Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 Môn Ngữ Văn (THCS Thái Hòa)

PHÒNG GD&ĐT HÀM YÊN

TRƯỜNG THCS THÁI HÒA

 ĐỀ THI  TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT

Năm học 2019 – 2020

Môn thi: Ngữ văn

    Thời gian làm bài: 120 phút

 

  1. Mục tiêu:
  2. Kiến thức:

– Kiểm tra, đánh giá kiến thức về phần thơ, truyện Việt Nam hiện đại, các biện pháp tu từ và tác dụng ; Nghị luận văn học đã học trong chương trình Ngữ văn 9

  1. Kĩ năng:

– Rèn kĩ năng phân tích, cảm thụ tác phẩm thơ và  truyện Việt Nam hiện đại.

– Xác định các biện pháp tu từ và  tác sụng của nó.

  1. Thái độ:

– Yêu thích môn học. Có ý thức tìm hiểu giá trị  của các tác phẩm thơ và truyện Việt nam hiện đại.

  1. Hình thức kiểm tra:

– Tự luận.

III. Ma trận:

Mức độ

 

Tên chủ đề

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng
Vận dụng Vận dụng cao
Văn học – Nhận biết tên văn bản, tên tác giảm,nhận biết được ngôi kể        
Số câu

Số điểm                    

Tỉ lệ %

Số câu 1,2

Số điểm: 1

10%

      Số câu: 1

Số điểm: 0,5

5%

Tiếng Việt

 

  – Hiểu và nêu được biện pháp tu từ được sử dụng và tác dụng của nó      
Số câu

Số điểm                     

Tỉ lệ %

  Số câu 1

Số điểm: 1

10%

    Số câu 1

Số điểm: 1

10%

Tập làm văn

Bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ về một doạn văn và phân tích một tác phẩm thơ

    Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của bản thân Viết được bài văn nghị luận hoàn chỉnh về phân tích một tác phẩm thơ đảm bảo các yêu cầu về nội dung và hình thức.  
Số câu

Số điểm                      

 Tỉ lệ %

    Số câu 1

Số điểm: 2

20%

Số câu: 1

Số điểm: 6

60%

Số câu: 2

Số điểm: 8

80%

Tổng số câu

Tổng số điểm

Tỉ lệ %

Số câu 1

Số điểm: 1

10%

Số câu 1

Số điểm: 1

10%

Số câu: 2

Số điểm: 8

80%

Số câu: 4

Số điểm: 10

100%

 

PHẦN I: Đọc – hiểu(4,0 điểm)

Đọc đoạn trích  sau và trả lời các câu hỏi :

“Nắng bây giờ bắt đầu len tới, đốt cháy rừng cây. Những cây thông chỉ cao quá đầu, rung tít trong nắng những ngón tay bằng bạc dưới cái nhìn bao che của những cây tử kinh thỉnh thoảng nhô cái đầu màu hoa cà lên trên màu xanh của rừng. Mây bị nắng xua, cuộn tròn lại từng cục, lăn trên các vòm lá ướt sương, rơi xuống đường cái, luồn cả vào gầm xe.”

                                        ( Trích sách giáo khoa Ngữ văn 9, tập một)

Câu 1 (0,5 điểm):  Đoạn văn trên được trích trong văn bản nào? Nêu tên tác giả?

Câu 2 (0,5 điểm):  Đoạn văn trên được kể theo ngôi thứ mấy?

Câu 3 (1điểm): Biện pháp tu từ chủ yếu nào được sử dụng? Tác dụng cuả các biện pháp tu từ đó?

Câu 4 (2 điểm): Viết một đoạn văn (khoảng từ 15 đến 20 dòng) nêu suy nghĩ của em về đoạn văn trên?

Phần II. Làm văn (6 điểm)

“Sang thu” của Hữu Thỉnh không chỉ có hình ảnh đất trời nên thơ mà còn có hình tượng con người trước những biến chuyển của cuộc đời ở thời khắc giao mùa.

Hãy phân tích bài thơ để làm sáng tỏ ý kiến trên.

 

…..HẾT……

 

 

 

  1. Hướng dẫn chấm
  Câu Nội dung Điểm
  1

(0,5 điểm)

– Đoạn văn trên trích trong tác phẩm : Lặng lẽ SaPa

– Tác giả:  Nguyễn Thành Long

 

0, 25

0, 25

 

0,5

  2

(0,5 điểm)

– Đoạn văn được kể theo ngôi thứ ba 0,5

 

0,5

   

 

3

(1 điểm)

– Biện pháp tu từ:

+ Nhân hóa

+ Ẩn dụ

– Tác dụng:

+ Làm nổi bật vẻ đẹp thiên nhiên Sa Pa lặng lẽ, thơ mộng và tràn đầy sức sống.

+ Tạo nên một đoạn văn đậm chất họa và chất thơ, góp phần làm nổi bật  chủ đề của câu chuyện.

 

0,25

0,25

 

0,25

 

0,25

 

  4

(2 điểm)

 

 

1. Về hình thức: Yêu câu viết được đoạn văn khoảng 15 đến 20 dòng diễn dạt lưu loát, văn phong trong sáng, có cảm xúc, không mắc lỗi chính tả, chữ viết đẹp, dùng từ, đặt câu đúng. Đủ bố cục  Mở đoạn , thân đoạn, kết đoạn

2.Về nội dung: HS có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng cần đạt những nội dung sau:

a. Mở đoạn:

– Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm, đoạn trích.

b. Thân đoạn:

Chất thơ bàng bạc toát lên từ khung cảnh thiên nhiên nên thơ:
– Thiên nhiên được nhân hoá trở nên sống động lạ kì: Nắng len tới, chòm thông rung tít với những ngón tay bằng bạc; cây tử kinh với cái nhìn bao che, nhô cái đầu; Mây bị nắng xua,..
– Bức tranh hiện lên với nhiều màu sắc tươi sáng: Màu xanh của những cánh rừng, màu tím của những cây tử kinh, màu trắng của những đám mây và màu vàng tươi của sắc nắng.

c. Kết đoạn:

– Tác giả đã mượn cái nhìn của nghệ thuật hội họa để tô vẽ nên một thiên nhiên bồng bềnh sương khói, lãng đãng mây trời, ngập tràn ánh sáng, lung linh, kì ảo.

 

 

 

 

 

 

 

0,25

 

 

 

 

 

0,75

 

 

 

0,75

 

 

 

0,25

 

 

Phần II

Câu 5

( 6 điểm )

 

 

 

 

 

 

1, Yêu cầu về hình thức:

– Bài làm phải được tổ chức thành bài làm văn hoàn chỉnh.

– Biết vận dụng kĩ năng nghị luận kết hợp với các yếu tố miêu tả và biểu cảm để trình bày những cảm nhận về một bài thơ.

– Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt trôi chảy; hạn chế lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.

2, Yêu cầu về nội dung:

– Trên cơ sở những kiến thức đã học về kiểu văn nghị luận về bài thơ (hoặc đoạn thơ) và những hiểu biết về tác phẩm Sang thu của Hữu Thỉnh, học sinh trình bày những cảm nhận của học sinh về bài thơ.

– Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đáp ứng những ý cơ bản sau.

a. Mở bài:

– Giới thiệu tác giả Hữu Thỉnh và bài thơ Sang thu.

– Dẫn ý kiến.

 b. Thân bài:  Nêu nhận xét làm sáng tỏ ý kiến.

– Cảm nhận về sự biến chuyển của đất trời lúc sang thu:

+ Sự cảm nhận qua nhiều giác quan, nhận ra những dấu hiệu của thu đến từ mơ hồ đến rõ nét: ban đầu là hương ổi, gió se rồi đến sương đầu ngõ, xa hơn là dòng sông, cánh chim, làn mây.

+ Cảnh vật mang nét đặc trưng của lúc giao mùa qua hoạt động tính chất: gió se, sông dềnh dàng, chim vội vã, sương chùng chình – Tập trung phân tích hình ảnh đặc sắc “ Có đám mây mùa hạ/ Vắt nửa mình sang thu”.

+ Sự tinh tế không chỉ thể hiện ở những từ ngữ diễn tả trạng thái sự vật mà còn ở cảm nhận bâng khuâng, xao xuyến của con người : bỗng, hình như thu đã về…

– Cảm nhận tinh tế của nhà thơ về thời tiết lúc giao mùa :

+ Những hiện tượng thời tiết mùa hè vẫn còn : nắng, mưa, sấm nhưng đã đổi thay theo bước đi của mùa hè. Điều đó được diễn tả qua những từ ngữ : vẫn, còn, bao nhiêu, vơi dần, bớt…

+ Hình ảnh hàng cây “đứng tuổi ” nét hạ qua  thu tới. Học sinh phân tích hình ảnh đó.

c. Kết bài:

– Khung cảnh thiên nhiên vào thời giao mùa hạ – thu đẹp như một bức tranh làm xao động lòng người.

– Nêu nhận định, đánh giá chung của mình về bài thơ.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

0,25

0,25

 

 

1

 

 

1

 

 

1

 

 

 

1

 

 

1

 

0,25

 

0,25

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *