Đề thi theo ma trận mới Tĩnh Dạ Tứ của Lý Bạch

(Giới hạn: Thơ Đường luật, thơ mới)

 ĐỌC – HIỂU: (6 điểm)

Đọc văn bản:

TĨNH DẠ TỨ

Phiên âm

Sàng tiền minh nguyệt quang,
Nghi thị địa thượng sương.
Cử đầu vọng minh nguyệt,
Đê đầu tư cố hương.

                                                                                           (Lý Bạch)

 

Dịch thơ
Đầu giường ánh trăng rọi,
Mặt đất như phủ sương.
Ngẩng đầu nhìn trăng sáng,
Cúi đầu nhớ cố hương.

(Tương Như dịch, trong Thơ đường tập 2, NXB Văn Học)                                                                                                 

 

Trả lời các câu hỏi sau:

Câu 1: Bài thơ được viết theo thể thơ gì?  

Câu 2: Chỉ ra cách ngắt nhịp trong bài thơ trên?  

Câu 3: Nêu đề tài của bài thơ trên.  

Câu 4: Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng và tác dụng trong hai câu thơ Ngẩng đầu nhìn trăng sáng,/ Cúi đầu nhớ cố hương.”  

Câu 5: Nêu ý nghĩa nhan đề “Tĩnh dạ tứ”?

Câu 6: Ý nghĩa của hình ảnh “ánh trăng” trong bài thơ.  

Câu 7: Nhận xét về mối quan hệ giữa cảnh và tình trong bài thơ.  

Câu 8: Với bản thân em, quê hương có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi cá nhân.  

LÀM VĂN (4 điểm)

Anh/chị hãy viết bài văn (khoảng 500 chữ) giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của văn bản trên.

 

Hướng dẫn đáp án chi tiết:

ĐỌC – HIỂU:

Câu 1: Bài thơ được viết theo thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt.

Câu 2: Bài thơ ngắt nhịp: 2/3

Câu 3: Đề tài: nỗi nhớ và tình yêu quê hương.

Câu 4:

– Biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ cuối:phép đối “Ngẩng đầu – cúi đầu”,”nhìn trăng sáng – nhớ cố hương”.

– Tác dụng:

+Tạo cho câu văn sự đăng đối, nhịp nhàng, sinh động, giàu sức gợi .

+Ngẩng đầu ngắm ánh trăng đẹp dịu dàng, một không gian thanh tĩnh khơi gợi bao niềm suy tư, tâm trạng chất chứa.

+Cái cúi đầu như thể hiện sự kìm nén cảm xúc đang dâng trào trong lòng, chỉ một ánh trăng cũng gợi đến vô vàn kỉ niệm, sự quen thuộc đối với nhà thơ.

+Gợi một nỗi nhớ quê nhà da diết, khôn nguôi, thấy trăng như thấy “cố tri”, tức cảnh sinh tình mới sinh ra nỗi nhớ.

+Ánh trăng như một nét gợi để gợi ra cái nỗi niềm, sự nhớ nhung luôn tiềm ẩn trong tâm trí của nhân vật.

+Cho thấy tình yêu thiên nhiên cũng như tình yêu nỗi nhớ quê nhà mãnh liệt,sâu sắc của nhà thơ.

Câu 5:

– Ý nghĩa nhan đề “Tĩnh dạ tứ”:

+ Tĩnh: – Không gian tĩnh mịch, thanh tịnh.

– Không gian ở cả trong tâm hồn của nhà thơ, sự yên ắng của cảnh vật khiến ông thấy trong tâm hồn của mình thật nhẹ nhàng và yên bình.

+ Dạ: – Đêm -> khi mà hồn người trở nên nhạy cảm hơn bao giờ hết. Không gian chứa nhiều tâm trong và cảm xúc.

– Đêm trong lòng nhà thơ: 1 khoảng lặng để nhà thơ suy nghĩa về thế thái cuộc đời, về chính nỗi nhớ quê hương trong lòng mình.

+ Tứ: Những suy nghĩ, cảm nhận sâu lắng trong lòng tác giả.

=> Cảm nghĩ trong đêm trăng tĩnh mịch.

Câu 6: Ý nghĩa của hình ảnh “Ánh trăng”:

– Chỉ không gian yên ắng, thanh tịnh, tĩnh mịch vào một đêm trăng sáng.

– Ánh trăng là cánh cửa dẫn nhà thơ vào nỗi nhớ cố hương, là nguồn cảm hứng để tác giả sáng tác bài thơ.

– Ánh trăng là tri kỉ với Lý Bạch, hiểu ông và chia sẻ phần nào với ông về nỗi nhớ quê hương.

– Ánh trăng gợi trong lòng tác giả những cảm xúc:

+ Cái ngạc nhiên trước vẻ đẹp thuần khiết của ánh trăng.

+ Thể hiện tâm trạng bâng khuâng và nhớ nhung quê nhà.

+ Sự yên bình của nhà thơ khi có ánh trăng cùng bầu bạn, chia sẻ.

Câu 7: Mối quan hệ giữa cảnh và tình trong bài thơ:

– Cảnh :

+ Trăng là hình ảnh xuyên suốt bài thơ, là hình ảnh quen thuộc, gần gũi đối với nhà thơ.

+ Tác giả dùng đến ba từ “sàng, minh, quang” để tả ánh trăng gợi ra một khung cảnh lung linh,huyền ảo, một bức tranh tuyệt đẹp lay động lòng người.

+ “Trăng sáng, trăng rọi” làm nổi bật lên ánh sáng của trăng trong không gian thanh tĩnh, ánh trăng như toả sáng một vùng trời, lạnh bởi đêm thu.

+ Ánh trăng kết hợp cùng hình ảnh sương càng cho thấy một sự mờ ảo, khó để phân biệt đâu là màn sương đêm đâu là ánh trăng phản chiếu.

– Tình:

+ Trăng ẩn sâu trong đó là một nỗi niềm luôn tiềm ẩn trong tâm thức,vầng trăng khiến ta đau đáu nhớ về quê nhà.

+ Đêm đã khuya nhưng nhà thơ vẫn thao thức,bâng khuâng trước vẻ đẹp khó tả của ánh trăng kiều diễm ấy.

+ Nỗi xót xa khi phải đối diện với thực tại – người lữ khách ly hương đã lâu,nay thấy được ánh trăng quen thuộc như gợi nhắc về chốn quê nhà thân thương,những thăng trầm của cuộc đời.

– Mối quan hệ giữa cảnh và tình:

+ Mật thiết, chặt chẽ, tức cảnh sinh tình.

+ Trong cảnh có tình, trong tình có cảnh, kết hợp với nhau tạo nên sự tinh tế lấy ngoại cảnh để miêu tả nỗi nhớ quê hương.

+ Cảnh và tình ở đây được miêu tả như có một điểm giao, cảnh sẽ làm nền cho tình phát triển, bộc lộ những suy tư ,tình cảm của nhân vật.

+ Cho thấy mối quan hệ nhân quả,cảnh đẹp tình sâu,tạo cho bài thơ một sự cân đối, hoàn chỉnh.

Câu 8: Ý nghĩa quê hương trong mỗi chúng ta:

– Là nơi sinh thành, nuôi nấng chúng ta từ tấm bé đến khôn lớn trưởng thành.

– Là điểm tựa cho mỗi chúng ta, nuôi dưỡng tâm hồn, thể chất và cả những hoài bão, ước mơ.

– Tạo cho ta sự yên bình bởi chính cảnh vật, con người và những kỉ niệm xưa cũ.

– Quê hương là nơi trở về, dẫu có là vấp ngã quê hương vẫn dang rộng cánh tay để đón chúng ta trở về.

– Quê hương đôi khi là ước mơ của những con người xa xứ kiếm kế sinh nhai mong có ngày trở về.

– Quê hương là một phần trong mỗi chúng ta là cả bầu trời thuở tấm bé.

 

LÀM VĂN: (Đảm bảo các luận điểm dưới đây)

Dàn ý:

Mở bài: Giới thiệu ngắn gọn về tác giả, tác phẩm.

*Tác giả:

-Sự nghiệp văn học:

+Vì tính cách khoáng đạt, thơ lại hay nói đến cõi tiên nên Lí Bạch được gọi là “Thi tiên.”

+Nhà thơ lãng mạn vĩ đại của Trung Quốc.

+Biểu tượng thơ văn lỗi lạc thời Đường nói riêng, và toàn bộ đất nước Trung Hoa nói chung.

-Phong cách sáng tác:

+Hào phóng, bay bổng lại rất tự nhiên, tinh tế và giản dị.

+Đặc trưng nổi bật của thơ Lí Bạch là sự thống nhất giữa cái cao cả và cái đẹp.

+Ngôn ngữ tự nhiên mà điêu luyện.

-Quan niệm thơ ca: theo phương châm “Kế thừa có phê phán, phục cổ để cách tân”.

-Sáng tác của ông là một kết hợp hài hòa giữa tính lãng mạn và tính hiện thực, trong đó tính lãng mạn chiếm phần lớn.

*Tác phẩm:

-Xuất xứ: in trong cuốn Thơ Đường, tập II, xuất bản năm 1987

-Hoàn cảnh sáng tác:trong đêm trăng sáng thanh tĩnh, nhà thơ tức cảnh sinh tình cùng với nỗi nhớ quê hương mà sáng tác nên bài “Tĩnh Dạ Tứ”.

-Nghệ thuật:

+Sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa miêu tả và biểu cảm

+Thể thơ ngũ ngôn.

+Nghệ thuật đối tinh tế.

+Từ ngữ chọn lọc,hàm súc, tinh tế.

-Đề tài:nguyệt dạ tư hương.

Thân bài: Phân tích, đánh giá những nét đặc sắc, độc đáo của bài thơ:

*Phân tích, đánh giá mạch ý tưởng, cảm xúc của nhân vật trữ tình:  

(Chủ đề, mạch cảm xúc, hình ảnh, điểm nhìn…)

-Chủ đề:tư hương( nhớ quê).

+Đây được coi là một trong những chủ đề tiêu biểu của thơ Lý Bạch.

+Với bút pháp điêu luyện, ông đã tả cảnh để ngụ tâm tình thao thức, làm hiện lên một cách rõ nét nỗi nhớ quê nhà mãnh liệt của người ly hương.

-Đánh giá mạch cảm xúc của nhân vật trữ tình:

+Bài thơ là trục đối xứng thời gian giữa hiện tại và quá khứ, nhân vật trữ tình bắt gặp ánh trăng quen thuộc trên con đường lữ hành mà ở nơi quê nhà trăng chính là bạn, là tri kỉ của người viễn khách.

+Nhan đề cũng chính là cái bản lề làm cầu nối cho mạch cảm xúc của nhân vật trữ tình bởi “tứ” vừa có nghĩa là “cảm nghĩ” nhưng cũng có thể là “tư” tức “nỗi nhớ”.Nỗi nhớ bao trùm cả bài thơ,tạo sự liên kết chặt chẽ đối với mạch cảm xúc tiếp diễn sau đó của nhân vật.

+Không gian tĩnh mịch, cái lạnh của màn đêm, ánh sáng chiếu rọi của trăng đã làm dậy lên cơn sóng lòng của nhân vật trữ tình, gợi lại vô vàn kỉ niệm cũ.

+Mạch cảm xúc của nhân vật đi theo diễn biến tâm trạng,ban đầu là sự chập chờn mơ màng chưa tỉnh hẳn được thể hiện qua từ “ngỡ”,nhưng cái sáng cái lạnh đã lay tỉnh nhà thơ,mạch cảm xúc nối tiếp bởi hành động “cử đầu-đê đầu”, nhân vật đã ý thức được thực tại sự thổn thức,nỗi nhớ như buột miệng thành lời .Đê đầu cho thấy sự kìm nén xúc cảm, nỗi lòng ngổn ngang của người thi nhân.

+Cái tĩnh lặng của ban đêm,sự huyền ảo dịu dàng của ánh trăng được nhân vật trữ tình sự cảm nhận bằng thị giác đến cảm nhận bằng xúc giác.Một sự chuyển đổi cảm giác tinh tế, những rung cảm được cất lên bởi một tâm hồn lãng mạn đã mở cánh cửa dẫn ta lạc vào dòng chảy cùng nhân vật trữ tình.

+Những tâm tình được dàn trải, nhẹ nhàng trong cả bài thơ,trong lòng có tình trong tình có trăng, một sự đan cài kết hợp hài hoà.

+Mạch cảm xúc đu từ ngoại cảnh đến tâm cảnh, nỗi nhớ được gợi đến từ những sự vật hữu hình, cụ thể cho đến những suy nghĩ, nỗi tâm tình luôn tiềm ẩn trong tâm thức.

+Khép lại bài thơ là đỉnh điểm của cảm xúc nhưng được nhà thơ nén lại,để sau đó người đọc tự chiêm nghiệm nỗi nhớ ấy, sự xúc cảm ấy là như thế nào.

*Phân tích hình ảnh:

-Trăng trong đêm thanh tĩnh:

+”Trăng sáng” vừa là hình ảnh thực vừa là cầu nối về quê hương,nối quá khứ với hiện tại

+Ánh sáng của trăng là một thứ ánh sáng đặc biệt,nó toả sáng một cách nhẹ nhàng,đẹp dịu dàng và lãng mạn, là một nguồn cảm hứng bất diệt của tâm hồn

thi nhân.

+Kết hợp cùng các từ “minh,quang,sương”vừa nhấn mạnh vẻ đẹp của ánh trăng vừa vẽ nên một bức tranh lung linh,huyền ảo trong đêm thanh tĩnh.

+Ánh trăng không chỉ chiếu sáng giữa vùng trời rộng lớn, nó còn chiếu rọi nơi đầu giường, vào tận căn phòng tạo nên một khung cảnh lãng mạn, rất thơ rất tình.Nhưng không dừng lại ở đó áng sáng ấy còn như chiếu rọi nơi quê nhà của người viễn khách, soi trên bước đường lữ thứ, những kỉ niệm trên núi Nga Mi năm nào.

+Trăng sáng vằng vặc,tỏ rõ nhưng cảnh vật xung quanh cũng có nghĩa trời đã rất khuya, sương bắt đầu xuống hoà vào với ánh trăng mờ ảo khiến người thi nhân khó để phân biệt được thực hay hư, cảnh tượng trước mắt như dẫn bước vào chốn bồng lai tiên cảnh,không khí mơ màng hư hư thực thực.

+Ánh trăng như trải dài trong đêm như dòng suối nhẹ nhàng mà êm ả,trong trẻo mà thơ mộng đã phác hoạ một không gian bình yên,lắng sâu.

+Thấy được sự đối lập giữa tĩnh và động, không gian tĩnh lặng nhưng vũ trụ thì vẫn đang vận hành theo quy luật của tự nhiên.Nhà thơ đã lấy động tả tĩnh cho thấy sự sống động trong ông, gợi cảm xúc xuyến xao trước sự lãng mạn của thực tại, thể hiện sự trân trọng nâng niu vẻ đẹp của thiên nhiên.

-Trăng trong tâm tưởng của người nghệ sĩ:

+Nhắc đến trăng là nói đến sự viên mãn, tròn đầy nhưng ở đây lại cho thấy sự cô đơn lẻ bóng của người ly hương ở nơi đất khách quê người.Nhấn mạnh thêm nỗi xót xa, nỗi sầu xa sứ của nhà thơ.

+Chữ “vọng” trong bài thơ có thể hiểu là tư thế ngắm trăng của nhà thơ hoặc cũng có thể là sự trông mong,ngóng đợi nhìn về chốn quê nhà với cái nhìn xa xăm.Đó là sự mong ngóng một ngày được đoàn tụ không xa, ngày được trở về với mảnh đất thân thương nơi mà ánh trăng tri kỉ luôn chờ đón.

+Đúng với câu nói “người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”,ánh trăng giờ đây đã nhuốm màu suy tư, cảnh ban đêm bỗng buồn đến lạ thêm sự heo hắt lạnh lẽo của đêm thu.

+Trăng không chỉ là nơi để cảm nhận nghệ thuật mà nó còn gợi ra bao tâm trạng chất chứa của người làm thơ.Tâm trạng được thể hiện qua từ “nghi” cho thấy sự ngỡ ngàng,ngờ ngợ nhưng trăn trở, ưu tư của nhà thơ.

+Nỗi nhớ quê hương trào dâng đến như vậy ắt hẳn nó luôn thường trực trong tâm trí của ông, vẻ đẹp của ánh trăng ấy chỉ là cái cớ cái phông nền cho những suy tư nội tâm của người thi nhân.

+Ánh trăng phản chiếu dưới mặt đất, cái tĩnh lặng của cảnh , tĩnh lặng của hành động ngắm trăng đã làm hiện lên những xao động bên trong tâm hồn người thi sĩ.”Ý tại ngôn ngoại”, lời ít ý nhiều những ẩn chứa hàm ý sâu xa,lắng đọng, khiến ta cũng phải hoà cùng dòng chảy cảm xúc ấy.

+Ngoại cảnh và tâm cảnh như hoà vào làm một, trăng với người thi sĩ như hoà vào với nhau, phải thật tinh tế mới có thể nghe được tiếng tâm tình thủ thỉ giữa người và cảnh ấy.

+Sự rộng lớn,mênh mông của không gian đối lập với cái nhỏ bé,cô đơn của con người.Đặt giữa cái vô hạn của vũ trụ với cái hữu hạn của đời người để chiêm nghiệm về kiếp người, về những thăng trầm trong cuộc sống.

-Điểm nhìn:

+Điểm nhìn nghệ thuật cho thấy sự sáng tạo,phương diện nghệ thuật mà nhà thơ muốn hướng tới và cũng qua vị trí đó người nghệ sĩ có thể bộc lộ tâm tư,tình cảm, quan điểm của cá nhân.

+Trong bài thơ này Lý Bạch đặt mình trong mối quan hệ với thiên nhiên,thể hiện tính thống nhất giữa con người với thiên nhiên do đó con người đứng giữa trung tâm của vũ trụ, giữa không gian bao la rồi nhìn ra mọi hướng.

+”Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn” quả không sai “Tĩnh dạ tứ” đã được hiện lên với một cái nhìn đa sầu đa cảm, mỗi khía cạnh được nhìn nhận là một cung bậc cảm xúc khác nhau buồn thương, lo âu, tĩnh lặng đều được thể hiện qua con mắt của người thi nhân.

+Từ gần đến cao:giường, mặt đất, trăng, cố hương.Nhà thơ nhìn từ những sự vật hữu hình, cụ thể(đầu giường, mặt đất, trăng) cho đến những vật không hiện hữu ở đây đó là cố hương, nó chỉ ở trong tâm khảm nỗi nhớ của người thi nhân mà thôi.

+Ánh trăng vốn dĩ là hình ảnh quen thuộc đối với nhà thơ hôm nay sao bỗng lạ.Từ góc nhìn của Lý Bạch,trăng không chỉ là vật vô tri vô giác nó còn là người bạn tâm tình thủ thì, là nguồn cảm hứng bất tận, là những hoài niệm về cuộc đời và thấy trăng như thấy “cố tri”.Ông đã nhìn ánh trăng bằng cả đôi mắt tinh tế và tâm hồn lãng mạn của mình.

+Không gian đêm thu sương lạnh tịch mịch được miêu tả thông qua các kênh giác quan khác nhau:thị giác, xúc giác làm tăng thêm phần sinh động và sự đa dạng trong góc nhìn của nhà thơ.

+Điểm nhìn còn được thể hiện thông qua thời gian từ hiện tại quay trở về quá khứ, ông nhìn xa xăm ở thực tại để rồi lại nhớ về những kỉ niệm,quá khứ những thăng trầm trong cuộc đời mình.

+Có sự thay đổi góc nhìn từ góc nhìn rộng sang góc nhìn của nhà thơ.Từ thời gian chủ quan cho đến thời gian tuần hoàn của vũ trụ, lấy cái vĩnh viễn của vũ trụ để nói lên những cảm thức, những khát khao dấy lên trong lòng mình.

*Phân tích đánh giá sự phát triển của hình tượng chính và tính độc đáo của các phương diện ngôn từ.

– Sự phát triển của hình tượng chính:  

-Trăng là hình ảnh xuyên suốt bài thơ, được Lý Bạch ưu ái dùng đến ba câu để tả trăng trên tổng số bốn câu thơ.

+Nếu nhìn theo một góc độ nào đó trăng chỉ là thứ vô tri vô giác nhưng trong “Tĩnh Dạ Tứ” hình ảnh ấy được phát triển lên một tầm cao khác.Không còn là cảnh bình thường mà nó trở thành người bạn không lời, là nơi để thi nhân giãi bày tâm sự.

+Tuy nhiên không nên hiểu đơn giản hình tượng chỉ là những bức tranh đời sống, những hình ảnh mà hãy phát triển nó, cho nó linh hồn của một sự vật có sức sống, tạo nên sự xúc cảm, sâu lắng cho bài thơ, bởi nếu hình ảnh miêu tả một cách tầm thường nó sẽ chết, nó sẽ không phải là hình tượng của bài thơ mà chỉ là sự vô hồn,khô cứng.

-Nhà thơ đã cảm nhận ánh trăng bằng tất cả những chiêm nghiệm ở thực tại, sự rung động của trái tim để khiến cho hình tượng vốn quen thuộc ấy trở nên đặc biệt trong thơ Lý Bạch.Ở đây, trăng đã được hoá thân như một con người có sự sống, nó tâm tình thủ thỉ cùng người nghệ sĩ, nó như hoá một người bạn bên cạnh vỗ về,đồng cảm cho những cảm xúc dâng trào mãnh liệt của nhà thơ.

-Trăng trong bài thơ như được sống dậy một lần nữa,vầng trăng lãnh đạm trở thành vầng trăng con người,vầng trăng nhân văn,hoà cùng những cảnh vật xung quanh để bộc lộ tâm trạng người thi sĩ lúc bấy giờ,trong tình có cảnh trong cảnh chứa chan tình.

-Hình tượng thơ ấy như một điểm tựa cảm xúc của bài thơ, đối với ông trăng luôn xuất hiện ở mọi chỗ,trong mọi hoàn cảnh, khi mờ khi tỏ khi khuyết khi tròn,là kẻ đồng hành trên từng bước đường phiêu bạt nay đây mai đó của nhà thơ.Nét chấm phá trong bài thơ chính là hình tượng trăng được nhà thơ nâng niu,vẽ ra như một con người sống động,có cảm xúc thực.

+ Sự phát triển của hình tượng trăng không chỉ dừng lại là một người bạn tri âm,tri kỉ mà nhìn thấy trăng cũng như thấy “cố tri”.Hình tượng ấy mở vô vàn những cảm xúc mãnh liệt, trông trăng “tư cố hương”, có lẽ nhà thơ đã tìm được sự đồng điệu trong tâm hồn nên tình cảm mới trào dâng đến vậy.Sở dĩ như vậy bởi ở nơi “cố hương” trăng đã luôn đi theo nhà thơ, trải qua những thăng trầm của cuộc sống, có những kỉ niệm tươi đẹp ở vùng đất thân thương ấy.

+ Trăng có thể là biểu tượng cho sự cô đơn lẻ bóng của con người những cũng có thể là sự viên mãn, tròn đầy, điều này phụ thuộc vào cảm quan của người nghệ sĩ.Nhưng trăng trong bài thơ này là ánh trăng của sự chia ly,đượm buồn, ngoại cảnh cũng là tâm cảnh.Trăng đã trở thành một thứ không gian nghệ thuật gắn liền với ý niệm về sự cảm nhận về giá trị của cuộc sống,của con người. Nó đã được nội tâm hóa rõ rệt, mang đậm màu sắc tâm trạng và thấm đượm tình cảm con người.

+ Hình tượng ấy đã được cụ thể hoá, cá thể hoá một màu sắc rõ rệt, cũng xuất hiện với sự muôn màu muôn vẻ, hình hài và trạng thái cảm xúc khác nhau.

Trăng giăng mắc khắp cả không gian, thời gian của sự sống, nó đối thoại với thi nhân như một người hiện hữu là nhân chứng cho bao nỗi buồn sự chia lu thuở nào.

– Tính độc đáo của các phương diện ngôn từ:  

*Từ ngữ được sử dụng trong bài:

– Ngôn từ bình dị, mộc mạc, gần gũi và giàu tính biểu cảm.

– Mỗi từ trong bài đều ẩn sâu trong đó tình tâm trạng của học giả xa quê:

+ “Ánh trăng”: nơi theo dấu của tác giả trong suốt chặng đường, là cánh cửa mở ra tâm tư của chính tác giả. Là thứ khơi nên nỗi nhớ quê hương da diết.

+ “Ngẩng đầu” – “Cúi đầu”, “nhìn” – “nhớ”: ở đây tác giả sử dụng nghệ thuật đối thật tài tình để người đọc ta có thể nhận ra sự đối lập trong hoàn cảnh và tâm trạng của người thi sĩ ấy. Nhìn cảnh vật thanh tịnh nơi xứ lạ càng gợi trong ông cơn sóng dữ về quê hương của mình => Nỗi niềm xót xa của người học giả khi nhớ quê hương nhưng chẳng thể làm gì ngoài nghẹn ngào, cúi đầu để kiếm lại cơn sóng trong lòng.

=> Gần gũi với chính cuộc sống con người, nên ngôn từ trong bài khiến cho nhiều người thấu trọn những canh cánh nhung nhớ ấy của tác giả. Dễ truyền tải, đi sâu vào cảm xúc của người tiếp nhận văn học.

*Tính hình tượng:

– Qua 4 câu thơ ngắn mà ta có thể thấy trọn những cảnh vật cùng tâm trạng của chính nhân vật trữ tình.

– Từ ngữ đã phản ánh hình tượng một cách trực tiếp, không ẩn ý nhiều khiến hình tượng được khắc họa một cách cụ thể, rõ ràng.

– Bên cạnh thể hiện được hình tượng trực tiếp, tác giả cũng thể hiện chính cảm xúc của bản thân qua những từ ngữ chỉ hành động “cúi”, “nhớ” => một tâm trạng đầy xót xa và ngậm ngùi.

– Ánh trăng: + Rất sáng => vẻ đẹp của thiên nhiên, đất trời.

+ Ánh trăng: + Là sự kết nỗi giữa người nghệ sĩ và quê hương.

+ Gợi sự băn khoăn, trăn trở của tác giả giữa màn đêm tĩnh mịch ấy chỉ có trăng làm bạn chia sẻ. => thiên nhiên và con người hòa hợp.

+ Tượng trưng có tấm lòng trong sáng, thuần khiết của Lý Bạch khi trọn chữ hiếu với tổ tiên và nghĩa “trung quân ái quốc” với nhà Vua.

– Cố hương: + Quê cũ.

+ Bởi đêm tĩnh mịch, khiến sự cô đơn lẻ loi nơi đất khách quê người khiến tác giả dạy lên nỗi nhớ quê hương da diết.

+ Xa nhà đã lâu, hơn ai hết người học giả đó nhớ những nét quen thuộc đã gắn bó trong suốt những năm đầu của cuộc đời.

=> Sự đơn giản mộc mạc trong chính cách thể hiện của tác giả, nhưng cũng thấy được sự chân thành, thuần khiết trong dòng cảm xúc của chính tác giả. Không hoa lệ cầu kì mà là thứ tình cảm sâu lắng, ẩn chứa nhiều ý nghĩa.

*Tính truyền cảm: (Tính truyền cảm cũng là đặc trưng chung của ngôn ngữ trong tác phẩm văn chương, bởi tác phẩm văn học là sản phẩm của cảm xúc của người nghệ sĩ trước cảnh đời, cảnh người, trước thiên nhiên. Cho nên, ngôn ngữ trong tác phẩm văn chương phải biểu hiện được cảm xúc của tác giả và phải truyền được cảm xúc của tác giả đến người đọc, khơi dậy trong lòng người đọc những cảm xúc thẩm mĩ. Tuy nhiên, do đặc trưng của thơ là tiếng nói trực tiếp của tình cảm, trái tim nên ngôn ngữ thơ ca có tác dụng gợi cảm đặc biệt.)

– Bài thơ làm theo lối cổ thể, không bị ràng buộc bởi những quy tắc niêm luật chặt chẽ, nhưng vẫn có kết cấu phổ biến của một bài thơ Đường: hai câu đầu tả cảnh, hai câu sau sinh tình.

– Tính truyền cảm được đặt trọn vẹn ở trong chính từ chỉ phép đối của 2 câu thơ cuối “Ngẩng” – “Cúi”, “nhìn” – “nhớ”.

+ Ngẩng lên nhìn cảnh vật nơi đây, thấy cái yên bình lạ thường của đất trời, thầy mình với thiên nhiên như đôi chiếc lẻ bóng bỗng hòa lấy nhau. Bởi sự vắng lặng tĩnh mịch ấy, mà nỗi niềm của kẻ lữ khách bỗng nhớ về chính quê nhà của mình. Xa xứ thêm cảm giác cô độc chính là chất súc tác mạnh mẽ dẫn lối cho nỗi nhớ da diết về quê hương lâu không được trở về.

+ Cúi xuống ấy là khi nhân vật trữ tình hồi tưởng lại “cố hương”, nhớ lại những cảnh vật quen thuộc, cũng là ánh trăng, nhưng ánh trăng miền đất khách khác lắm so với ánh trăng nơi đất mẹ. Cúi xuống khi ấy là nhớ và sự kìm nén. Kìm nén chính nỗi nhớ đang dâng trào trong lòng người nghệ sĩ. Nối nhớ ấy lớn mạnh, cứ thể nảy nở và bộc phát. Cúi xuống cũng là khi thể hiện sự nghẹn ngào không gì diễn tả được. Chỉ với hành động ấy thôi, nhưng con người của nghệ thuật ấy lại chan chứa biết bao những ý niệm khó có thể diễn tả, sự hỗn độn trong lòng mình, sự nhung nhớ chẳng gì có thể diễn tả.

=> Lý Bạch đã thật sự thành công khi khiến cho người đọc thấy được cảm xúc sâu bên trong của ông.

*Tính tư tưởng: (Giúp nhà thơ bộc lộ tư tưởng, tình cảm nên tư tưởng trong ngôn ngữ thơ như chiếc dây diều đưa thơ cất bay cao trong bầu trời của thực và mộng vừa neo thơ lại bầu khí quyển của đời sống.)

– Được thể qua từ chỉ cảnh vật “ánh trăng” và “cố hương”.

+ Niềm yêu thích, trân trọng vẻ đẹp thiên nhiên quê hương.

+ Thiên nhiên và con người như hòa vào một, số phận mà tạo hóa ban cho hai vật thế ấy chính là mỗi liên kết tâm hồn không rời. Đặc biệt với người thi sĩ, trăng và họ chính là tri âm tri kỉ, nơi họ có thể thấu hiểu để rồi cùng chia sẻ mớ tơ tòng rối ren trong lòng.

+ Hơn bất cứ những xa hoa của thời cuộc, sự yên bình và thanh tịnh chính là thứ khiến con người ta hiểu về bản thân mình.

+ Quê hương là niềm khởi đầu cũng như kết thúc của mỗi con người, đích đến của Lý Bạch cũng chính là học thật cao để rồi phụng dựng cho quê hương, đất nước.

+ Quê hương khi đó với Lý Bạch không chỉ là nỗi nhớ mà còn là một niềm mong mỏi được trở về, được sống trên mảnh đất thật thuộc đấy.

+ Chữ hiệu trọn vẹn của kẻ lữ khách vẫn một lòng hướng về cố hương.

*Tính chính xác: (Mỗi từ ngữ trong câu thơ phải diễn tả được đúng điều mà nhà thơ nhìn thấy, cảm thấy và những điều sẽ thấy. Lựa chọn được một từ ngữ “đắt” để diễn đạt một ý không phải lúc nào cũng suôn sẻ. Trong một trường liên tưởng của từ ngữ có nhiều từ cùng nghĩa, gần nghĩa, trái nghĩa…, người viết cần liệt kê vài từ để chọn.)

Lý Bạch đã lấy cảm hứng cho bài thơ thông qua trải nghiệm cá nhân dưới tư cách là một nhà Nho xa quê hương. Bởi chính những gì diễn ra với bản thân, tính chính xác hoàn toàn là hợp lý, ngôn từ trong bài cũng vô cùng sắc nét để thể hiện cảm xúc của bản thân.

– Từ ngữ hàm súc, gần gũi chính là thành công khi ông truyền đạt những cảm xúc thực của bản thân mình khi xa quê đi học.

*Phân tích, đánh giá nét hấp dẫn riêng của bài thơ so với những sáng tác khác cùng đề tài, chủ đề, thể loại  

“Quê hương” vốn là nguồn cảm hứng bất tận cho vô số những nhà thơ. Chính điều đó mà đề tài về tình yêu quê hương luôn được lựa chọn trong tác phẩm.

– Có vô số những tác phẩm cùng đề tài thế nhưng cách thể hiện lại hoàn toàn khác nhau. “Bức tranh quê” – Hà Thu; “Cánh đồng bao la” – Tế Hanh; “Hồi hương ngẫu thư” – Hạ Tri Chương.

– Cách triển khai bài thơ: “Bức tranh quê” hay “Cánh đồng bao la” đều là những bài thơ có hình ảnh cụ thể, chân thực từng những sự vật sự việc trong bài thơ, chỉ chi tiết chứ không như Lý Bạch, chỉ tóm gọn trong 2 chữ “cố hương” nhưng lại để ra người đọc một xúc cảm sâu sắc.

– So sánh riêng biệt giữa “Tĩnh dạ tứ” và “Hồi hương ngẫu hứng” (Hai bài thơ cổ Trung Hoa đều nói về tình yêu dành cho quê cũ).

+ Giống nhau: đều nói đến người con xa xứ nhớ đến quê cũ.

+ Khác nhau: Bài Tĩnh dạ tứ được viết khi Lí Bạch đang xa quê hương, trong đêm khuya thanh vắng, ánh trăng sáng đã gợi nỗi nhớ khắc khoải về quê hương. Đó là cách biểu lộ tình cảm trực tiếp của Lí Bạch bằng ngôn từ chắt lọc, nhẹ nhàng và thấm thía nỗi niềm nhớ quê

Còn Hồi hương ngẫu thư, được viết khi tác giả đặt chân về quê hương sau bao năm xa quê. Tình cảm với quê hương được biểu lộ gián tiếp qua lời kể, miêu tả của nhà thơ. Giọng thơ vừa hóm hỉnh vừa chân thực đã thể hiện một tình yêu quê hương tha thiết.

– Nét hấp dẫn riêng: + Ngôn từ đơn giản nhưng hình ảnh lại đầy giá trị.

+ Khác với những bài thơ khác, nhắc đến quê hương người ta chỉ đến những hình ảnh, đối tượng cụ thể thế nhưng với Lý Bạch nọi tâm tư tình cảm cũng nỗi niềm quê hương chỉ gói gọn trong hai chữ “cố hương”.

+ Nỗi nhớ về quê nhà khi đó là hoàn toàn có cơ sở với kẻ xa quê, chính điều đó càng tạo thêm sự đồng cảm cho muôn đời sau này.

Kết bài: Khẳng định giá trị tư tưởng và giá trị thẩm mĩ của bài thơ.

– Giá trị tư tưởng:

+ Thể hiện tình yêu quê hương tha thiết của tác giả.

+ Nỗi niềm của kẻ lữ hành xa quê, nhìn ánh trăng để nhớ về quê cũ.

+ Trọn chữ hiếu với quê nhà, luôn mong ngóng được trở về quê hương.

+ Tình cảm chân thành, trọn nghĩa với quê hương, đất nước.

+ Một tư tưởng nặng trong tình thân của người con xa xứ, một trái tim da diết luôn khao khát được trở về quê cũ.

– Giá trị thẩm mĩ:

+ Cái đẹp không chỉ bởi tư tưởng đúng đắn của tác giả, đẹp bởi chính tâm hồn hướng tới sự chân thành trong tình cảm thuần khiết với quê hương. Cái đẹp về tư tưởng ấy dẫn lỗi con người tác giả cũng như những tâm hồn người đọc đang lạc lõng.

+ Đẹp bởi ngôn từ của nó, ngôn từ đơn giản, nhẹ nhàng, xong không thiếu phần sắc sảo để đưa người đọc cùng đồng cảm với chính tâm trạng của tác giả khi đó.

+ Giá trị thẩm mĩ nằm ở ngôn từ, ngôn từ khi ấy tạo nên một bức tranh cảnh đẹp lãng mạn, với ánh trăng và người học giả xa xứ. Bức tranh yên bình đẹp đẽ ấy là một phần quan trọng, thể hiện nét đẹp mà tác giả muốn đem đến.

 

Bài viết tham khảo:

Nguyễn Tú Linh

Nguyễn Minh Anh

Lớp d2 – THPT Tây Hồ

BÀI LÀM

Voltaire đã từng tâm niệm: “Thơ là âm nhạc của tâm hồn, nhất là những tâm hồn cao cả, đa cảm”.Từ bao đời nay , thơ ca là cung đàn kì diệu với các âm sắc muôn màu làm rung động trái tim con người.Với đời thơ là sản vật với người thơ là tinh hoa và với mỗi thi nhân thơ có lẽ chính là cả một đời tận hiến, là sương máu là tình yêu là cả tâm hồn cao thượng đẹp đẽ.Với riêng thi tiên Lý Bạch thơ chính là sự kết hợp hài hoà giữa yếu tố lãng mạn và hiện thức, sự thống nhất giữa cái cao cả và đẹp đẽ.Là nhà thơ lãng mạn vĩ đại của Trung Quốc,thơ ông bay bổng nhưng rất tự nhiên,tinh tế mà giản dị cung với ngôn ngữ hàm súc cô đọng đã khiến Lý Bạch xuất sắc trong việc khai thác đề tài nguyệt dạ tư hương của “Tĩnh Dạ Tứ”.Thi phẩm ấy đã được nhà thơ nâng niu,nắn nót từng con chữ xuyên thấm vào tâm hồn người đọc những ưu tư,trăn trở,nỗi nhớ của người ly hương những cảm xúc dạt dào mãi không thôi.

Như Pushkin đã nói: “Cuộc sống là cánh đồng màu mỡ để  thơ ca bén rễ”. Nghệ thuật và cuộc sống có mối quan hệ mật thiết. Nghệ thuật luôn xuất phát từ hiện thực cuộc sống, nói lên sự sống. Nhưng nếu tác phẩm tự sự xây dựng bức tranh  cuộc sống thông qua những mâu thuẫn, xung đột, qua hệ thống nhân vật… thì thơ lại  trực tiếp thể hiện tâm trạng cảm xúc của con người. Những chi tiết chân thực, sống động được khám phá trong cuộc sống đã khơi dậy  những  cảm xúc sâu sắc, mới mẻ trong lòng nhà thơ. “Nghệ thuật” và “trái tim” là những yếu tố quan trọng để hình thành nên một tác phẩm thơ. Điều đó được thấy trong thơ Lý Bạch, với bút pháp điêu luyện và trái tim lãng mạn ông đã tả cảnh để ngụ tâm tình thao thức, làm hiện lên một cách rõ nét nỗi nhớ quê nhà mãnh liệt của người ly hương.Nhà thơ đã vô cùng tinh tế và khéo léo trong việc khai thác chủ đề tư hương,một trong những chủ đề tiêu biểu của thơ Lý Bạch chạm đến sự rung cảm của người đọc. Để reo rắc những cảm xúc ngân vang ấy thấm xuyên vào lòng người đọc ắt hẳn ông phải trao hết những cảm xúc từ tận đáy lòng cho bài thơ ấy.Bông hoa đẹp là bông hoa có đủ cả sác và hương, vần thơ đẹp là vẫn thơ có đủ cả hai yếu tố nghệ thuật và cảm xúc. Vần thơ dù lắp lánh giá trị nghệ thuột tới đâu cũng sẽ chỉ là xác chữ nếu không được kĩ thác xúc cảm.Bên cạnh việc gọt đẽo những con chữ nhà thơ vẫn không quên thổi vào đó những cảm xúc của bài thơ,của nhân vật trữ tình.”Tĩnh Dạ Tứ”là trục đối xứng thời gian giữa hiện tại và quá khứ, nhân vật trữ tình bắt gặp ánh trăng quen thuộc trên con đường lữ hành mà ở nơi quê nhà trăng chính là bạn, là tri kỉ của người viễn khách.Nhan đề cũng chính là cái bản lề làm cầu nối cho mạch cảm xúc của nhân vật trữ tình bởi “tứ” vừa có nghĩa là “cảm nghĩ” nhưng cũng có thể là “tư” tức “nỗi nhớ”.Nỗi nhớ bao trùm cả bài thơ,tạo sự liên kết chặt chẽ đối với mạch cảm xúc tiếp diễn sau đó của nhân vật.Cảm xúc của nhà thơ dâng lên cao trào trước cái không gian tĩnh mịch, cái lạnh của màn đêm, ánh sáng chiếu rọi của trăng đã làm dậy lên cơn sóng lòng của nhân vật trữ tình, gợi lại vô vàn kỉ niệm cũ.Mạch cảm xúc của nhân vật đi theo diễn biến tâm trạng,ban đầu là sự chập chờn mơ màng chưa tỉnh hẳn được thể hiện qua từ “ngỡ”,nhưng cái sáng cái lạnh đã lay tỉnh nhà thơ,mạch cảm xúc nối tiếp bởi hành động “cử đầu-đê đầu”, nhân vật đã ý thức được thực tại sự thổn thức,nỗi nhớ như buột miệng thành lời .Đê đầu cho thấy sự kìm nén xúc cảm, nỗi lòng ngổn ngang của người thi nhân.Cái tĩnh lặng của ban đêm,sự huyền ảo dịu dàng của ánh trăng được nhân vật trữ tình sự cảm nhận bằng thị giác đến cảm nhận bằng xúc giác.Một sự chuyển đổi cảm giác tinh tế, những rung cảm được cất lên bởi một tâm hồn lãng mạn đã mở cánh cửa dẫn ta lạc vào dòng chảy cùng nhân vật.Những tâm tình được dàn trải, nhẹ nhàng trong cả bài thơ,trong lòng có tình trong tình có trăng, một sự đan cài kết hợp hài hoà.Mạch tâm trạng  đi từ ngoại cảnh đến tâm cảnh, nỗi nhớ được gợi đến từ những sự vật hữu hình, cụ thể cho đến những suy nghĩ, nỗi tâm tình luôn tiềm ẩn trong tâm thức.Khép lại bài thơ là đỉnh điểm của cảm xúc nhưng được nhà thơ nén lại,để sau đó người đọc tự chiêm nghiệm nỗi nhớ ấy, sự xúc cảm ấy là như thế nào. Hình tượng trong thơ là tỏa sáng của lí tưởng thẩm mĩ lên trên hiện thực bề bộn, để cho người đọc có một cái nhìn mới mẻ; chân thực và sâu sắc hơn về cuộc đời.Hình tượng được miêu tả trong bài thơ là ánh trăng trong đêm thanh tĩnh và ánh trăng trong tâm tưởng của người nghệ sĩ.”Trăng sáng” vừa là hình ảnh thực vừa là cầu nối về quê hương,nối quá khứ với hiện tại.Ánh sáng của trăng là một thứ ánh sáng đặc biệt,nó toả sáng một cách nhẹ nhàng,đẹp dịu dàng và lãng mạn, là một nguồn cảm hứng bất diệt của tâm hồn thi nhân.Kết hợp cùng các từ “minh,quang,sương”vừa nhấn mạnh vẻ đẹp của ánh trăng vừa vẽ nên một bức tranh lung linh,huyền ảo trong đêm thanh tĩnh.Ánh trăng không chỉ chiếu sáng giữa vùng trời rộng lớn, nó còn chiếu rọi nơi đầu giường, vào tận căn phòng tạo nên một khung cảnh lãng mạn, rất thơ rất tình.Nhưng không dừng lại ở đó áng sáng ấy còn như chiếu rọi nơi quê nhà của người viễn khách, soi trên bước đường lữ thứ, những kỉ niệm trên núi Nga Mi năm nào.Trăng sáng vằng vặc,tỏ rõ nhưng cảnh vật xung quanh cũng có nghĩa trời đã rất khuya, sương bắt đầu xuống hoà vào với ánh trăng mờ ảo khiến người thi nhân khó để phân biệt được thực hay hư, cảnh tượng trước mắt như dẫn bước vào chốn bồng lai tiên cảnh,không khí mơ màng hư hư thực thực.Ánh trăng như trải dài trong đêm như dòng suối nhẹ nhàng mà êm ả,trong trẻo mà thơ mộng đã phác hoạ một không gian bình yên,lắng sâu.Thấy được sự đối lập giữa tĩnh và động, không gian tĩnh lặng nhưng vũ trụ thì vẫn đang vận hành theo quy luật của tự nhiên.Nhà thơ đã lấy động tả tĩnh cho thấy sự sống động trong ông, gợi cảm xúc xuyến xao trước sự lãng mạn của thực tại, thể hiện sự trân trọng nâng niu vẻ đẹp của thiên nhiên. Thông thường,nhắc đến trăng là nói đến sự viên mãn, tròn đầy nhưng ở đây lại cho thấy sự cô đơn lẻ bóng của người ly hương ở nơi đất khách quê người.Nhấn mạnh thêm nỗi xót xa, nỗi sầu xa sứ của nhà thơ.Chữ “vọng” trong bài thơ có thể hiểu là tư thế ngắm trăng của nhà thơ hoặc cũng có thể là sự trông mong,ngóng đợi nhìn về chốn quê nhà với cái nhìn xa xăm.Đó là sự mong ngóng một ngày được đoàn tụ không xa, ngày được trở về với mảnh đất thân thương nơi mà ánh trăng tri kỉ luôn chờ đón.Đúng với câu nói “người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”,ánh trăng giờ đây đã nhuốm màu suy tư, cảnh ban đêm bỗng buồn đến lạ thêm sự heo hắt lạnh lẽo của đêm thu.Trăng không chỉ là nơi để cảm nhận nghệ thuật mà nó còn gợi ra bao tâm trạng chất chứa của người làm thơ.Tâm trạng được thể hiện qua từ “nghi” cho thấy sự ngỡ ngàng,ngờ ngợ nhưng trăn trở, ưu tư của nhà thơ.Nỗi nhớ quê hương trào dâng đến như vậy ắt hẳn nó luôn thường trực trong tâm trí của ông, vẻ đẹp của ánh trăng ấy chỉ là cái cớ cái phông nền cho những suy tư nội tâm của người thi nhân.Ánh trăng phản chiếu dưới mặt đất, cái tĩnh lặng của cảnh , tĩnh lặng của hành động ngắm trăng đã làm hiện lên những xao động bên trong tâm hồn người thi sĩ.”Ý tại ngôn ngoại”, lời ít ý nhiều những ẩn chứa hàm ý sâu xa,lắng đọng, khiến ta cũng phải hoà cùng dòng chảy cảm xúc ấy.Ngoại cảnh và tâm cảnh như hoà vào làm một, trăng với người thi sĩ như hoà vào với nhau, phải thật tinh tế mới có thể nghe được tiếng tâm tình thủ thỉ giữa người và cảnh ấy.Sự rộng lớn,mênh mông của không gian đối lập với cái nhỏ bé,cô đơn của con người.Đặt giữa cái vô hạn của vũ trụ với cái hữu hạn của đời người để chiêm nghiệm về kiếp người, về những thăng trầm trong cuộc sống. Trong bài thơ này Lý Bạch đặt mình trong mối quan hệ với thiên nhiên,thể hiện tính thống nhất giữa con người với thiên nhiên do đó con người đứng giữa trung tâm của vũ trụ, giữa không gian bao la rồi nhìn ra mọi hướng.Điểm nhìn nghệ thuật cho thấy sự sáng tạo,phương diện nghệ thuật mà nhà thơ muốn hướng tới và cũng qua vị trí đó người nghệ sĩ có thể bộc lộ tâm tư,tình cảm, quan điểm của cá nhân.”Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn” quả không sai “Tĩnh dạ tứ” đã được hiện lên với một cái nhìn đa sầu đa cảm, mỗi khía cạnh được nhìn nhận là một cung bậc cảm xúc khác nhau buồn thương, lo âu, tĩnh lặng đều được thể hiện qua con mắt của người thi nhân.Điểm nhìn còn di chuyển từ gần đến cao:giường, mặt đất, trăng, cố hương.Nhà thơ nhìn từ những sự vật hữu hình, cụ thể(đầu giường, mặt đất, trăng) cho đến những vật không hiện hữu ở đây đó là cố hương, nó chỉ ở trong tâm khảm nỗi nhớ của người thi nhân mà thôi.Ánh trăng vốn dĩ là hình ảnh quen thuộc đối với nhà thơ hôm nay sao bỗng lạ.Từ góc nhìn của Lý Bạch,trăng không chỉ là vật vô tri vô giác nó còn là người bạn tâm tình thủ thì, là nguồn cảm hứng bất tận, là những hoài niệm về cuộc đời và thấy trăng như thấy “cố tri”.Ông đã nhìn ánh trăng bằng cả đôi mắt tinh tế và tâm hồn lãng mạn của mình.Không gian đêm thu sương lạnh tịch mịch được miêu tả thông qua các kênh giác quan khác nhau:thị giác, xúc giác làm tăng thêm phần sinh động và sự đa dạng trong góc nhìn của nhà thơ.Điểm nhìn còn được thể hiện thông qua thời gian từ hiện tại quay trở về quá khứ, ông nhìn xa xăm ở thực tại để rồi lại nhớ về những kỉ niệm,quá khứ những thăng trầm trong cuộc đời mình.Bài thơ có sự thay đổi góc nhìn từ góc nhìn rộng sang góc nhìn của nhà thơ.Từ thời gian chủ quan cho đến thời gian tuần hoàn của vũ trụ, lấy cái vĩnh viễn của vũ trụ để nói lên những cảm thức, những khát khao dấy lên trong lòng mình.

Trăng là hình ảnh xuyên suốt bài thơ, được Lý Bạch ưu ái dùng đến ba câu để tả trăng trên tổng số bốn câu thơ.Nếu nhìn theo một góc độ nào đó trăng chỉ là thứ vô tri vô giác nhưng trong “Tĩnh Dạ Tứ” hình ảnh ấy được phát triển lên một tầm cao khác.Không còn là cảnh bình thường mà nó trở thành người bạn không lời, là nơi để thi nhân giãi bày tâm sự.Tuy nhiên không nên hiểu đơn giản hình tượng chỉ là những bức tranh đời sống, những hình ảnh mà hãy phát triển nó, cho nó linh hồn của một sự vật có sức sống, tạo nên sự xúc cảm, sâu lắng cho bài thơ, bởi nếu hình ảnh miêu tả một cách tầm thường nó sẽ chết, nó sẽ không phải là hình tượng của bài thơ mà chỉ là sự vô hồn,khô cứng.Nhà thơ đã cảm nhận ánh trăng bằng tất cả những chiêm nghiệm ở thực tại, sự rung động của trái tim để khiến cho hình tượng vốn quen thuộc ấy trở nên đặc biệt trong thơ Lý Bạch.Ở đây, trăng đã được hoá thân như một con người có sự sống, nó tâm tình thủ thỉ cùng người nghệ sĩ, nó như hoá một người bạn bên cạnh vỗ về,đồng cảm cho những cảm xúc dâng trào mãnh liệt của nhà thơ. Trăng trong bài thơ như được sống dậy một lần nữa,vầng trăng lãnh đạm trở thành vầng trăng con người,vầng trăng nhân văn,hoà cùng những cảnh vật xung quanh để bộc lộ tâm trạng người thi sĩ lúc bấy giờ,trong tình có cảnh trong cảnh chứa chan tình.Hình tượng thơ ấy như một điểm tựa cảm xúc của bài thơ, đối với ông trăng luôn xuất hiện ở mọi chỗ,trong mọi hoàn cảnh, khi mờ khi tỏ khi khuyết khi tròn,là kẻ đồng hành trên từng bước đường phiêu bạt nay đây mai đó của nhà thơ.Nét chấm phá trong bài thơ chính là hình tượng trăng được nhà thơ nâng niu,vẽ ra như một con người sống động,có cảm xúc thực.Sự phát triển của hình tượng trăng không chỉ dừng lại là một người bạn tri âm,tri kỉ mà nhìn thấy trăng cũng như thấy “cố tri”.Hình tượng ấy mở vô vàn những cảm xúc mãnh liệt, trông trăng “tư cố hương”, có lẽ nhà thơ đã tìm được sự đồng điệu trong tâm hồn nên tình cảm mới trào dâng đến vậy.Sở dĩ như vậy bởi ở nơi “cố hương” trăng đã luôn đi theo nhà thơ, trải qua những thăng trầm của cuộc sống, có những kỉ niệm tươi đẹp ở vùng đất thân thương ấy.Trăng có thể là biểu tượng cho sự cô đơn lẻ bóng của con người những cũng có thể là sự viên mãn, tròn đầy, điều này phụ thuộc vào cảm quan của người nghệ sĩ.Nhưng trăng trong bài thơ này là ánh trăng của sự chia ly,đượm buồn, ngoại cảnh cũng là tâm cảnh.Trăng đã trở thành một thứ không gian nghệ thuật gắn liền với ý niệm về sự cảm nhận về giá trị của cuộc sống,của con người. Nó đã được nội tâm hóa rõ rệt, mang đậm màu sắc tâm trạng và thấm đượm tình cảm con người.Hình tượng ấy đã được cụ thể hoá, cá thể hoá một màu sắc rõ rệt, cũng xuất hiện với sự muôn màu muôn vẻ, hình hài và trạng thái cảm xúc khác nhau.Trăng giăng mắc khắp cả không gian, thời gian của sự sống, nó đối thoại với thi nhân như một người hiện hữu là nhân chứng cho bao nỗi buồn sự chia lu thuở nào.Mỗi vầng trăng như mỗi chiếc đinh để treo lên đó những bức tranh tâm trạng, số phận, mảnh đời của nhân vật trữ tình. Dù không mới mẻ  nhưng qua trái tim và khối óc của các nhà thơ – những bậc thầy về ngôn từ –  trăng đã thoát ra khỏi ý nghĩa cũ càng để tạo nên những bình diện nghĩa mới mang lại hiệu quả thẩm mĩ ngoài mong muốn, tạo nên sức cảm thụ mạnh mẽ, cứ khắc khoải nơi đáy lòng của người đọc.

Bạch Cư Dị đã nêu lên các yếu tố then chốt tạo thành điều kiện tồn tại của thơ: “Cái cảm hóa được lòng người chẳng gì trọng yếu bằng tình cảm, chẳng gì đi trước được ngôn ngữ, chẳng gì gần gũi bằng âm thanh, chẳng gì sâu sắc bằng ý nghĩa. Với thơ, gốc là tình cảm, mầm lá là ngôn ngữ, hoa là âm thanh, quả là ý nghĩa”. Đây có thể coi là quan niệm về thơ toàn diện và sâu sắc nhất trong nền lý luận văn học cổ điển Trung Hoa. Và “mầm lá” xanh tươi, là thứ chất liệu để tạo nên vẻ đẹp của thơ ca, ngôn ngữ chứa những nét hài hòa và đầy đẹp đẽ trọn vẹn. Và trong “Tĩnh dạ tứ”, Lý Bạch đã mang đến cho ta thứ độc đáo của phương diện ngôn từ. Nhắc đến ngôn từ, chính là ta nhắc đến nghệ thuật sử dụng từ ngữ trong bài thơ. “Tĩnh dạ tứ” thuộc thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt, là thể thơ ngắn nhất trong thể loại thơ Đuờng. Sự ngắn gọn súc tích kết hợp với ngôn ngữ hết sức bình dị, gần gũi tạo cho bài thơ cảm giác thân thuộc. Dẫu chỉ có 20 từ cho toàn bài thơ, thế nhưng người đọc lại có thể thấu trọn hết những tâm tư tình cảm mà nhân vật trữ tình đang mượn thơ bộc bạch. Mỗi từ trong bài đều ám chỉ tâm trạng của kẻ học giả xa quê, “Ánh trăng” tả cảnh đẹp đến say đăm lòng người cũng chính là thứ theo dấu chân của người học giả đó trên nhiều chặng đường, là người bạn tri âm tri kỉ khi nhìn thấu thấy nỗi cô quạnh sinh nên tâm trạng nhớ cố hương của Lý Bạch. “Ánh trăng” cũng chính là cánh cửa để đưa tác giả đến với nguồn cảm xúc nhớ quê nhà da diết. Ngôn từ tả cảnh, thế nhưng cảnh lại sinh tình, đó là cái tài, cái nghệ của chính Lý Bạch. Cảnh trong tình và tình trong cảnh, chính những mối nhân duyên của tình và cả làm bài thơ thấm đậm những giá trị thẩm mĩ cao đẹp. Bên cạnh đó, việc sử dụng ngôn từ cũng được khéo léo đặt vào phép đối ở xuyên suốt hai câu thơ cuối. “Ngẩng đầu” – “Cúi đầu”, “nhìn” – “nhớ”, hết thảy những từ ngữ hành động nhưng lại nhắc đến tâm trạng ngậm ngùi xót xa khi nghĩ đến cố hương. Ngẩng đầu nhìn cảnh vật của hiện tại thế nhưng lại nhớ những bóng hình của quá khứ. Nỗi nhớ ấy thêm giằng xé tâm trạng của người lữ khách, nhìn trăng ta lại thấy bóng quê. Trăng ở đâu cũng vậy, cũng hình hài ấy nên càng tăng sự liên tưởng đến quê cũ của tác giả. Trăng ấy chia sẻ cùng Lý Bạch, cũng thấu sự hiu quạnh trong lòng của ông. Nhớ nhà nhưng không thể làm gì, cái “cúi đầu” chính là tâm trạng ngầm ngùi, bất mãn của bản thân. Ngôn từ sắc bén, được chọn lọc kĩ càng dẫu đó là từ ngữ gần gũi. Được kết hợp hài hòa với nhau tạo nên một bài thơ hay, trọn những ý nghĩa nhân sinh.

Không chỉ có ngôn từ, một phương diên quan trọng không kém mà trong thơ ca luôn trọn vẹn đó chính là tính hình tượng. Sử dụng ngôn ngữ khắc họa và truyền đạt một cách hoàn chỉnh những ý niệm mà tác giả nhắc đến. Chỉ qua bốn câu thơ ngắn, thế nhưng ta đã thấy được trọn vẹn cảnh vật cũng như tâm trạng và tình cảm của nhân vật trữ tình. Cảnh vật đều được bộc phát trực tiếp qua ngôn từ, không ẩn ý nhiều điều, chính điều đó khiến hình tượng được khắc họa rõ nét hơn, chi tiết và dễ cảm hơn bao giờ hết. Không chỉ thể hiện được hình tường rõ ràng, mà cảm xúc cũng nhờ ngôn ngữ được toát ra một cách tự nhiên, không ép buộc. Quả thực “ngẩng” – “cúi”, hai từ đối lập ấy đã thể hiện hết những cảm xúc giấu kín trong lòng tác giả. Thứ xúc cảm ngậm ngùi và xót xa ấy khi nghĩ đến quê hương, đấy nước. Tình hình tượng tuyệt đối qua ngôn từ, bởi ” ánh trăng” chính là miêu tả trực tiếp cảnh vật đêm khuya thanh tịnh. “Cố hương” cũng vậy, đã đánh thẳng vào dòng kí ức của nhân vật trữ tình, hiện lên là những hình ảnh về quá khứ quê nhà, khơi gợi những cảm xúc bấy lâu nay tác giả đã phải dấu kín. Sự đơn giản, mộc mạc qua cách sử dụng ngôn ngữ không làm mất đi ý nghĩa của bài thơ, mà còn tăng thêm sự chân thành, thuần khiết trong dòng cảm xúc của chính tác giả. Không hoa lệ, cầu kì bởi từ ngữ nhưng hình tượng toát ra lại vô cùng nhân văn, giàu giá trị sâu sắc. Bên cạnh đó, tính truyền cảm cũng hoàn toàn mạnh mẽ được thể hiện. Ngọn nguồn của thơ văn chính là cảm xúc, cảm xúc đủ đầy thì sẽ kết thành những câu thơ lãng mạn. Và ngôn từ chính là cầu nối để tạo cảm xúc tạo nên dòng thơ. Tính truyền cảm là khi cảm xúc trước thế thái cuộc đời, bằng những con chữ tác giả dẫn dắt tình cảm của mình vào cho độc giả. Từ đó, tạo nên sự liên kết vô hình trước những tâm hồn đồng điều cùng chung mạch cảm xúc trước thế thái ấy. “Ngẩng” – “Cúi” đã tiến thẳng đến trái tim người đọc bởi chính những cảm xúc mà nó mang lại. Ngẩng lên nhìn cảnh vật nơi đây, thấy cái yên bình lạ thường của đất trời, thấy mình với thiên nhiên như đôi chiếc lẻ bóng bỗng hòa lấy nhau. Bởi sự vắng lặng tĩnh mịch ấy, mà nỗi niềm của kẻ lữ khách bỗng nhớ về chính quê nhà của mình. Xa xứ thêm cảm giác cô độc chính là chất súc tác mạnh mẽ dẫn lối cho nỗi nhớ da diết về quê hương lâu không được trở về. Cúi xuống ấy là khi nhân vật trữ tình hồi tưởng lại “cố hương”, nhớ lại những cảnh vật quen thuộc, cũng là ánh trăng, nhưng ánh trăng miền đất khách khác lắm so với ánh trăng nơi đất mẹ. Cúi xuống khi ấy là nỗi nhớ và sự kìm nén. Kìm nén chính nỗi nhớ đang dâng trào trong lòng người nghệ sĩ. Nối nhớ ấy lớn mạnh, cứ thể nảy nở và bộc phát. Cúi xuống cũng là khi thể hiện sự nghẹn ngào không gì diễn tả được. Chỉ với hành động ấy thôi, nhưng con người của nghệ thuật ấy lại chan chứa biết bao những ý niệm khó có thể diễn tả, sự hỗn độn trong lòng mình, sự nhung nhớ chẳng gì có thể diễn tả. Và những điều đó đều khiến những người thưởng thức nghệ thuật có thể cảm nhận được trọn vẹn. Bởi điều đó khiến sự đồng cảm tăng lên cao, thêm nhiều và thêm ý nghĩa hơn. Thành công lớn của Lý Bạch chính là thế, khiến người đọc có thể cùng ông có những xúc cảm về cố hương. Tính truyền cảm lớn như vậy, thì phương diện nghệ thuật cũng mang đến cho ta tính tư tưởng của tác giả vô cùng lớn. Hai mươi từ nhưng lại thể hiện hết nhưng quan niệm nhân sinh của Lý Bạch vê cội nguồn của mình. Có lẽ trước hết phải là niềm yêu và trân trọng thiên nhiên, quê hương của tác giả. Với tác giả, thiên nhiên và con người như hòa lấy nhau, là vật thể như sau bao ngày không gặp, khi ngồi lại bỗng dấy lên những cảm xúc muốn được tâm sự. Và hơn hết, người thi sĩ với trăng sáng cũng vậy. Như chính tri âm tri kỉ, thấu hiểu những ngột ngạt trong lòng để rồi dịu dàng soi sáng xuống như chia sẻ mớ tơ tòng rối ren trong linh hồn nhỏ bé của người thi nhân. Cũng có qua ngôn từ, ta thấy với Lý Bạch không phải xa hoa mới là điều ông hướng đến mà sự yên bình của cảnh vật, sự tịnh tâm của linh hồn là điều để ta hiểu hơn về bản thân mình. Với Lý Bạch, thấm nhuần những tư tưởng của Nho giáo, ông mang trong mình ý niệm quê hương là nơi khởi đầu cũng là kết thúc. Nhìn thấy ánh sáng trên đất mẹ, rời quê nhà để học cao cũng chỉ mong sau này trở vể phụng dựng mảnh đất thân yêu của mình. Và khi ở xứ lạ ấy, quê hương với Lý Bạch không chỉ là nỗi nhớ mà là mỗi niềm khát khao mong ngóng được trở về. Và với ông, chữ hiếu với cội nguồn cùng chữ tình với Hoàng đế đã được cân bằng. Nhớ về quê hương trong thân thể đang học hành để cống hiến cho Hoàng đế. Ấy chính là điều cốt lõi mà Nho giáo muốn hướng đến. Tính chính xác cũng là điều không thể thiếu khi xét đến phương diện ngôn ngữ. Mỗi từ ngữ trong câu thơ phải được diễn tả đúng điều mà nhà thơ nhìn thấy, cảm thấy và những điều sẽ thấy. Lựa chọn được một từ ngữ “đắt” để diễn đạt một ý không phải lúc nào cũng suôn sẻ. Trong một trường liên tưởng của từ ngữ có nhiều từ cùng nghĩa, gần nghĩa, trái nghĩa…, người viết cần liệt kê vài từ để chọn. Từ ngữ hàm súc, gần gũi chính là thành công khi ông truyền đạt những cảm xúc thực của bản thân mình khi xa quê đi học. Cũng như để lấy cảm hứng cho bài thơ, ông đã thông qua trải nghiệm cá nhân dưới tư cách là một nhà Nho xa quê hương. Bởi chính những gì diễn ra với bản thân, tính chính xác hoàn toàn là hợp lý, ngôn từ trong bài cũng vô cùng sắc nét để thể hiện cảm xúc của bản thân.

Quê hương vốn là nguồn cảm hứng bất tận cho vô số những nhà thơ. Quê hương là thứ mà gắn liền với tất cả mỗi chúng ta. Chính điều đó, mà đề tài về tình yêu quê hương luôn là một trong những tâm niệm của nhiều nhà thơ. Không chỉ có những bài thơ cổ của Trung Quốc mới nói đến quê hương, mà những nhà thơ Việt Nam như Tế Hanh (Quê hương, Cánh đồng bao la) hay Hà Thu (Bức tranh quê) cũng đã thể hiện khung cảnh đồng quê trên dải đất hình chữ S. Thế nhưng, với những bài thơ của Tế Hanh hay Hà Thu, bức tranh quê được khắc họa một cách thật rõ nét và sinh động. Cụ thể trên những cánh đồng, cành cây, ngọn cỏ để thấy được hình bóng hình quen thuộc của vạn vật dẫu có đi xa. Một cách tả chi tiết khiến độc giả có thể hao hao trong mình mùi hương của quê nhà. Thế nhưng, trong “Tĩnh dạ tứ”, đâu ra những hình ảnh chi tiết về quê nhà của Lý Bạch. Mọi sự ấy chỉ được tóm gọn trong hai chữ “cố hương”. Đó là cái độc của bài, khái quát được hình tượng cũng như chính cảm xúc của bản thân. Chỉ hai từ ấy thôi nhưng cũng đã gợi nên biết bao những hình dung về một miền xa xăm, nơi tác giả gọi đó là nhà. Có thể, theo thể ngũ ngôn tứ tuyệt khiến cho Lý Bạch phải làm vậy, hay khi đó trong lòng bộn bề những nỗi nhớ, nhớ nhiều quá chẳng gì có thể ghi nổi nên chỉ đành nhờ tạm “cố hương” để thể hiện nỗi niềm của người con xa xứ này. Cùng tời khi ấy, Hạ Tri Chương cũng viết một bài thơ về tâm trạng người con khi xa xứ trở về – “Hồi hương ngẫu hứng”. Cùng nói đến tình cảm của người xa xứ khi về quê cũ. Thế nhưng, cái hay của Lý Bạch là khi ông vẫn nhớ đến quê nhà dẫu không được trở về. Thấy cảnh thanh tịnh, lòng yên bình, cũng là khi nỗi nhớ quê dâng lên, cái nỗi nhớ của kẻ xa xứ. Còn với Hạ Tri Chương, cũng là nhớ quê nhưng là khi tuổi già 80, được đặt chân về quê cũ sau bao năm xa cách, ông mới nhớ những hương đồng hương nội, bỗng nhận ra, mình đã thành lữ khách của trốn quê xưa. Đều là nhớ quê, nhưng hai con người ấy lại thể hiện nỗi niềm chua xót thật đỗi khác nhau. Một kể phiêu bạt nhớ nhà, một người đến già trở bỗng hóa khách xa. Đều tình tình cảm nhớ thương quê, nhưng đặt dưới hoàn cảnh khác nhau, ta mới thấy sự nghẹn ngào của con người ta ở tình huống khác. Qua những bài thơ khác ấy, ta thấy rõ hơn sự độc đáo của bài thơ qua cái tài của Lý Bạch. Không dài dòng miêu tả, không hình ảnh cụ thể nhưng lại khiến hiện ra trong mắt người đọc không chỉ là sự nhớ cảnh, nhớ người, nhớ tình ở quê cũ của ông mà chính ông cũng thắp cho người đọc nỗi mơ tưởng về miền đất lâu ngày chưa được trở về. Nỗi nhớ này càng tạo thêm sự đồng cảm sâu sắc cho người đọc, không chỉ trong một nốt lắng của thời đại, mà là cho toàn thời gian, cho những thế hệ mãi về sau.

“Lửa thử vàng, gian nan thử sức”, thời gian chính là phép thử xác đáng nhất cho một tác phẩm có giá trị, một tâm tư tưởng lớn lao, vượt mọi thời đại. Lý Bạch đã để lại cho đời một “con chim phượng hoàng có tiếng kêu lớn trên văn đàn” (Lưu Hiệp) – “Tĩnh dạ tứ” bởi chính những giá trị mà đứa con tinh thần ấy để lại. Bộc bạch được những giá trị tư tưởng về tình yêu quê hương tha thiết, tình yêu thiên nhiên. Hay là nỗi niềm của kẻ lữ hành xa quê, một học giả trọn chữ hiếu với quê nhà, một trái tim da diết luôn kháo khát được trở về quê cũng. Tác phẩm cũng mang đến cho người đọc những vẻ đẹp thẩm mĩ đầy chất riêng biệt. Cái đẹp không chỉ bởi tư tưởng đúng đắn của tác giả, đẹp bởi chính tâm hồn hướng tới sự chân thành trong tình cảm thuần khiết với quê hương. Cái đẹp về tư tưởng ấy dẫn lỗi con người tác giả cũng như những tâm hồn người đọc đang lạc lõng. Đẹp bởi ngôn từ của nó, ngôn từ đơn giản, nhẹ nhàng, xong không thiếu phần sắc sảo để đưa người đọc cùng đồng cảm với chính tâm trạng của tác giả khi đó. Giá trị thẩm mĩ nằm ở ngôn từ, ngôn từ khi ấy tạo nên một bức tranh cảnh đẹp lãng mạn, với ánh trăng và người học giả xa xứ. Bức tranh yên bình đẹp đẽ ấy là một phần quan trọng, thể hiện nét đẹp thơ mộng mà tác giả muốn đem đến. “Nghệ thuật nằm ngoài quy luật băng hoại của thời gian. Chỉ mình nó là không thừa nhất cái chết” – X.Sêđrin, và “Tĩnh dạ tứ” chính là nghệ thuật ấy, vẫn luôn sống mãi trên văn học thể giới, bởi nghệ thuật sắc cùng những giá trị nhân sinh mà Lý Bạch để lại cho muôn đời sau vẫn còn mãi.

 

,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *