Đề thi theo ma trận mới bài Cuối thu của Hàn Mặc Tử

ĐỀ VỀ THƠ LỚP 10

(Giới hạn: Thơ Đường luật, thơ mới)

ĐỌC – HIỂU (6,0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu: (Tự luận)

Cuối thu

Lụa trời ai dệt với ai căng,

Ai thả chim bay đến Quảng Hàn,

Và ai gánh máu đi trên tuyết,

Mảnh áo da cừu ngắm nở nang.

 

Mây vẽ hằng hà sa số lệ,

Là nguồn ly biệt giữa cô đơn.

Sao không tô điểm nên sương khói,

Trong cõi lòng tôi buổi chập chờn.

 

Đây bãi cô liêu lạnh hững hờ,

Với buồn phơn phớt, vắng trơ vơ.

Cây gì mảnh khảnh run cầm cập,

Điềm báo thu vàng gầy xác xơ.

 

Thu héo nấc thành những tiếng khô.

Một vì sao lạ mọc phương mô?

Người thơ chưa thấy ra đời nhỉ?

Trinh bạch ai chôn tận đáy mồ?

( Hàn Mặc Tử – Trích trong Mật đắng)

Nguồn: Quách Tấn, Thơ Hàn Mặc Tử, NXB Đông Phương, 1942

*Mật đắng là tập thơ mà tác  giả viết tặng Chế Lan Viên

* Quảng Hàn: hàm ý lạnh lẽo, tượng trưng cho cung trăng.

Trả lời các câu hỏi sau:

Câu 1(0.5điểm): Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào?

Câu 2(0.5điểm): Chỉ ra cách gieo vần trong những khổ thơ trên

Câu 3(0.5điểm): Ý nghĩa nhan đề bài thơ “ Cuối thu”

Câu 4(0.5điểm): Bức tranh mùa  thu qua ngòi bút của tác giả hiện lên như thế nào?

Câu 5(0.5điểm): Bài “Cuối thu” rút từ tập thơ nào của Hàn Mặc Tử?

Câu 6 (1.0điểm): Liệt kê những câu hỏi tu từ trong khổ thơ sau và nêu tác dụng?

Lụa trời ai dệt với ai căng,

      Ai thả chim bay đến Quảng Hàn,

Và ai gánh máu đi trên tuyết,

   Mảnh áo da cừu ngắm nở nang.

Câu 7 (1.0 điểm):Sự tương phản trong câu thơ: “Và ai gánh máu đi trên tuyết,”gợi lên điều gì ?

Câu 8 (1.5 điểm): Anh/chị hãy viết đoạn văn  khoảng 5 – 7 dòng trình bày cảm nhận về mùa thu trong bài thơ trên?

LÀM VĂN (4,0 điểm)

Anh/chị hãy viết bài văn (khoảng 500 chữ) giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của văn bản trên.

Hướng dẫn chi tiết

ĐỌC – HIỂU

Câu 1: Bài thơ được viết theo thể thơ 7 chữ.

Câu 2: Khổ 1: 1-3-4

Khổ 2:2-4

Khổ 3:1-3-4

Khổ 4:1-3-4

Câu 3: Nhan đề bài thơ gợi ra những liên tưởng về những ngày cuối thu cô liêu, lạnh lẽo, u ám , cô đơn. Cảm xúc về thiên nhiên và con người những ngày cuối thu từ những thứ trong sáng thuần khiết nhất đến những gì quái dị , u ám và buồn nhất.Qua đó thấy được cách viết của Hàn Mặc Tử và tài năng của ông.

Câu 4: Bức tranh mùa  thu qua ngòi bút của tác giả hiện lên: Thanh bình, vắng lặng, lạnh lẽo, cô đơn.

Câu 5:  Bài “Cuối thu” rút từ tập thơ “Mật đắng” của Hàn Mặc Tử.

Câu 6: Những câu hỏi tu từ là:

 Lụa trời ai dệt với ai căng,

Ai thả chim bay đến Quảng Hàn,

Và ai gánh máu đi trên tuyết,

Tác dụng : Câu hỏi tu từ đầy tính nghệ thuật . Những câu hỏi tu từ cho thấy sự tò mò của tác giả với thiên nhiên cuối thu.

Câu 7: Trong câu thơ : “Và ai gánh máu đi trên tuyết,” là hình ảnh đối lập máu màu đỏ đối lập với màu trắng tinh khôi của tuyết . Máu đặt trong sự tương phản, đối lập với tuyết, màu đỏ nổi bật trên nền màu trắng tinh khôi.

Câu 8: Mùa thu là một trong bốn mùa trong năm, mùa được coi là không khí cô đơn, buồn hiu quạnh đến rợn ngợp của không gian cuối thu. Nào là bãi cô liêu không bóng người lạnh lẽo đến tê tái, nào là cây cối trơ trụi, mảnh khảnh run cầm cầm trước cái gió lạnh của mùa thu. Phép ẩn dụ chuyển đổi cảm giác qua cụm từ “thu vàng gầy xác xơ” càng tô đậm thêm  mùa thu tàn tạ, héo hon trong tâm hồn thi sĩ.Cuối thu được cảm nhận bằng một trái tim đa sầu, đa cảm luôn có những dự cảm về chết chóc, chia lìa. Vì thế bức tranh phong cảnh thu đã nhuốm màu tâm trạng của con người. Qua tác phẩm chúng ta hiểu thêm về hồn thơ của thi sĩ Hàn Mặc Tử: con người luôn đấu tranh giằng xé để sống trọn vẹn với đam mê nghệ thuật của mình.

LÀM VĂN (Đảm bảo các luận điểm cơ bản dưới đây)

Mở bài: Giới thiệu ngắn gọn về tác giả, tác phẩm.

+ HMT là gương mặt xuất sắc/tiêu biểu của phong  trào thơ mới và văn học VN hiện đại

+ Thơ của thi sĩ giàu hình ảnh, cảm xúc; từ ngữ giản dị nhưng mang tính biểu cảm cao

+  Tác phẩm Cuối thu được in trong tập Mật đắng.

+ Đây Là bài thơ hay nhất, tiêu biểu cho phong cách thơ của thi sĩ HMT.

Thân bài: Phân tích, đánh giá những nét đặc sắc, độc đáo của bài thơ:

2.1. Phân tích, đánh giá mạch ý tưởng, cảm xúc của nhân vật trữ tình:

(Chủ đề, mạch cảm xúc, hình ảnh, điểm nhìn…)

Mạch cảm xúc bài thơ được triển khai thông qua hệ thống hình ảnh. Có thể thấy, nhân vật trữ tình vừa hòa mình với thiên nhiên, trân trọng, nâng niu những vẻ đẹp bình dị của cuộc sống, vừa có những phút giây thoát li khỏi thực tại để trắc ẩn, ưu tư. Vì thế, giọng điệu bài thơ cũng được biến chuyển liên tục để phù hợp với tâm trạng của nhân vật trữ tình. Khi thì tha thiết, say sưa khi thì bị ngưng lại, tạo sự lắng đọng trong cảm xúc.

Cảm xúc về thiên nhiên và con người những ngày cuối thu từ những thứ trong sáng thuần khiết nhất đến những gì quái dị , u ám và buồn nhất

Vói lời thơ nhẹ nhàng, tình tứ nhưng cũng đầy bí ẩn, thêm chút kinh dị, bài thơ đã mang lại cho người đọc sự tò mò và những cảm xúc khác nhau khi đọc bài thơ.

– Khung cảnh mùa thu được nhà thơ miêu tả thông qua hai hình tượng chính là hình tượng bầu trời và thiên nhiên.

2.2.  Phân tích đánh giá những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm và tác dụng của những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật trong việc thể hiện chủ đề của tác phẩm

Khổ 1: Khổ thơ thứ 1 Câu thơ mở đầu bài thơ là câu thơ rất thú vị với câu hỏi tu từ đầy tính nghệ thuật. Bầu trời cuối thu trong xanh và cao rộng, trời mịn không một gợn mây được tác giả ví như tấm lụa được ai dệt và kéo căng. Liên tiếp ba câu thơ đầu sử dụng câu hỏi tu từ đã cho thấy sự tò mò của tác giả với thiên nhiên cuối thu. Quảng Hàn tượng trưng cho cung trăng. Nếu cuối thu, đàn chim sẽ phải bay về phương Nam tránh rét nhưng đây nó lại bay về Quảng Hàn lạnh lẽo như chính cài tên của nó. Điều đó không phải ngẫu nhiên mà nó chính là dụng ý của tác giả về việc phá vỡ mọi rào cản, trái với quy luật của tự nhiên. Hình ảnh quỷ dị, ma quái đã gắn liền với nhiều câu thơ trong thơ Hàn Mặc Tử. Câu thơ “Và ai gánh máu đi trên tuyết” đã cho thấy sự kinh dị đó với hai hình ảnh đối lập tuyết vào máu. Thường khi nhắc đến tuyết, người ta sẽ nghĩ đến ngay sự trong trắng tinh khiết và máu thì ngược lại. Hình ảnh “ai” gánh máu đi trên tuyết đã cho thấy sự đau khổ cả trong tinh thần và thể xác của người đó.

Khổ 2: Khổ thơ thứ 2 bằng cách diễn tả mây vẽ hằng hà, Hàn Mặc Tử đưa ra một hình ảnh mơ hồ, tượng trưng cho những dấu vết của thời gian và sự xa cách. Những vệt sa số lệ của mây biểu hiện sự chia ly và cô đơn tạo nên một cảm giác tương phản và đau đớn. Tác giả đặt câu hỏi : “Sao không tô điểm nên sương khói” để tạo ra một sự trầm tư và thất vọng. Sương khói được coi là biểu tượng của sự mờ mịt, không rõ rang và thất thường. Ông cho rằng tại sao không có những điểm nhấn, những điều đẹp đẽ để phần nào xoa dịu nỗi buồn và sự chập chờn trong tâm hồn mình. Với những từ ngữ đơn giản và tinh tế Hàn Mặc Tử tạo ra một khung cảnh tâm trạng và cảm xúc sâu sắc. Khổ thơ này thể hiện sự đau đớn và nỗi lưu luyeenscungx như những khát khao tìm kiếm ý nghĩa và sự bình yên trong cuộc sống.

Khổ 3 Cảm giác cô đơn lạnh lẽo từ khổ thơ hai lan tỏa và bao trùm sang toàn bộ khổ thơ thứ ba. Hàng loạt các từ ngữ lạnh, hững hờ, buồn, trơ vơ, mảnh khảnh, run cầm cập, gầy, xác xơ, héo, nấc, khô… xuất hiện đã làm nổi bật lên nỗi buồn cô đơn đó. Sự lạnh lùng, hững hờ, xơ xác của thiên nhiên đã bao trùm lên tâm trạng và cảm xúc của tác giả. Điềm báo về những cành cây mảnh khảnh, run cầm cập hay xơ xác của thiên nhiên cây cối cũng như điềm báo về chính con người về cái chết cận kề.

.

Khổ 4: Thu héo được tác giả dùng để miêu tả những hình ảnh thu cuối với những tiếng khô, không chỉ là của lá mà còn là trong lòng tác giả đã khô héo. Giữa những nỗi đau ấy, tư mọc xuất hiện như một điểm sáng. Một vì sao mọc trên trời là dấu hiệu của một người vừa qua đời cũng có thể là một vị thần giáng thế theo quan niệm của Hy Lạp. Khổ thơ trước nói về cái chết, khổ thơ này cũng vậy. Cái chết có thể là sự kết thúc cho cuộc đời cũng có thể là sự mở đầu cho cuộc đời mới. Vì sao mọc có thể là sự tái sinh cho người thơ. Tuy nhiên người đó chưa thấy xuất hiện và sự trinh bạch vẫn bị giam giữ dưới đáy mồ sâu trong lòng đất.

* Phân tích, đánh giá nét hấp dẫn riêng của bài thơ so với những sáng tác khác cùng đề tài, chủ đề, thể loại

Đề tài mùa thu là đề tài quen thuộc của thi nhân nhưng nếu mùa thu  trong thơ lưu Trọng Lư là hình ảnh “con nai vàng ; lá vàng” thơ ngây, man mác buồn thì” Cuối thu” của Hàn Mặc Tử lại là  những ngày cuối thu từ những thứ trong sáng, thuần khiết nhất đến những gì quái dị, u ám và buồn nhất. Cả Lưu Trọng Lư và Hàn Mặc Tử đều sử dụng hình ảnh thơ gắn liền với các hình ảnh vùng quê mùa thu. Nhưng điều làm nên dấu ấn của “Cuối thu” chính là cách sử dụng ngôn từ giàu sức gợi, khắc họa nên mùa thu ở trạng thái mùa thu tàn tạ, héo hon trong tâm hồn thi sĩ.

Kết bài: Khẳng định giá trị tư tưởng và giá trị thẩm mĩ của bài thơ.

Nhà bác học Lê Quý Đôn đã từng khẳng định rằng “Thơ khởi phát từ trong lòng người ta”. Quả thực không có những cảm xúc, những tâm sự sâu kín nén chặt, chất chứa trong lòng sẽ chẳng bao giờ có thơ. Qua bài thơ “Cuối” ta không chỉ ngưỡng mộ tài năng của nhà thơ  HMT mà còn nghe được tiếng lòng, tiếng yêu cuộc sống, tiếng yêu quê hương, dân tộc của thi nhân. HMT  xứng đáng là cây bút tài hoa, tiêu biểu của nền văn học VN hiện đại

BÀI VIẾT THAM KHẢO

BÀI LÀM

Phong trào Thơ mới như làn gió mát thổi qua , nó mang một luồng sinh khí mới đến với nền văn học Việt Nam. Từ một hồn thơ ão não,”sầu vạn cổ” của Huy Cận “Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp” đến với người thi sĩ của làng quê-Nguyễn Bính ta cảm nhận được những rung động nhẹ nhàng,mềm mại về tình yêu “Nắng mưa là chuyện của giời/Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng”. Hay Xuân Diệu-ông hoàng thơ tình sống cuồng nhiệt,vội vàng với tình yêu,với tuổi trẻ “Hỡi xuân nồng ta muốn cắn vào người”.Và đặc biệt nhất của phong trào Thơ mới phải nhắc đến Hàn Mạc Tử-hồn thơ điên cuồng,ám ảnh và điên loạn với tình yêu: “Làm sao giết được người trong mộng/Để trả thù duyên kiếp phũ phàng”.Tiêu biểu cho phong cách sáng tác “thơ loạn” ấy ta phải nhắc đến bài thơ “Cuối thu” của Hàn, tác phẩm được in trong tập “Mật đắng”.

Nói về hồn thơ độc đáo của Hàn Mặc Tử ,nhà phê bình văn học Hoài Thanh nhận định rằng : “…Một hồn thơ rào rạt và lạ lùng…Vườn thơ Hàn rộng không bờ bến càng đi xa càng ớn lạnh”.Đọc thơ của Hàn Mặc Tử, có những lúc ta cảm thấy xao xuyến đến kinh ngạc với cách diễn đạt đậm chất phường Đông,vừa nhẹ nhàng và tinh tế.Thơ ông không bắt buộc người đọc phải chia sẻ cảm nhận của ông,mà chỉ sử dụng từ ngữ như một công cụ kĩ thuật để mở ra những khía cạnh tư tưởng độc đáo,gợi lên nhưng cảm xúc riêng tư trong lòng mỗi người.Mạch cảm xúc của bài thơ được triển khai thông qua hệ thống hình ảnh.Có thể thấy,nhân vật trữ tình vừa hòa mình với thiên nhiên,trân trọng,nâng niu những phút giây thoát li khỏi thực tại để trắc ẩn,ưu tư.Chính những điều đó,giọng điệu bài thơ không bị bó buộc trong một khuôn khổ nhất định mà được biến chuyển liên tục để phù hợp âm trạng của nhân vật trữ tình.Lúc thì tha thiết,say sưa khi thì khựng lại,tạo nên những lắng đọng của cảm xúc,ngắm cảnh-nghĩ người.

Cái không khí mát mẻ,ôn hòa,khung cảnh thiên nhiên đất trời giao hòa-mùa thu đã lấy không biết bao nhiều giấy mực của người thi sĩ.Người thì “Lác đác rừng phong hạt móc saNgàn thu hiu hắt khí thu lòa”(Đỗ Phủ) kẻ lại “Lá vàng trước gió khe đưa vèo”.Mỗi hồn thơ mang đến cho ta những cảm giác riêng biệt khác nhau về mùa thu.Đến với Hàn,khung cảnh mùa thu được miêu tả thông qua hai hình tượng chính là hình tượng bầu trời và thiên nhiên.Với lối thơ nhẹ nhàng,tình tứ nhưng cũng đầy bí ẩn,thêm chút kinh dị,bài thơ đã mang cho người đọc sự tò mò và những cảm xúc khác nhau khi đọc bài thơ.Có thể nói “tác phẩm văn học nhưng giếng nước thần” bởi khi soi mình vào đó đều soi lấy về ta một giá trị riêng của bản thân.

Lụa trời ai dệt với ai căng,

                                      Ai thả chim bay đến Quảng Hàn,

                                      Và ai gánh máu đi trên tuyết,

                                       Mảnh áo da cừu ngắm nở nang.

Dòng chảy cảm xúc đầu tiên được khơi ra bằng một câu hỏi tu từ thú vị đầy tính nghệ thuật.Bàu trời cuối thu xanh trong,cao rộng và mềm mịn đã làm cho tác giả cứ ngỡ chính là tấm vải lụa đào được dệt và kéo căng.Liên tiếp ba câu thơ đầu tác giả đều dùng câu hỏi tu từ hỏi thiên nhiên,hỏi cuộc sống và cũng chính đang hỏi tác giả đã cho thấy sự tò mò của anh chàng trước cảnh thiên nhiên cuối thu.Quảng Hàn ở đây chính là cung trăng,nếu theo tập tính của loài chim cuối thu chính là thời điểm chúng bay về phương Nam để tránh rét nhưng một sự lạ lùng xảy ra “Ai thả chim bay đến Quảng Hàn” một nơi lạnh lẽo như chính cái tên của nó.Điều đó không phải ngẫu nhiên mà nó chính là dụng ý của tác giả về việc phá vỡ mọi giới hạn,mọi rào cản bởi nghệ thuật là sự bùng nổ,sự tự do.Trong thế giới nghệ thuật đó của mình Hàn Mặc Tử trao ban những đặc ân cho vần thơ,cho sự vật,sự việc của mình để chúng không bị bó buộc trong khuôn khổ.Câu thơ “Và ai gánh máu đi trên tuyết” đã bộc lộ sự kinh dị,ma quái trong thơ của Hàn với hai hình ảnh máu và tuyết.Thường khi nhắc đến tuyết,người ta sẽ nghĩ ngay đến sự trong trắng tinh khiết còn máu tượng trưng cho sự sống nhưng còn là cái chết,sự kì dị.Màu đỏ huyết đó càng làm nổi bật hơn cho bước tranh thiên nhiên cuối thu đầu đông.Hình ảnh “ai” gánh máu đi trên tuyết càng làm tăng thêm sự đau khổ cả trong tinh thần lẫn thể xác của người đó.

Nối tiếp dòng chảy cảm xúc ở khổ 1,khổ thơ thứ 2 bắt đầu bằng cách diễn tả mây vẽ hằng hà,Hàn đưa ra cho ta một hình ảnh mơ hồ,tượng trưng cho dấu vết của thời gian và sự xa cách.Những vệt xa số lệ của mây biểu hiện sự chia li,cô đơn tạo nên cảm giác tương phản và đau đớn.Càng làm cho khung cảnh và tâm tư thêm trầm tư thất vọng hơn khi tác giả đặt ra câu hỏi “Sao không tô điểm nên sương khói”một câu hỏi như sự hờn trách thiên nhiên và con người.Sương khói là biểu tượng của sự mù mịt,mơ hồ và thất thường.Ông cho rằng tại sao không có những điểm nhấn,những điều đẹp đẽ để phần nào xoa dịu trái tim đã khô cằn,giá lạnh những chập hờn,mộng mị trong tâm hồn mình.Với nững từ ngữ chân phương,giản dị Hàn Mặc Tử tạo ra khung cảnh tâm trạng và cảm xúc sâu sắc.Khổ thơ này thể hiện cho sự đau đớn tột cùng,khát khao tìm kiếm những bình yên trong cuộc sống.

Mây vẽ hằng hà sa số lệ,

      Là nguồn ly biệt giữa cô đơn.

               Sao không tô điểm nên sương khói,

              Trong cõi lòng tôi buổi chập chờn.

“Thơ trước hết phải là cuộc đời sau mới là nghệ thuật”,quả thật thơ ca luôn là tiếng nói của tâm hồn,nơi than thở về thế sự của con người.Ở khổ thơ thứ 3,cảm giác cô đơn,lạnh lẽo từ khổ thứ 2 lan tỏa và bao trùm toàn bộ khổ thứ 3.Hàng loạt các từ ngữ lạnh,hưng hờ,buồn,chơ vơ,mảnh khảnh,run cầm cập,gầy,xác xơ,héo,nấc,khô…xuát hiện làm nỗi bật lên nỗi cô đơn đó.Sự lạnh lùng, hờ hững,vô tâm,không cảm xúc của thiên nhiên làm cho tâm hồn người thi nhân buồn càng thêm buồn,khiến cho anh ta không muốn sống nữa như dự báo về một cái chết đang cận kề.

Đây bãi cô liêu lạnh hững hờ,

    Với buồn phơn phớt, vắng trơ vơ.

    Cây gì mảnh khảnh run cầm cập,

Điềm báo thu vàng gầy xác xơ.

 

Hạ nguồn của dòng chảy bi lụy đó,người thi sĩ của vầng trăng dùng từ “thu héo” để miêu tả những hình ảnh thu cuối với những tiếng khô,không chỉ của lá rụng khi trời lập đông mà đó còn là cái khô héo của lòng tác giả,dường như tâm hồn phong phú đó đang muốn an giấc ngàn thu để trốn đi cuộc đời nhiều biến loạn.Khổ thơ trước nói về cái chết,khổ thơ này cũng vậy.Một ngôi sao vụt qua bầu trời như điềm báo một người phải ra đi mãi mãi về cõi vĩnh hằng.Cái chết có thể là sự kết thúc cho cuộc đời cũng có thể là sự khởi đầu của một mầm sống.Tuy nhiên,tất cả chỉ là ảo ảnh,xa xăm sự trinh bạch vẫn còn đang bị giam cầm nơi đáy huyệt.

            Thu héo nấc thành những tiếng khô.

  Một vì sao lạ mọc phương mô?

    Người thơ chưa thấy ra đời nhỉ?

  Trinh bạch ai chôn tận đáy mồ?

 

Đề tài mùa thu là đề tài quen thuộc của thi nhân nhưng nếu mùa thu  trong thơ lưu Trọng Lư là hình ảnh “con nai vàng ; lá vàng” thơ ngây, man mác buồn thì” Cuối thu” của Hàn Mặc Tử lại là  hững ngày cuối thu từ những thứ trong sáng, thuần khiết nhất đến những gì quái dị, u ám và buồn nhất. Cả Lưu Trong Lư và Hàn Mặc Tử đều sử dụng hình ảnh thơ gắn liền với các hình ảnh vùng quê mùa thu. Nhưng điều làm nên dấu ấn của “Cuối thu” chính là cách sử dụng ngôn từ giàu sức gợi, khắc họa nên mùa thu ở trạng thái mùa thu tàn tạ, héo hon trong tâm hồn thi sĩ.

Đề tài mùa thu là đề tài quen thuộc của thi nhân nhưng nếu mùa thu  trong thơ lưu Trọng Lư là hình ảnh “con nai vàng ; lá vàng” thơ ngây, man mác buồn thì” Cuối thu” của Hàn Mặc Tử lại là  hững ngày cuối thu từ những thứ trong sáng, thuần khiết nhất đến những gì quái dị, u ám và buồn nhất. Cả Lưu Trọng Lư và Hàn Mặc Tử đều sử dụng hình ảnh thơ gắn liền với các hình ảnh vùng quê mùa thu. Nhưng điều làm nên dấu ấn của “Cuối thu” chính là cách sử dụng ngôn từ giàu sức gợi, khắc họa nên mùa thu ở trạng thái mùa thu tàn tạ, héo hon trong tâm hồn thi sĩ.

“Thơ là Kinh Thánh của tâm hồn”(Thanh Thảo),đó chính là sự chữa lành tìm kiếm sự an nhiên của tâm hồn nhưng đối với thơ của Hàn đó không phải sự bình yên mà là giải thoát những cảm xúc sâu kín đang bị nén chặt,chất chứa.Chính nhà bác học Lê Qúy Đôn đã từng khẳng định rằng:”Thơ khởi phát từ lòng người ta”.Qua bài thơ “Cuối thu” ta không chỉ ngưỡng mộ tài năng của nhà thơ mà còn nghe được tiếng lòng của chang thi sĩ điên loạn đa sầu đa cảm. Có lẽ,chính những giọt nước mắt tác giả gửi găm vào tác phẩm là nguồn sinh dưỡng nuôi nấng tác phẩm sống mãi trong lòng độc giả.Hàn Mặc Tử-Cây bút tài hoa,tiêu biểu của nền văn học Việt Nam.

 

, ,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *