Đề minh họa chuẩn môn Ngữ Văn 2020 theo hướng tinh giản – Đề số 2

ĐỀ MINH HỌA CHUẨN 2020

THEO HƯỚNG TINH GIẢN

BỘ GIÁO DỤC

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2020

ĐỀ SỐ 2

Môn thi: NGỮ VĂN

Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề

 

PHẦN I: ĐỌC HIỂU (3 điểm)

Đọc đoạn trích dưới đây:

Dịch Covid-19 cho thấy một thực tế là, loài người, cho dù đã tiến những bước dài trên con đường chinh phục tự nhiên, tích lũy được khối kiến thức khoa học khổng lồ để hiểu và chế ngự thiên nhiên, nhưng, con người vẫn dễ bị tổn thương và đe dọa bởi thiên nhiên đến nhường nào. Một dịch bệnh mới vẫn luôn có thể bùng phát bất cứ lúc nào, ở bất cứ đâu trên thế giới và sự chuẩn bị ứng phó, ngăn ngừa bệnh dịch của con người chưa bao giờ có thể coi là đủ được. Như thế, cuộc chiến chống lại dịch bệnh của con người là không khi nào ngừng nghỉ.

Trên góc độ quốc tế, dịch bệnh là một trong những mối đe dọa an ninh phi truyền thống, nổi lên trong những thập kỷ qua khiến nhân loại phải lo ngại sâu sắc, mọi quốc gia đều phải đối mặt. Dịch Covid-19 bùng phát lần này, với hậu quả và hệ lụy lớn hơn rất nhiều so với dịch SARS ở châu Á hay Ebola ở châu Phi trong quá khứ, lại cho thấy các quốc gia tùy thuộc lẫn nhau ở mức độ cao như thế nào. Nguy cơ và mối đe dọa lây lan của dịch bệnh giữa các quốc gia đã lớn hơn rất nhiều, xuất phát từ sự phát triển mạnh mẽ của trao đổi, giao thương và du lịch quốc tế. Hệ lụy và sức tàn phá về kinh tế của dịch bệnh cũng nghiêm trọng hơn rất nhiều và lâu dài hơn nhiều do độ mở lớn của các nền kinh tế và sự tùy thuộc lẫn nhau giữa các nước trong chuỗi cung ứng giá trị toàn cầu.

Đối phó với dịch bệnh, mỗi quốc gia đều có nỗ lực, biện pháp riêng để bảo vệ sự an toàn của người dân. Đây cũng là nhiệm vụ quan trọng nhất, xuất phát từ đòi hỏi và nhu cầu tối thượng của người dân mà mọi chính phủ đều phải làm cho tốt. Song, bên cạnh đó không thể không có vai trò rất quyết định của hợp tác chung trong cộng đồng khu vực và quốc tế.

Đồng cảm, chia sẻ, tương trợ quốc tế và hợp tác ứng phó tập thể, trong thời buổi dịch bệnh hiện nay, lại càng quan trọng và cần thiết hơn bao giờ hết.

(Trích Đối phó với dịch bệnh Covid:cuộc chiến không ngừng nghỉ – baoquocte.vn)

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên.

Câu 2. Vì sao tác giả cho rằng: cuộc chiến chống lại dịch bệnh của con người là không ngừng nghỉ?

Câu 3. Anh chị hiểu như thế nào về ý kiến: Hệ lụy và sức tàn phá về kinh tế của dịch bệnh cũng nghiêm trọng hơn rất nhiều và lâu dài hơn nhiều?

Câu 4. Anh /chị có đống tình với quan niệm: Đồng cảm, chia sẻ, tương trợ quốc tế và hợp tác ứng phó tập thể, trong thời buổi dịch bệnh hiện nay, lại càng quan trọng và cần thiết hơn bao giờ hết.? Vì sao?

 PHẦN II: LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm)

Qua đoạn trích phần Đọc hiểu, anh (chị) hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của sự đồng cảm, chia sẻ trong cuộc sống hiện nay.

Câu 2 (5,0 điểm)

Cảm nhận của anh/chị về nhân vật người Vợ nhặt trong tác phẩm cùng tên của nhà văn Kim Lân.

——————————————–

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

PHẦN I: ĐỌC HIỂU

Câu 1: Nhận biết

  • Phương pháp: Nhớ lại các phương thức biểu đạt, căn cứ vào dấu hiệu nhận biết của từng phương thức.
  • Trả lời: Phương thức biếu dạt chính: nghị luận

Câu 2: Nhận biết

  • Phương pháp: đọc và tìm ý trong văn bản
  • Trả lời: Vì con người vẫn dễ bị tổn thương và đe dọa bởi thiên nhiên đến nhường nào. Một dịch bệnh mới vẫn luôn có thể bùng phát bất cứ lúc nào, ở bất cứ đâu trên thế giới và sự chuẩn bị ứng phó, ngăn ngừa bệnh dịch của con người chưa bao giờ có thể coi là đủ được

Câu 3: Thông hiểu

  • Yêu cầu: HS viết thành đoạn văn, trình bày được các ý sau:
  • Tác động của dịch bệnh tới đời sống xã hội, tới nền kinh tế là vô cùng nghiêm trọng
  • Hệ lụy lâu dài tới kinh tế và con người vì: cần thời gian để khắc phụ, khôi phục…, đời sống con người bị ảnh hưởng…

Câu 4: Vận dụng

  • Yêu cầu: Viết đoạn văn ngắn
  • Nội dung: đây là dạng đề mở, HS có thể tham khao các ý sau
  • Đồng tình/ không đồng tình: HS trình bày ý kiến cá nhân, sẽ nghiêng về đồng tình.
  • Lí giải vì:

+ Dịch bệnh lây lan toàn xã hội, không phân biệt sắc tộc, quốc gia, tôn giáo, giàu hay nghèo. Nếu chúng ta không cùng nhau chia sẻ những khó khan thì k đẩy lùi được dịch bệnh.

+ Các quốc gia phải cùng hợp tác để tranh lây lan trong cộng đồng, toàn thế giới, cùng tìm phương thức…

+ Chỉ khi có sự hợp tác, chung tay thì mới đẩy lùi được…

  • Liên hệ: (những năm gần đây, trong đáp án thường cho điểm phần này) mỗi chúng ta cần làm gì…

PHẦN II: LÀM VĂN

Câu 1 (2,0 điểm)

Yêu cầu: GV hướng dẫn HS nhận diện đúng dạng nghị luận. Đây là dạng đặc biệt của NLXH

  1. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn: 200 chữ
  2. Xác định đúng vấn đề nghị luận: ý nghĩa của sự đồng cảm chia sẻ trong cuộc sống hiện nay

Lưu ý: cần chú ý đến cuộc sống hiện nay, do đó phần dẫn chứng khuyến khích HS liên hệ sự đồng cảm chia sẻ trong mùa dịch.

  1. Triển khai hợp lí nội dung đoạn văn:
  • Giải thích khái niệm:
  • Đồng cảm: là giữa hai hoặc nhiều con người có chung dòng cảm xúc, có chung những suy nghĩ, đặt mình vào hoàn cảnh người khác để hiểu và cảm thông.
  • Chia sẻ: là chia với nhau cùng hưởng lợi hoặc cùng chịu những khó khăn, san sẻ với những người khác những gì mà mình có để họ cũng có thể thấu hiểu được lòng mình, cũng có thể có được cảm xúc như mình.
  • Là một nếp sống đẹp, có ý nghĩa quan trọng, nhất là trong cuộc sống hiện nay.
  • Bàn luận: Ý nghĩa
  • đồng cảm và chia sẻ là những biểu hiện tốt đẹp ở tình cảm của con người, của ý thức vì mình và cũng là vì người khác.
  • Làm cho mối quan hệ giữa con người với con người được rút ngắn lại, giúp ta thêm gắn bó với nhau hơn và cùng nhau phát triển toàn diện bản thân mình.
  • Trong một tập thể thì đồng cảm và chia sẻ được xem như là chiếc cầu nối mọi người lại với nhau và làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn, tập thể ngày càng bền vững hơn nữa.
  • Dẫn chứng: sự đồng cảm, chia sẻ trong mùa dịch hiện nay…
  • Bài học nhận thức và liên hệ:
  • Nhận ra tầm quan trọng của sự đồng cảm và chia sẻ
  • Liên hệ: mỗi HS/chúng ta cần làm gì…

Câu 2 (5,0 điểm)

  1. Yêu cầu về hình thức:
  • Biết kết hợp kiến thức và kỹ năng làm nghị luận xã hội để tạo lập văn bản
  • Bài viết có bố cục đầy đủ, rõ ràng; diễn đạt trôi chảy, có cảm xúc; đảm bảo tính liên kết; không mặc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp
  1. Yêu cầu về nội dung:
  • Khái quát tác giả, tác phẩm:

– Kim Lân là một trong những cây bút hàng đầu của nền văn học Việt Nam hiện đại chuyên viết truyện ngắn. Các sáng tác của ông tuy không nhiều nhưng các tác phẩm của ông đều có sức tỏa sáng và minh chứng rõ cho quan điểm “quý hồ tinh bất quý hồ đa” (viết ít còn hơn viết nhiều).

– Vì thế nhà văn Nguyên Hồng nhận xét về Kim Lân: “Kim Lân là nhà văn một lòng đi về với đất và người, với những thuần hậu và nguyên thủy của cuộc sống nông thôn”.

– HCST: Truyện ngắn “Vợ nhặt” được sáng tác dựa trên tiền thân là cuốn tiểu thuyết “Xóm ngụ cư”. Đây là cuốn tiểu thuyết được nhà văn bắt tay vào viết ngay sau ngày CMT8 thành công. Ông viết được V chương sau đó bị bỏ dở vì toàn quốc kháng chiến chống Pháp 1954 khi hòa bình được lập lại ở miền Bắc, Kim Lân quay trở lại cuốn tiểu thuyết này nhưng do bản thảo bị thất lạc, tác giả dựa vào một phần cốt truyện cũ và viết nên truyện ngắn “Nhặt vợ”. Đến năm 1962 khi in lại trong tập “Con chó xấu xí” tác giả đổi tên thành “Vợ nhặt”.

* Nêu ý nghĩa nhan đề và bối cảnh truyện:

– Ý nghĩa nhan đề

+ “Vợ” là chuyện thiêng liêng, hệ trọng

+ “nhặt” gợi cái tầm thường, rẻ rúm

-> Nhan đề đã:

+ Tạo ấn tượng cho người đọc về nạn đói khủng khiếp

+ Tố cáo tội ác của thực dân, phát xít

+ Niềm tin của nhà văn vào  phẩm chất những người dân lao động lúc bấy giờ.

  • Bối cảnh truyện: bối cảnh của năm đói, nạn đói, thu lại trong 1 xóm ngụ cư
  • Không gian:

+ Màu: u ám, xanh xám, những cánh quạ đàn vẩn lên thành những đám mây đen trên bầu trời

+ Mùi: mùi gây của xác người, mùi đốt đống rấm

+ Âm thanh: tiếng quak gào lên từng hồi thê thiết, tiếng ai hờ khóc

+ Cảnh: chợ xơ xác, heo hút, hai bên dãy phố úp súp tối om.

  • Nhân vật bước ra từ bối cảnh đó
  • Số phận người VN:
  • Lai lịch: vô danh, không tên tuổi, không quê quán, không người than ->dễ lẫn vào đám đông -> Có sức khái quát
  • Tình cảnh: Ngồi vêu ra ỏ cửa nhà kho thóc, chờ nhặt những hạt rơi vãi hoặc ai gọi thì làm ->Chữ “vêu” gợi sự đáng thương và tội nghiệp
  • Cái đói đã tàn phá cả ngoại hình và tính cách:

+ Lần 1 gặp Tràng: ton ton chạy ra đẩy xe, cười tình tứ (Tràng thấy thế) ->Vẫn còn chút sức sống

+ Lần 2: chị ta thật thảm hại: Quần áo rách tả tơi, cáci mặt lưỡi cày xám xịt chỉ còn hai con mắt trùng hoáy, ngực nép kẹp ->thảm thương đến Tràng cũng không nhận ra.

  • Thị chao chat, đanh đá, gạ ăn một cách sống sượng, theo không Tranhg về làm vợ -> xộc xệch về mặt tính cách
  • Nạn nhân trong XH bị cái đói tàn phá, điển hình cho người phụ nữ VN trong nạn đói năm Ất Dậu.
  • Diễn biến tâm trạng của thị từ sau khi theo Tràng về làm vợ:
  • Chặng 1: Trên đường theo Tràng về:

+ Đầu hơi cúi xuống, cái nón rách tang nghiêng che nửa khuôn mặt.

+ Khi nọi người bàn tàn, thị e thẹn, chân nọ ríu vào chân kia

  • Thấy được sự e thẹn của một người phụ nữ lần đầu về nhà chồng. Phải chăng ta thấy được khát vọng sống, và khát vọng hạnh phúc thầm kín của thị. Vẻ bề ngoài trên tỉnh kia chỉ là vỏ bọc che lấp đi khát vọng ấy?
  • Chặng 2: Về đến nhà

+ Nhìn căn nhà rúm ró ở một góc vườn mọc lổn nhổn những búi cỏ dại, thị nén tiếng thở dài, cái ngực gầy lép nhô hẳn lên -> một sự hờn tủi len vào tâm trí

+ Phẩm chất tốt đẹp mạnh hơn buồn đau xót tủi: nén thở dài, vào trong nhà ngồi mớm vào mép giường, Tràng thấy thị buồn -> vẻ đẹp nhân văn, chấp nhận cuộc sống.

  • Khát vọng hạnh phúc mạnh hơn những doan tính đời thường vì ban đầu lấy Tràng vì cái đói và miếng ăn, nhưng giờ đây thấy gia cảnh khốn khó nhưng thị vẫn ở lại vì khát vọng hạnh phúc, khát vọng sống.
  • Chặng 3: Thị biến đổi trong hạnh phúc và tình thương

+ Khi gặp bà cụ Tứ: dấu hiệu của một người con dâu hiếu thảo

. Chào lễ phép: “u đã về ạ”

. Tay mân mê tà áo đã rách bợt, bần thần, ngồi mớm -> thị ý thức được danh phận theo không của mình.

+ Sáng hôm sau thể hiện rất rõ sự biến đổi trong thị: không còn là người phụ nữ chao chat, chỏng lỏn mà là một cô dâu hiền hậu đúng mực, người vợ đảm đang, chu đáo:

. Dậy sớm cùng mẹ thu dọn quét tước nhà cửa: quần áo đã được đem hong, ang nước khô cong được đổ đầy, bợn rác được quét sạch

. Tràng cũng phải nhận thấy: nom hôm nay thị khác hẳn

  • Đến đây ta mới thấy, phải chăng cái vẻ ngoài trên tỉnh kia chỉ là cái vỏ bọc, còn ẩn sâu bên trong con người thị vẫn là một tâm hồn đẹp đáng quý -> tấm long KL: phát hiện ra vẻ đẹp tâm hồn con người.

+ Bữa cơm đón nàng dâu mới: thảm hại nhưng mọi người và thị đều ăn rất ngon lành và vui vẻ.

. Khi nhận bát cháo cám từ bà cụ Tứ, mắt tối sầm lại nhưng thị vẫn thản nhiên và vào miệng -> chấp nhận tất cả để được sống, được vun đắp hạn phúc mà không có lời ca than.

. Nghe tiếng trống thúc thuế, thị nhắc đến: Ở Thái Nguyên, Bắc Giang người ta không đóng thuế, còn phá kho thóc Nhật chia cho người đói. Câu nói vu vơ nhưng đã được dự cảm là một cuộc đổi thay tất yếu, dẫn đến sự thay đổi số phận cong người trong đó có cô Vợ nhặt.

  • Nhà văn phát hiện ra vẻ đẹp khuất lấp bên trong.
  • Chiều sâu tư tưởng của Kim Lân
  • Thương xót vô hạn những kiếp người bất hạnh mong manh như ngọn nến tàn trước gió trong nạn đói khủng khiếp 1945
  • Gián tiếp tố cáo tội ác của bọn thực dân, đẩy con người bị hủy hoại về nhân hình nhân tính, hạ thấp con người xuống ngang hang con vật (khi phải ăn cám)
  • Phát hiện và ngợi ca vẻ đẹp tâm hồn của người lao động: Những người đói, họ không nghĩ đến cái chết mà chỉ nghĩ đến sự sống.
  • TKNT:
  • Biệt tài phân tích và miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật

– Xây dựng tình huống truyện độc đáo

– Về ngôn ngữ Kim Lân đã chọn lọc những từ ngữ giản dị quen thuộc trong lời ăn tiếng nói nhân dân, xây dựng hình tượng nhân vật người vợ nhặt tiêu biểu cho người phụ nữ nông dân VN.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *