Đề minh họa chuẩn môn Ngữ Văn 2020 theo hướng tinh giản – Đề số 17

ĐỀ MINH HỌA CHUẨN 2020 THEO HƯỚNG TINH GIẢN  BỘ GIÁO DỤC ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2020

ĐỀ SỐ 17

Môn thi: NGỮ VĂN

Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề

 

PHẦN I: ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích dưới đây:

Với những người bình dân, “fake news” có thể là một thuật ngữ khá mới. Thật ra thuật ngữ này được sử dụng để chỉ về những hiện tượng đã rất cũ: chuyện thông tin sai sự thật. Người bình dân hay gọi nôm na là tin vịt, tin đồn nhảm, tin đặt điều bịa chuyện.

[…] Từ khi cơn đại dịch Covid-19 nổ ra, cơn dịch “fake news” cũng theo đó mà hoành hành. Ai cũng muốn mình có tiếng nói trong thế giới ảo. Ai cũng muốn làm nhà đưa tin nhanh nhất và hot nhất. Cả khi tin tức chưa được xác minh và chính bản thân mình cũng chưa cân nhắc được những thiệt hại có thể gây ra, người ta vẫn cho phép mình đăng tải và phát tán tin tức.

Chỉ khổ cho những người bình dân đơn sơ, gặp tin gì cũng tin. Chỉ tội nghiệp cho những người luôn bắt đầu lý luận bằng câu khẳng định: trên mạng nói thế này, trên mạng nói thế kia…

[…] Ông bà ta vẫn thường dạy “một lời nói dối, sám hối bảy ngày”. Không biết những người dựng tin nói dối có biết sám hối hay không. Nhưng bất cứ một lời nói dối nào cũng có tác hại như một loài cỏ độc, bám rễ và ăn sâu trong tâm hồn của người dung dưỡng nó. Điều bị bào mòn và huỷ hoại trước tiên không phải là những nạn nhân của lời nói dối, nhưng chính là nhân cách của người nói dối. Hình phạt dành cho kẻ nói dối là chẳng những không một ai tin mình, mà chính mình cũng chẳng tin được một ai (G. Bernard Shaw). Chúng ta cần cẩn trọng và có trách nhiệm trong việc sử dụng các phương tiện truyền thông, để không tự biến mình thành người cộng tác với những lời nói dối, những kiểu thông tin làm mất bình an và gây chia rẽ.

(Trích “Tin giả – Fake News giữa mùa đại dịch” – Vatican.com)

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1. Nêu phong cách ngôn ngữ của văn bản trên.

Câu 2. Theo tác giả, “fake news” nghĩa là gì?

Câu 3. Anh chị hiểu như thế nào về câu: “một lời nói dối, sám hối bảy ngày”?

Câu 4. Anh/chị có đồng tình với ý kiến “Điều bị bào mòn và huỷ hoại trước tiên không phải là những nạn nhân của lời nói dối, nhưng chính là nhân cách của người nói dối” không? Vì sao?

PHẦN II: LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm)

Qua đoạn trích phần Đọc hiểu, anh (chị) hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về tác hại của tin giả.

Câu 2 (5,0 điểm)

Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau:

– Mình về mình có nhớ ta
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng.
Mình về mình có nhớ không
Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn?

– Tiếng ai tha thiết bên cồn
Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi
Áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay…

(Trích Việt Bắc – Tố Hữu)

Từ đó, nhận xét về tính dân tộc trong thơ Tố Hữu.

————————————————–

          ĐỊNH HƯỚNG RA ĐỀ:

  • Mức độ: Trung bình
  • Nhận xét: Đề đảm bảo kiến thức cơ bản, và không có kiến thức trong nội dung tinh giản mà Bộ mới công bố ngày 31.3.2020. Đề không khó, vừa sức với học sinh, học sinh trung bình không khó để đạt mức điểm 5 – 6; học sinh khá đạt 7 – 8. Tuy nhiên để đạt mức điểm 9-10 đòi hỏi học sinh phải phát huy được tư duy phản biện, các trình bày vấn đề nghị luận sắc bén, thể hiện quan điểm cá nhân mang tính sáng tạo.

Phần Đọc hiểu trong đề thi minh hoạ THPT quốc gia năm 2020 sử dụng ngữ liệu nằm ngoài sách giáo khoa, gồm một đoạn trích dẫn cho trước và 4 câu hỏi. Đặc biệt ở câu 3, câu 4 đòi hỏi người làm bài phải hiểu sâu sắc đoạn văn, câu trích dẫn thì bài làm mới hay, hiểu đúng vấn đề mà đoạn trích truyền tải.

Ở câu nghị luận văn học, nội dung câu hỏi nằm ở phần kiến thức chương trình lớp 12, không ra vào phần nội dung tinh giản của Bộ GDĐT.

———————————————-

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT    

PHẦN CÂU NỘI DUNG ĐIỂM
I   ĐỌC HIỂU 3,0
1 Phong cách ngôn ngữ chính luận 0,5
2 Fake News là tin giả/ gọi nôm na là tin vịt, tin đồn nhảm, tin đặt điều bịa chuyện. 0,5

 

3 –          Nghĩa của câu: một lời nói dối khiến con người ta phải ăn năn 7 ngày

è  Tác hại nghiêm trọng của việc nói dối

è  Khuyên con người không nên nói dối

1,0
4 HS trả lời theo quan điểm cá nhân và có lí giải hợp lí. Có thể tham khảo nội dung sau:

–      Đồng tình với ý kiến trên

–      Lí giải: Khi nói dối, sẽ khiến người khác nhìn nhận, đánh giá không tốt về giá trị và nhân cách của người nói. Do đó, người bị tổn thương trước chính là bản thân người nói, là nhân cách của người nói. Sau đó mới đến nạn nhân của lời nói dối…

–      Nếu HS không đồng tình thì phải đưa ra lí giải thuyết phục.

 

 

0,5

0,5

 
II   LÀM VĂN 7,0
  1 Hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về tác hại của tin giả 2,0
Yêu cầu chung
Câu này kiểm tra năng lực viết đoạn nghị luận xã hội, đòi hỏi thí sinh phải huy động những hiểu biết về đời sống xã hội, kĩ năng tạo lập văn bản và khả năng bày tỏ thái độ và chính kiến của mình để làm bài.

-Thí sinh có thể làm bài theo nhiều cách khác nhau nhưng phải có lí lẽ và căn cứ xác đáng; được tự do bày tỏ chủ kiến của mình nhưng phải có thái độ chân thành, nghiêm túc, phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội.

Yêu cầu cụ thể
Hình thức:

–                  Viết đúng 01 đoạn văn, khoảng 200 từ.

–                  Trình bày mạch lạc, rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu,…

0,25
Nội dung.
a.       Nêu vấn đề cần nghị luận: tác hại của tin giả 0,25
b.      Giải thích:

–          Tin giả gọi nôm na là tin vịt, tin đồn nhảm, tin đặt điều bịa chuyện, là những tin phản ánh không đúng sự thật hoặc không hoàn toàn đúng sự thật.

–          Thật ra tin giả vẫn tồn tại từ rất lâu trong cuộc sống thường ngày, người ta hay dựng chuyện, lấy câu chuyện làm quà không cần biết câu chuyện đó đúng sai thế nào

–          Ngày nay, mạng xã hội bùng nổ, tin giả càng xuất hiện nhiều hơn.

0,5
c.       Bàn luận: đưa ra lí lẽ và dẫn chứng hợp lí, thuyết phục. Có thể tham khảo các ý sau:

–           Tin giả nhưng hệ quả thật

–          Ảnh hưởng chính bản thân người đưa tin

–          Ảnh hưởng thậm chí hủy hoại nạn nhân của lời nói dối

–          Đôi khi ảnh hưởng tới cả cộng đồng xã hội, gây hoang mang dư luận…

–          Đặc biệt, trong mùa dịch, tin giả cuất hiện càng nhiều và ảnh hưởng nghiêm trọng tới toàn XH

–          HS lấy dẫn chứng xác thực.

1,0
d.    Bài học nhận thức và hành động:

–        Tin giả có tác động vô cùng nghiêm trọng tới đời sống xã hội.

–        Liên hệ:

0,25
2 Cảm nhận về 8 câu thơ đầu bài thơ Việt Băc – Tố Hữu 5,0
  Yêu cầu chung:
  – Câu này kiểm tra năng lực viết bài nghị luận văn học, đòi hỏi thí sinh phải huy động kiến thức về tác phẩm văn học, lí luận văn học, kĩ năng tạo lập văn bản và khả năng cảm thụ văn chương để làm bài.. .

-Thí sinh có thể cảm nhận và kiến giải theo nhiều cách khác nhau nhưng phải có lí lẽ và căn cứ xác đáng, không được thoát li văn bản tác phẩm.

  Yêu cầu cụ thể
  a Đầy đủ bố cục 3 phần
  b Khái quát về tác giả, tác phẩm

·       Tác giả:

–     Tố Hữu là một trong nhà lá cờ đầu của nền văn nghệ cách mạng Việt Nam.

–     Đường đời, đường thơ Tố Hữu luôn song hành cùng con đường cách mạng của cả dân tộc.

–     Phong cách thơ ông chính là sự hòa quyện giữa nội dung trữ tình chính trị, khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn và nghệ thuật biểu hiện đậm đà tính dân tộc

·     Tác phẩm:

–     Bài thơ được sáng tác tháng 10 năm 1954. Đây là khúc giao thời của lịch sử: cuộc kháng chiến chống Pháp đã kết thúc thắng lợi, hòa bình được lập lại ở miền Bắc, các cơ quan trung ương của Đảng và Chính phủ rời chiến khu Việt Bắc để trở về Hà Nội.

0,5
  c Giải thích tính dân tộc:

–           Ta biết tính dân tộc trong một bài thơ, là một khái niệm quen thuộc, thuộc phạm trù tư tưởng- thẩm mĩ, và là mối quan hệ gắn bó mật thiết giữa văn học và dân tộc.

–           Tính dân tộc trong một bài thơ là cách thức thể hiện và nội dung có tính bền vững cho các sáng tác của dân tộc ta, được hình thành từ quá trình phát triển của dân tộc từ xưa đến nay.

–           Tính dân tộc, phải được thể hiện trên cả hai phương diện nội dung và hình thức.

0,5
  d Cảm nhận đoạn trích 3,0
    Khái quát chung:

–     Bên cạnh bức tranh đậm chất sử thi về cuộc sống đời thường gần gũi, hay tình cảm của người lính cách mạng thân thiết được bao bọc bởi thiên nhiên vô cùng tươi đẹp

–     Đoạn thơ là bức tranh được dệt bằng ngôn từ nghệ thuật toàn bích, rất hoàn hảo. Ở đó có sự hoà quyện giữa cảnh và người, giữa cuộc đời thực với tấm lòng của nhà thơ cách mạng nhiệt huyết.

–     Mười câu thơ đặc săc trên nằm trong trường đoạn gồm 62 câu thơ diễn tả tâm tình của người cán bộ sắp sửa rời Việt Bắc, nơi mình đã gắn bó với bao tình cảm máu thịt.

0,25
    Hai câu đầu:

–      Mở đầu bằng một câu hỏi -> không đơn giản chỉ để mà hỏi, hỏi để tạo thêm cái cớ để giải bày nỗi lòng của mình

–      Câu 2: nhịp điệu êm ái nhờ những điệp từ tạo và các thanh bằng -> như một lời ru ngọt ngào

+ Hoa còn có ý nghĩa biểu trưng về thiên nhiên, về những gì tươi đẹp, tươi tắn nhất.

+ Việc đối xứng con người với thiên nhiên cũng là một cách để nói lên vẻ đệp của con người

+ Chữ cùng: thể hiện sự hài hòa giữa thiên nhiên và con người.

0,5
    Bức tranh mùa đông:

–             Không theo trật tự thông thường: xuân – hạ – thu – đông, mà nhắc đến mùa đông trước( do hoàn cảnh sáng tác).

–             Không gian: bạt ngàn màu xanh

–             Trên cái nền xanh bạt ngàn của núi rừng đại ngàn, nổi bật lên hình ảnh  “hoa chuối đỏ tươi

è  Nghệ thuật đối lập trong hội họa phương Đông giữa hai gam màu nóng và lạnh cùng với nthuật chấm phá đã tạo ấn tượng về sắc đỏ -> xua tan cái lạnh giá của núi rừng.

–             Hình ảnh con người được miêu tả qua:

+ tư thế: đứng trên đèo cao

+ Ánh nắng chiếu vào chiếc dao gài ở mạn sườn

è  Tỏa sáng vẻ đẹp lồng lộng, làm chủ đất trời.

0.75
    Bức tranh mùa xuân

–      Thiên nhiên:

+ Sắc trắng của hoa mơ -> màu sắc đặc trưng, gợi vẻ thanh khiết -> không gian rộng lớn, nhẹ nhàng, thanh thoát.

+ Từ trắng: gợi sự chuyển đổi trong không gian và thời gianthời gian -> mơ nở đến đâu cả khu rừng chuyển sang sắc trắng đến đó, thời gian chuyển từ đông sang xuân.

–      Con người:

+ Công việc: đan nón -> công việc thực, quen thuộc

+ Chuốt, từng: gợi sự cần mẫn, chăm chỉ, tài hoa

è HÌnh ảnh bình dị nhưng khắc sâu trong tâm trí

 

0,5
    Bức tranh mùa hè

–             Thiên nhiên:

+ Âm thanh đặc trưng: tiếng ve

+ Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác qua hai chữ: đổ vàng

è  Tiếng ve như một bát màu song sánh đổ loang đã nhuộm vàng cả khu rừng. Rừng phách chuyển vàng đến đâu kéo theo thời gian từ xuân sang hè đến đó

–             Con người:

+ Cô em gái: hình ảnh than thuộc, bình dị, gợi thương gợi nhớ.

+ Công việc: hái măng -> quen thuộc, gợi những món ăn bình dị dân dã của cán bộ kháng chiến “trám bùi, măng mai”.

è  Hoa và người Việt Bắc trong thơ Tố Hữu hoà quỵên, cùng tôn vinh lẫn nhau. Đan hòa vớin hau mà làm nổi bật lên cho nhau

0,5
    Bức tranh mùa thu

Câu thơ có kiểu mở đầu bằng sự định vị cả không gian lẫn thời gian “ rung thu”. Đến đây, ta chú ý các kiểu định vị ở những câu thơ trên:

Rừng xanh => không gian

Ngày xuân => thời gian

Ve kêu => âm thanh ( thời gian )

–             Ứng với mỗi câu thơ đặc sắc và cách định vị trên là một mùa của thiên nhiên (mùa đông, mùa xuân, mùa hạ). Không  ngoại lệ câu thơ này cũng là bức tranh về một mùa của thiên nhiên (mùa thu).

–          Rừng thu Việt Bắc trong thơ Tố Hữu mênh mông, rộng lớn nhưng hề không lạnh lẽo.

–          “Trăng rọi hoà bình” là hình ảnh vừa mang ý nghĩa ánh trăng của cuộc đời ân tình ấy, lại vừa mang ý nghĩa cuộc sống có niềm tin, tự do.

è  Trong cuộc sống đó còn có cả tình nghĩa thủy chung khi đã có tự do thì ta vẫn không quên những ngày gian khó.

è  Có lẽ  bức tranh thu là bức tranh cuối của bộ tứ bình cũng là tiếng hát cuối của một trường đoạn hoài niệm nên hình ảnh tất thảy đều trở nên tượng trưng, âm hưởng cũng bao quát hơn.

0,5
  e Nhận xét về tính dân tộc trong đoạn trích

–          Tính dân tộc trước hết thể hiện ở thể thơ lục bát quen thuộc, nhờ nó, ý thơ vốn uyển chuyển và đầy chất trữ tình của Tố Hữu càng được bộc lộ một cách rõ nét. Không những thế, Tố Hữu đã vận dụng khéo léo lối đối đáp vốn là hình thức quen thuộc trong ca dao, ngôn ngữ mượt mà, uyển chuyển, đặc tả tình cảm giữa mình – ta ngọt ngào sâu lắng, mà ta vốn thường hay gặp trong những câu ca dao viết về tình yêu lứa đôi.

–          Những hình ảnh thơ, nghệ thuật thơ có sự kế thừa của thơ ca truyền thống:

+ Nghệt thuật đối, chấm phá…

+ Sắc trắng hoa mơ – đặc trưng cho mùa xuân, âm thanh tiếng ve đặc trưng của mùa hè, trăng thu…

è Đoạn thơ  tả cảnh 4 mùa trên là một trong những đoạn thơ hay nhất của bài thơ Việt Bắc bởi kết tinh một nghệ thuật thơ ca vừa giàu tính dân tộc, vừa mang tính hiện đại trong một điệu tâm hồn đắm say.

–          Bức tranh  tứ bình bằng thơ về cảnh và người Việt Bắc được tạo dệt dưới ánh sáng của hoài niệm da diết không nguôi. Thông thường, nguời ta chỉ nhớ những gì mang ấn tượng nhất của quá khứ và thời gian càng lùi xa thì ấn tượng ấy càng trở nên tươi đẹp, huyền ảo hơn và rõ nét hơn.

 

0,5
  g Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo qui tắc chính tả, dùng từ, đặt câu 0,25
  h Sáng tạo: có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận 0,25
   

 

                                    MA TRẬN

PHẦN CÂU CẤP ĐỘ NHẬN THỨC
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
Đọc hiểu 1 x
2 x
3 x
4 x
Làm văn 1 x
2 x

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *