TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG LẦN THỨ XI
TRƯỜNG THPT CHUYÊN CAO BẰNG TỈNH CAO BẰNG ĐỀ THI ĐỀ XUẤT |
ĐỀ THI MÔN NGỮ VĂN
LỚP 11 (Đề này có 01 trang, gồm 02 câu)
|
Câu 1. (8,0 điểm)
Luôn có hai con đường cho bạn lựa chọn: Con đường đang đi quá quen thuộc, con đường sẽ đi đầy thử thách, chông gai và bất ngờ.
Bạn sẽ chọn con đường nào? Hãy viết một bài văn (khoảng 600 từ) để nói rõ sự lựa chọn đó của mình.
Câu 2. (12,0 điểm)
Cảnh Huấn Cao cho chữ trong Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân, cảnh hai chị em Liên đợi tàu trong Hai đứa trẻ của Thạch Lam là những trang tuyệt bút.
Anh/chị hãy làm rõ: dù chung một khuynh hướng lãng mạn nhưng hai cảnh trên thể hiện những khám phá riêng cho thấy cái nhìn độc đáo của mỗi nhà văn về hiện thực.
……………………………….. HẾT ..……………………………….
(Thí sinh không được sử dụng tài liệu; giám thị không giải thích gì thêm)
Người thẩm định Người ra đề
Hà Thị Bích Hiền
ĐT 0912 695 041
HƯỚNG DẪN CHẤM
MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 11
Câu
( điểm) |
Ý | Nội dung | Thang
điểm |
||||||||||
Câu 1
(8,0)
|
Luôn có hai con đường cho bạn lựa chọn: Con đường đang đi quá quen thuộc, con đường sẽ đi đầy thử thách, chông gai và bất ngờ.
Bạn sẽ chọn con đường nào? Viết một bài văn (khoảng 600 từ) để nói rõ sự lựa chọn đó của mình. |
||||||||||||
A | Yêu cầu chung
– Về kĩ năng: Có kĩ năng làm bài văn nghị luận xã hội bàn về một quan niệm, một cách sống. Bố cục đầy đủ, rõ ràng, mạch lạc. Hành văn lưu loát, không mắc các lỗi diễn đạt. TS phải biết vận dụng tổng hợp các thao tác lập luận: giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận, bác bỏ… Lập luận chặt chẽ, ý tứ sâu sắc, quan điểm rõ ràng để bài văn có sức thuyết phục. – Về kiến thức: Có những hiểu biết và trải nghiệm sống nhất định trong chọn lựa con đường mà mình sẽ đi. Thực chất đề bài đưa ra một phương pháp tư duy: tư duy theo lối mòn hay tư duy sáng tạo; chọn con đường bình an hay con đường chông gai thử thách. Dù chọn con đường nào, lối tư duy nào TS cũng đều phải có vốn sống, vốn hiểu biết nhất định. |
||||||||||||
B
|
Yêu cầu cụ thể: TS có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các nội dung sau: | ||||||||||||
1. Giới thiệu vấn đề hợp lí, trích nguyên văn ý kiến | 0,5 | ||||||||||||
2. Giải thích:
+ Các khái niệm: Con đường? Con đường đang đi? Con đường sẽ đi?; thế nào là “Con đường đang đi quá quen thuộc”?; “Con đường sẽ đi đầy thử thách, chông gai và bất ngờ”? + Nên hiểu câu nói trên như thế nào? |
1,5 | ||||||||||||
3. Bàn luận ( kết hợp các thao tác phân tích, chứng minh)
+ Trong cuộc sống, mỗi người đều có quyền chọn cho mình một cách sống. Tuy nhiên cách sống ấy phù hợp với cá nhân mình, với xã hội và mang lại những gì tốt đẹp nhất. Vì vậy chúng ta sẽ chọn con đường nào: an phận thủ thường với con đường nhàm chán quen thuộc hay tìm một đường mới để khám phá, dấn thân và thử thách? + Con đường mà chúng ta đã và đang đi là con đường quen thuộc. Trên con đường ấy chúng ta sẽ tìm được cảm giác bình an, chúng ta sẽ thấy mọi thứ trở nên gần gũi thân thuộc. Tuy nhiên, đó lại là con đường của lối mòn nhàm chán tẻ nhạt và có khả năng làm thui chột sự khát vọng khám phá, sáng tạo của con người. (Dẫn chứng từ thực tế để minh họa) + Con đường mà chúng ta sẽ đi là con đường mới lạ có nhiều trắc trở, nhiều bất ngờ và ẩn chứa nguy cơ thất bại. Tuy nhiên, đó lại là con đường của khát vọng sáng tạo, con đường của tương lai, phát triển. Đây chính là con đường mà nhân loại đã lựa chọn trong hành trình tiến hóa của mình. (Dẫn chứng từ thực tế để minh họa) – Tuy nhiên không phải bất cứ lúc nào cũng là “Con đường đang đi quá quen thuộc, con đường sẽ đi đầy thử thách, chông gai và bất ngờ”.(Dẫn chứng từ thực tế để minh họa) |
3,0
|
||||||||||||
4. Đánh giá (sử dụng thao tác lập luận bình luận)
+ Sở dĩ con người vượt trội hơn các loài vật khác, tiến hóa theo hướng ngày càng văn minh hơn là do con người luôn có khát vọng sáng tạo. Con người không bao giờ chấp nhận đi trên lối mòn của mình, của người khác mà luôn muốn đương đầu với thử thách chông gai. Có được điều này là do con người có bản lĩnh, sự dũng cảm, khát vọng sáng tạo, ước mơ bay bổng. + Có những thay đổi mà mỗi người chúng ta phải chấp nhận rủi ro. Bằng trí tuệ và niềm tin, con người đã hạn chế tối đa sự rủi ro. Có những nỗi sợ hãi ở con người khi đứng trước một ngã rẽ, một điều mới mẻ. Chỉ có lòng dũng cảm mới giúp con người vượt qua nỗi sợ hãi đó. Chấp nhận sự thay đổi và vượt qua nỗi sợ hãi đã giúp con người hoàn thành khát vọng chinh phục và sáng tạo. + Chọn con đường quen thuộc lạc hậu, tầm thường là chọn một lối sống bế tắc, tẻ nhạt. Chỉ có những người hèn nhát, không có niềm tin và khát vọng vươn lên mới chọn con đường ấy. Nó là con đường dẫn đến nghĩa địa của sự thất bại. |
2,0 | ||||||||||||
5. Liên hẹ bản thân, Bài học nhận thức và hành động.
+ Đừng bao giờ chọn con đường cũ kĩ, lạc hậu, nhàm chán. Hãy biết chọn con đường của ước mơ và khát vọng sáng tạo. + Luôn rèn luyện để có đủ niềm tin, sự dũng cảm, óc sáng tạo để vượt qua mọi sự thay đổi, vượt qua nỗi sợ hãi để được đi và thành công trên những con đường mới. |
0,5 | ||||||||||||
6. Kết bài hợp lí | 0,5 | ||||||||||||
Câu 2 (12,0)
|
Cảnh Huấn Cao cho chữ trong Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân, cảnh hai chị em Liên đợi tàu trong Hai đứa trẻ của Thạch Lam là những trang tuyệt bút.
Anh/chị hãy làm rõ: dù chung một khuynh hướng lãng mạn nhưng hai cảnh trên thể hiện những khám phá riêng cho thấy cái nhìn độc đáo của mỗi nhà văn về hiện thực. |
||||||||||||
A | Về kĩ năng: Biết cách làm bài văn nghị luận văn học, có kĩ năng phân tích, cảm thụ, đặc biệt là kĩ năng so sánh. Bài viết có bố cục rõ ràng, chặt chẽ; lập ý khoa học, sáng tạo; vận dụng linh hoạt các thao tác lập luận; diễn đạt trôi chảy, hành văn giàu cảm xúc; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. | ||||||||||||
B | Về kiến thức: HS có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng cần có kiến giải hợp lí. | ||||||||||||
1. Giới thiệu vấn đề hợp lí. (Hai cảnh trong hai truyện Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân và cảnh hai chị em Liên đợi tàu trong Hai đứa trẻ của Thạch Lam là những trang tuyệt bút. dù chung một khuynh hướng lãng mạn nhưng hai cảnh lại thể hiện những khám phá riêng cho thấy cái nhìn độc đáo của mỗi nhà văn về hiện thực). | 0,5 | ||||||||||||
2. Giải thích
a. Điểm tương đồng: Thạch Lam và Nguyễn Tuân đều gặp gỡ nhau ở khuynh hướng sáng tác lãng mạn, đây là khuynh hướng chung của nhiều nhà văn, do bất mãn với xã hội đương thời, cái tôi nhà văn mong muốn thoát khỏi thực tại. b. Nhận định nhấn mạnh mỗi nhà văn lại có cách đi riêng: – Nguyễn Tuân: trước Cách mạng, ông hoàn toàn sáng tác theo khuynh hướng lãng mạn, Chữ người tử tù là tiêu biểu. – Thạch Lam: dù thuộc nhóm Tự lực văn đoàn nhưng văn Thạch Lam có màu sắc riêng. Văn Thạch Lam vừa thể hiện khuynh hướng lãng mạn, vừa có yếu tố hiện thực, Hai đứa trẻ là tiêu biểu. |
4,0
|
||||||||||||
c. Nguyên nhân của sự khác biệt trên:
– Do quan niệm của mỗi nhà văn về hiện thực, Nguyễn Tuân cả đời trung thành với quan niệm đi tìm cái Đẹp, nhất là những cái Đẹp tuyệt đích, vì thế những trang văn của ông viết trước Cách mạng khi muốn trốn khỏi thực tại thường vươn tới cái đẹp cao cả, phi thường. Còn Thạch Lam, ông quan niệm văn chương không phải là cách đem đến cho người đọc sự thoát li hay sự quên, mà trái lại nó phải làm lòng người “trong sạch và phong phú hơn”, vừa góp phần tố cáo “cái thế giới giả dối và tàn ác”. – Do “tạng” văn chương của mỗi nhà văn, Nguyễn Tuân cá tính mạnh mẽ, Thạch Lam đôn hậu, giàu trắc ẩn, tinh tế. d. Biểu hiện của sự khác biệt: Hai cảnh cuối mỗi truyện đều được xây dựng dưới cái nhìn lãng mạn nhưng lại có những dư âm khác nhau, thể hiện qua cách nhà văn xây dựng nhân vật, xử lí các phương tiện nghệ thuật để dựng cảnh, tạo không khí… |
|||||||||||||
3. Phân tích, chứng minh cụ thể:
(Về sự gặp gỡ ở khuynh hướng sáng tác lãng mạn nhưng mỗi nhà văn đều có cách khám phá riêng, thể hiện cái nhìn độc đáo về hiện thực, thẻ hiện khá tập trung qua cảnh cho chữ và cảnh đợi tàu). 3.1. Sự gặp gỡ – Cách xây dựng nhân vật thể hiện sự ám ảnh về quá khứ của mỗi nhà văn: Liên với những hồi ức, mơ tưởng về quá khứ; Huấn Cao với những cử chỉ, hành động chỉ còn thấy ở “một thời vang bóng” (dẫn chứng). – Cùng khai thác những ấn tượng mạnh thông qua thủ pháp đối lập triệt để của bút pháp lãng mạn: + Hai đứa trẻ: đối lập giữa ánh sáng > < bóng tối; đoàn tàu > < phố huyện; hiện tại > < quá khứ…(dẫn chứng). + Chữ người tử tù: đối lập giữa ánh sáng > < bóng tối; xấu xa > < đẹp đẽ; độc ác > < lương thiện; cao cả > < thấp hèn…(dẫn chứng…) – Cùng thể hiện quan niệm về cái đẹp. 3.2 Cách khám phá riêng |
5,0 |
||||||||||||
|
|||||||||||||
4. Đánh giá: Ý nghĩa của sự khác biệt:
– Hai cảnh ở cuối mỗi truyện thể hiện tập trung nhất quan niệm thẩm mĩ, quan niệm nhân sinh của mỗi nhà văn. – Khẳng định rõ nét hai phong cách văn chương, một bên tài hoa phóng khoáng, một bên đa cảm, tinh tế. – Khẳng định bản chất của sáng tạo thực sự: cần có quan niệm, cái nhìn riêng và cách khám phá riêng trước hiện thực đời sống. |
2,0 | ||||||||||||
Kết bài hợp lí. | 0,5 |
……………………………….. HẾT ..……………………………….