Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 Môn Ngữ Văn(TH&THCS Thái Thủy)

Phòng GDĐT Hàm Yên

Trường TH&THCS Thái Thủy

ĐỀ THÌ VÀO 10 THPT

NĂM HỌC 2019-2020

MÔN: NGỮ VĂN

Thời gian: 120 phút

 

  1. Mục tiêu kiểm tra:
  2. Kiến thức: Qua bài viết nhằm đánh giá học sinh ở những phương diện:

– Biết cách vận dụng những kiến thức và kỹ năng vào bài viết, đủ ba mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng.

– Có cảm nhận, suy nghĩ  riêng và biết vận dụng một cách linh hoạt, nhuần nhuyễn các phép lập luận phân tích, giải thích, chứng minh… trong quá trình làm bài.

  1. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng nhận diện, cảm nhận, phân tích … (Bố cục, diễn đạt, lập luận, chính tả…)
  2. Thái độ: Giáo dục ý thức kỉ luật, tự giác khi làm bài.
  3. Thiết lập ma trận:
Mức độ

 

Chủ đề

 Nhận biết Thông hiểu               Vận dụng    Cộng
 Cấp độ thấp Cấp độ cao
Đọc -hiểu văn bản Nhớ được tên tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh ra đời. Xác định được biện pháp tu từ trong khổ thơ.  Viết được đoạn văn trình bày cảm nhận    
Số câu           Số điểm          Tỷ lệ % Số câu 1       Số điểm1      Tỷ lệ 10% Số câu 1       Số điểm 0,5  Tỷ lệ 5% Số câu 1    Số điểm 2,5   Tỷ lệ25 %   Số câu: 3     Số điểm: 4   Tỷ lệ 40%
Làm văn

Văn nghị luận

 

      Vận dụng kiến thức đã học để viết bài văn nghị luận.  

 

Số câu           Số điểm         Tỷ lệ %       Số câu: 1            Số điểm:6            Tỷ lệ 60%  Số câu: 1     Số điểm: 6   Tỷ lệ 60%
Tổng số câu  Tổng số điểm  Tỷ lệ % Số câu 1       Số điểm1       Tỷ lệ 10% Số câu 1       Số điểm 0,5  Tỷ lệ 5% Số câu 1    Số điểm 2,5    Tỷ lệ25 %   Số câu: 1          Số điểm:6           Tỷ lệ 60%  Số câu: 4     Số điểm: 10 Tỷ lệ 100%

 

III. Đề bài theo ma trận:

Phần I: Đọc – hiểu (4 điểm)

Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:

“Mặt trời xuống biển như  hòn lửa

Sóng đã cài then đêm sập cửa

Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi

Câu hát căng buồm với gió khơi”

                                                                  (Trích: Ngữ văn 9 – tập 1)

Câu 1 (1 điểm): Khổ thơ trên được trích từ bài thơ nào? Tác giả  là ai? Nêu hoàn cảnh ra đời của bài thơ.

Câu 2: (0,5điểm): Chỉ ra các biện pháp nghệ thuật trong khổ thơ.                       Câu 3: (2,5 điểm):  Từ khổ thơ cùng với hiểu biết của mình, em hãy viết 1 đoạn văn (khoảng 200 từ)  trình bày suy nghĩ của mình về hình ảnh biển đảo quê hương.

Phần 2: Làm văn (6 điểm)                                                                                                                                   “ Tinh thần nhân đạo trong văn học trước hết là tình yêu thương con người. ”

(Đặng Thai Mai – “Trên đường học tập và nghiên cứu” – NXB Văn học 1969 ).

Chứng minh điều đó qua tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” (SGK, Ngữ văn 9, tập I) của Nguyễn Dữ.

IV. Hướng dẫn chấm – Thang điểm:

 

Nội dung Đáp án Điểm
Phần I:

Đọc – hiểu

Câu 1:

– Khổ thơ trích trong bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận.

– Hoàn cảnh ra đời: Bài thơ được viết vào năm 1958, khi đất nước đã kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, miền Bắc được hoàn toàn giải phóng và đi vào xây dựng  cuộc sống mới. Không khí hào hứng, phấn chấn, tin tưởng bao trùm trong đời sống  xã hội và ở khắp nơi dấy lên phong trào phát triển sản xuất xây dựng đất nước. Chuyến thâm nhập thực tế ở vùng mở Quảng Ninh vào nửa cuối năm 1958 đã giúp nhà thơ Huy Cận thấy rõ và sống trong không khí lao động ấy của nhân dân ta, góp phần quan trọng mở ra một chặng đường mới trong thơ Huy Cận.

 

0,5

0,5

Câu 2:

– Hình ảnh so sánh: Mặt trời như  hòn lửa

–  Hình ảnh ẩn dụ, nhân hoá: Sóng  cài then, đêm sập cửa

-> Bức tranh biển lúc hoàng hôn choáng ngợp kì vĩ.

 

0,25

0,25

Câu 3:

1. Yêu cầu về kĩ năng hình thức: Đoạn văn khoảng 200 từ, diễn đạt lưu loát văn phong trong sáng có cảm xúc không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu đúng.                                                       2. Yêu cầu về nội dung:        

a)   Nội dung ý thơ:

–     Bằng cảm xúc chân thành và sâu sắc, tác giả khái quát hai hình ảnh: Cảnh hoàng hôn trên biển được miêu tả bằng một hình tượng độc đáo; Khi thiên nhiên bước vào trạng thái nghỉ ngơi thì con người bắt đầu làm việc.

– Suy tư và tự hào, đó là nội dung chính của khổ thơ qua hình ảnh khái quát mà gần gũi thân thương.

b)  Xác định trách nhiệm bản thân:

–     Biển đảo là một phần cơ thể của Mẹ – Tổ quốc, không thể tách rời. Ta liên tưởng đến câu chuyện Lạc Long Quân mang năm mươi người con lên rừng, mẹ Âu Cơ mang năm mươi người con xuống biển để khai phá, sinh cơ lập nghiệp và trao lại cho chúng ta ngày nay.

–     Câu chuyện về Đất Nước – Biển Trời có trong huyền thoại, trong ca dao cổ tích và hiển hiện trong lịch sử, trong tâm thức mỗi người dân đất Việt.

–     Hiện nay tình hình biển Đông đang diễn biến phức tạp. Là thanh niên thế hệ Hồ Chí Minh, bản thân ý thức được trách nhiệm đối với Tổ quốc khi Tổ quốc cần. Bản thân cảm nhận sâu sắc lời một bài hát “Tôi lắng nghe Tổ quốc gọi tên mình ’’.Trước mắt là ra sức học tập và rèn luyện thật tốt.

 

 

 

0,5

 

 

 

0,5

 

 

 

 

 

 

1,5

Phần II: Làm văn * Về hình thức :

-Viết đúng thể thức của một bài văn nghị luận văn học.

– Bố cục ba phần hợp lí, logic

– Diễn đạt lưu loát; luận điểm rõ ràng, lập luận thuyết phục

* Về nội dung:

Mở bài: Giới thiệu ý kiến nhận xét của nhà nghiên cứu phê bình Đặng Thai Mai và giá trị nhân đạo trong tác phẩm “ Chuyện người con gái Nam Xương” của tác giả Nguyễn Dữ.

Thân bài: Lập luận chứng minh làm sáng tỏ luận điểm:

Tinh thần nhân đạo trong văn học trước hết là tình yêu thương con người thể hiện qua tác phẩm “ Chuyện người con gái Nam Xương” ( Nguyễn Dữ)

* Thái độ trân trọng, ngợi ca, đề cao vẻ đẹp của người phụ nữ qua hình tượng nhân vật Vũ Nương:

– Vũ Nương là người phụ nữ bình dân có đầy đủ vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam: công, dung, ngôn, hạnh. Xét về phương diện nào cũng đẹp:

+ Là một người vợ dịu dàng, đằm thắm, giàu tình yêu thương chồng và thuỷ chung nhất mực.( dẫn chứng)

+ Đối với mẹ chồng: nàng hết lòng phụng dưỡng, là người con hiếu thảo. (dẫn chứng)

+ Là người mẹ yêu thương con…

-> Vũ Nương là người phụ nữ đảm đang, trọng danh dự và nhân phẩm, tình nghĩa ( dẫn chứng)

* Cảm thông đau xót, thương cảm cho nỗi đau của người phụ nữ qua việc nhà văn đã thể hiện nỗi đau đớn của nhân vật sâu sắc.

– Vũ Nương có đầy đủ phẩm chất đáng quý và lòng tha thiết hạnh phúc gia đình, hết lòng vun đắp hạnh phúc gia đình nhưng lại phải chịu nỗi bất hạnh: bị xúc phạm nặng nề, bị dập vùi tàn nhẫn (dẫn chứng)

* Thái độ lên án những thế lực đen tối chà đạp lên khát vọng chính đáng của con người.

– Chiến tranh phong kiến phi nghĩa.

– Những tư tưởng lạc hậu của xã hội phong kiến suy tàn trọng nam khinh nữ, đạo tòng phu,…( dẫn chứng)

* Khát vọng, ước mơ về một cuộc sống công bằng, quyền được hưởng hạnh phúc gia đình của con người đặc biệt là người phụ nữ .

*Bài học nhân sinh sâu sắc: Giữ gìn, bảo vệ hạnh phúc gia đình

Kết bài:

– Khẳng định vấn đề nghị luận và giá trị của tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương”của Nguyễn Dữ và
– Liên hệ mở rộng: Tình cảm trân trọng, yêu thương trân thành trong gia đình và xã hội.

 

 

 

 

 

 

 

0,5

 

 

 

 

 

 

1,5

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1,5

 

 

 

 

 

1

 

 

 

 

 

 

1

 

 

0,5

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *