Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 Môn Ngữ Văn (THCS Yên Lâm)

PHÒNG GD&ĐT HÀM YÊN

TRƯỜNG THCS YÊN LÂM

ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT

NĂM HỌC 2019 – 2020

Môn thi: Ngữ văn

Thời gian: 120 phút (Không kể thời gian giao nhận đề)

 

 

  1. A. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA :

 

Nội dung

 

 

Mức độ cần đạt Tổng số

 

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao  
I. Đọc hiểu – Ngữ liệu: văn bản văn học.

– Tiêu chí lựa chọnngữ liệu:  văn bản có độ dài khoảng 150 chữ.

– Nhận diện được các dấu hiệu, hình thức, nội dung văn bản bằng những kiến thức về nhân vật, hoàn cảnh giao tiếp. – Hiểu được ý nghĩa của từ ngữ, câu xuất hiện trong văn bản.

 

 

– Viết một đoạn văn nghị luận xã hội    
Số câu

Số điểm

Tỷ lệ %

  2

1,5

15%

1

0,5

5%

1

2

20%

  4

4

40%

 

II. Tạo lập văn bản

         

Viết một bài văn Nghị luận văn học

 
Số câu

Số điểm

Tỷ lệ %

        1

6

60%

1

6

60%

Tổng số câu

Tổng số điểm

Tỷ lệ %

  2

 

1,5

 

15%

1

 

0,5

 

5%

1

 

2

 

20%

1

 

6

 

60%

5

 

10

 

100%

 

  1. ĐỀ BÀI (CÂU HỎI THEO MA TRẬN):

PHẦN I:  ĐỌC HIỂU (4 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

Chuyện kể, một danh tướng có lần đi ngang qua trường học cũ của mình, liền ghé vào thăm. Ông gặp lại người thầy từng dạy mình hồi nhỏ và kính cẩn thưa:

– Thưa thầy, thầy còn nhớ con không? Con là…

  Người thầy giáo già hoảng hốt:                  

– Thưa ngài, ngài là…

– Thưa thầy, với thầy, con vẫn là đứa học trò cũ. Con có được những thành công hôm nay là nhờ sự giáo dục của thầy ngày nào…

(Trích: Ngữ văn 9, tập một, trang 40)

Câu 1: (1 điểm) Câu chuyện trên có mấy nhân vật? Các nhân vật đó gặp nhau trong hoàn cảnh nào?

Câu 2: (0,5 điểm)  Xét theo mục đích nói, câu: “- Thưa thầy, thầy còn nhớ con không?” thuộc kiểu câu nào?

Câu 3: (0,5 điểm) Em hiểu như thế nào về câu nói cuối cùng trong văn bản: “Con có được những thành công hôm nay là nhờ sự giáo dục của thầy ngày nào…”?

Câu 4: (2,0 điểm) Từ câu chuyện ở phần đọc hiểu trên, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 từ)  về những biểu hiện của tình thầy trò trong nhà trường hiện nay.

PHẦN II: TẬP LÀM VĂN  (6 điểm)

Suy nghĩ về hình ảnh người lính trong bài thơ Đồng chí của Chính Hữu.

…HẾT…

 

 

  1. HƯỚNG DẪN CHẤM:
Câu Yêu cầu cần đạt Điểm
 

 

 

 

I. Đọc – hiểu

( 3 điểm)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Câu 1.

– Trong câu chuyện có 2 nhân vật: Người thầy giáo già và vị danh tướng.

– Hoàn cảnh gặp gỡ: Vị danh tướng có lần đi ngang qua trường học cũ của mình, liền ghé vào thăm và ông đã gặp lại người thầy từng dạy mình hồi nhỏ.

1

0,5

 

0,5

Câu 2.  Xét theo mục đích nói: câu: “- Thưa thầy, thầy còn nhớ con không?” thuộc kiểu câu nghi vấn. 0,5

 

Câu 3.  Câu nói có ý nghĩa: Vị danh tướng hiểu được sự thành công vẻ vang của mình ngày hôm nay, chính là nhờ công lao dạy dỗ, giáo dục của người thầy. 0,5

 

Câu 4. Viết đoạn văn.

a. Đảm bảo thể thức của đoạn văn.

b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Tình thầy trò trong xã hội hiện nay.

c. Nội dung nghị luận:

HS có thể trình bày theo nhiều cách, dưới đây là một số gợi ý về nội dung:

– Từ xưa đến nay tình thầy trò luôn là một tình cảm thiêng liêng, góp  phần tạo  nên đạo lí làm người.

– Những biểu hiện về tình thầy trò trong nhà trường hiện nay:

+ Tình thầy đối với trò.

+ Tình trò đối với thầy.

(Kết hợp lấy dẫn chứng ngắn gọn)

– Phê phán những biểu hiện trái ngược với đạo làm thầy, nghĩa làm trò.

d. Sáng tạo: Có quan điểm riêng, suy nghĩ mới mẻ, phù hợp với chuẩn mực về đạo đức, văn hóa, pháp luật.

e. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo các quy tắc về chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.

2

0,25

0,25

 

1,0

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

0,25

 

0,25

 

 

II.Tập làm văn (6 điểm)

I. Yêu cầu về kỹ năng:

Biết viết bài văn nghị luận về 1 tác phẩm văn học hoàn chỉnh, Hệ thống luận điểm, luận cứ rõ ràng, hợp lý; Kết hợp hài hòa giữa lý lẽ và dẫn chứng; không mắc lỗi chính tả, diễn đạt.

II. Yêu cầu về kiến thức:

Vận dụng kĩ năng lập luận vào bài viết để làm nổi bật chân dung người lính trong cuộc kháng chiến chống Pháp qua bài thơ Đồng chí với những ý cơ bản sau :

1. Mở bài:

Giới thiệu “Đồng chí” là sáng tác của nhà thơ Chính Hữu viết vào năm 1948, thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. Chân dung người lính hiện lên chân thực, giản dị với tình đồng chí nồng hậu, sưởi ấm trái tim người lính trên những chặng đường hành quân.

2. Thân bài

Phân tích những đặc điểm của người lính :

* Những người nông dân áo vải vào chiến trường: Cuộc trò chuyện giữa anh – tôi, hai người chiến sĩ về nguồn gốc xuất thân rất gần gũi chân thực. Họ ra đi từ những vùng quê nghèo khó, nước mặn đồng chua”. Đó chính là cơ sở chung giai cấp của những người lính cách mạng. Chính điều đó cùng mục đích, lí tưởng chung đã khiến họ từ mọi phương trời xa lạ tập hợp lại trong hàng ngũ quân đội cách mạng và trở nên thân quen với nhau. Lời thơ mộc mạc chân chất như chính tâm hồn tự nhiên của họ.

* Tình đồng chí cao đẹp của những người lính:

– Tình đồng chí được nảy sinh từ sự chung nhiệm vụ, sát cánh bên nhau chiến đấu : “Súng bên súng đầu sát bên đầu”.

– Tình đồng chí đồng đội nảy nở và thành bền chặt trong sự chan hoà, chia sẻ mọi gian lao cũng như niềm vui, đó là mối tình tri kỉ của những người bạn chí cốt mà tác giả đã biểu hiện bằng một hình ảnh thật cụ thể, giản dị mà hết sức gợi cảm: “Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ”.

Hai tiếng Đồng chí vang lên tạo thành một dòng thơ đặc biệt, đó là một lời khẳng định, là thành quả, cội nguồn và sự hình thành của tình đồng chí keo sơn giữa những người đồng đội.
Tình đồng chí giúp người lính vượt qua mọi khó khăn gian khổ:

+ Giúp họ chia sẻ, cảm thông sâu xa những tâm tư, nỗi lòng của nhau: Ruộng nương anh gửi bạn thân cày”… “Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính”.

+ Cùng chia sẻ những gian lao thiếu thốn của cuộc đời người lính: “Áo anh rách vai”chân không giày. Cùng chia sẻ những cơn “Sốt run người vầng trán ướt mồ hôi”.

+ Hình ảnh : “Thương nhau tay nắm lấy bàn tay” là một hình ảnh sâu sắc nói được tình cảm gắn bó sâu nặng của những người lính.

* Ý thức quyết tâm chiến đấu và vẻ đẹp tâm hồn của những người chiến sỹ

– Trong lời tâm sự của họ đã đầy sự quyết tâm: “Gian nhà không mặc kệ gió lung lay”. Họ ra đi vì nhiệm vụ cao cả thiêng liêng: Đánh đuổi kẻ thù chung bảo vệ tự do cho dân tộc, chính vì vậy họ gửi lại quê hương tất cả. Từ mặc kệ nói được điều đó rất nhiều.

– Trong bức tranh cuối bài nổi lên trên nền cảnh rừng giá rét là ba hình ảnh gắn kết nhau: người lính, khẩu súng, vầng trăng. Trong cảnh rừng hoang sương muối, những người lính đứng bên nhau phục kích chờ giặc. Sức mạnh của tình đồng đội đã giúp họ vượt qua tất cả những khắc nghiệt của thời tiết và mọi gian khổ, thiếu thốn. Tình đồng chí đã sưởi ấm lòng họ giữa cảnh rừng hoang. Bên cạnh người lính có thêm một người bạn: vầng trăng. Hình ảnh kết thúc bài gợi nhiều liên tưởng phong phú, là một biểu hiện về vẻ đẹp tâm hồn kết hợp chất hiện thực và cảm hứng lãng mạn.

3. Kết bài:

Cảm nhận của mình về giá trị nội dung và đặc sắc nghệ thuật của bài thơ. Bài thơ là một trong những thành công sớm nhất của thơ ca viết về bộ đội, đặc biệt là việc khai thác vẻ đẹp của người lính trong cái bình dị, bình thường, chân thật.

 

 

 

 

 

 

1

 

 

 

 

 

 

 

1

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *