Đề minh họa chuẩn môn Ngữ Văn 2020 theo hướng tinh giản – Đề số 3

ĐỀ MINH HỌA CHUẨN 2020

THEO HƯỚNG TINH GIẢN

BỘ GIÁO DỤC

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2020

ĐỀ SỐ 3 – (THẢO 03)

Môn thi: NGỮ VĂN

Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề

 

PHẦN I: ĐỌC HIỂU (3 điểm)

Đọc đoạn trích dưới đây:

Giữa lúc dịch Covid-19 căng thẳng ở Pháp, một dòng tin nhắn xuất hiện trong nhóm người Việt tại Pháp: “Mến chào các anh chị và các bạn. Nếu nhóm mình có ai nấu cơm cho các y bác sĩ thì cho em góp chút sức…”. 

Nước Pháp đang thực hiện lệnh phong tỏa, số người nhiễm Covid-19 và tử vong tăng cao mỗi ngày. Người dân hoang mang, thận trọng. Khắp nơi, không khí chùng xuống nặng nề. Các y bác sĩ ở bệnh viện vắt hết sức chạy đua với khối công việc khổng lồ vì… quá tải. 

Và dòng tin nhắn khiếm tốn ấy, nguyện vọng nhỏ bé ấy đã đánh thức lòng nhân ái vốn có của người Việt Nam.

Họ là những người Việt đang sinh sống tại Pháp. Họ chưa từng gặp nhau ngoài đời hoặc là bạn bè của nhau trước đó. Họ đơn giản chỉ muốn góp chút công sức của mình, cổ vũ, động viên các bác sĩ, y tá ở tuyến đầu chống dịch Covid-19. Sau dòng tin nhắn hôm đó, một người, hai người, rồi nhiều người hưởng ứng. “Trái tim Việt” gồm một nhóm người Việt đi đến các bệnh viện ở Paris và vùng ngoại ô trao những phần quà đến các bác sĩ, y tá Pháp. Họ gặp gỡ, trao đổi, phân bổ công việc cho nhau qua mạng internet.

Thắc mắc của vị bác sĩ Pháp: “sao người Việt Nam nào cũng dễ thương và tử tế?”. Câu trả lời đơn giản nhất: “Bởi chúng tôi là người Việt Nam”.

(Trích Giữa dịch Covid, bác sĩ Pháp đặt câu hỏi:Sao người Việt Nam luôn tử tế – Báo Thanh niên)

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1. Nêu phong cách ngôn ngữ của văn trên.

Câu 2. Theo tác giả, trái tim Việt là những ai?

Câu 3. Anh chị hiểu như thế nào về câu trả lời “Bởi chúng tôi là người Việt Nam” trước thắc mắc của vị bác sĩ người Pháp?

Câu 4. Điều gì khiến anh/chị tâm đắc nhất qua văn bản trên? Vì sao?

 PHẦN II: LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm)

Qua đoạn trích phần Đọc hiểu, anh (chị) hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của lòng nhân ái.

Câu 2 (5,0 điểm)

Cảm nhận của anh/chị về nhân vật Tràng từ buổi sáng hôm sau khi tỉnh dậy đến khi kết thúc tác phẩm trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân

 

 

 

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

PHẦN I: ĐỌC HIỂU

Câu 1: Nhận biết

  • Phương pháp: Nhớ lại các phong cách ngôn ngữ, căn cứ vào dấu hiệu nhận biết của từng phong cách ngôn ngữ.
  • Trả lời: phong cách ngôn ngữ báo chí

Câu 2: Nhận biết

  • Phương pháp: đọc và tìm ý trong văn bản
  • Trả lời: “Trái tim Việt” là những người Việt đang sinh sống tại Pháp. Họ chưa từng gặp nhau ngoài đời hoặc là bạn bè của nhau trước đó. Họ đơn giản chỉ muốn góp chút công sức của mình, cổ vũ, động viên các bác sĩ, y tá ở tuyến đầu chống dịch Covid-19.

Câu 3: Thông hiểu

  • Yêu cầu: HS viết thành đoạn văn, trình bày được các ý sau:
  • Khẳng định sự dễ thương và sự tử tế là vẻ đẹp chung của con người Việt Nam.
  • Thể hiện sự tự hào khi là người Việt Nam

Câu 4: Vận dụng

  • Yêu cầu: Viết đoạn văn ngắn
  • Nội dung: đây là dạng đề mở, HS có thể tham khảo các ý sau:
  • Sự tử tế/ lòng nhân ái là vẻ đẹp của con người Việt Nam
  • Mỗi người luôn cần có lòng nhân ái
  • Bất cứ nơi đâu cũng luôn thể hiện vẻ đẹp của con người VN: lòng nhân ái/ sự tử tế
  • Liên hệ: (những năm gần đây, trong đáp án thường cho điểm phần này)

PHẦN II: LÀM VĂN

Câu 1 (2,0 điểm)

Yêu cầu: GV hướng dẫn HS nhận diện đúng dạng nghị luận.

  1. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn: 200 chữ
  2. Xác định đúng vấn đề nghị luận: ý nghĩa của sự đồng cảm chia sẻ trong cuộc sống hiện nay

Lưu ý: cần chú ý đến cuộc sống hiện nay, do đó phần dẫn chứng khuyến khích HS liên hệ sự đồng cảm chia sẻ trong mùa dịch.

  1. Triển khai hợp lí nội dung đoạn văn:
  • Giải thích khái niệm:
  • Lòng nhân ái là thứ tình cảm thiêng liêng, là sự tôn trọng, yêu thương, quan tâm, chăm sóc lẫn nhau giữa con người và con người.
  • Là một nếp sống đẹp,thể hiện phẩm chất đạo đức cần có ở mỗi chúng ta, có ý nghĩa quan trọng, nhất là trong cuộc sống hiện nay.
  • Bàn luận: ý nghĩa

– Lòng nhân ái là một giá trị văn hoá lớn của dân tộc ta

– Giúp người với người gần nhau hơn

– San sẻ những bất hạnh khổ đau của người khác, giúp họ vượt qua nghịch cảnh và sống tốt đẹp hơn.

– Giúp những con người lầm đường lạc lối trở về với cuộc sống hiền lành, lương thiện.

– Làm cho tâm hồn trở nên cao đẹp, thánh thiện

– Cuộc sống hạnh phúc, xã hội phát triển.

– Dẫn chứng: trong mùa dịch, trong xã hội…

  • Bài học nhận thức và liên hệ
  • Nhận ra ý nghĩa tốt đẹp của lòng nhân ái
  • Liên hệ: mỗi HS/chúng ta cần làm gì…

Câu 2 (5,0 điểm)

  1. Yêu cầu về hình thức:
  • Biết kết hợp kiến thức và kỹ năng làm nghị luận xã hội để tạo lập văn bản
  • Bài viết có bố cục đầy đủ, rõ ràng; diễn đạt trôi chảy, có cảm xúc; đảm bảo tính liên kết; không mặc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp
  1. Yêu cầu về nội dung:
  • Khái quát tác giả, tác phẩm:

– Kim Lân là một trong những cây bút hàng đầu của nền văn học Việt Nam hiện đại chuyên viết truyện ngắn. Các sáng tác của ông tuy không nhiều nhưng các tác phẩm của ông đều có sức tỏa sáng và minh chứng rõ cho quan điểm “quý hồ tinh bất quý hồ đa” (viết ít còn hơn viết nhiều).

– Vì thế nhà văn Nguyên Hồng nhận xét về Kim Lân: “Kim Lân là nhà văn một lòng đi về với đất và người, với những thuần hậu và nguyên thủy của cuộc sống nông thôn”.

– HCST: Truyện ngắn “Vợ nhặt” được sáng tác dựa trên tiền thân là cuốn tiểu thuyết “Xóm ngụ cư”. Đây là cuốn tiểu thuyết được nhà văn bắt tay vào viết ngay sau ngày CMT8 thành công. Ông viết được V chương sau đó bị bỏ dở vì toàn quốc kháng chiến chống Pháp 1954 khi hòa bình được lập lại ở miền Bắc, Kim Lân quay trở lại cuốn tiểu thuyết này nhưng do bản thảo bị thất lạc, tác giả dựa vào một phần cốt truyện cũ và viết nên truyện ngắn “Nhặt vợ”. Đến năm 1962 khi in lại trong tập “Con chó xấu xí” tác giả đổi tên thành “Vợ nhặt”.

* Nêu ý nghĩa nhan đề và bối cảnh truyện:

– Ý nghĩa nhan đề

+ “Vợ” là chuyện thiêng liêng, hệ trọng

+ “nhặt” gợi cái tầm thường, rẻ rúm

-> Nhan đề đã:

+ Tạo ấn tượng cho người đọc về nạn đói khủng khiếp

+ Tố cáo tội ác của thực dân, phát xít

+ Niềm tin của nhà văn vào  phẩm chất những người dân lao động lúc bấy giờ.

  • Bối cảnh truyện: bối cảnh của năm đói, nạn đói, thu lại trong 1 xóm ngụ cư
  • Không gian:

+ Màu: u ám, xanh xám, những cánh quạ đàn vẩn lên thành những đám mây đen trên bầu trời

+ Mùi: mùi gây của xác người, mùi đốt đống rấm

+ Âm thanh: tiếng quak gào lên từng hồi thê thiết, tiếng ai hờ khóc

+ Cảnh: chợ xơ xác, heo hút, hai bên dãy phố úp súp tối om.

  • Nhân vật Tràng bước ra từ bối cảnh đó
  • Khái quát về Tràng:

– Gia cảnh: nghèo khó

– Xuất thân: dân ngụ cư

– Tính cách: dở tính

– Ngoại hình: xấu xí

-s> Không thể lấy nổi vợ.

=> Thế nhưng Tràng lại lấy được vợ trong một tình huống đầy trớ trêu và éo le

Dưới ngòi bút của Kim Lân, nhân vật Tràng hiện lên là một người đàn ông với gia cảnh nghèo khó. Sự nghèo khó hiện hữungay ở căn nhà vắng teo, đứng rúm ró trên mảnh vườn mọc lổn nhổn những búi cỏ dại. Cái nghèo khổ còn hiện hữu trên cả chiếc áo nâu cà tàng đã bạc màu. Đã vậy Tràng lại xuất thân là dân ngụ cư. Tràng bị dở tính lại thêm cái tật vừa đi vừa lẩm bẩm nói chuyện một mình. Ngoại hình vô cùng xấu xí: cái đầu trọc nhẵn, 2 con mắt nhỏ tí lúc nào cũng gà gà nhưmuốn đắm vào bóng chiều, cái lưng và thân hình to lớn vập vạp. Tràng xuất hiện như những nét vẽ vội và sơ sài của tạo hóa với những yếu tố như vậy chắc chắn Tràng không thể lấy nổi vợ và bản thân Tràng cũng không dám nghĩ đến chuyện lấy vợ. Vậy mà, Tràng lại nhặt được vợ trong một tình huống đầy trớ trêu và éo le.

  • Dẫn dắt đến yêu cầu của bài: Từ khi có vợ, Tràng đã thay đổi về tâm tính. Ta thấy rõ điều đó qua đoạn trích từ buối sáng hôm sau khi tỉnh dậy đến kết thúc tác phẩm.
  • Diễn biến tâm trạng Tràng từ buổi sáng hôm sau

* Tràng ý thức được hạnh phúc, trách nhiệm của mình: phân tích đoạn văn tr 29 thấy được diễn biến tâm trạng của Tràng buổi sáng hôm sau (sau đêm tân hôn).

– Nhận thấy cảnh vật xung quanh thay đổi -> Tràng thấy cảm động

– Tràng thấy mình “nên người”:

+ Thấy mình trưởng thành.

+ Có thay đổi lớn về tinh thần.

– Hành động “xăm xăm chay ra giữa sân”

Diễn biến tâm trạng của Tràng tiếp tục được KL khắc học, một cách cụ thể từ niềm vui sướng phởn phơ chuyển sang. Tràng ý thức đươc hạnh phúc và trách nhiệm của mình, tất cả được thể hiện rõ trong cảnh buổi sáng ngày hôm sau. Sáng hôm sau Tràng dậy muộn, khi mặt trời đã lên cao bằng con sào. Tràng thấ trong người êm ái lửng lơ như từ tỏng mơ đi ra. Niềm hạnh phúc có được vợ khiến cho hắn ngỡ như là không phải, hắn nhìn cảnh vật xung quanh mình và thấy cái gì cũng thay đổi, mới mẻ: nhà cửa sân vườn đều được quét dọn sạch sẽ, những chiếc quần áo rách như tổ đỉa đã được mang ra phơi, 2 cái ang nước đã được gánh đổ đầy, đống bùn đã được hót đi sạch sẽ, mẹ và vợ hắn thì đang giẫy cỏ, người thì quét sân. Đây là những cảnh tượng rất đỗi bình dị thân thuộc vậy mà đối với Tràng nó lại có ý nghĩa vô cùng. Nhìn cảnh đó Tràng thấy thấm thía cảm động. Có lẽ đó là niềm cảm động do Tràng ý thức được hạnh phúc của mình.

Con người mang hạnh phúc và cũng có khi hạnh phúc có thể làm thay đổi con người. Giờ đây Tràng dường như được lột xác hoàn toàn. Tràng cảm thấy yêu thương và gắn bó với cái nhà của mình một cách lạ lùng, bây giờ hắn mới thấy hắn “nên người”. Hai chữ “nên người” được hạ xuống dòng văn thật hay và đầy ý nghĩa nó giống như một cột mốc quan trọng như một nút nhấn đặc biệt để ghi lại sự thay đổi lớn về chất trong tâm hồn của Tràng. Nghĩa là Tràng nhận thấy mình đã trưởng thành mà trước kia chưa bao giờ có được cảm giác đó. Cái gốc của sự biến đổi này chính là gia đình là việc Tràng có được vợ.

Chi tiết cảm động nhất, đắt nhất trong cảnh này chính là hành động Tràng xăm xăm chạy ra giữa sân muốn làm một việc gì đó để góp phần tu sửa lại căn nhà. Chỉ một từ láy “xăm xăm” mà gợi lên biết bao điều hăm hở, háo hức của Tràng trong từng bước chân chạy ra sân. Tràng tìm đến hạnh phúc và điều quan trọng hơn chính là Tràng tự ý thức được trách nhiệm của mình với gia đình. Có thể coi đây là bước ngoặt trong cuộc đời của Tràng. Hành động này là sự thay đổi tính cách và số phận của Tràng. Từ một con người đau khổ sang một con người hạnh phúc, từ một con người ngây dại thàn một con người có ý thức. Thế tức là Tràng đã được phục sinh tâm hồn nhờ có vợ. Vậy là niềm hạnh phúc gia đình đã lên ngôi, xóa tan đi đau khổ và chết chóc. Xưa kia trong “Triệu Kiều” Nguyễn Du từng miêu tả

Xăm xăm băng lối vườn khuya một mình

Gót chân của Thúy Kiều xăm xăm tìm đến tình yêu thật táo bạo nhưng có phần đơn độc mà đầy chênh vênh với Kiều chỉ có một mình giữa đêm trường phong kiến, một mình phải đối diện với bức tường phong kiến vừa cao và đầy bảo thủ. Còn Tràng giờ đây xăm xăm chủ động mà đầy vũng trãi, đầy tự tin để tìm đến hạnh phúc gia đình.

* Dự cảm đổi đời (phân tích cảnh bữa cơm)

– Hình ảnh là cờ đỏ, những người đói  xuất hiện trong đầu Tràng

-> Dự cảm đổi đời nhờ cách mạng

– So sánh với Nam Cao (kết thúc tác phẩm: tăm tối, bế tắc)

Ý thức được hạnh phúc, diễn biến tâm trạng của Tràng là niềm tin hướng tới tương lai và dự cảm đổi đời, tất cả được thể hiện rõ trong cảnh bữ cơm ngày đói. Bữa cơm ngày đói diễn ra vô cùng thảm hại giữa tiếng trống thúc thuế như là đến bờ vực cái chết, lúc đó trong đầu Tràng xuất hiện hình ảnh lá cờ đỏ sao vàng, bay phất phới và những người đói kéo đi phá kho thóc của Nhật. Chính câu chuyện mà người vợ nhặt kể trong bữa cơm đã khơi lên trong Tràng nhận thức đó, có thể coi đây chính là chi tiết nghệ thuật thể hiện sức nặng về nội dung nghệ thuật biểu tượng cách mạng là tín hiệu vang lên niềm dự cảm đổi đời của Tràng, có thể coi nhà văn đã thanh toán một cách triệt để, số phận bế tắc cho người nông dân trước cách mạng.

Nếu vắng chi tiết này, tác phẩm sẽ tạo ra lối kết cấu khép kín giống như các tác phẩm hiện thực phê phán, chính chi tiết này tạo tác phẩm một cái kết mở trong niềm tin hướng tới tương lai tươi sáng. Trước kia trong văn học hiện thực phê phán, Ngô Tất Tố đã để cho tác phẩm mình kết thúc một cách tối tăm, khi chi Dậu đạp cửa chạy ra ngoài, trời tối đen như mực như cái tiền đồ của chị. Còn nhà văn Nam Cao kết thúc nhanh tác phẩm “Chí Phèo” Thị Nở nhìn nhanh xuống bụng mình thoáng nghĩ đến cái lò gạch xa nhà cửa, đây là cái kết bế tắc luẩn quẩn không lối thoát cho số phận những người nhân dân trước cách mạng. Còn Kim Lân với cái nhìn đầy cách mạng, đã mang đến cho người đọc những trang văn hướng tới chân trời.

  • Chiều sâu tư tưởng của Kim Lân
  • Thương xót vô hạn những kiếp người bất hạnh mong manh như ngọn nến tàn trước gió trong nạn đói khủng khiếp 1945
  • Gián tiếp tố cáo tội ác của bọn thực dân: con người không dám mơ ước đến hạnh phúc…
  • Phát hiện và ngợi ca vẻ đẹp tâm hồn của người lao động: luôn giàu tình yêu thương, luôn khát vọng hạnh phúc gia đình.
  • TKNT:
  • Biệt tài phân tích và miêu tả diễn biến nhân vật Kim Lân đã lách sâu ngòi bút mình vào từng tâm hồn để ghi nhận được nhặt được vợ. Tràng đã thay dổi từmột người đàn ông ngây ngô sang một người đàn ông thực sự trưởng thành.

– Xây dựng t/c tình huống truyện độc đáo đùa như thật, tình huống Tràng nhặt được vợ.

– Về ngôn ngữ Kim Lân đã chọn lọc những từ ngữ giản dị quen thuộc trong lời ăn tiếng nói nhân dân, xây dựng hình tượng nhân vật Tràng tiêu biểu cho người nông dân.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *