Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 Môn Ngữ Văn(TH& THCS Việt Thành)

PHÒNG GD&ĐT HÀM YÊN

TRƯỜNG TH& THCS VIỆT THÀNH

 ĐỀ THI  TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT

Năm học 2019 – 2020

Môn thi: Ngữ văn

Thời gian làm bài: 120 phút

 

  1. Mục tiêu kiểm tra:
  2. Kiến thức: Qua bài viết nhằm đánh giá HS ở những phương diện:

– Biết cách vận dụng những kiến thức và kỹ năng vào bài viết, đủ ba mức độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng.

– Có cảm nhận, suy nghĩ  riêng và biết vận dụng một cách linh hoạt, nhuần nhuyễn các phép lập luận phân tích, giải thích, chứng minh… trong quá trình làm bài.

  1.   Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng nhận diện, cảm nhận, phân tích viết nói chung (Bố cục, diễn đạt, lập luận, chính tả…)
  2. Thái độ: Giáo dục ý thức kỉ luật, tự giác khi làm bài.
  3. Thiết lập ma trận:

 

        Mức độ

Chủ đề

 

Nhận biết

 

Thông hiểu

          Vận dụng  

Tổng

   VD thấp     VD cao
Phần I:

Đọc -hiểu

 

– Nhận biết được tác giả và tác phẩm của đoạn trích.

– Xác định phương thức biểu đạt trong đoạn trích.

   Hiểu được nội dung của đoạn trích.    Viết được đoạn văn nêu suy nghĩ về lối sống, xa hoa lãng phí.    
Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

2

1

10%

1

1

10%

1

2

20%

  4

4

40%

 

Phần II:

Làm văn

 

        Vận dụng kĩ năng nghị luận đã học để trình bày được tình cảm chân thành và tha thiết của nhân dân ta với Bác Hồ được thể hiện qua bài thơ.  
Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

      1

6

60%

1

6

60%

Tổng số câu

Tổng số điểm

Tỉ lệ %

2

1

 

10%

1

1

 

10%

1

2

 

20%

1

6

 

60%

4

10

 

100%

 

III. Đề bài theo ma trận:

Phần I: Đọc – hiểu (4 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi từ câu 1 đến câu 3:

“ … Buổi ấy, có bao nhiêu những loài trân cầm dị thú, cổ mộc quái thạch, chậu hoa cây cảnh ở chốn dân gian, Chúa đều sức thu lấy, không thiếu một thứ gì.Có khi lấy cả cây đa to, cành lá rườm rà, từ bên bắc chở qua sông đem về. Nó giống như một cây cổ thụ mọc trên đầu non hốc đá, rễ dài đến vài trượng, phải một cơ binh mới khiêng nổi, lại bốn người đi kèm, đều cầm gươm, đánh thanh la đốc thúc quân lính khiêng đi cho đều tay. Trong phủ, tùy chỗ, điểm xuyết bày vẽ ra hình núi non bộ trông như bến bể đầu non.(…).Bọn hoạn quan cung giám lại thường nhờ gió bẻ măng , ra ngoài dọa dẫm. Họ dò xem nhà nào có chậu hoa cây cảnh, chim tốt khướu hay, thì biên ngay hai chữ “phụng thủ” vào. Đêm đến, các cậu trèo qua tường thành lẻn ra, sai tay chân đem lính đến lấy phăng đi, rồi buộc cho tội đem giấu vật cung phụng để dọa lấy tiền…”

Câu 1 (0,5 điểm):  Đoạn trích trên trích trong tác phẩm nào ? Tác giả là ai?

Câu 2 (1 điểm): Trình bày nội dung chính của đoạn trích trên?

Câu 3 (0,5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích trên ?

Câu 4 (2 điểm):  Hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 1 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về lối sống xa hoa, lãng phí của một bộ phận không nhỏ các bạn trẻ hiện nay.

Phần II: Làm văn (6 điểm)

Tình cảm chân thành và tha thiết của nhân dân ta với Bác Hồ được thể hiện qua bài thơ “Viếng Lăng Bác” của Viễn Phương.

…Hết…

 

 

 

 

  1. HƯỚNG DẪN CHẤM

 

Phần I

Đọc – hiểu

Nội dung Điểm
Câu 1: – Đoạn trích trên trích trong tác phẩm “Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh”.

– Tác giả Phạm Đình Hổ.

 

0,25

 

0,25

 

Câu 2: Nội dung : Phản ánh đời sống xa hoa, sự áp bức, bóc lột của vua chúa và sự nhũng nhiễu của bọn quan lại thời Lê. 1
Câu 3: Phương thức biểu đạt chính là tự sự 0,5
Câu 4: Viết đoạn văn

– Mở đoạn : Giới thiệu về hiện tượng lãng phí

– Thân đoạn :

+ Giải thích về hiện tượng lãng phí trong XH và của một bộ phận không nhỏ học sinh hiện nay.

+ Nêu hiện trạng của hiện tượng ( tìm những biểu hiện về hiện tượng lãng phí)

+ Chỉ ra những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng trên

+ Phân tích những tác hại của hiện tượng

+ Tìm ra hượng khắc phục

– Kết đoạn : Khái quát lại hiện tượng, nêu nhận thức của bản thân.

 

0,25

1,5

 

 

 

 

 

 

 

0,25

Phần II: làm văn * Về kĩ năng: Cách làm bài văn nghị luận văn học; bố cục 3 phần rõ ràng; dẫn chứng phù hợp; văn viết trong sáng, có cảm xúc; không mắc lỗi tả, lỗi dùng từ và lỗi ngữ pháp.

* Về kiến thức: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau:

1. Mở bài 

– Khái quát chung về tác giả và bài thơ.

– Tình cảm của nhân dân đối với Bác thể hiện rõ nét trong bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương

————————————————————————

2. Thân bài

* Về nội dung

Khổ 1: Cảm xúc của tác giả  khi đến thăm lăng Bác

– Câu thơ thật giản dị thân quen với cách dùng đại từ xưng hô “con” rất gần gũi, thân thiết, ấm áp tình thân thương.

– Tác giả sử dụng từ “thăm” thay cho từ “viếng” mong sao giảm nhẹ được nỗi đau thương, mất mát.

– Hình ảnh hàng tre qua cảm nhận của  nhà thơ đã trở thành biểu tượng của tình cảm nhân dân gắn bó với Bác, thành biểu tượng sức sống bền bỉ, mạnh mẽ của dân tộc.

  Khổ 2: Sự tôn kính của tác giả, của nhân dân đối với Bác  khi đứng trước lăng Người:

– Hình ảnh ẩn dụ “mặt trời trong lăng” thể hiện sự tôn kính biết ơn của nhân dân đối với Bác. Cảm nhận về sức sống tư tưởng Hồ Chí Minh, về suy nghĩ Bác còn sống mãi chứa đựng trong mỗi hình ảnh của khổ thơ.

– Hình ảnh dòng người thành một tràng hoa trước lăng. =>Hình ảnh “tràng hoa” một lần nữa tô đậm thêm sự tôn kính, biết ơn tự hào của tác giả cũng như của dân tộc VN đối với Bác.

Khổ 3 – 4 : Niềm xúc động nghẹn ngào khi tác giả nhìn thấy Bác                                                

– Những cảm xúc thiêng liêng của nhà thơ về Bác

– Những cảm xúc chân thành, tha thiết ấy nâng lên thành ước muốn sống đẹp. Đó là muốn được hóa thân, hòa nhập vào những cảnh vật bên lăng Bác.

-> Những cảm xúc của nhà thơ về Bác cũng là cảm xúc của mỗi người dân miền Nam với Bác

 * Về nghệ thuật:

– Giọng điệu trang trọng, tha thiết, nhiều hình ảnh ẩn dụ đẹp và gợi cảm, ngôn ngữ bình dị, cô đúc.

————————————————————————

3. Kết bài 

– Khẳng định lại tình cảm chân thành tha thiết của nhân dân đối với Bác.

–  Suy nghĩ của bản thân.

 

 

 

 

 

 

0,5

 

 

 

 

 

 

1,5

 

 

 

 

 

 

 

1,5

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1,5

 

 

 

 

 

 

 

0,5

 

 

 

0,5

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *