Đề HSG : Tình thế đặc biệt trong Chữ người tử tù và chuyện chức phán sự đền Tản Viên

SỞ GD & ĐT THANH HÓA
 TRƯỜNG THPT LÊ LỢI

Đề chính thức
Gồm có 02 trang
 
    ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HSG KHỐI 11
NĂM HỌC 2018- 2019
Môn:  Ngữ văn  
Thời gian: 180 phút ( Không kể thời gian giao đề)

 
 

 
Phần Đọc – hiểu( 6.0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Có một phụ nữ vừa mất con trai, bà tìm đến một nhà hiền triết và nói:
“Có lời cầu nguyện nào mà ông biết có thể đem con trai tôi sống lại?”
Nhà hiền triết bảo:
“Hãy đem về đây cho ta một hạt giống cây mù tạt được trồng từ gia đình nào chưa từng bao giờ biết đến đau khổ”.
Người phụ nữ ngay lập tức lên đường đi tìm hạt giống thần kỳ. Đầu tiên bà đến gõ cửa một ngôi nhà lớn sang trọng và hỏi:
“Tôi đang tìm hạt giống cây mù tạt từ gia đình chưa bao giờ biết đến đau khổ, có phải nơi này không?”
Họ trả lời bà đã đến nhầm chỗ và bắt đầu kể những tai họa đã xảy đến với gia đình họ. Bà ngồi lại an ủi họ rối tiếp tục lên đường đi tìm hạt giống thần kỳ.
Nhưng bất cứ nơi nào bà ghé vào, dù ở những ngôi nhà tồi tàn hay sang trọng, bà đều được nghe những chuyện đau buồn này đến chuyện bất hạnh khác.
Bà trở nên quan tâm và rất muốn chia sẻ nỗi buồn của người khác đến nỗi bà đã quên đi nỗi buồn của chính bà và quên câu hỏi về hạt giống cây mù tạt thần kỳ mà bà tìm kiếm.
Thế đó, cách quên đi nỗi buồn của chính mình tốt nhất là hãy chia sẻ với những người khác, bạn sẽ thấy được sự cảm thông và nỗi buồn của chính mình cũng được tan biến đi. Hãy quên đi nỗi buồn, bạn nhé!

  1. Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản trên? (0,5 điểm).
  2. Anh (chị) hiểu như thế nào về hình ảnh hạt giống cây mù tạt trong câu văn “Hãy đem về đây cho ta một hạt giống cây mù tạt được trồng từ gia đình nào chưa từng bao giờ biết đến đau khổ”.(1,5 điểm).
  3. Anh (chị) hiểu như thế nào về câu “bất cứ nơi nào bà ghé vào, dù ở những ngôi nhà tồi tàn hay sang trọng, bà đều được nghe những chuyện đau buồn này đến chuyện bất hạnh khác”. (1,5 điểm).
  4. Cảm nhận về thông điệp câu văn sau “Cách quên đi nỗi buồn của chính mình tốt nhất là hãy chia sẻ với những người khác, bạn sẽ thấy được sự cảm thông và nỗi buồn của chính mình cũng được tan biến đi”.(2,5 điểm).
  5. Tạo lập văn bản: ( 14,0 điểm)

Câu 1: ( 4,0 điểm) Nghị luận xã hội
Trong việc nhận thức, F.Ăng-ghen có phương châm: “Thà phải tìm hiểu sự thật suốt đêm còn hơn nghi ngờ nó suốt đời”, C.Mác thì thích câu châm ngôn:“Hoài nghi tất cả”.
Anh( chị) hãy viết bài văn ngắn (Khoảng 400 chữ) bày tỏ quan điểm của mình về những ý tưởng trên.
 
Câu 2: ( 10,0 điểm): Nghị luận văn học.
Nhà văn Nguyễn Minh Châu cho rằng:
“…Những người cầm bút có biệt tài có thể chọn ra trong dòng đời xuôi chảy một khoảnh khắc thời gian mà ở đó cuộc sống đậm đặc nhất, chứa đựng nhiều ý nghĩa nhất, một khoảnh khắc cuộc sống…nhưng bắt buộc con người ở vào một tình thế phải bộc lộ ra cái phần tâm can nhất, cái phần ẩn náu sâu kín nhất, thậm chí có khi là khoảnh khắc chứa đựng cả một đời người, một đời nhân loại”.
                                       (“Trang giấy trước đèn”, NXB KHXH, H. 1994, tr. 258)
“Tình thế” đặc biệt ấy được thể hiện như thế nào trong hai văn bản “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên”(Nguyễn Dữ) và “Chữ người tử tù” (Nguyễn Tuân)?
——————————- HẾT ——————————–
Họ và tên thí sinh……………………………Số báo danh……………………….
Họ tên,chữ kí của giám thị coi thi…………………………………………………
(Giám thị không giải thích gì thêm. Thí sinh không được sử dụng tài liệu )
 

SỞ GD & ĐT THANH HÓA
 TRƯỜNG THPT LÊ LỢI

HDC
Gồm có  05  trang
 
HƯỚNG DẪN CHẤM THI KSCL HỌC SINH GIỎI  KHỐI 11
NĂM HỌC 2018 – 2019
Môn: Ngữ văn
Thời gian: 180 phút ( Không kể thời gian giao đề)

 
 

 
 

Phần Ý Nội dung Điểm
I. Đọc hiểu
( 6,0 điểm)
1 PCNN: Nghệ thuật. 0,5
2 Hình ảnh hạt giống cây mù tạt là hình ảnh ẩn dụ, có thể hiểu là hạt giống của hạnh phúc và niềm tin, hi vọng. 1,5
3 Cách hiểu: trong cuộc sống hạnh phúc- đau khổ; thành công- thất bại…luôn cùng tồn tại. Không có gì là tuyệt đối trong cuộc sống này. 1,5
4 Thông điệp:
– Biết sống đẹp, biết yêu thương, biết quan tâm, cảm thông chia sẻ với mọi người để niềm vui nhân đôi và nỗi buồn vơi đi một nửa sẽ giảm bớt những đau thương và xây dựng một xã hội tốt đẹp.
– Bên cạnh những tấm lòng cao cả vẫn còn có những con người vô cảm dửng dưng trước nỗi đau và mất mát của mọi người xung quanh đó là biểu hiện của lối sống ích kỉ.
 
2,0
 
 
 
0,5
 II.Tạo lập văn bản
 
 
 
 
 
Câu 1
 
Trong việc nhận thức, F.Ăng-ghen có phương châm: “Thà phải tìm hiểu sự thật suốt đêm còn hơn nghi ngờ nó suốt đời”, C.Mác thì thích câu châm ngôn: “Hoài nghi tất cả”.
Anh( chị) hãy bày tỏ quan điểm của mình về những ý tưởng trên.
 
 
4,0
A/ Yêu cầu về kĩ năng:
– Nắm vững phương pháp viết bài văn nghị luận xã hội về một tư tưởng đạo lí, dạng đề 2 ý kiến.
– Bố cục bài làm hợp lí, lập luận chặt chẽ, chữ viết rõ ràng, không mắc lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp và lỗi chính tả.
B/ Yêu cầu về kiến thức:
Yêu cầu học sinh tìm ra được vấn đề cần nghị luận và triển khai được những ý cụ thể như sau: (Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng phải hợp lí)
 
 
 
 
 
A Mở bài: Dẫn dắt, trích dẫn 2 ý kiến. 0,5
B
1
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
2
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
3
 
Thân bài:
Giải thích 2 ý kiến
Câu của Ăngghen : “Thà phải tìm hiểu sự thật suốt đêm còn hơn phải nghi ngờ nó suốt đời.”
-Ý căn bản: đối với con người, thà vất vả tìm hiểu trong một thời gian ngắn (suốt đêm) để có được một nhận thức rõ ràng, khai thông được tư tưởng cho mình về một vấn đề nào đó, còn hơn là cứ để nó tồn đọng như một việc chưa được giải quyết, khiến cho mối nghi ngờ về nó luôn đè nặng mình trong thời gian dài (suốt đời).
Câu C.Mác thích : “Hoài nghi tất cả”.
-Ý căn bản : cần phải tỉnh táo khi tiếp nhận mọi điều, chớ thụ động, cả tin vào những gì mà chính mình chưa suy xét, kiểm chứng.
Bình luận:
Thí sinh cần thấy mỗi ý tưởng ấy đều hợp lí. Bề ngoài chúng có vẻ mâu thuẫn nhau, nhưng bên trong lại thống nhất. Mỗi câu nhấn mạnh vào một khía cạnh của vấn đề nhận thức, các khía cạnh ấy bổ sung cho nhau.
a.     Câu của Ăngghen
Sự thật là những chân lý khách quan. “Tìm hiểu sự thật” là mục đích quan trọng đối với việc nhận thức. Nếu không nắm được sự thật thì sẽ gây khúc mắc và ngờ vực, nghi hoặc. Nghi ngờ là một trạng thái tinh thần tiêu cực bất lợi đối với đời sống.
– Phương châm của Ănghen là đúng đắn. “Thà mất công tìm hiểu sự thật suốt đêm” là giải pháp tích cực. Còn để trạng thái nghi ngờ đè nặng mình suốt đời là tiêu cực. Mất công trước mắt mà có được lợi ích lâu dài vẫn luôn là lựa chọn khôn ngoan của con người nói chung, của việc tìm hiểu khoa học nói riêng.
b. Câu C.Mác thích:
– Cần phân biệt hoài nghi khoa học và thói đa nghi. Hoài nghi khoa học là phẩm chất tích cực. Nó là thái độ tỉnh táo, cẩn trọng trong tìm hiểu và tiếp nhận. Còn đa nghi là một căn bệnh tiêu cực. Nó khiến người ta không tin vào bất cứ điều gì.
– “Hoài nghi” ở đây là theo nghĩa tích cực. Trong cuộc sống cũng như trong tìm hiểu khoa học, luôn có thái độ hoài nghi như thế là điều cần thiết. Nó giúp con người có được sự cẩn trọng và chắc chắn trong hiểu biết, tránh được những hồ đồ, cả tin dễ dẫn tới sai lạc, lầm lẫn. Châm ngôn C.Mác thích cũng là một ý tưởng đúng đắn.
c. Sự bổ sung:
– Câu C.Mác thích thì nhấn mạnh vào sự cần thiết của thái độ hoài nghi khoa học như một tiền đề gợi cảm hứng cho con người tìm kiếm sự thật.
– Còn câu của Ăngghen thì nhấn mạnh vào việc tích cực dấn thân tìm kiếm sự thật để hoá giải mối nghi ngờ.
– Cả hai đều là những phương châm đúng đắn và cần thiết đối với việc nhận thức của con người.
–  Phê phán những con người đầu hàng trước khó khăn thử thách. Phê phán những người đi vòng đi tắt bất chấp pháp luật, đạo đức để đạt được mục đích.
Bài học nhận thức và hành động:
Cần bình tĩnh tự tin và ứng xử linh hoạt trước khó khăn, cần nỗ lực vượt qua khó khăn để vươn tới thành công.
 
1,0
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
1,5
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
0,5
C Kết bài: Khẳng định ý nghĩa tư tưởng đúng đắn của các ý kiến 0,5
 
Câu 2
 
Nhà văn Nguyễn Minh Châu cho rằng:
“…Những người cầm bút có biệt tài có thể chọn ra trong dòng đời xuôi chảy một khoảnh khắc thời gian mà ở đó cuộc sống đậm đặc nhất, chứa đựng nhiều ý nghĩa nhất, một khoảnh khắc cuộc sống…nhưng bắt buộc con người ở vào một tình thế phải bộc lộ ra cái phần tâm can nhất, cái phần ẩn náu sâu kín nhất, thậm chí có khi là khoảnh khắc chứa đựng cả một đời người, một đời nhân loại”.
        (“Trang giấy trước đèn”, NXB KHXH, H. 1994, tr. 258)
“Tình thế” đặc biệt ấy được thể hiện như thế nào trong hai văn bản “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên”(Nguyễn Dữ) và “Chữ người tử tù” (Nguyễn Tuân)?
 
 
10,0
I- Yêu cầu về hình thức và kĩ năng:
– Biết cách làm bài văn nghị luận về một vấn đề lí luận văn học, bố cục rõ ràng, vận dụng tốt các thao tác lập luận.
– Biết cách chọn và phân tích dẫn chứng để làm sáng tỏ vấn đề nghị luận.
– Bài viết mạch lạc, trong sáng, có cảm xúc, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
 
 
 
 
 
II. Yêu cầu về nội dung: Trên cơ sở những hiểu biết cơ bản về lí luận văn học và những kiến thức thuộc phạm vi đề bàihọc sinh có thể trình bày vấn đề theo nhiều cách khác nhau, cần đảm bảo được các ý chính sau:  
A Mở bài: Giới thiệu chung về hai tác phẩm và vấn đề cần nghị luận 0,5
B
1
 Thân bài:
Giải thích nhận định: Nêu được vai trò của việc xây dựng tình thế (hay tình huống) trong truyện.
– Tình huống truyện là “cái tình thế của câu chuyện”, là cảnh huống chứa đựng trong nó những mâu thuẫn, xung đột hoặc những khả năng tiềm tàng để cốt truyện diễn tiến, phát triển, nhân vật bộc lộ tính cách.
– Vai trò của tình huống truyện trong tác phẩm.
Tình huống truyện có vai trò hết sức quan trọng, được ví như “cái chìa khóa vận hành cốt truyện”. Từ tình huống truyện, các sự kiện, biến cố của cốt truyện được phát triển, tính cách nhân vật được bộc lộ. Việc giải quyết những mâu thuẫn, xung đột trong tình huống truyện sẽ bộc lộ rõ tư tưởng chủ đề của tác phẩm và dụng ý nghệ thuật của tác giả.
– Việc sáng tạo nên các tình huống độc đáo biểu hiện khả năng quan sát, khám phá bản chất cuộc sống, bản chất con người của nhà văn.
 
 
1,0
2 Tình thế truyện trong hai văn bản “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” (Nguyễn Dữ) và “Chữ người tử tù” (Nguyễn Tuân).
a. Giống nhau.
– Văn bản “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” và “Chữ người tử tù” gặp nhau ở cách đặt nhân vật vào những tình thế lựa chọn khá quyết liệt trước khi đi đến quyết định dứt khoát.
– Qua tình thế ấy, cả hai tác giả đều khiến nhân vật rất tự nhiên        “phải bộc lộ ra cái phần tâm can nhất, cái phần ẩn náu sâu kín nhất” của mình
1,5
b.Khác nhau:
b1. Chuyện chức phán sự đền Tản Viên (Nguyễn Dữ)
Xây dựng nhân vật Ngô Tử Văn, Nguyễn Dữ đã đặt nhân vật của mình vào trong tình thế hành động:
* Tình thế 1: Ngô Tử Văn đốt đền:
– Ngô Tử Văn đốt đền vì tức giận, không chịu được cảnh yêu tà tác oai tác quái hại dân.
*Tình thế 2:Ngô Tử Văn trước cảnh địa ngục và giữa phiên toà xử kiện của Diêm Vương.
– Trước cảnh địa ngục rùng rợn, quỷ Dạ Xoa đe doạ, Tử Văn  không hề hiếp sợ vẫn chiến đấu gan dạ.
* Tình thế 3: Ngô Tử Văn nhận chức Phán sự ở đền Tản Viên.
– Tử Văn được tiến cử vào chức Phán sự đền Tản Viên, đảm đương nhiệm vụ giữ gìn công lý.
=> Tình thế truyện như một “khoảng khắc đậm đặc của đời sống” đã buộc nhân vật Ngô Tử Văn bộc lộ những phẩm chất đáng trọng cương trực, yêu chính nghĩa, đại diện cho kẻ sĩ nước Việt có tinh thần dân tộc, đấu tranh triệt để với cái xấu, cái ác dể bảo vệ nhân dân, bảo vệ chính nghĩa. Chính tình thế ấy giúp tác giả thể hiện được khát vọng của nhân dân về công lý ở đời, khuyên răn giáo dục con người về cách sống. Đồng thời tạo sức hấp dẫn cho tác phẩm cũng như tài năng văn học, tâm hồn của người cầm bút.
b2. Văn bản Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân) xây dựng tình huống truyện độc đáo:
Đó là cuộc gặp gỡ kì lạ đầy éo le, trớ trêu giữa Huấn Cao và viên quản ngục.
+ Xét trên bình diện xã hội, Huấn Cao và quản ngục là những kẻ đối địch nhau, là kẻ thù của nhau. Một người đấu tranh để lật đổ trật tự xã hội hiện hành, một kẻ là đại diện cho cái trật tự mà người kia đang muốn đánh đổ.
+ Trên phương diện tài hoa, nhân cách, họ lại là những người bạn tri âm, tri kỉ. Một người là nghệ sĩ, sáng tạo cái đẹp, một người biết thưởng thức và trân trọng cái đẹp. Một người khí phách hiên ngang, cứng cỏi, một người ngưỡng mộ khí phách.
– Đó là một cuộc gặp gỡ kì lạ, xưa nay chưa từng có:
+ Không gian diễn ra cuộc gặp gỡ là nhà ngục, là phòng giam ẩm thấp bẩn thỉu nơi vốn chỉ gợi nhắc đến sự tăm tối, bạo hành và tội ác.
+ Thời gian diễn ra cuộc gặp gỡ cũng rất ấn tượng: đó là những ngày cuối cùng của người tử tù trước khi bị giải về kinh chịu án chém.
=> Vai trò của tình huống truyện:
– Thể hiện tư tưởng, chủ đề tác phẩm: khẳng định sự bất tử của cái đẹp, sức mạnh cảm hóa kì diệu của nghệ thuật, của cái đẹp “Cái đẹp cứu rỗi nhân loại”
– Bộc lộ tính cách nhân vật: Huấn Cao – quản ngục
– Thúc đẩy cốt truyện phát triển: tạo không khí căng thẳng, lôi cuốn, hấp dẫn người đọc ngay từ đầu tác phẩm.
– Thể hiện rõ nét phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân: một người nghệ sĩ tài hoa, đầy cá tính, luôn tìm tòi, khám phá cái đẹp, cái đẹp độc đáo, phi thường nhưng vẫn mang giá trị nhân văn sâu sắc.
 
2,75
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
2,75
4  Đánh giá, mở rộng:
Đây là ý kiến hoàn toàn chính xác, khẳng định tài năng của những bậc thầy về truyện ngắn, đồng thời, đánh giá vai trò, tầm quan trọng của “khoảnh khắc” trong truyện ngắn.
– Hai “khoảnh khắc đậm trong đời sống” ấy tạo nên kịch tính, căng
thẳng cao độ cho tác phẩm, đồng thời buộc nhân vật phải bộc lộ mình. Qua tình thế truyện, ta còn thấy sáng lên ở nhà văn tấm lòng yêu quý, trân trọng vẻ đẹp của con người.
– Để tạo nên tình huống “giàu ý nghĩa” như thế, cả 2 nhà văn phải có “biệt tài” trong sáng tạo nghệ thuật.
1,0
 
C Kết bài :
– Khẳng định lại giá trị của việc xây dựng tình thế truyện và sức sống bền vững của hai văn bản trong lòng người đọc.
– Ý nghĩa, bài học cho người sáng tác và người tiếp nhận.
0,5

 

,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *