giá bàn luận

– Đã không còn nỗi ám ảnh về sự mong manh của tình yêu.

–  Đã không còn khát vọng khắc khoải, hay ao ước về tình yêu chung thuỷ nữa mà giờ đây Xuân Quỳnh đã có niềm tin mãnh liệt vào tình yêu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.5

d. Viết bài đảm bảo các yêu cầu sau

– Triển khai các luận điểm nêu rõ cảm nhận cá nhân

– Lựa chọn các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận

– Lập luận chặt chẽ, thuyết phục,

1.0
 

 

  đ. Diễn đạt: Đảm bảo chuẩn chính tả, dung từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết văn bản 0.25
  e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; diễn đạt mới mẻ 0.5
Tổng 10.0

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *