Đề thi Văn 10 trại hè Hùng Vương và duyên hải 2015 văn 11 tỉnh Bắc Giang (2)

TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG LẦN THỨ XI

TRƯỜNG THPT CHUYÊN BẮC GIANG TỈNH BG

 

ĐỀ THI ĐỀ XUẤT

ĐỀ THI MÔN NGỮ VĂN

LỚP 11

Thời gian làm bài: 180 phút

(Đề này có 01 trang gồm 02 câu)

 

Câu 1. (8 điểm)

Sau gần 7 năm xây dựng, ngày 24 tháng 3 năm 2015, tượng đài Mẹ Việt Nam anh hùng tại núi Cấm, Tam Kỳ thuộc tỉnh Quảng Nam đã được khánh thành trên một khuôn viên có diện tích 15 ha với tổng số vốn đầu tư lên tới 411 tỷ đồng Việt Nam. Tượng được làm từ 20.000 tấn đá hoa cương với chiều cao 18,5m, chiều rộng 101m, trở thành bức tượng lớn nhất Đông Nam Á.

Xung quanh việc xây dựng tượng đài có nhiều ý kiến khác nhau:

– Có ý kiến cho việc xây dựng tượng đài là cần thiết.

– Lại có ý kiến cho rằng việc xây dựng một tượng đài như vậy là lãng phí, tiêu tốn một lượng tài chính quá lớn của nhân dân.

Quan điểm của anh /chị trước những ý kiến trên?

 

Câu 2 (12 điểm)

Trong một cuộc đàm đạo về văn chương, nhà văn Nguyễn Khải phát biểu:

Một tác phẩm văn học hay, theo tôi quan niệm, lõi phải dày, vỏ phải mỏng; Mọi vấn đề đặt ra trong đó phải thẳng căng, những tình cảm phải đẩy đến mức tột cùng.

Anh (chị) có đồng ý với ý kiến trên không? Hãy làm sáng tỏ bằng một tác phẩm văn học.

——————————–Hết——————————-

Người thẩm định                                                         Người ra đề

 

 

Đào Thị Hoài Bắc

                                                                                               ĐT: 0983619674

TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG LẦN THỨ XI

TRƯỜNG THPT CHUYÊN BẮC GIANG TỈNH BG

 

ĐỀ THI ĐỀ XUẤT

 

HƯỚNG DẪN CHẤM

ĐỀ THI MÔN NGỮ VĂN

LỚP 11

Thời gian làm bài: 180 phút

(Hướng dẫn chấm gồm 05  trang)

 

CÂU NỘI DUNG CHÍNH CẦN ĐẠT ĐIỂM
1 …..Xung quanh việc xây dựng tượng đài có nhiều ý kiến khác nhau:

– Có ý kiến cho việc xây dựng tượng đài là cần thiết.

– Lại có ý kiến cho rằng việc xây dựng một tượng đài như vậy là lãng phí, tiêu tốn một lượng tài chính quá lớn của nhân dân.

Quan điểm của anh /chị trước những ý kiến trên?

8..0
    I. Yêu cầu kĩ năng: Có kĩ năng làm kiểu bài nghị luận xã hội, lí lẽ rõ ràng, lập luận chặt chẽ, thuyết phục, dẫn chứng hợp lí. Bài viết đảm bảo kết cấu 3 phần: Mở – Thân – Kết.  
II. Yêu cầu kiến thức: Học sinh có thể tự do bày tỏ quan điểm của cá nhân song cần đưa ra được những lí lẽ thuyết phục.

Sau đây là một hướng tư duy:

1. Để đưa ra một ý kiến nhận được sự đồng tình của người đọc, cần có sự cân nhắc kỹ giữa giá trị vật chất và giá trị tinh thần, giá trị nhất thời và giá trị lâu dài của việc xây dựng tượng đài.

a. Giá trị vật chất: là số tiền mà tỉnh Quảng Nam bỏ ra đầu tư để xây tượng đài (Lúc đầu dự định xây dựng cụm tượng đài qui mô cấp tỉnh với số vốn 55 tỷ, sau đó điều chỉnh lên 81 tỷ và cuối cùng lên tới 411 tỷ). Đó quả là một số tiền lớn. Có người đã làm một phép tính: nếu đem chia tổng số tiền đầu tư xây dựng tượng đài cho số bà mẹ Việt Nam anh hùng trên cả nước thì mỗi mẹ sẽ nhận được một khoản tiền  là 60.000.000 đồng.

Cần khẳng định: 60.000.000 đồng trợ cấp để bày tỏ thái độ tri ân với mỗi mẹ là một việc vô cùng ý nghĩa. Nhưng xét đến cùng, giá trị của nó chỉ là nhất thời. Khi sự việc qua đi, thời gian phủ bóng đêm lên cuộc đời các mẹ thì tất cả sẽ dần rơi vào lãng quên.

b. Giá trị tinh thần:

– Nếu đem 411 tỷ đồng xây dựng tượng đài, đất nước sẽ có một kỳ quan về đức hy sinh lớn lao của người mẹ. Kỳ quan đó sẽ mãi mãi có giá trị như một lời nhắc nhở các thế hệ con cháu về một thời lửa đạn của dân tộc, những hy sinh to lớn của các thế hệ cha anh, cái giá của cuộc sống hòa bình mà những thế hệ hôm nay được thụ hưởng, không cho phép họ lãng quên quá khứ, lãng quên lịch sử.

– Ngoài giá trị giáo dục thái độ tri ân với quá khứ, tượng đài có thể sẽ đưa đến cho tỉnh Quảng Nam một tiềm năng du lịch to lớn,góp phần đưa kinh tế của tỉnh phát triển, đi lên.

 
2. Giải pháp cho các bà mẹ Việt Nam anh hùng:

– Chính phủ cần có chính sách đãi ngộ xứng đáng để bù đắp một phần những hi sinh to lớn của các mẹ.

– Cần kêu gọi sự quan tâm thường xuyên của các cấp, các ngành, các đoàn thể và nhân dân, không chỉ của những địa phương có bà mẹ Việt Nam anh hùng mà là cửa toàn xã hội (dưới hình thức thành lập các quỹ)

– Tỉnh Quảng Nam có thể trích một phần thu nhập của khu di tích tượng đài để đưa vào Quỹ trợ cấp Bà mẹ Việt Nam anh hùng.

– Việc trợ cấp không chỉ làm có tính chất phát động  phong trào mà cần phải thường xuyên, liên tục.

Chú ý: Học sinh có thể có quan điểm khác song cần lập luận chăt chẽ, hợp lý.

3. Mở rộng vấn đề:Việc xây dựng tượng đài là một nghĩa cử cao đẹp nhằm bày tỏ thái độ tri ân với quá khứ, mọi hành động trục lợi vì mưu cầu lợi ích cá nhân đều đáng lên án vì đi ngược lại truyền thống đạo lý tốt đẹp của dân tộc.

 
2 Trong một cuộc đàm đạo về văn chương, nhà văn Nguyễn Khải phát biểu:

Một tác phẩm văn học hay, theo tôi quan niệm, lõi phải dày, vỏ phải mỏng; Mọi vấn đề đặt ra trong đó phải thẳng căng, những tình cảm phải đẩy đến mức tột cùng.

Anh (chị) có đồng ý với ý kiến trên không? Hãy làm sáng tỏ bằng một tác phẩm văn học.

12.0
. Bày tỏ quan điểm 

1. Giải thích, cắt nghĩa:

Tác phẩm văn học: có thể bao gồm cả thơ và văn xuôi, nhưng trong phạm vi của nhận định, nó phù hợp với văn xuôi hơn, đặc biệt là với truyện ngắn.

Lõi (bên trong): nội dung, ý nghĩa. Lõi dày có nghĩa là nội dung, ý nghĩa của tác phẩm bề thế, sâu xa

Vỏ (bề ngoài): hình thức của tác phẩm. Vỏ mỏng đồng nghĩa với dung lượng gọn nhẹ.

– Vấn đề tác phẩm đặt ra phải thẳng căng: lập trường tư tưởng của người viết phải rõ ràng.

Tình cảm phải đẩy đến mức tột cùng: tình cảm phải chân thành mãnh liệt.

=> Với những tiêu chí trên cả hai bình diện nội dung và hình thức, nhà văn Nguyễn Khải bày tỏ quan điểm của cá nhân ông về một tác phẩm hay. Một tác phẩm văn học hay, theo ông phải đạt tới những yêu cầu về độ hàm súc (có sức chứa lớn – lõi dày, vỏ mỏng); Tư tưởng của nhà văn phải được bày tỏ công khai, rõ ràng, minh bạch và quan trọng nhất là nó phải được viết ra từ trái tim nóng bỏng của người nghệ sỹ.

2.0
2. Bàn luận:

a. Cơ sở lí luận:

* Tác phẩm hay lõi phải dày, vỏ phải mỏng (Đây là yêu cầu về tính hàm súc của tác phẩm)

– Một tác phẩm đạt đến độ hàm súc là tác phẩm có thể đem lại cho người đọc một lượng thông tin lớn nhất trong một dung lượng ngôn ngữ ít nhất, là tác phẩm mà ở đó mỗi câu chữ, hình ảnh đều lấp lánh nhiều ý nghĩa, gợi lên trong lòng người đọc những liên tưởng sâu xa  (giống như nước hoa quả cô đặc – Trương Hiền Lương). Không đạt được yêu cầu đó, tác phẩm sẽ chỉ là tràng giang đại hải những lời lẽ vô bổ, rông dài. Sự ít ỏi về thông tin sẽ đưa đến cho người đọc cảm giác vô cùng nhạt nhẽo (HS lấy ví dụ làm sáng tỏ lí lẽ).

* Mọi vấn đề đặt ra trong đó phải thẳng căng (Tư tưởng của người viết phải được bày tỏ công khai, rõ ràng, minh bạch)

– Một tác phẩm hay trước hết phải có tư tưởng “Một tác phẩm sẽ chết nếu nó miêu tả chỉ để miêu tả, nếu nó không có sự thôi thúc chủ quan mạnh mẽ nào đó có nguồn gốc trong tư tưởng bao trùm thời đại, nếu nó không phải là tiếng thét khổ đau hay lời ca tụng hân hoan, nếu nó không đặt ra hoặc không trả lời những câu hỏi đó” (Bilinxki)

– Tư tưởng của nhà văn phải được bày tỏ công khai, rõ ràng, minh bạch… bởi mỗi nhà văn, mỗi nghệ sỹ chân chính đều là một nhà tư tưởng, một người chiến sỹ kiên cường dũng cảm đấu tranh cho lẽ phải, cho những lý tưởng cao đẹp. Mọi thái độ giấu mặt, trung lập hay sự bạc nhược đớn hèn đều không phải là phẩm chất của người nghệ sỹ chân chính (HS tự lấy ví dụ)

* Những tình cảm phải đẩy đến mức tột cùng (yêu cầu về sự mãnh liệt của cảm xúc)

– Tác phẩm văn học hay phải được viết ra từ trái tim nóng bỏng của người nghệ sỹ bởi đó mới là tình cảm thật, chân thành, Mọi thái độ thờ ơ, vô cảm, lạnh lùng, những tình cảm hời hợt, giả dối không thể “đánh lừa” được trái tim người đọc.

– Tình cảm phải đẩy đến mức tột cùng thì cái tài của nhà văn mới có thể phát lộ, tỏa sáng phải xúc động hồn thơ thì ngọn bút mới có thần (HS lấy dẫn chứng minh họa)

b. Cơ sở thực tiễn: những tác phẩm văn học xuất sắc nhất của thế giới (Người trong bao của A.Sê khốp; Số phận con người của Sôlôkhôp; Thuốc của Lỗ Tấn; Ông già và biển cả của Hêminguây) và Việt Nam (Chí Phèo của Nam Cao; Mùa lạc; Một người Hà Nội của Nguyễn Khải; Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành…) đều là những tác phẩm đã đạt được những yêu cầu trên.

3.0
II. Vận dụng vào tác phẩm

* Học sinh có thể chọn một tác phẩm (Văn học Việt Nam hoặc nước ngoài) đạt tới những yêu cầu mà nhà văn Nguyễn Khải nêu ra

* Học sinh có thể phân tích tác phẩm bằng nhiều cách khác nhau nhưng không được xa rời, trái lại phải có tác dụng soi tỏ làm rõ cho những vấn đề lí luận (Tác phẩm được viết với dung lượng bao nhiêu trang? Những vấn đề tác phẩm đặt ra là gì? Chiều sâu ý nghĩa của tác phẩm? Thái độ, tình cảm của nhà văn được bộc lộ trong tác phẩm ra sao? Để đạt tới chiều sâu đó, tác giả đã sử dụng kỹ thuật viết (bút pháp miêu tả; xây dựng tình huống, lựa chọn chi tiết…), sử dụng ngôn ngữ như thế nào?

7.0
                                                                                              Điểm toàn bài 20

 

Lưu ý khi chấm bài:

– Giám khảo cần linh hoạt trong việc vận dụng hướng dẫn chấm.

– Cần khuyến khích những bài làm có tính sáng tạo, nội dung bài viết có thể không trùng với yêu cầu trong đáp án nhưng lập luận thuyết phục, văn phong sáng rõ,…

– Việc chi tiết hóa điểm số của các ý (nếu có) phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của mỗi phần và được thống nhất trong Hội đồng chấm thi.

 

                                                                      Người làm đáp án

Đào Thị Hoài Bắc

                                                                                   ĐT: 0983619674

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *