Đề thi chọn đội tuyển HSG Ngữ văn lớp 10

TRƯỜNG THPT HẬU LỘC I  ĐỀ  THI HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG
                 MÔN: NGỮ VĂN 10
                 Năm học: 2017 – 2018 
Ngày thi: 8 tháng 4 năm 2018
(Đề thi gồm 01 trang)

Câu 1 (8 điểm):
          Một ngày nọ, có một con lừa của người nông dân bị rơi xuống đáy giếng. Lừa khóc thảm thương vài giờ đồng hồ xin ông chủ cứu nó. Cuối cùng, người nông dân quyết định rằng con lừa đã quá già và cái giếng cũng cần được lấp đi, ông không cần phải cứu con lừa nữa.
Người nông dân kêu hàng xóm của ông đến và giúp một tay. Họ cầm xẻng và bắt đầu xúc đất đổ xuống giếng. Ban đầu, con lừa biết chuyện gì đang xảy ra và nó lại bắt đầu khóc vì tuyệt vọng. Nhưng sau đó mọi người lại thấy ngạc nhiên vì nó bỗng dưng trở nên im lặng.
Một lúc sau, người nông dân nhìn xuống giếng và ông ta phải kinh ngạc vì những gì xảy ra trước mắt. Với mỗi xẻng đất mà người ta hất xuống giếng, con lừa đã làm một việc thật : nó lay người để giũ hết cho đất bùn rơi xuống và tiếp tục bước lên trên.Với mỗi xúc đất của người ta hất xuống giếng, con lừa lại rung mình và bước một bước lên trên đống đất. Chỉ sau một lúc, mọi người đều kinh ngạc vì con lừa đã lên được đến miệng giếng và vui vẻ thoát ra ngoài.
Suy nghĩ của em về thông điệp được gợi ra từ câu chuyện trên?
Câu 2 (12 điểm):
Bàn về văn chương, nhà phê bình Viên Mai có câu: “ Hễ làm người thì quý thẳng mà làm thơ thì quý cong…”
Theo em cái “cong” ấy được thể hiện như thế nào trong bài thơ “Cảnh ngày hè” của Nguyễn Trãi?
………………………………..Hết……………………………………….
 
Họ và tên thí sinh:………………………………Số báo danh:…………………
Giám thị coi thi không giải thích gì thêm.
 

TRƯỜNG THPT HẬU LỘC I  HƯỚNG DẪN CHẤM THI HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG
  MÔN: NGỮ VĂN 10
  Năm học: 2017 – 2018 
(Hướng dẫn chấm gồm 06 trang)

 
                                                                                           
                                 HƯỚNG DẪN CHẤM

Phần Câu Ý Nội dung Điểm
Yêu cầu về kĩ năng
– Thí sinh biết cách làm bài văn nghị luận văn học, vận dụng tốt các thao tác lập luận;
– Bài viết đảm bảo bố cục ba phần, rõ ràng, mạch lạc; diễn đạt trong sáng, mạch lạc, không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
1
Yêu cầu về kiến thức: HS cần đạt được những yêu cầu sau: 7
a. * Phân tích ngắn gọn nội dung câu chuyện để rút ra thông điệp:
– Truyện kể về con lừa không may bị sa xuống giếng  kêu la trong tuyệt vọng.Ông chủ của nó thay vì cứu sống nó lại gọi người lấp cái giếng lại vì nghĩ con lừa đã già và cái giếng cần lấp.  Con vật thông minh, nó đã lay người cho đất rơi xuống rồi bước lên trên. Cuối cùng nó đã tự giải thoát được cho mình khỏi cái chết.
– Qua câu chuyện con lừa, tác giả nêu lên bài học về sự thông minh, nhạy bén khi gặp hoạn nạn và ý chí, nghị lực của con người trong cuộc sống.
* Bàn luận:
– Con lừa bị sa xuống giếng cũng giống như con người trong cuộc sống có thể gặp khó khăn hoạn nạn, bị thất bại do nhiều nguyên nhân, thậm chí có thể là cả những sai lầm không phải do chính mình gây nên.
– Con lừa kêu cứu nhưng lại nhận được kết quả ngược lại. Nó đã không kêu khóc nữa mà im lặng suy nghĩ tìm ra cách tự cứu lấy chính mình. Điều đó đem đến cho con người bài học về cách ứng xử trước khó khăn, hoạn nạn gặp phải trong cuộc sống:
+ Điều quan trọng là đứng trước khó khăn chúng ta không bỏ cuộc, không  buông xuôi, cam chịu số phận mà phải dũng cảm đương đầu với thử thách, biết đứng dậy để vươn lên.
+ Hãy xem  mỗi khó khăn, thất bại là một bước đệm để mình bước cao hơn, tiến về phía trước.
+Mạnh dạn đối mặt với những thử thách của cuộc đời. Đó là sức mạnh tinh thần lớn lao có thể giúp con người vượt qua được những giới hạn của cuộc sống.
+Mỗi người tự chịu trách nhiệm với chính cuộc sống của mình. Nếu bạn chỉ ngồi một chỗ chờ ai đó tới cứu, thay đổi cuộc đời mình hay thậm chí là giúp mình thì quả là ảo tưởng và đang lãng phí thời gian của chính mình.
(học sinh chọn lọc dẫn chứng để chứng minh)
– Để có thể vượt qua khó khăn, hoạn nạn  mỗi người phải:
+ Bình tĩnh phân tích tình hình.
+ Chủ động, nỗ lực cố gắng hết sức.
+ Điều quan trọng là phải nhạy bén, sáng tạo, thông minh….để vượt qua những thử thách đó.
* Mở rộng vấn đề: Phê phán những kẻ hèn nhát, bi quan đầu hàng, buông xuôi, lùi bước trước khó khăn, thử thách.
* Rút ra bài học cho bản thân
– Cần dũng cảm, lạc quan, bản lĩnh trước khó khăn.
– Trong bất kì hoàn cảnh nào cũng không được bỏ cuộc, lùi bước, đầu hàng số phận mà luôn nỗ lực, sáng tạo vượt qua trở ngại.
– Có gian nan, khó khăn mới biết cuộc sống đầy phức tạp và con người cần trải nghiệm. Qua khó khăn con người sẽ tôi rèn cho mình ý chí, vững vàng hơn trong cuộc sống.
1.0
 
 
 
 
 
 
 
4.0
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
1.0
 
 
1.0
  2  Yêu cầu về kĩ năng
– Thí sinh biết cách làm bài văn nghị luận văn học, vận dụng tốt các thao tác lập luận;
– Bài viết đảm bảo bố cục ba phần, rõ ràng, mạch lạc; diễn đạt trong sáng, mạch lạc, không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
1.0
    Yêu cầu về kiến thức
Thí sinh có thể có những cách cảm nhận khác nhau, nhưng phải đảm bảo các ý cơ bản sau:
11.0
    a. Giải thích ý kiến 1.5
    – Hễ làm người thì quý thẳng: có nghĩa đề cao, coi trọng phẩm chất trung thực, ngay thẳng ở con người.
– Làm thơ văn thì quý cong:
+ “Cong” là cách nói hàm ẩn để chỉ  lối bộc lộ gián tiếp, ý tại ngôn ngoại, tính chất hàm súc, đa nghĩa trong văn chương.
+ Nói “làm thơ văn quý  ở cong” có nghĩa là sự lôi cuốn, sức hấp dẫn, giá trị đích thực của thơ văn không nằm lộ ngay trên bề mặt câu chữ mà thể hiện ở cách biểu hiện đầy ẩn ý mang tính nghệ thuật, thẩm mĩ thể hiện được sự hàm súc, chiều sâu  nội dung, tư tưởng, cảm xúc của tác phẩm.
=> Như vậy, ý kiến của Viên Mai đã đề cao vai trò, đặc trưng của ngôn ngữ nghệ thuật trong sáng tác văn chương. Sức hấp dẫn, giá trị của thơ văn là cách biểu hiện ý ở ngoài lời, tạo ra dư vị, sự liên tưởng, suy ngẫm sâu xa cho người thưởng thức.
 
 
 
  b. Lí giải ý kiến: Vì sao thơ văn lại quý ở “cong”:
– Đặc trưng của văn thơ là phản ánh hiện thực qua thế giới hình tượng nghệ thuật, qua ngôn ngữ văn chương. Đặc trưng ngôn ngữ thơ văn  là hàm ẩn, hàm súc đa nghĩa. Sức hấp dẫn của thơ văn là ý ở ngoài lời, tạo dư vị, gợi liên tưởng, suy ngẫm sâu sắc cho người đọc.
– Đọc thơ văn là cả quá trình khám phá đầy bất ngờ thú vị.   Vì vậy, thơ văn “ cong” vừa có sức chuyển tải lớn, vừa tạo điều kiện cho người đọc phát huy vai trò chủ động trong cách đọc hiểu.
1.5
 
 
 
 
 
    c. Làm sáng tỏ ý kiến của Viên Mai qua bài thơ “Cảnh ngày hè” của Nguyễn Trãi
*Giới thiệu Nguyễn Trãi và “Cảnh ngày hè”
– Nguyễn Trãi (1380 – 1442), vị anh hùng dân tộc, là nhà văn hoá, nhà thơ lớn  có “tấm lòng sáng tựa sao Khuê” (lời vua Lê Thánh Tông). Ông là người mở đầu cho sáng tác thơ Nôm ở Việt Nam.
Cảnh ngày hè là bài thơ số 43 trong chùm thơ “Bảo kính cảnh giới” của t Quốc âm thi tập, một tập thơ Nôm được xem là cổ nhất. Bài thơ  thể hiện vẻ đẹp độc đáo của bức tranh ngày hè và  một tâm hồn yêu thiên nhiên, yêu đời, yêu nhân dân, đất nước của Nguyễn Trãi.
– Giá trị nội dung của bài thơ được diễn tả trong khuôn khổ cô đúc của thể thơ  thất ngôn xen lục ngôn, với những ngôn từ, hình  ảnh mang tính biểu trưng đa nghiã “ý tại ngôn ngoại”.
– Bài thơ là minh chứng tiêu biểu cho ý kiến của Viên Mai, thể hiện rõ tính hàm súc, vẻ đẹp của ngôn ngữ thơ ca.
* Phân tích, chứng minh cái “cong” trong bài thơ:
– Trước hết, trên bề mặt ngôn từ của bài thơ ta bắt gặp một bức họa cảnh ngày hè tuyệt đẹp.  Bức họa ấy được thể hiện bằng hình thức nghệ thuật độc đáo:
+ Tác giả đã sử dụng các động từ, tính từ, từ láy giàu sức gợi: đùn đùn, giương, phun, đỏ, tiễn, lao xao, dắng dỏi. Từ đùn đùn gợi tả sự phát triển mạnh mẽ của tán hoè lớp lớp, liên tiếp tuôn ra, giương rộng ra; từ phun gợi tả, nổi bật hình ảnh những bông hoa lựu đang trổ những sắc đỏ rực rỡ; tiễn gợi tả sức lan toả ngào ngạt của hương sen; từ láy lao xao, dắng dỏi kết hợp với biện pháp đảo ngữ làm nổi bật âm thanh rộn ràng, râm ran rất đặc trưng của mùa hè. Dưới cái nhìn của tác giả, những sự vật vốn tĩnh trở nên sống động.
-> Các động từ, tính từ góp phần diễn tả một bức tranh thiên nhiên mùa hè tràn đầy sức sống. Nguồn sống ấy như được thôi thúc tự bên trong lòng sự vật, như đang ứ căng, đang tràn đầy, không kìm lại được khiến chúng  phải “giương” rộng, phải “phun” trào hết lớp này đến lớp khác
+ Bức tranh ngày hè sinh động còn được gợi tả bằng cả nhịp điệu, tiết tấu đa dạng; được cảm nhận bằng nhiều giác quan(thị giác, thính giác, khứu giác) và cả tâm hồn tinh tế, nhạy cảm của nhà thơ.
=>Với nghệ thuật biểu hiện độc đáo, Nguyễn Trãi đã vẽ nên bức tranh cảnh ngày hè sinh động, có sự kết hợp hài hòa giữa đường nét, âm thanh, màu sắc, con người và cảnh vật. Một bức tranh tươi đẹp, tràn đầy sức sống, rộn rã âm thanh.
– Hơn nữa, đằng sau bức tranh cảnh ngày hè, người đọc còn bắt gặp vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi: nhạy cảm, tinh tế; yêu thiên nhiên, quyến luyến, thiết tha với cuộc đời. Đặt bài thơ trong hoàn cảnh sáng tác khi Nguyễn Trãi phải cáo quan về ở ẩn trong tâm trạng không thanh thản, ta còn thấy được cả tinh thần lạc quan, nghị lực sống mạnh mẽ của thi nhân.
– Đặc biệt, bài thơ còn bộc lộ nỗi lòng của nhà thơ đối với đời, với cuộc sống nhân dân. Tấm lòng đó được thể hiện qua cách sử dụng điển tích, điển cố (cây đàn Ngu Thuấn) và câu thơ 6 tiếng cuối bài  ngắt nhịp 3/3 dồn nén cảm xúc cao độ:
Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng
Dân giàu đủ khắp đòi phương
Câu thơ cho thấy khát vọng  về một cuộc sống hạnh phúc, vững bền, nhân dân ấm no muôn đời. Như Nguyễn Trãi đã từng nói: ” Dám mong bệ hạ chăm dắt cho muôn dân để khắp thôn cùng ngõ vắng không có tiếng hờn giận oán sầu. Đó là khát vọng của một nhà thơ ” yêu nước, thương dân”, “trung quân, ái quốc”.
=> Bằng những câu thơ lục ngôn xen lẫn thất ngôn ngắn gọn thể hiện sự dồn nén cảm xúc, tài năng sử dụng ngôn từ, thủ pháp nghệ thuật, bài thơ đã đem đến cho người đọc sự rung động trước vẻ đẹp của bức họa cảnh ngày hè và niềm trân tọng, ngưỡng mộ trước vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi – sự kết tinh của vẻ đẹp con người trần thế, của một nhân cách vĩ đại.
 
 
1.0
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
2.5
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
1.0
 
 
 
 
1.5
 
 
 
 
 
 
 
 
1.0
    d. Bình luận:
   Ý kiến của nhà phê bình lí luận Viên Mai đề cao vai trò, đặc trưng của ngôn ngữ nghệ thuật trong sáng tác văn chương; coi trọng tài năng sử dụng ngôn ngữ, khả năng sáng tạo nghệ thuật của người nghệ sĩ. Giá trị của con người được nhìn nhận ở tấm lòng trong sáng, ngay thẳng, kiên trung, cũng như sức hấp dẫn của thơ văn thì được đánh giá ở vẻ đẹp của ngôn từ, ở cách biểu hiện mang ính thẩm mĩ, nghệ thuật.
– Tuy nhiên, trong sáng tạo thơ văn, người nghệ sĩ cũng không nên coi trọng thái quá về hình thức mà bỏ quên giá trị của nội dung tư tưởng. Trong thực tế, người nghệ sĩ đáng ngưỡng vọng là những người hội đủ cả hai yếu tố: cao đẹp về nhân cách và siêu phàm về tài năng. Và một tác phẩm thực sự giá trị khi nó vừa mang vẻ đẹp của hình thức nghệ thuật vừa mang chiều sâu của tư tưởng, cảm xúc.
– Ý kiến của Viên Mai còn là bài học cho người nghệ sĩ trong sáng tạo nghệ thuật: cần trau chuốt, dụng công để có cách biểu đạt hàm súc, thẩm mĩ. Đồng thời, đó còn là bài học cho bạn đọc khi tiếp nhận thơ văn: cần phát hiện những chỗ “cong” để khám phá được vẻ đẹp của tác phẩm.
1.0

 
Trên đây là những định hướng cơ bản, giám khảo linh hoạt khi chấm.Thưởng điểm cho những bài viết sáng tạo, giàu chất văn.

,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *