Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 Môn Ngữ Văn (THCS Tân Yên)

SỞ GD&ĐT TỈNH TUYÊN QUANG

PHÒNG GD&ĐT HÀM YÊN

         Trường THCS Tân Yên

             

ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2019-2020

MÔN NGỮ VĂN

THỜI GIAN: 120 PHÚT

 

 

  1. Mục tiêu kiểm tra:
  2. Kiến thức: Qua bài viết nhằm đánh giá học sinh ở những phương diện:

– Biết cách vận dụng những kiến thức và kỹ năng vào bài viết, đủ ba mức độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng.

– Có cảm nhận, suy nghĩ  riêng và biết vận dụng một cách linh hoạt, nhuần nhuyễn các phép lập luận phân tích, giải thích, chứng minh… trong quá trình làm bài.

  1. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng nhận diện, cảm nhận, phân tích, viết nói chung (Bố cục, diễn đạt, lập luận, chính tả…)
  2. Thái độ: Giáo dục ý thức kỉ luật, tự giác khi làm bài.
  3. Thiết lập ma trận:

 

        Mức độChủ đề  Nhận biết  Thông hiểu           Vận dụng  Tổng
   VD thấp     VD cao
Phần I:Đọc -hiểu( Ánh trăng) – Nhận biết được tác giả và tác phẩm- Phương thức biểu đạt của văn bản    Thấy và hiểu được tác dụng của phép tu từ được sử dụng trong khổ thơ    Viết được đoạn văn nêu suy nghĩ về đạo lí sống của con người
Số câuSố điểmTỉ lệ % 2110% 1110% 1220% 4440%
Phần II:Làm văn(Bến quê)   Vận dụng kĩ năng nghị luận đã học để trình bày những cảm nhận của mình về nhân vật văn học
Số câuSố điểmTỉ lệ % 1660% 1660%
Tổng số câuTổng số điểmTỉ lệ % 2110% 1110% 1220% 1660% 510100%

 

III. Đề bài theo ma trận:

Phần I: Đọc – hiểu (4 điểm)

Đọc khổ thơ sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4:

                                       Trăng cứ tròn vành vạnh

                                       kể chi người vô tình

                                       ánh trăng im phăng phắc

                                       đủ cho ta giật mình.

                                                              (Trích: Ngữ văn 9 – Tập 1)

Câu 1: Khổ thơ trên trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai? (0,5điểm)

Câu 2: Cho biết phương thức biểu đạt chính của bài thơ thơ đó? (0,5 điểm)

Câu 3: Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ trên và cho biết tác dụng của nó? (1 điểm)

Câu 4:  Từ nội dung của khổ thơ trên, hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 từ) nêu suy nghĩ của em về đạo lí ân nghĩa thủy chung của con người trong cuộc sống. (2 điểm)

Phần II: Làm văn (6 điểm)

Cảm nhận và suy nghĩ của em về nhân vật Nhĩ trong truyện ngắn Bến quê của nhà văn Nguyễn Minh Châu.

…Hết…

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

IV. Hướng dẫn chấm – Thang điểm:

Nội dung Đáp án Điểm
 

Phần I: Đọc – hiểu (Lặng lẽ Sa Pa)

Câu 1: – Khổ thơ trên trích trong tác phẩm “Ánh trăng”

– Tác giả: Nguyễn Duy

 

0,25

0,25

 

0,5

 

 

0,5

 

0,5

 

 

 

 

 

0,25

 

 

0,5

 

0,25

 

0,25

 

0,25

 

0,25

0,25

Câu 2: Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm
Câu 3:– Biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ: Nhân hóa (ánh trăng im phăng phắc)– Tác dụng: Thể hiện thái độ, lời nhắc nhở nghiêm khắc của trăng đối với con người về lòng ân nghĩa thủy chung. 
Câu 4: Đoạn văn cần đảm bảo những yêu cầu sau:

* Hình thức: Đảm bảo cấu trúc đoạn văn, đúng số từ quy định, diễn đạt lưu loát, trong sáng, không sai lỗi chính tả.

* Nội dung:

– Mở đoạn: Giới thiệu về đạo lí ân nghĩa thủy chung của con người trong cuộc sống.

– Thân đoạn:

+ Là một truyền thống đạo lí tốt đẹp của dân tộc. (Biểu hiện cụ thể)

+ Sống tình nghĩa thủy chung giúp ta trưởng thành từ gốc rễ bền vững.

+ Biết phát huy và khắc ghi giá trị lịch sử, văn hóa của dân tộc.

+ Giúp chúng ta trở thành con người sống có đạo lí, nguồn cội.

+ Tiếp tục nối dài truyền thống đạo lí quý báu của dân tộc.

– Kết đoạn: Khẳng định ý nghĩa của đạo lí.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Phần II: Làm văn (Viếng lăng Bác)

1. Yêu cầu chung:

– Vận dụng đúng kỹ năng làm bài văn nghị luận về một đoạn tác phẩm truyện hoặc đoạn trích.

– Đảm bảo bố cục 3 phần; Diễn đạt mạch lạc, có cảm xúc, không mắc lỗi diễn đạt về từ, câu, chính tả.2. Yêu cầu cụ thể:a. Mở bài: – Giới thiệu khái quát về nhà văn Nguyễn Minh Châu và truyện ngắn “Bến quê”.- Cảm nhận chung về nhân vật Nhĩ: Là nhân vật để lại cho người đọc nhiều tình cảm và suy ngẫm.b. Thân bài:* Hoàn cảnh của nhân vật Nhĩ: Là người từng trải, giàu vốn sống nhưng hiện tại cuộc sống của Nhĩ bị cột chặt trên chiếc giường bệnh, phải phụ thuộc vào sự giúp đỡ của người khác – Tạo trình huống truyện nghịch lí, nhà văn đã tạo cho người đọc sự cảm thông sâu sắc với nhân vật.* Cảm nhận về nhân vật Nhĩ:- Tìm về nơi nương tựa là gia đình trong những ngày cuối cùng của cuộc đời, Nhĩ nhận ra sự thờ ơ của mình bấy nay: Lần đầu tiên Nhĩ để ý thấy Liên mặc chiếc áo vá; đến lúc này Nhĩ mới ngắm kĩ đứa con trai; Nhĩ có thể đã đi rất nhiều nơi nhưng lại chưa một lần đặt chân lên bãi bồi bên kia sông… Những chi tiết đó không chỉ khắc sâu sự hờ hững, vô tình đến đáng trách của nhân vật mà còn cho người đọc thấy trong cuộc sống, cần biết mở rộng tầm nhìn song cũng cần sống chậm để cảm nhận những giá trị sống tốt đẹp ở xung quanh để không bỏ lỡ, không phải hối tiếc.- Đón nhận sự chăm sóc của Liên, Nhĩ mới thấm thía nỗi khổ mà vợ mình phải chịu đựng và nhận ra: sự tần tảo, chịu đựng, hi sinh đã khiến Liên trở thành chỗ dựa vững chắc của anh.- Là người có tâm hồn tinh tế, nhạy cảm, Nhĩ đã cảm nhận được rất nhiều điều từ cuộc sống xung quanh; tiếng bước chân của vợ, nét đáng yêu của đám trẻ hàng xóm, vẻ đẹp của những bông hoa bằng lăng cuối mùa, vẻ đẹp của bãi bồi bên kia bờ sông Hồng… để rồi anh khao khát được đặt chân sang bờ bên ấy. Cho dù chỉ là khát vọng vô vọng, song đó cũng là một sự thức tỉnh đáng trận trọng của nhân vật.- Từng có một thời tuổi trẻ bồng bột, nông nổi nên Nhĩ vừa cảm thông vừa lo lắng khi thấy con trai sa vào đám chơi phá cờ thế ven đường để từ đó anh nhận ra một điều: Con người ta trên đường đời khó tránh khỏi những cái vòng vèo, chùng chình trong cuộc sống.* Đánh giá:– Xây dựng nhân vật Nhĩ, tác giả để lại cho người đọc nhiều suy nghĩ:+ Cuộc sống và số phận con người chứa đựng đầy những điều bất thường, những nghịch lí ngẫu nhiên vượt ra ngoài dự định và mong muốn của chúng ta.+ Mỗi con người có thể lựa chọn cho mình những hướng đi khác nhau nhưng ai cũng có một bến quê để hướng về – vì ở đó có tất cả những tình yêu thương, khát khao và sự chia sẻ..- Xây dựng nhân vật Nhĩ, nhà văn đã thể hiện một bút pháp nghệ thuật đặc sắc:+ Nghệ thuật tạo tình huống nghịch lí.+ Nghệ thuật miêu tả tâm lí tinh tế.+ Câu văn giàu hình ảnh và đậm màu sắc triết lí.+ Hình ảnh giàu ý nghĩa biểu tượng.c. Kết bài: – Nhĩ là nhân vật thể hiện rất đậm nét chiều sâu tư tưởng của tác phẩm.- Liên hệ và rút ra bài học cho bản thân

 

 

 

 

 

 

 

0,25

 

0,25

 

 

1

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

2

0,25

0,25

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *