Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 Môn Ngữ Văn (THCS Thành Long)

SỞ GD&ĐT TUYÊN QUANG

PHÒNG GD&ĐT HÀM YÊN

TRƯỜNG THCS THÀNH LONG

 

 ĐỀ THI  TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT

Năm học 2019 – 2020

Môn thi: Ngữ văn

Thời gian làm bài: 120 phút

 

  1. Mục tiêu kiểm tra:
  2. Kiến thức: Qua bài viết nhằm đánh giá học sinh ở những phương diện:

– Biết cách vận dụng những kiến thức và kỹ năng vào bài viết, đủ ba mức độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng.

– Có cảm nhận, suy nghĩ  riêng và biết vận dụng một cách linh hoạt, nhuần nhuyễn các phép lập luận phân tích, giải thích, chứng minh… trong quá trình làm bài.

  1.   Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng nhận diện, cảm nhận, phân tích viết nói chung (Bố cục, diễn đạt, lập luận, chính tả…).
  2. Thái độ: Giáo dục ý thức kỉ luật, tự giác khi làm bài.
  3. Thiết lập ma trận:

 

        Mức độ

Chủ đề

 

Nhận biết

 

Thông hiểu

          Vận dụng  

Tổng

   VD thấp     VD cao
Phần I:

Đọc -hiểu

(Viếng lăng Bác)

– Nhận biết được tác giả và tác phẩm của khổ thơ.

– Từ ngữ xưng hô trong khổ thơ.

   Hiểu về thành phần câu, câu và tác dụng của cách xưng hô trong Tiếng Việt.    Viết được đoạn văn nêu cảm nhận về khổ thơ.    
Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

1,5

1

10%

1,5

1

10%

1

2

20%

  3

4

40%

 

Phần II:

Làm văn

(Những ngôi sao xa xôi)

        Vận dụng kĩ năng nghị luận đã học để trình bày những cảm nhận của mình về vẻ đẹp của nhân vật văn học.  
Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

      1

6

60%

1

6

60%

Tổng số câu

Tổng số điểm

Tỉ lệ %

1,5

1

10%

1,5

1

10%

1

2

20%

1

6

60%

4

10

100%

 

III. Đề bài theo ma trận:

Phần I: Đọc – hiểu (4 điểm)

Đọc khổ thơ sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4:

“Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác

      Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát

Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam

Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng.”

(Ngữ văn 9- Tập 2)

Câu 1: Khổ thơ trên trích trong tác phẩm nào?  Ai là tác giả? (0,5 điểm)

Câu 2: Cho biết phần in đậm trong câu thơ: “Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam” có phải là thành phần biệt lập cảm thán không? Vì sao? (0,5 điểm)

Câu 3: Chỉ ra các từ ngữ được dùng để xưng hô trong khổ thơ và cho biết tác dụng của nó? (1 điểm)

Câu 4: Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 từ) nêu cảm nhận của em về khổ thơ trên. (2 điểm)

Phần II: Làm văn (6 điểm)

Vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật Phương Định trong đoạn trích truyện “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê.

 

…..HẾT…..

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

IV. Hướng dẫn chấm – Thang điểm:

Nội dung Đáp án Điểm
 

 

 

 

 

Phần I: Đọc – hiểu (4 điểm)

Câu 1:

– Khổ thơ trên trích trong tác phẩm “Viếng lăng Bác”

– Tác giả: Viễn Phương

 

0.25

0.25

 

0.25

 

0.25

 

0.5

0,5

 

 

 

 

 

1

 

 

 

1

Câu 2:

– Phần in đậm trong câu thơ: “Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam” không phải là thành phần biệt lập cảm thán.

– Lí do: Đó là câu cảm thán.

Câu 3:

– Từ ngữ dùng để xưng hô trong đoạn thơ: “con”, “Bác”

– Tác dụng: Tạo sắc thái thân mật, gần gũi thể hiện tình cảm thiết tha, găn bó của một người con ở xa đối với Bác.

Câu 4: Đoạn văn cần đảm bảo những yêu cầu sau:

* Hình thức: Đảm bảo cấu trúc đoạn văn, đúng số từ qui định, diễn đạt lưu loát, trong sáng, không sai lỗi chính tả.

* Nội dung:  Làm nổi bật những ý cơ bản sau:

– Tâm trạng bồi hồi, xúc động của nhà thơ đối với Bác: Cách xưng hô: “con”, “Bác” Tạo sắc thái thân mật, gần gũi thể hiện tình cảm thiết tha, găn bó của một người con ở xa đối với Bác.

– Lòng tự hào, tấm lòng thành kính, biết ơn của nhà thơ đối với Bác: Cách dùng từ “thăm”  cùng những hình ảnh thân thương, gần gũi của dân tộc Việt Nam, đất nước Việt Nam.

Phần II: Làm văn (6 điểm) 1. Yêu cầu chung:

– Vận dụng đúng kỹ năng làm bài văn nghị luận về một tác phẩm hoặc đoạn trích vào viết bài.

– Đảm bảo bố cục 3 phần; Diễn đạt mạch lạc, có cảm xúc, không mắc lỗi diễn đạt về từ, câu, chính tả.

2. Yêu cầu cụ thể:

a. Mở bài:

– Giới thiệu khái quát về tác giả và tác phẩm

– Cảm nhận chung về nhân vật Phương Định.

b. Thân bài:

– Hoàn cảnh sống và chiến đấu: Hoàn cảnh gian khổ, thiếu thốn (sống trong hang dưới chân cao điểm trong một vùng trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn…); Công việc nguy hiểm đe dọa tính mạng (rà bom, đếm bom, phá bom…)

– Vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật Phương Định:

+ Lòng yêu nước, tinh thần dũng cảm, có tinh thần trách nhiệm cao với công việc…(Dẫn chứng)

+ Tâm hồn nhạy cảm, trong sáng, giàu ước mơ..(Dẫn chứng)

+ Tình đồng chí, đồng đội luôn gắn bó keo sơn..(Dẫn chứng)

– Đánh giá về nhân vật Phương Định: Với nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật sinh động, chân thực, khắc họa hình tượng nhân vật với thế giới nội tâm phong phú … -> Phương Định là gương mặt tiêu biểu của thế hệ trẻ Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.

c. Kết bài:

– Khẳng định giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm.

– Liên hệ bản thân.

 

 

 

 

 

 

0,5

 

 

1

 

 

1

 

1

1

 

 

1

 

 

 

 

 

0,5

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *