TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG LẦN THỨ XI
TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN- TỈNH LAI CHÂU |
ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN
LỚP 11 Thời gian: 180 phút |
ĐỀ THI ĐÈ XUẤT | (Đề này có 01 trang, gồm 02 câu)
|
Câu 1 (8,0 điểm)
Viết một bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của anh/ chị về câu nói sau: “Chiến thắng bản thân là chiến thắng hiển hách nhất”.
Câu 2 (12,0 điểm)
“Thơ là thơ, đồng thời là nhạc, là hoạ, là chạm khắc theo một cách riêng” (Sóng Hồng – Thơ – NXB Văn học, 1996).
Anh (chị) hiểu ý kiến đó như thế nào? Qua một số tác phẩm đã học, hãy làm sáng tỏ quan niệm trên.
……………..HẾT…………………
Người thẩm định
Đặng Thị Hoàng SĐT: 01278500999 |
Người ra đề
Phùng Thị Kim Oanh SĐT: 01666681188 |
HƯỚNG DẪN CHẤM
MÔN: NGỮ VĂN, LỚP 11
Câu | Nội dung | Điểm |
1 | Viết một bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của anh/ chị về câu nói sau:
“ Chiến thắng bản thân là chiến thắng hiển hách nhất” |
|
Yêu cầu về kĩ năng
– Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội. – Bài viết tỏ ra có sự hiểu biết sâu sắc về kiến thức xã hội, dẫn chứng thực tế phong phú, cụ thể, có sức thuyết phục. Diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ và ngữ pháp. |
||
Yêu cầu kiến thức
Thí sinh có thể đưa ra những ý kiến riêng và trình bày theo nhiều cách, nhưng cần làm rõ được các ý cơ bản sau: |
||
1) Nêu được vấn đề cần nghị luận | 0,5 | |
2) Giải thích
– Chiến thắng là thắng được sau một thời gian đấu tranh, là vượt qua, khắc phục được những thử thách. – Chiến thắng bản thân là tự đấu tranh với chính bản thân mình, vượt lên cái xấu, cái không tốt, cái tầm thường, thấp hèn trong chính con người mình – Chiến thắng bản thân là chiến thắng hiển hách nhất: Chiến thắng bản thân là cuộc đấu tranh đầy khó khăn, không đơn giản bởi đối tượng đấu tranh không dễ nhận diện…Đó là chính ta nên ta dễ thỏa hiệp, dễ ngụy biện cho sự đầu hàng… |
2,0 | |
3) Phân tích, bình luận
– Sống là đấu tranh, con người phải đấu tranh và phải chiến thắng. Để tồn tại, con người luôn phải luôn đấu tranh với nhiều thế lực để sinh tồn: + Đấu tranh với thiên nhiên + Đấu tranh với kẻ xấu – kẻ ác + Đấu tranh với đói nghèo + … – Đấu tranh với bản thân, với chính mình là cuộc chiến vô cùng khó khăn: + Con người phải phân thân về hai phía hai chiến tuyến đối lập để đi đến quyết định đúng đắn, tốt đẹp. + Trong cuộc chiến này không ai giúp ta giải quyết mâu thuẫn đó ngoài chính bản thân ta. + Những điều không tốt ở chính ta không phải lúc nào cũng dễ nhận ra – nhât là khi ta gặp khó khăn hay đứng trước những cám dỗ. + Con người phải đấu tranh với chính bản thân để bảo vệ danh dự, nhân cách dù phải chịu nhiều thiệt thòi, mất mát. – HS phân tích dẫn chứng minh họa. – Đánh giá: + Câu nói chứa đựng một quan niệm sống đúng đắn – hướng con người vươn tới những giá trị đích thực của bản thân. + Xã hội phát triển nhưng cũng đầy những thử thách và cám dỗ, cho nên hơn lúc nào hết, con người cần thật bản lĩnh- trước hết là chiến thăng chính mình. |
4,0
|
|
4) Bài học, liên hệ bản thân
– Nhận thức: + Đấu tranh với với chính mình là điều cần thiết. Đó cũng là cách để con người hoàn thiện nhân cách – như thế con người đáng được trân trọng. + Đấu tranh và chiến thắng bản thân cũng là biểu hiện của sự dũng cảm và bản lĩnh. – Hành động: + Với HS, chiến thắng trước những cám dỗ của tệ nạn học đường. |
1,0 | |
5) Khẳng định vấn đề nghị luận | 0,5 | |
2 | “Thơ là thơ, đồng thời là nhạc, là hoạ, là chạm khắc theo một cách riêng” (Sóng Hồng – Thơ – NXB Văn học, 1996).
Anh (chị) hiểu ý kiến đó như thế nào? Qua một số tác phẩm đã học, hãy làm sáng tỏ quan niệm trên. |
|
1. Yêu cầu về kĩ năng
– Nắm vững kĩ năng, phương pháp làm bài văn nghị luận về một ý kiến bàn về văn học. Thực chất, đề bài yêu cầu học sinh phải biết vận dụng kiến thức lí luận văn học và kiến thức về tác phẩm văn học để chỉ ra đặc trưng ngôn ngữ thể loại thơ. – Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, biết chọn và phân tích những dẫn chứng để làm sáng tỏ trọng tâm. Diễn đạt trong sáng, giàu hình ảnh, cảm xúc, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu… |
||
2. Yêu cầu về kiến thức | ||
a) Nêu vấn đề cần nghị luận | 0,5 | |
b) Giải thích, chứng minh:
* Giải thích: HS có thể giải thích theo cách hiểu của mình, bằng vào những hiểu biết về lí luận văn học và thơ ca. Nhìn chung, cần nêu được những nội dung kiến thức sau: – Thơ là thơ: Thơ là một thể loại của văn học, vì vậy trước hết nó phải đảm bảo được đặc trưng của một tác phẩm văn học: ngôn ngữ tinh luyện, hàm súc, đa nghĩa, là ngôn ngữ đời sống được chắt lọc và sử dụng theo một cách thức riêng, tạo được sức biểu cảm , mang lại cho người thưởng thức những khoái cảm thẩm mỹ. Ngôn ngữ thơ phải có khả năng diễn đạt mọi trạng thái xúc cảm của con người và có sức ngân rung đồng điệu trong lòng người đọc. – Thơ đồng thời là hoạ, là nhạc, là chạm khắc theo một cách riêng: + Thơ – nhạc – hoạ đều là các loại hình nghệ thuật, song có sự khác biệt, trước hết là về chất liệu xây dựng hình tượng nghệ thuật để phản ánh cuộc sống. Nếu hoạ dùng đường nét, màu sắc, nhạc dùng giai điệu, âm thanh thì thơ cũng như các tác phẩm văn chương lại sử dụng ngôn từ làm chất liệu. + Ngôn từ có đặc điểm riêng: đó là chất liệu phi vật thể, vì vậy, tác động nhận thức không trực tiếp bằng các loại hình nghệ thuật khác song sức gợi mở của nó lại hết sức dồi dào, mạnh mẽ. Nó tác động vào liên tưởng của con người và khơi dậy những cảm nhận cụ thể về màu sắc, đường nét, hình khối, âm thanh, giai điệu. Tức là khi đảm bảo được những tính chất: chính xác và hình tượng, truyền cảm và hàm súc.thì thơ có khả năng tái hiện những bức tranh về đời sống hoặc có nhạc điệu trầm bổng, dễ nhớ, dễ thuộc, gần gũi với giai điệu, lời ca. Như nhận xét của Biêlinxky: “Bản thân văn học là toàn bộ nghệ thuật”, cũng như quan niệm :”thi trung hữu hoạ, thi trung hữu nhạc”. + Trong quá trình giải thích học sinh có thể đưa ra một vài dẫn chứng có tính thuyết phục rút ra từ một số tác phẩm tiêu biểu: Các bài thơ của Xuân Diệu, Tràng giang (Huy Cận), Đây mùa thu tới (Hàn Mặc Tử), Tây Tiến (Quang Dũng), Việt Bắc (Tố Hữu)… => thơ giàu nhạc điệu, gắn liền với dân ca, ngôn ngữ giàu sức tạo hình, gợi tả gợi cảm. |
6,0
|
|
c) Bình luận:
– Bình: Khẳng định đây là ý kiến hoàn toàn đúng đắn, mang tính lí luận sâu sắc, thể hiện mối quan hệ giữa các loại hình nghệ thuật và ngôn ngữ thơ. – Ngôn ngữ thơ có khả năng khắc họa cuộc sống và con người. – Ngôn ngữ thơ có khả năng tạo ra nhạc điệu, gần gũi với ca, gọi là thơ ca. |
3,0 | |
d) Đánh giá nâng cao:
– Làm nghệ thuật không đơn giản, nhà thơ phải là người nghệ sĩ ngôn từ, thổi linh hồn trong câu chữ, khi đó nhà thơ mới trở thành người nghệ sĩ chân chính. – Độc giả phải trau dồi vốn sống, khả năng nắm bắt nhạy bén những thông điệp thẩm mĩ qua tín hiệu nghệ thuật. Người đọc cần cảm nhận văn chương bằng tất cả tâm hồn và trí tuệ thì mới thực sự bước vào và sống trong thế giới văn chương. |
2,0 | |
e) Đánh giá vấn đề nghị luận | 0,5 |
—–Hết—–