Đề thi Văn 10 trại hè Hùng Vương và duyên hải 2015 văn 10 HDC tỉnh Hà Nam

HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN

VÙNG DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ

TRƯỜNG THPT CHUYÊN BIÊN HÒA

TỈNH HÀ NAM

 

ĐÁP ÁN + BIỂU ĐIỂM CHẤM

 MÔN: NGỮ VĂN LỚP 10

 

 

 

  1. Lưu ý chung
  2. Giám khảo cần nắm bắt được nội dung trình bày trong bài làm để đánh giá một cách tổng quát năng lực của thí sinh. Chủ động, vận dụng linh hoạt Hướng dẫn chấm, cân nhắc từng trường hợp cụ thể cho điểm.
  3. Những bài viết có sáng tạo hoặc có những kiến giải riêng nhưng hợp lí, thuyết phục cần được tôn trọng và khuyến khích điểm tùy theo mức độ.
  4. Hướng dẫn chấm chỉ đưa ra mức điểm tối đa cho các ý, căn cứ vào bài làm của học sinh, giáo viên cân nhắc để cho mức điểm thích hợp. Chỉ cho điểm tối đa mỗi ý khi học sinh phân tích sâu sắc và có cảm xúc. Việc chi tiết hóa điểm số (nếu có) so với biểu điểm phải đảm bảo không sai lệch với hướng dẫn chấm và được thống nhất trong Hội đồng chấm thi. Điểm ở từng câu, điểm toàn bài có thể để điểm lẻ tới 0,25; 0,5; 0,75.
  5. Hướng dẫn chấm cụ thể và thang điểm

 

Câu Ý Nội dung Điểm
 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

(8điểm)

1. Trên cơ sở hiểu lời nhận định, biết cách làm bài văn nghị luận xã hội về một vấn đề được rút ra từ một tác phẩm văn học, bài làm của học sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng về cơ bản cần có những ý sau:

Dẫn dắt, nêu vấn đề cần nghị luận

 

 

0,5

2. Ý nghĩa của câu nói

-Của cải: thuộc đời sống vật chất (nếu mt -chng có gì mt c):của cải vẫn có thể làm ra được

-Sức khoẻ: liên quan đến thể lực của con người (nếu mt-mt mt vài th ri): thiếu sức khoẻ ,con người khó có thể làm được những điều như mong muốn

-Ý chí :thuộc đời sống tinh thần. Là khả năng tự xác định phương hướng và mục đích cho hành động của mình,sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn,gian khổ ,quyết tâm thực hiện lí tưởng của mình  (nếu mt-mt tt cả).Điều đó có nghĩa là:không còn ý chí ,con người sẽ không thể làm được gì.

=>Ý kiến đưa ra ba khả năng xấu có thể xảy ra trong đời sống của con người ,theo cấp độ tăng dần .Từ đó tác giả   muốn khuyên: Của cải vật chất không quan trọng bằng sức khoẻ và ý chí của con người .Đặc biệt,khẳng định ý chí có vai trò quan trọng trong đời sống .

1,0
3. Suy nghĩ về ý nghĩa câu nói

-Của cải vật chất nếu mất đi thì con người vẫn có thể tạo ra của cảI vật chất khác phục vụ đời sống của mình . “Một mặt người bằng mười mặt của”.

-Sức khoẻ là vốn quí của con người .Khi sức khoẻ yếu cũng khó có thể làm được những điều như mong muốn.Vì thế con người cũng phải giữ gìn sức khoẻ,nâng cao thể chất của mình.

-Ý chí: sẽ cho con người mục đích sống đúng đắn, có đủ nghị lực,quyết tâm để vượt qua mọi gian khổ khó khăn .Nếu mất nó,con người sẽ mất phương hướng,mục tiêu sống; Khi gặp một chút khó khăn ,con người sẽ không thể vượt qua ,thậm chí sẽ rơi vào tuyệt vọng,bế tắc.(dẫn chứng trong học tập và cuộc sống về những con người có ý chí làm được những điều tốt đẹp cho bản thân và cộng đồng: Gor-ki,Chủ tịch Hồ Chí Minh, Thầy Nguyễn Ngọc Kí,những tấm gương vượt khó…

4,0
4. Mở rộng vấn đề và rút ra bài học cho bản thân

– Cần có ý chí nghị lực song không nên tuyệt đối hoá .Ngoài ý chí,con người còn cần tri thức,đạo đức ..mới có thể thành công trong cuộc sống .Cần thấy được vai trò của của cải vật chất song không nên quá coi trọng vật chất mà đánh mất tình cảm,lí trí

-Phê phán những :lối sống thực dụng,những con người coi thường sức khoẻ của bản thân ,đặc biệt phê phán những con người đánh mất ý chí ,thiếu ý chí nghị lực.

1.5
 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

(12điểm)

  Yêu cầu về kĩ năng

Làm tốt bài nghị luận về một vấn đề lí luận văn học: đặc trưng của thể loại ca dao và truyện thơ Nôm; bố cục rõ ràng, mạch lạc; kết hợp nhuần nhuyễn các thao tác lập luận: giải thích, bình luận, chứng minh…; hành văn trôi chảy, không mắc lỗi chính tả, diễn đạt.

 
  Yêu cầu về kiến thức

Trên cơ sở nắm vững đặc trưng của ca dao và truyện thơ Nôm trung đại đã học trong chương trình Ngữ văn 10 Nâng cao, thí sinh có thể trình bày bài viết theo những cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau:

 
1. Giới thiệu vấn đề cần nghị luận 0.5
2. Khái quát chung

– Ngôn ngữ là yếu tố đầu tiên của văn học nói chung và thơ ca nói riêng

– Vẻ đẹp ngôn ngữ văn học được thể hiện ở việc lựa chọn ngôn từ có tính hình tượng, tính biểu cảm, tính hàm súc,… của người nghệ sĩ.

– Để biểu đạt một cách nhìn, cách cảm về thế giới, về cuộc đời, về con người, người nghệ sĩ thường tìm đến hình thức nghệ thuật độc đáo, mới mẻ. Có như thế, tác phẩm của mình mới tìm được những tâm hồn đồng điệu qua các thế hệ tiếp nhận.

– Thực tế sáng tác đã chứng minh những tác phẩm văn học thật sự có giá trị thì hình thức nghệ thuật bao giờ cũng có sức hấp dẫn, lôi cuốn bạn đọc, có khi ngay từ lần tiếp nhận đầu tiên. Bài ca dao Khăn thương nhớ ai và đoạn Trao duyên (Trích Truyện Kiều – Nguyễn Du) không nằm ngoài quy luật đó.

2.5
3.  Phân tích và chứng minh

     a. Giống nhau:

– Đều sử dụng thể thơ lục bát, nhịp điệu mềm mại, uyển chuyển, phù hợp với việc biểu đạt tâm trạng nhân vật trữ tình

– Đều gần gũi với lời ăn tiếng nói của quần chúng nhân dân, thế giới nội cảm của nhân vật chân thực, sinh động

– Mang đặc điểm ngôn ngữ thơ: trau chuốt, mượt mà; giàu sức gợi và truyền cả.

8.0
b. Khác nhau:

* Bài ca dao: Khăn thương nhớ ai : Được thử thách qua không gian, thời gian, được gọt giũa bởi nhiều nghệ sĩ dân gian, ngôn ngữ ca dao nói chung và bài ca dao “Khăn thương nhớ ai” nói riêng đã trở thành viên ngọc quý của kho tàng văn học dân gian.

– Trong bài ca dao, cô gái thể hiện nỗi nhớ da diết đến tan chảy cõi lòng không bộc lộ bằng cách nói dễ dãi mà vô cùng kín đáo, ý nhị, sâu sắc qua hệ thống biện pháp tu từ:

+ Thủ pháp nhân hóa: Khăn thương nhớ ai

Đèn thương nhớ ai

+ Phép hoán dụ: Mắt thương nhớ ai

+ Năm lần hỏi, năm lần đại từ “ai”  vang lên trong điệp khúc “thương nhớ ai”. Bản thân từ “ai” mang tính phiếm chỉ, gợi nỗi nhớ sâu thẳm, không có giới hạn.

+ Phép điệp câu hỏi:”Khăn/Đèn/Mắt thương nhớ ai” dồn dập, diễn tả nỗ lòng bồn chồn của cô gái. Những câu hỏi không có câu trả lời như cô gái nén chặt tình thương nhớ, cuối cùng bật ra bằng niềm lo âu cho hạnh phúc của mình.

– Sự chuyển biến tâm trạng từ thương nhớ không nguôi đến lo phiền ứng với sự chuyển biến trong cách sử dụng thể loại thơ: Từ vãn bốn đến lục bát, âm điệu dồn dập đến mênh mang…

à Có thể nói, Khăn thương nhớ ai đã vượt chặng đường thời gian mấy ngàn năm để đến với chúng ta hôm nay bởi cách diễn đạt ngôn ngữ nhuần nhị mà sâu sắc, bộc lộ tình yêu của chủ thể trữ tình đậm đà nét đẹp nữ tính. Bài ca dao là sản phẩm trí tuệ tâm hồn của người bình dân, không thấy bóng dáng của ngôn ngữ bác học như sử dụng từ Hán Việt, điển tích, điển cố,…Đây cũng là đặc điểm ngôn từ của ca dao nói chung.

* Đoạn Trao duyên : Tác giả tái hiện bi kịch tình yêu tan vỡ của người con gái tài sắc Thúy Kiều.

– Ngôn ngữ đối thoại chuyển dần thành ngôn ngữ độc thoại: Nếu như màn Trao duyên trong “Kim Vân Kiều truyện” (Thanh Tâm Tài Nhân) là cuộc đối thoại của hai chị em Thúy Vân- Thúy Kiều thì màn Trao Duyên trong “Truyện Kiều” (Nguyễn Du), Thúy Vân không nói một lời nào. Chỉ có Kiều bộc bạch nỗi lòng theo một trật tự hợp lí:

+ Ban đầu, Kiều tâm sự và thuyết phục Vân thay mình trả nghĩa chàng Kim: Kiều sử dụng ngôn ngữ đối thoại

+ Sau đó, Kiều trao kỉ vật cho Vân: Kiều sử dụng ngôn ngữ nửa đối thoại, Kiều nói với Vân mà cũng là nói với mình.

+ Kết thúc, Kiều đối diện với tình yêu tan vỡ: Ngôn ngữ của Kiều chuyển sang độc thoại.

à Ý nghĩa: Nỗi đau khổ vì tình yêu tan vỡ mỗi lúc đẩy lên cao trào. Khi nỗi đau ấy không thể chịu đựng được nữa thì Kiều đã ngất đi. Đây chính là một sáng tạo nghệ thuật truyện tuyệt vời của Nguyễn Du so với truyện của Thanh Tâm Tài Nhân ở màn bi kịch này.

– Sự kết hợp nhuần nhuyễn ngôn ngữ bác học và ngôn ngữ bình dân:

+ Ngôn ngữ bác học: Nguyễn Du sử dụng từ Hán Việt, điển tích điển cố nhuần nhuyễn, tự nhiên như: tương tư, mệnh bạc, bồ liễu, thác,…

+ Ngôn ngữ bình dân: Ngôn từ gần gũi với lời ăn tiếng nói hằng ngày của nhân dân lao động; cách vận dụng ca dao tục ngữ, thành ngữ,… Nguyễn Du xuất thân từ một gia dình dòng dõi quý tộc nhưng từ thầntrong đoạn thơ này nói riêng và Truyện Kiều nói chung lại là từ bình dân như: cậy, chịu, lạy, của chung, ngày xưa,…; có những câu thơ chủ yếu là hư từ như Mai sau dù có bao giờ,…

– Sự kết hợp hài hòa giữa ngôn từ bác học và ngôn từ bình dân thể hiện màn trao duyên vừa thiêng liêng trang trọng, vừa thể hiện thế giới tâm trạng của Kiều chân thực sống động như: Giữa đường đứt gánh tương tưHồn còn mang nặng lời thề,…

à Vẻ đẹp ngôn ngữ trong đoạn Trao duyên đã chứng tỏ Nguyễn Du đưa thể loại lục bát thuần dân tộc đạt đến độ chuẩn mực cổ điển, đánh dấu sự phát triển tới đỉnh cao của thi ca nước nhà giai đoạn nửa cuối thế kỉ XVII đến nửa đầu thế kỉ XIX.

 
4. Đánh giá chung

– Vẻ đẹp ngôn ngữ dù là ca dao dân ca như Khăn thương nhớ ai hay thơ bác học như đoạn Trao duyên (trích Truyện Kiều– Nguyễn Du) đều là những viên ngọc quý báu của kho tàng văn học nước nhà, rất cần chúng ta nâng niu, trân trọng, gìn giữ.

– Vẻ đẹp ngôn ngữ của bài ca dao hay đoạn thơ trên đã góp phần nâng cao thị hiếu thẩm mĩ cho người thưởng thức văn học nghệ thuật bao thế hệ,…

1.0

HẾT

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *